Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tiên lượng ngắn hạn trên bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi...

Tài liệu Khảo sát tiên lượng ngắn hạn trên bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi

.PDF
107
1
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********* NGUYỄN MINH NHỰT KHẢO SÁT TIÊN LƢỢNG NGẮN HẠN TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP RẤT CAO TUỔI Ngành: Nội khoa (Lão khoa) Mã số: NT.62.72.20.30 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN VĂN TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Minh Nhựt . MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Định nghĩa và dịch tễ học ..................................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi và rất cao tuổi ...................................... 5 1.1.2. Chẩn đoán và dịch tễ học suy tim cấp. ........................................... 5 1.2. Phân loại suy tim cấp. ......................................................................... 10 1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy tim cấp. .............................. 14 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng. ...................................................................... 14 1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng. ............................................................... 15 1.4. Tiên lượng........................................................................................... 16 1.4.1. Tỉ lệ tử vong nội viện và sau xuất viện. ....................................... 16 1.4.2. Tỉ lệ tái nhập viện. ........................................................................ 18 1.5. Tổng quan các nghiên cứu về kết cục lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. ................................................................................................... 19 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU .............. 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 22 2.3. Biến số trong nghiên cứu .................................................................... 24 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán. ........................................................................ 27 . 2.5. Xử lí số liệu. ....................................................................................... 29 2.6. Kiểm soát sai lệch. .............................................................................. 30 2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .......................................................... 30 Chƣơng 3: KẾT QUẢ ................................................................................... 31 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ................................................................. 31 3.1.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu. ............................................... 31 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng dân số nghiên cứu. .......................................... 32 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng dân số nghiên cứu ..................................... 37 3.2. Tử vong nội viện ................................................................................... 40 3.2.1. Tỉ lệ tử vong nội viện. ..................................................................... 40 3.2.2. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tử vong nội viện ....... 41 3.2.3. Phân tích hồi quy logistic xác định các yếu tố nguy cơ độc lập tử vong nội viện............................................................................................. 44 3.3. Tử vong trong do mọi nguyên nhân trong 30 ngày sau xuất viện. ....... 45 3.3.1. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện. ..................................... 45 3.3.2. Phân tích đơn biến yếu tố liên quan tử vong 30 ngày sau xuất viện ............................................................................................................ 46 3.3.3. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ độc lập tử vong 30 ngày sau xuất viện .................................................................................................... 49 3.4. Tái nhập viện do mọi nguyên nhân trong 30 ngày sau xuất viện. ........ 50 3.4.1. Tỉ lệ tái nhập viện trong 30 ngày sau xuất viện. ............................. 50 3.4.2. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tái nhập viện do mọi nguyên nhân trong 30 ngày sau xuất viện. ............................................... 51 Chƣơng 4:BÀN LUẬN .................................................................................. 55 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu. ............................................................. 55 4.1.1. Tuổi ................................................................................................. 55 4.1.2. Giới ................................................................................................. 56 . 4.1.3. Tiền căn bệnh lý. ............................................................................. 58 4.1.4. Nhóm lâm sàng biểu hiện suy tim cấp ............................................ 59 4.1.5. Thời gian nằm viện ......................................................................... 60 4.2. Tử vong nội viện................................................................................. 62 4.2.1. Tỉ lệ tử vong nội viện ...................................................................... 62 4.2.2. Yếu tố nguy cơ tử vong nội viện .................................................... 66 4.3. Tử vong trong 30 ngày sau xuất viện. ................................................ 68 4.3.1. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện. ..................................... 68 4.3.2. Yếu tố nguy cơ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện. .................... 71 4.4. Tái nhập viện do mọi nguyên nhân trong 30 ngày sau xuất viện....... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................... 77 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BTM Bệnh thận mạn BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ ĐH Đường huyết ĐTĐ Đái tháo đường típ 2 HATT Huyết áp tâm thu HCVC Hội chứng vành cấp NMCT Nhồi máu cơ tim RLLP Rối loạn lipid máu RN Rung nhĩ TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp TM Tĩnh mạch TIẾNG ANH ADHERE Acute Decompensated Heart Failure National Registry Database AHEAD Acute Heart Failure Database ALARM-HF Acute Heart Failure Global Survey of Standard Treatment ATTEND Acute Decompensated Heart Failure Syndrome Bi-EFFECT Barthel Index-Enhanced Feedback for Effective Cardiac Treatment . BNP B-type Natriuretic BUN Blood Ure Nitrogen CCU Coronary Care Unit Peptid bài Natri niệu típ B Đơn vị chăm sóc mạch vành COPD Chronic Obstructive Bệnh phổi tắc nghẽn mãn Pulmonary Disease tính EHFS Euro-Heart Failure Survey ESC-HF Pilot EUR Observational Research Programme: the Heart Failure Pilot Survey EVEREST The Efficacy of Vasopressin Antagonism in Heart Failure Outcome Study With Tolvaptan Hgb Hemoglobin Huyết sắc tố HR Hazard Ratio Tỉ số nguy cơ ICU Intensive Care Unit Đơn vị chăm sóc tích cực LVEF Left Ventricle Ejaction Phân suất tống máu thất Fraction trái NT-proBNP N-terminal pro-B type Natriuretic Peptide NYHA New York Heart Association Hội Tim Nữu Ước OPTIMIZE-HF Organizied Program to Initiate Life saving Treatment in Hospitalized Patients with Heart Failure OR Odd Ratio THESUS The Sub-Saharan Africa Survey of Heart Failure TnI Troponin I . Tỉ số chênh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1.. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim mạn theo khuyến cáo hội tim châu Âu năm 2016 ..................................................................................... 6 Bảng 1.2.. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể trong suy tim ........... 7 Bảng 1.3. Các phân loại suy tim cấp dùng trên lâm sàng ............................... 11 Bảng 1.4. Tổng quan các nghiên cứu lớn về suy tim cấp ............................... 20 Bảng 3.5. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện ............................................... 34 Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 35 Bảng 3.7. Nhóm lâm sàng biểu hiện của suy tim cấp .................................... 36 Bảng 3.8. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu ............. 37 Bảng 3.9 Đặc điểm cận lâm sàng theo phân nhóm định tính......................... 38 Bảng 3.10 Tỉ lệ tử vong nội viện.................................................................... 40 Bảng 3.11 Tỉ lệ tử vong nội viện phân theo nhóm biểu hiện lâm sàng .......... 40 Bảng 3.12 Phân tích đơn biến các yếu tô nguy cơ tử vong nội viện (1/2) ...... 41 Bảng 3.13 Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tử vong nội viện (2/2) ..... 42 Bảng 3.14 Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ tử vong nội viện ................ 44 Bảng 3. 15 Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện .................................... 45 Bảng 3.16 Tỉ lệ tử vong 30 ngày sau xuất viện phân theo nhóm biểu hiện lâm sàng suy tim cấp .............................................................................. 46 Bảng 3.17.Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tử vong 30 ngày (1/2) ...... 46 Bảng 3.18 Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tử vong 30 ngày (2/2) ..... 47 Bảng 3.19 Phân tích đa biến yếu tố nguy cơ tử vong 30 ngày sau xuất viện. 49 Bảng 3.20 Tỉ lệ tái nhập viện trong 30 ngày sau xuất viện............................. 50 Bảng 3.21 Phân bố tỉ lệ tái nhập viện trong 30 ngày sau xuất viện theo nhóm lâm sàng biểu hiện suy tim ............................................................. 50 . Bảng 3.22 Phân tích đơn biến yếu tố nguy cơ tái nhập viện sau 30 ngày (1/2) ......................................................................................................... 51 Bảng 3.23 Phân tích đơn biến yếu tố nguy cơ tái nhập viện sau 30 ngày (2/2) ......................................................................................................... 52 Bảng 4.24 Tuổi trung bình trong các nghiên cứu về suy tim cấp .................. 55 Bảng 4. 25 Tỉ lệ giới tính trong một số nghiên cứu ....................................... 56 Bảng 4.26 Tiền căn bệnh lý trong một số nghiên cứu về suy tim cấp ........... 58 Bảng 4.27 Tỉ lệ nhóm lâm sàng biểu hiện suy tim cấp qua 2 nghiên cứu ..... 59 Bảng 4.28 Thời gian nằm viện trung bình qua một số nghiên cứu ................ 60 Bảng 4.29 So sánh tỉ lệ tử vong nội viện giữa các nghiên cứu ...................... 62 Bảng 4.30 So sánh tỉ lệ tử vong 30 ngày trong các nghiên cứu về suy tim cấp ......................................................................................................... 68 Bảng 4.31 So sánh tỉ lệ tái nhập viện sau 30 ngày trong các nghiên cứu về suy tim cấp ............................................................................................. 72 . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Lưu đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................... 23 Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu ......................................... 31 Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính trong nghiên cứu ............................................ 32 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các bệnh lý gặp trên bệnh nhân suy tim cấp trong nghiên cứu ................................................................................................... 32 Biểu đồ 3.4. Số bệnh đi kèm của bệnh nhân trong nghiên cứu....................... 33 Biểu đồ 3.5. Phân bố lý do nhập viện trong nghiên cứu ................................. 33 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những tiến bộ y học đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tiên lượng nhiều bệnh lý nói chung. Tuy nhiên, bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, là gánh nặng lên sức khỏe và kinh tế toàn cầu. Suy tim là hậu quả cuối cùng của các rối loạn cấu trúc và chức năng tim đang được quan tâm nghiên cứu chuyên biệt. Nếu trước đây, các nhà lâm sàng thường nhìn nhận suy tim cấp là một phần trong diễn tiến của suy tim mạn thì hiện nay bệnh cảnh này đã được xem là một vấn đề riêng với những đặc điểm dịch tễ học, sinh lý bệnh, điều trị và tiên lượng khác biệt [40]. Theo đó, suy tim cấp là một hội chứng lâm sàng đề cập đến sự khởi phát nhanh hoặc diễn tiến nặng hơn các triệu chứng cũng như dấu hiệu của suy tim đòi hỏi phải nhập viện và điều trị cấp cứu [75]. Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở bệnh nhân trên 65 tuổi ở Hoa Kỳ và châu Âu, chiếm khoảng 70% tổng chi phí chăm sóc y tế cho bệnh nhân suy tim nói chung [29], [36]. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện vì suy tim đã tăng gấp 3 lần trong suốt 3 thập kỉ qua do sự già hóa dân số, cải thiện tỉ lệ sống sót sau nhồi máu cơ tim và tăng tuổi thọ bệnh nhân suy tim với các biện pháp điều trị mới [45]. Hàng năm ở Hoa Kỳ có khoảng hơn 1 triệu trường hợp nhập viện vì suy tim cấp, chủ yếu ở nhóm bệnh nhân trên 75 tuổi [86], [41], [88]. Ở Châu Á, tỉ lệ suy tim lưu hành ước tính khoảng 1-3% dân số với nhiều khác biệt về đặc điểm lâm sàng và tiên lượng so với nhóm bệnh nhân Âu-Mỹ [49]. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á với tỉ lệ cao hút thuốc lá, tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân suy tim chiếm khoảng 4,5%-6,7% dân số [49]. . 2 Trong 25 năm gần đây điều trị suy tim cấp không có nhiều sự thay đổi, vẫn chưa có nhóm thuốc mới được nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả cải thiện kết cục lâm sàng cho bệnh nhân. Suốt thời gian đó, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp tăng gấp ba lần và có chiều hướng tiếp tục gia tăng do sự già hóa dân số [81]. Chính vì vậy, tiên lượng bệnh nhân suy tim cấp vẫn còn nặng nề, điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Những nghiên cứu lớn về suy tim cấp trên thế giới như ADHERE, OPTIMIZE-HF, EHFS I, EHFS II, ALARM-HF, ESC-HF Pilot, ATTEND, THESUS chỉ ra rằng người cao tuổi là đối tượng chính của suy tim cấp và có kết cục lâm sàng xấu. Theo đó, tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu trên khoảng 70-75 tuổi, tỉ lệ tử vong nội viện khoảng 4-7%, sau 3 tháng là 7-11% và lên đến 36% sau 1 năm theo dõi. Cũng trong các nghiên cứu này, tỉ lệ tái nhập viện sau 1-3 tháng dao động từ 25-30%, sau 1 năm là 65,8% [30], [36]. Một số nghiên cứu khác như EFICA, Italian EHF cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, nhập viện vì đợt mất bù cấp của suy tim là yếu tố tiên lượng mạnh khả năng tái nhập viện và tử vong sau xuất viện ở bệnh nhân suy tim mạn với tỉ lệ tử vong lên đến 20% [45]. Tuy nhiên, những bệnh nhân rất cao tuổi thường ít được chọn vào các thử nghiệm lâm sàng. Điều này dẫn đến một khoảng cách từ kết quả nghiên cứu đến dân số thực tế [42], [58]. Nhóm bệnh nhân rất cao tuổi có nhiều đặc điểm khác biệt về tỉ lệ giới nữ, các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh đồng mắc, tình trạng suy yếu và phân suất tống máu thất trái [26]. Hơn nữa, một vài khảo sát lâm sàng ghi nhận các phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ thường ít được áp dụng ở người cao tuổi, liều thuốc dùng thấp hơn so với liều được khuyến cáo [58]. Các khuyến cáo điều trị cũng như mô hình tiên lượng bệnh nhân suy tim cấp hiện tại đều chủ yếu dựa trên nghiên cứu từ dân số Âu-Mỹ. Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều số liệu về đặc điểm và kết cục lâm sàng bệnh nhân suy tim . 3 cấp. Từ những vấn đề tồn đọng đã trình bày, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn có được số liệu ban đầu về đặc điểm và kết cục lâm sàng suy tim cấp trên dân số người Việt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào nhóm bệnh nhân rất cao tuổi. Đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận với các biện pháp điều trị chuẩn do tình trạng suy yếu, đa bệnh, đa thuốc và sức đề kháng kém với bệnh tật. Từ đó có thể mở ra hướng nâng cao cảnh giác cho nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, để góp phần chẩn đoán và xử trí sớm nhằm cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát kết cục ngắn hạn bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. 2. Xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ tử vong nội viện ở bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. 3. Xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện ở bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. 4. Xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ tái nhập viện do mọi nguyên nhân trong 30 ngày sau xuất viện ở bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi. . 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa và dịch tễ học 1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi và rất cao tuổi Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi [87]. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hợp quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên. Trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [68]. Ở Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi. Tỉ lệ người cao tuổi trong dân số đã tăng từ 6,9% vào năm 1979 lên 9,45% (năm 2007) xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỉ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050 thuộc vào mức cao trong khu vực Đông Nam Á, sau Xinh-ga-po (39,8%) và Thái Lan (29,8%) [5]. 1.1.2. Chẩn đoán và dịch tễ học suy tim cấp. Suy tim cấp là một hội chứng lâm sàng, đặc trưng bởi tình trạng mới khởi phát hoặc tái phát, diễn tiến nhanh chóng các triệu chứng của suy tim cần phải nhập viện và điều trị cấp cứu [74], [25]. Suy tim cấp có thể mới xuất hiện lần đầu ở người chưa có biểu hiện suy tim hoặc biểu hiện như đợt mất bù cấp của tình trạng suy tim trước đó. Yếu tố thúc đẩy bệnh nhân vào đợt mất bù có thể tại tim hoặc ngoài tim. Nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương van tim hoặc chèn ép tim cấp tính là các nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim cấp. Đợt mất bù của suy tim mạn có thể xảy ra với một hay một vài yếu tố khởi phát như nhiễm trùng, tăng huyết áp, rối loạn . 6 nhịp hoặc không tuân thủ điều trị. Ngoài ra, các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp thường gặp khác gồm: hội chứng vành cấp, nhiễm trùng, rối loạn nhịp chậm, thuốc (rượu, thuốc gây hưng cảm, kháng viêm không steroids, corticoids, hóa trị, thuốc ức chế co bóp cơ tim), đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thuyên tắc phổi, phẫu thuật hoặc biến chứng chu phẫu, tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm, bệnh cơ tim do stress, rối loạn chuyển hóa-nội tiết (cường giáp, nhiễm toan đái tháo đường, suy thượng thận, thai kì), tai biến mạch máu não, biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim (thủng vách liên thất, vỡ thành tự do thất trái, hở van 2 lá cấp) chấn thương ngực, bóc tách động mạch chủ, sa van 2 lá thứ phát do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng . Bảng 1.1.. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim mạn theo khuyến cáo hội tim châu Âu năm 2016 [75] Phân suất Loại suy tống máu tim giảm Triệu chứng cơ năng ± thực thể 2 EF < 40% Tiêu chuẩn 1 Phân suất tống máu Phân suất tống máu “vùng xám” bảo tồn Triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng ± ± thực thể thực thể EF 40-49% EF ≥ 50% Tăng peptide bài niệu Có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn: Bệnh tim 3 cấu trúc phù hợp và rối loạn chức năng tâm trương. . Tăng peptide bài niệu Có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn: Bệnh tim cấu trúc phù hợp và rối loạn chức năng tâm trương. 7 Theo khuyến cáo của hội tim châu Âu, ngưỡng cắt của peptid bài niệu trong trường hợp cấp tính là 300 pg/mL đối với NT-proBNP và 100 pg/mL đối với BNP. Bảng 1.2.. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể trong suy tim TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ Điển hình Độ đặc hiệu cao Khó thở. Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Khó thở khi nằm. Phản hồi gan- tĩnh mạch cảnh. Khó thở kịch phát về đêm. Ngựa phi T3. Phù mắt cá chân. Diện đập mỏm tim lệch ngoài đường trung đòn. Mệt, tăng thời gian hồi phục sau gắng sức. Âm thổi ở tim. Giảm dung nạp với gắng sức. Ít điển hình Độ đặc hiệu thấp Ho về đêm. Phù ngoại biên. Khò khè. Ran phổi. Tăng cân ( > 2kg/tuần). Tràn dịch màng phổi. Sụt cân (suy tim tiến triển). Mạch nhanh. Cảm giác sưng phù (bloated feeling). Mạch không đều. Giảm ngon miệng. Thở nhanh. Lú lẫn (đặc biệt ở người già). Gan to. Trầm cảm. Báng bụng. Hồi hộp. Mất mô (suy mòn). Ngất. . 8 Khoảng 60-70% trường hợp suy tim cấp xảy ra trên bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim từ trước, nhóm này thường nhập viện với tình trạng quá tải tuần hoàn với khó thở, phù và sung huyết phổi. Tuy nhiên, suy tim cấp có thể là biểu hiện đầu tiên của suy tim, thường gặp trong bệnh cảnh phù phổi cấp hoặc choáng tim, nhồi máu cơ tim [75]. Định nghĩa về suy tim hiện tại chỉ giới hạn ở giai đoạn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể nhập viện với tổn thương cấu trúc tại tim mà chưa có biểu hiện triệu chứng. Đây được xem là giai đoạn tiền suy tim. Nhận biết và khởi trị ở giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng vì cải thiện được tiên lượng và giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân [75]. Chẩn đoán suy tim cấp nên được tiếp cận ngay từ cơ sở chăm sóc y tế ban đầu khi bệnh nhân vừa biểu hiện triệu chứng để chẩn đoán và chọn lựa biện pháp điều trị kịp thời, đúng đắn. Với bệnh nhân hội chứng vành cấp, những lợi ích to lớn của việc chẩn đoán và điều trị sớm đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Ngày nay, điều này cũng cần được áp dụng cho bệnh nhân suy tim cấp [75]. Tỉ lệ suy tim phụ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng nhưng nhìn chung dao động khoàng 1-2% dân số ở các nước phát triển và trên 10% ở nhóm trên 70 tuổi. Một phần sáu bệnh nhân trên 65 tuổi nhập viện vì khó thở bị bỏ sót chẩn đoán suy tim, đây thường là nhóm suy tim với phân suất tống máu bảo tồn. Nguy cơ mắc suy tim cả đời là 33% ở người nam 55 tuổi và 28% ở người nữ cùng độ tuổi. Như vậy, người cao tuổi là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim cấp là 75 [58], [47]. Nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau, nhưng nữ giới thường có tuổi thọ cao hơn, có tiền căn tăng huyết áp và chức năng tâm thu thất trái bảo tồn [49]. . 9 Bệnh nhân suy tim cấp có nhiều bệnh lý tim mạch và ngoài tim mạch đi kèm. Hầu hết những bệnh nhân suy tim cấp có tiền căn tăng huyết áp, một nửa có bệnh mạch vành và khoảng một phần ba bị rung nhĩ. Bàn về những bệnh đồng mắc khác bệnh lý tim mạch, khoảng 40% bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó, khoảng một phần tư đến một phần ba có rối loạn chức năng thận và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 15-30% bệnh nhân bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau [37]. Suy tim là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người trên 65 tuổi. Khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện hàng năm ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Dunley và cộng sự cho thấy sau 5 năm được chẩn đoán suy tim, 83% bệnh nhân tái nhập viện ít nhất 1 lần và 43% nhập viện ít nhất 4 lần. Những bệnh nhân nhập viện thường có tuổi trên 70 với tiền căn suy tim từ trước đó trong khi những trường hợp suy tim mới khởi phát chỉ chiếm dưới một phần ba tổng số ca. Thời gian nằm viện trung bình từ 4 đến 11 ngày. Những bệnh nhân suy tim cấp có tỉ lệ xảy ra các biến cố rất cao theo các nghiên cứu lớn đã công bố. Tỉ lệ tử vong nội viện khoảng 4-7%. Sau xuất viện, tỉ lệ tử vong trong 2-3 tháng đầu là 7-11% và lên đến 36% trong năm đầu tiên theo kết quả nghiên cứu ADHERE. So sánh tỉ lệ tử vong nội viện và tỉ lệ tử vong sau xuất viện giữa nhóm bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm và bảo tồn, tác giả Fonarow và cộng sự tiến phân tích dữ liệu từ nghiên cứu OPTIMIZE-HF kết luận rằng bệnh nhân có phân suất tống máu bảo tồn có tỉ lệ tử vong cao hơn, ngoài ra các biến cố khác không có sự khác biệt giữa hai nhóm phân tích. Trong nghiên cứu này tỉ lệ tái nhập viện cũng cao, khoảng một phần ba số bệnh nhân trong 2-3 tháng đầu và hai phần ba số bệnh nhân trong năm đầu. Đáng chú ý là tỉ lệ tái nhập viện của bệnh nhân phân bố theo mô hình 3 pha: đỉnh sớm trong 2-3 tháng đầu, sau đó là giai . 10 đoạn bình nguyên kéo dài với tỉ lệ nhập viện thấp nhất và đỉnh muộn ứng với giai đoạn suy tim tiến triển [35]. Suy tim tạo ra gánh nặng khổng lồ lên chi phí chăm sóc sức khỏe quốc gia. Ở Hoa Kỳ, chi phí này ước tính khoảng 30,7 tỉ đô la vào năm 2012 và dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2030. Chi phí chăm sóc y tế gia tăng do tỉ lệ tái nhập viện cao, nhiều phương pháp điều trị được đưa ra từ dùng thuốc đến đặt dụng cụ hỗ trợ và ghép tim. Bên cạnh đó, suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch theo thời gian và tuổi thọ dân số. Gánh nặng về suy tim được xem là nhiều hơn so với cả ung thư khi tỉ lệ mắc mới 2 nhóm bệnh này lần lượt là 1,7 và 0,8 triệu ca/năm với chi phí chăm sóc y tế hàng năm tương ứng là 202 và 30,7 tỉ đô la [35]. Nhập viện vì suy tim cấp là yếu tố chủ yếu góp phần vào chi phí chăm sóc bệnh nhân suy tim. Theo ước tính, 69% tổng số tiền được sử dụng cho các lần tái nhập viện trong khi chi phí điều trị thuốc chỉ chiếm 18% [35]. 1.2. Phân loại suy tim cấp. Cho đến nay, có nhiều cách phân loại suy tim cấp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau và các nhà nghiên cứu vẫn đang nổ lực đề xuất một phân loại mới mặc dù những bệnh nhân suy tim cấp có biểu hiện không đồng bộ về cả lâm sàng và cận lâm sàng. Trong thực hành lâm sàng thường sử dụng những phân loại dựa trên tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện để phân tầng nguy cơ và vạch định chiến lược điều trị. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất