Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại...

Tài liệu Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quận 1 thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2019

.PDF
200
1
75

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRIỆU DUY KHÁNH TRANG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRIỆU DUY KHÁNH TRANG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM ĐÌNH LUYẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . i. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Triệu Duy Khánh Trang . . LỜI CẢM ƠN Qua thời gian hai năm học tập và nghiên cứu, thay mặt nhóm nghiên cứu đề tài, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảng viên bộ môn Quản lý Dược và các bộ môn liên quan cũng như lãnh đạo Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu, đã hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ trực tiếp cũng như gián tiếp để em hoàn thành khóa học và cùng nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn việc cho phép và tạo mọi điều kiện của lãnh đạo đơn vị nghiên cứu để nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài vì một mục tiêu là hướng đến hoàn thiện các hoạt động Dược trong cơ sở khám chữa bệnh. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TS Phạm Đình Luyến, Cô TS Nguyễn Thị Hải Yến - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã giúp em định hướng nghiên cứu, luôn quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ hết mình để em và nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Bệnh viện Quận 1 đã cho phép sử dụng số liệu, các anh chị em trong khoa Dược và tổ CNTT đã nhiệt tình hỗ trợ cả trong và ngoài giờ làm việc, trích xuất dữ liệu để nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành đúng thời gian. Xin cảm ơn những động viên và chia sẻ từ gia đình, người thân và bạn bè, cảm ơn tất cả đã đồng hành, hỗ trợ cho tôi trong thời gian qua. Học viên TRIỆU DUY KHÁNH TRANG . . TÓM TẮT Đặt vấn đề Cung ứng thuốc và dự trữ tồn kho thuốc nhằm mục đích tránh tắc nghẽn hay gián đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Viêc dự trữ tồn kho là cần thiết trên các phương diện như: giảm thời gian cần thiết để đáp ứng nhu cầu, ổn định việc cung ứng và bảo vệ đơn vị khi có những dự báo thay đổi về nhu cầu. Tuy nhiên, Cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 hiện nay còn một số tồn tại. Bệnh viện bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2017 và để đảm bảo điều tiết chi phí hoạt động, nguồn thu của bệnh viện được tính toán và phân bố lại sao cho hợp lý. Khoa Dược thực hiện giảm thiểu dự trữ tồn kho và bước đầu phát sinh mất cân đối trong tồn kho và công nợ. Mục tiêu Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2019. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu dữ liệu và mô tả cắt ngang Kết quả Về hoạt động lựa chọn thuốc thì công tác của Hội đồng thuốc và điều trị được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn còn tồn động một số vấn đề như tỷ lệ vắng mặt trong các cuộc họp cao (33,19 – 34,90%), chưa loại bỏ được các thuốc kém hiệu quả, chưa xây dựng nội dung hướng dẫn danh mục thuốc, kính phí dự trù cho việc mua sắm thuốc gấp 1,5 – 2,0 lần kinh phí thực tế. Ngoài ra, về hoạt động mua sắm thuốc thì thuốc sản xuất ở nước ngoài chiếm giá trị lớn (52,4%). Bên cạnh đó, hoạt động quản lý kho thuốc còn điều bất cập về dữ liệu lưu trữ như số liệu trên phần mềm quản lý chưa trùng khớp với số liệu thực tế trong kho (20%). Từ đó, nghiên cứu đã soạn thảo các Quy trình thao tác chuẩn và triển khai sử dụng công cụ IMAT để nâng cao hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 TPHCM. Kết luận Nghiên cứu đã khảo sát được các tồn động trong hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Quận 1 TPHCM và từ đó có các giải pháp can thiệp cụ thể cho từng vấn đề để nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc. Từ khóa Cung ứng thuốc, Bệnh Viện Quận 1, giải pháp can thiệp, Hội đồng thuốc và điều trị. . i. ABSTRACT Introduction Supply of drugs and stockpiling of drugs for the purpose of avoiding congestion or disruption in medical examination and treatment activities of hospitals. Inventory storage is needed in such aspects as reducing the time needed to meet demand, stabilizing the supply and protecting the unit when there are changes in demand. However, there are some shortcomings in providing medicine at District 1 hospital. The hospital started implementing financial autonomy in 2017 and to ensure that operating costs, the hospital's revenue is calculated and reallocated appropriately. The Pharmacy Department minimizes inventories and initially creates an imbalance in inventory and liabilities. Objectives Survey the situations and propose the solutions to improve the activittes of supplying drugs in district 1 hospital ho chi minh city phase 2018 – 2019 Methodology: retrospective study and cross-section description Result Regarding drug selection activities, the work of the Drug and Treatment Council is guaranteed. However, there are still some issues such as the high rate of absenteeism in meetings (33.19 - 34.90%), ineffective elimination of ineffective drugs, and formulation of list guidelines. drug and glass cost estimates for drug procurement are 1.5-2 times higher than actual expenses. In addition, in terms of drug procurement, drugs produced abroad account for a large value (52.4%). In addition, warehouse management activities are inadequate in terms of archived data such as data on the management software that do not match the actual data in the warehouse (20%). Since then, the study has drafted standard operating procedures and implemented using IMAT tools to enhance drug supply at the District 1 Hospital in Ho Chi Minh City. Conclusion The study investigated the gaps in drug supply activities at District 1 Hospital in Ho Chi Minh City and since then has specific intervention solutions to each issue to improve the quality of drug supply. Key word Drug supply, District 1 Hospital, intervention solutions, Council of medicines and treatment. . .i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3 1.1. CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN .....................................................3 1.2. HỘI ĐỒNG THUỐC, ĐIỀU TRỊ VÀ HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC ....8 1.3. HOẠT ĐỘNG MUA SẮM, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC ................20 1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC ..........30 1.5. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........37 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................51 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................51 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................51 2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................51 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................65 3.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 ................................................................................................................65 3.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 NĂM 2017-2018 ......................................................................................................100 Bảng 3.34. Cơ cấu các thuốc nhóm AV theo mã ATC và thuốc cụ thể trong phân nhóm AV theo phân tích ATC ....................................................................107 . . ii 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 NĂM 2019..................................................................114 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................................127 4.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............................................................................................127 4.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 1 SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..............................................129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................143 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABC Phân tích ABC ATC Anatomical Therapeutic Chemicals (Giải phẫu – Điều trị - Hoá học) BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ Y tế BVQ1 Bệnh viện Quận 1 DMT Danh mục thuốc HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị ICD International Classification for Diseases (Phân loại ICD) IMAT Inventory Management Assessment Tool (Công cụ đánh giá quản lý tồn kho) LCNT Lựa chọn nhà thầu SOP Standard Operating Procedure ( Quy trình thao tác chuản) TĐSH Tương đương sinh học V-E-N V: Vital (tối cần), E: Essential (thiết yếu), N: Non-Essential (không thiết yếu) WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các đề tài liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc ...................................5 Bảng 1.2. Danh mục nhóm bệnh theo mã ICD - 10 ..................................................18 Bảng 1.3. Ma trận ABC/VEN ....................................................................................33 Bảng 1.4. Bảng mã phân loại thuốc theo nhóm giải phẫu của hệ thống phân loại ATC .....................................................................................................................................35 Bảng 1.5. Các vị trí trong Hội đồng thuốc và điều trị ...............................................41 Bảng 1.6. Cơ cấu thành viên Hội đồng thuốc và điều trị theo trình độ chuyên môn .....................................................................................................................................41 Bảng 1.7. Cách thức tổ chức cuộc họp Hội đồng thuốc và điều trị ..........................42 Bảng 1.8. Các hoạt động lựa chọn thuốc ...................................................................43 Bảng 1.9. Tiêu chí lựa chọn thuốc .............................................................................46 Bảng 1.10. Số lượng và giá trị thuốc giai đoạn 2014-2018 .....................................48 Bảng 1.11. So sánh kinh phí dự trù cho Danh mục thuốc và kinh phí thực tế mua sắm thuốc giai đoạn 2017-2018 .........................................................................................48 Bảng 2.1. Các nội dung khảo sát công tác mua sắm trực tiếp tại Bệnh viện Quận 1 .....................................................................................................................................52 Bảng 2.2. Biến số, mô tả biến số và cách thu thập thông tin về danh mục thuốc ....57 sử dụng tại Bệnh viện Quận 1 ....................................................................................57 Bảng 2.3. Ma trận ABC/VEN ....................................................................................59 Bảng 2.4. Nhóm biến số của phân tích ABC/VEN ...................................................60 Bảng 2.5. Bảng mã phân loại thuốc theo nhóm giải phẫu của hệ thống phân loại ATC .....................................................................................................................................61 Bảng 2.6. Nhóm biến số của phân tích cơ cấu thuốc sử dụng trong Danh mục thuốc tại Bệnh viện Quận 1 ..................................................................................................62 Bảng 2.7. Danh mục nhóm bệnh theo mã ICD - 10 ..................................................63 Bảng 3.1. Giá trị tiền thuốc trong tổng kinh phí hoạt động ......................................66 Bảng 3.2. So sánh số lượng và giá trị thuốc giai đoạn 2014-2018 ..........................67 . i. Bảng 3.3. So sánh kinh phí dự trù cho DMT và kinh phí thực tế mua sắm thuốc giai đoạn 2017-2018 ..........................................................................................................67 Bảng 3.4. Cơ cấu nhân lực tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ....................................................................................................................69 Bảng 3.5. Thời gian thực hiện công tác mua sắm trực tiếp của Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ............................................................................................................................70 Bảng 3.6. Số lượng và giá trị gói thầu trúng thầu tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018.71 Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong gói generic ...............................................72 Bảng 3.8. Nguồn gốc xuất xử của các thuốc trúng thầu theo nước sản xuất ............72 Bảng 3.9. Số lượng thuốc trúng thầu theo nước sản xuất .........................................75 Bảng 3.10. Giá trị thuốc trúng thầu theo nước sản xuất............................................77 Bảng 3.11. 20 loại hoạt chất có giá trị trúng thầu cao nhất.......................................79 Bảng 3.12. 30 thuốc thành phẩm giá trị trung thầu cao nhất ....................................80 Bảng 3.13. Số mặt hàng, số lượng hoạt chất và giá trị trúng thầu khi thực hiên công tác mua sắm trực tiếp tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 phân loại theo nhà cung ứng .....................................................................................................................................81 Bảng 3.14. Khả năng cung cấp của 5 nhà cung ứng có giá trị trúng thầu cao nhất..83 Bảng 3.15. Sự chính xác của dữ liệu tại kho lẻ Bảo hiểm y tế .................................86 Bảng 3.16. Tỷ lệ giữa sự biến đổi tồn kho với số lượng thực tế trong kho lẻ Bảo hiểm y tế...............................................................................................................................88 Bảng 3.17. Sự sẵn có của thuốc ở kho lẻ Bảo hiểm y tế ...........................................89 Bảng 3.18. Thời gian thuốc hết hàng ở kho lẻ Bảo hiểm y tế ...................................89 Bảng 3.19. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 .....................................................................................................................................90 Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phấn tích VEN tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 .....................................................................................................................................91 Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ma trận ABC/VEN ......................92 tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 .................................................................................92 . .i Bảng 3.22. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ma trận ABC/VEN tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018.......................................................................................................94 Bảng 3.23. Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc ..............................................97 Bảng 3.24. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ........................................................................98 Bảng 3.25. Tỷ lệ số kháng sinh trong một đơn .........................................................98 Bảng 3.26. Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm.........................................................................99 Bảng 3.27. Tỷ lệ sử dụng vitamin và khoáng chất ....................................................99 Bảng 3.28. Tỷ lệ số vitamin và khoáng chất trong một đơn thuốc ...........................99 Bảng 3.29. Kết quả phân tích ABC năm 2018 ........................................................100 Bảng 3.30. Kết quả phân tích VEN năm 2018 ........................................................102 Bảng 3.31. Phân tích ABC/VEN .............................................................................104 Bảng 3.32. Cơ cấu thuốc nhóm A theo phân tích VEN năm 2018 .........................104 Bảng 3.33. Phân tích danh mục thuốc theo mã ATC ..............................................106 Bảng 3.34. Cơ cấu các thuốc nhóm AV theo mã ATC và thuốc cụ thể trong phân nhóm AV theo phân tích ATC .................................................................................107 Thuốc cụ thể trong phân nhóm AV theo phân tích ATC (đơn vị: VND) .........107 Bảng 3.35. Thuốc cụ thể trong phân nhóm AE theo phân tích ATC ......................108 Bảng 3.36. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc năm 2018 theo nguồn gốc, theo thuốc generic – biệt dược, theo thuốc đơn – đa thành phần ..............................................109 Bảng 3.37. Cơ cấu dạng thuốc .................................................................................110 Bảng 3.38. Các nhóm bệnh có tỷ lệ cao trong tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ....111 Bảng 3.39. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật ....................................................117 Bảng 3.40. Các chỉ số đánh giá việc thực hành quản lý tồn kho thuốc ..................125 Bảng 4.1. Chu kỳ kiểm kho .....................................................................................139 . . ii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ............................................................................3 Hình 1.2. Quy trình mua sắm trực tiếp tại Bệnh viện Quận 1 ..................................25 Hình 1.3. Quy trình sử dụng thuốc ở bệnh viện ........................................................28 Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quận 1...............................................................37 Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện Quận 1............................................40 Hình 1.6. Số lượng thuốc và số lượng thuốc kháng sinh trong danh mục thuốc tại Bệnh viện Quận 1 giai đoạn 2014 - 2018 ..................................................................45 Hình 3.1. Tỷ trọng 2 nhóm thuốc sản xuất trong nước và thuốc nước ngoài ...........73 Hình 3.2. Tỷ trọng 2 nhóm thuốc trong nước ...........................................................74 Hình 3.3. Tỷ trọng 11 nhóm thuốc nước ngoài .........................................................74 Hình 3.4. Tỷ trọng về giá trị của 02 nhóm thuốc trong nước và thuốc nước ngoài .78 Hình 3.5. Tỷ trọng về giá trị của các thuốc nước ngoài ............................................78 Hình 3.6.Tỷ lệ về giá trị trúng thầu của các nhà cung ứng .......................................83 Hình 3.7. Khả năng cung cấp của 5 nhà cung ứng có giá trị thầu cao nhất tại Bệnh viện Quận 1 tháng 9, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2018 ..............................84 Hình 3.8. Sự chính xác của dữ liệu lưu trữ ...............................................................88 Hình 3.9. Phân tích ABC cho thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ........90 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn số lượng thuốc theo phần trăm của các thuốc nhóm V, E, N .............................................................................................................................92 Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ số lượng và giá trị thuốc tiêu thụ năm 2018......94 Hình 3.12. Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc ..............................................98 Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng và giá trị các nhóm thuốc theo phân tích ABC của danh mục thuốc tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 .............................101 Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng và giá trị các nhóm thuốc theo phân tích VEN của danh mục thuốc tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 .............................103 Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn 5 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất theo mã ICD 10 tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ...................................................................................112 . v. Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn 5 nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất theo mã ATC tại Bệnh viện Quận 1 năm 2018 ....................................................................................112 Hình 3.17. Giao diện chính thức của công cụ quản lý tồn kho “IMAT TOOL ENGLISH” ...............................................................................................................124 . . 1 MỞ ĐẦU Chăm sóc sức khỏe cho người dân tuyến cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có chuyển biến tích cực. Việc cải tiến chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng điều trị đang là vấn đề cấp thiết bởi nếu không thực hiện, các bệnh viện tuyến huyện sẽ không đảm trách nổi vai trò và trách nhiệm của mình. Trong khi chuỗi cung ứng các dịch vụ chăm sóc y tế ngày càng được nâng tầm, đa dạng và cạnh tranh. Là một bệnh viện tuyến huyện trong hệ thống y tế quốc gia, bệnh viện Quận 1 được ngành y tế thành phố định hướng phát triển cho khối các bệnh viện nội đô là khám và điều trị ngoại trú là chính. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 1000 đến 1400 lượt bệnh ngoại trú. Bệnh viện Quận 1 là bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng 3, cơ cấu tổ chức của khoa Dược chưa đầy đủ, việc bố trí nhân lực dược còn kiêm nhiệm, khuyết một số vị trí nên khoa Dược chưa thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ trong quy định, công tác dược bệnh viện còn một số hạn chế. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong cơ chế tự chủ tài chính, khoa Dược phải đảm bảo lượng tồn kho thuốc vừa an toàn cho nhu cầu điều trị, đủ thuốc về số lượng cũng như chất lượng đồng thời với việc cân đối an toàn về công nợ, đảm bảo cho thuốc cung ứng không bị gián đoạn. Cung ứng thuốc và dự trữ tồn kho thuốc nhằm mục đích tránh tắc nghẽn hay gián đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Viêc dự trữ tồn kho là cần thiết trên các phương diện như: giảm thời gian cần thiết để đáp ứng nhu cầu, ổn định việc cung ứng và bảo vệ đơn vị khi có những dự báo thay đổi về nhu cầu. Có nhiều lý do làm gián đoạn cung ứng thuốc như dự trù thiếu, hết số lượng hợp đồng, nợ quá hạn các công ty... Nguồn tồn kho thuốc tại bệnh viện thường là công nợ từ các công ty cung ứng và có hạn thanh toán từ 90 đến 120 ngày. Khi nguồn tồn kho cao chắc chắn sẽ gây lãng phí và khó kiểm soát. Vì vậy kiểm soát tồn kho có một vai trò hết sức quan trọng. Cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 hiện nay còn một số tồn tại. Bệnh viện bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2017 và để đảm bảo điều . . 2 tiết chi phí hoạt động, nguồn thu của bệnh viện được tính toán và phân bố lại sao cho hợp lý. Khoa Dược thực hiện giảm thiểu dự trữ tồn kho và bước đầu phát sinh mất cân đối trong tồn kho và công nợ. Các vấn đề hiện tại cần xem xét như: Việc đấu thầu cung ứng thuốc, chuẩn bị danh mục sẵn sàng mua sắm phải qua nhiều công đoạn như lập danh mục kế hoạch, tiến hành đấu thầu, phê duyệt kết quả, ký kết hợp đồng, hoàn tất việc thỏa thuận thanh toán BHYT, cần có sự chuẩn bị sớm; cơ số tồn kho tối thiểu tại bệnh viện là 2 tháng áp dụng tất cả danh mục thuốc mà không tính theo nhóm thuốc và chưa thực hiện phân tích tồn kho thuốc; quy trình quản lý kho và sử dụng thuốc chưa đủ; việc bệnh viện có 2 cơ sở hoạt động với 2 mã thanh quyết toán BHYT riêng trên cổng giám định trực tuyến BHYT, danh mục thuốc phải chia cố định số lượng tại mỗi cơ sở nên gặp khó khăn khi cần điều chuyển qua lại cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho. Do đó vấn đề được đặt ra là cần cải thiện một số nội dung trong việc cung ứng thuốc và quản trị tồn kho. Khảo sát lại thực trạng của cung ứng thuốc tại bệnh viện, hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng DMT, phân tích tình hình sử dụng, xây dựng các giải pháp về lượng tồn kho thuốc tối ưu, các kế hoạch đặt hàng hợp lý. Tính toán và cân đối được chi phí tồn trữ thuốc và nhu cầu thuốc cho điều trị. Vì vậy đề tài: “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2019” được thực hiện với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2019. Mục tiêu cụ thể 1. Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 giai đoạn 2014-2018. 2. Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Quận 1 năm 2018. 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Quận 1 năm 2019 . . 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động khám chữa bệnh và trong thực tế thuốc chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi tiêu y tế vì vậy công tác Dược trong bệnh viện cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và quản lý chu trình cung ứng thuốc để đảm bảo cung cấp thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh. 1.1.1. Khái niệm về chu trình cung ứng thuốc Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), “Cung ứng thuốc” là chuỗi các hoạt động khép kín từ việc lựa chọn, mua sắm, phân phối đến hướng dẫn sử dụng thuốc được trình bày trong Hình 1.1 [25]. Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Cung ứng thuốc nhằm đảm bảo thực hiện 2 mục tiêu lớn của Chính sách thuốc Quốc gia Việt Nam [15]: - Cung cấp thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của toàn dân đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. - Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả. . . 4 1.1.2. Một số đề tài liên quan đến cung ứng thuốc Việc cung ứng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện, đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam để khảo sát thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại các bệnh viện. Mục tiêu chung của các đề tài này là phản ánh được thực trạng hoạt động cung ứng thuốc, trong đó có thể kể đến các hoạt động then chốt như hoạt động lựa chọn mua sắm - tồn trữ - kê đơn thuốc, từ những thực trạng đã khảo sát đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung thuốc của các bệnh viện đó. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều trình bày rõ ràng, cụ thể và đã nêu được những thực trạng cụ thể tại từng thời điểm của các bệnh viện này. Các nghiên cứu đã đưa ra những số liệu dẫn chứng cụ thể, áp dụng các kỹ thuật – phương pháp phân tích thích hợp, trong đó có phương pháp phân tích ABC/VEN và công cụ quản lý tồn kho IMAT. Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng cung ứng thuốc phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Trong đó, đối với hoạt động quản lý mua sắm thì thực trạng đấu thầu thuốc hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế về mặt chuyên môn, về phương tiện kỹ thuật, về năng lực quản lý, các văn bản quy định và hướng dẫn đấu thầu mua thuốc đang được sửa đổi và hiệu chỉnh liên tục làm ảnh hưởng nhiều đến việc cung ứng thuốc; đối với hoạt động quản lý tồn kho, công cụ IMAT mặc dù đã được thực hiện tại một số quốc gia khác trên thế giới như Ethiopia, Tanzania, Pemba, Malaysia… nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều trong hoạt động quản lý tồn kho tại Việt Nam mặc dù đây là vấn đề đang được ngành Dược đặc biệt chú trọng; đối với hoạt động quản lý kê đơn, những sai sót khó kiểm soát do lượng thông tin quá lớn về thuốc cũng như các phác đồ điều trị, việc chi tiêu ngân sách chưa hợp lý đối với các thuốc không cần thiết. Các nghiên cứu, khảo sát về chu trình cung ứng thuốc tại Việt Nam tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh, chưa có các nghiên cứu ở các bệnh viện tuyến huyện, do thiếu nguồn nhân lực dược, hạn chế về chuyên môn, một số nội dung công tác dược không triển khai được… Các nghiên cứu khảo sát trên không thể áp dụng nguyên bản vào bệnh viện tuyến huyện được. Vì vậy, nghiên cứu “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 5 Quận1 - Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2019” được thực hiện để tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Quận 1 nói riêng hay các bệnh viện tuyến huyện tại Việt Nam nói chung. Một vài nghiên cứu liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc trong và ngoài nước được trình bày cụ thể trong Bảng 1.1 Bảng 1.1. Các đề tài liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc Địa điểm Việt Nam Việt Nam Việt Nam Tên đề tài Tên tác giả Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây Vũ Thị dựng và thực Thu hiện danh mục Hương thuốc tại một số bệnh viện đa khoa [24] Hoạt động cung ứng thuốc tại Hoàng Bệnh viện Hữu Thị Minh Nghị – thực Hiền trạng và một số giải pháp [21] Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo Phạm hiểm y tế cho các Lương cơ sở khám, Sơn chữa bệnh công lập ở Việt Nam [23] . Thời gian Nội dung nghiên cứu Phân tích hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng DMT và đánh giá danh mục 2012 thuốc đã được sử dụng tại một số bệnh viện đa khoa năm 2009. Áp dụng phân tích ABC/VEN để phân loại các nhóm thuốc 2012 tiêu thụ trong năm 2008 – 2010, thực trạng hoạt động đấu thầu từ 2005 – 2007. Phân tích thực trạng việc đấu thầu mua thuốc BHYT, đánh giá các phương thức đấu thầu, 2012 từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện phương thức đấu thầu mua thuốc BHYT ở Việt Nam. Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 6 Địa điểm Tên đề tài Việt Nam Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân dân 115 [22] Australia Chile Sweden Prioritising drug and therapeutics committee (DTC) decisions: a national survey Tên tác giả Thời gian Huỳnh Hiền Trung Sử dụng phân tích ABC/VEN để phân loại các nhóm thuốc, đồng thời nghiên cứu thực 2012 trạng kê đơn, cấp phát và tồn kho thuốc, đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả cung ứng thuốc. Richard O. Day Jo-anne E.Brien Thực hiện một cuộc khảo sát quốc gia tại Australia nhằm thu thập các ý kiến chuyên gia về lĩnh vực hoạt động của 2007 HĐT&ĐT, các quyết định quan trọng của HĐT&ĐT và những quyết định nào là ưu tiên thực hiện của HĐT&ĐT. Nội dung nghiên cứu Selection of medicines in Collao JF Chilean public Smith F hospitals: an Barber N exploratory study Sử dụng phương pháp định tính và định lượng các kết quả từ bảng khảo sát quốc gia để điều tra vai trò và hoạt động 2013 của HĐT&ĐT, chú trọng các tác nhân chính trong việc lựa chọn thuốc tại các bệnh viện công lập quy mô lớn tại Chile. A framework for analysing the structure and activities of drug and therapeutics committees Tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu đã được thực hiện trong cơ sở dữ liệu của Medline, Cinahl và Web of 2013 Science trong giai đoạn 19932012 nhằm đề xuất một khung phân tích cấu trúc và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. . Hoffman nM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất