Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ hồng quân flac...

Tài liệu Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ hồng quân flacourtia sp

.PDF
50
6
142

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ Hồng quân Flacourtia sp Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. TRẦN HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ Hồng quân Flacourtia sp Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) PGS.TS.TRẦN HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 . . DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. DS. HUỲNH NGUYỄN THU THỦY 2. PGS. TS. HUYNH NGỌC THỤY 3. PGS. TS. TRẦN HÙNG . . Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ Hồng quân Flacourtia sp Flacourtiaceae Huỳnh Nguyễn Thu Thủy, Huỳnh Ngọc Thụy, Trần Hùng Mở đầu và đặt vấn đề Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý và thành phần hóa học của hồng quân Flacourtia sp. nhưng tập trung chủ yếu vào vỏ thân, lá và quả, còn ít các nghiên cứu về rễ. Năm 2015, tại Bộ môn Dược liệu – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu về thành phần hóa học theo định hướng chống oxy hóa của rễ hồng quân loài Flacourtia rukam. Năm 2016, 2017 các kết quả sàng lọc tác dụng độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư đã thu được kết quả khả quan, các phân đoạn chiết từ thân, rễ cây hồng quân đều cho tác dụng mạnh trên dòng tế bào ung thư gan, phổi và ung thư vú. Đề tài được thực hiện với mục tiêu tiếp tục khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethylacetat từ rễ hồng quân F. rukam là một trong những phân đoạn có tác dụng độc tế bào rất mạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng Cao phân đoạn ethyl acetat từ cao cồn toàn phần rễ cây hồng quân F.rukam được chiết theo phương pháp chiết nóng trong cồn 96% ở 80−85 °C. Phương pháp nghiên cứu Tách phân đoạn bằng chiết phân bố rắn −lỏng thành các phân đoạn đoạn đơn giản, phân lập các chất tinh khiết bằng phương pháp sắc ký cột, tinh chế chất tinh khiết Xác định cấu trúc các hợp chất tinh khiết dựa vào dữ liệu phổ NMR, MS. Kết quả và bàn luận Từ cao EtOAc rễ hồng quân tách thành 5 phân đoạn. sàng lọc tách dụng chống oxy hóa bằng SKLM, chọn 2 phân đoạn tiến nhành sắc ký cột để phân lập các chất tinh khiết. Tinh chế các chất tinh khiết thu được thu được 10 mg p-coumaric acid và 1 mg hợp chất Hq1b2 Kết luận Từ rễ hồng quân đã phân lập được hai hợp chất là p−coumaric acid, hợp chất Hq1b2 (chưa xác định được cấu trúc). i . . DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ nguyên 13 Carbon (13) Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C Resonance Correlation Spectroscopy Dược điển Việt Nam Distortionless Enhancement by Polarization Transfer Dimethyl sulphoxid 1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl Ethyl acetate Ethyl acetat Ethanol Ethanol Heteronuclear Multiple Bond Coherence Proton (1) Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton Resonance Heteronuclear Single Quantum Correlation High Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography Inhibitory Concentration 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử Methanol Methanol Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu Mass spectroscopy Khối phổ Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Parts per million Phần triệu Sắc ký lớp mỏng Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng Ultra violet Tia tử ngoại Vanillin Sulfuric Xanthin oxidase C-NMR COSY DĐVN DEPT DMSO DPPH EtOAc EtOH HMBC 1 H-NMR HSQC HPLC IC50 MeOH MIC MS NMR Ppm SKLM TLC UV VS XO Ý nghĩa ii . . DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Đặc điểm hình thái của loài F. jangomas. .................................................................. 4 Hình 2.2 Đặc điểm hình thái loài F. rukam ................................................................................ 5 Hình 2.3 Đặc điểm hình thái của loài F. montana ...................................................................... 6 Hình 2.4. Đặc điểm hình thái của F. indica ................................................................................ 7 Hình 2.5. Chế phẩm Bảo An tiền liệt đơn và TKS Prosteta ..................................................... 16 Hình 4.6. Sắc ký đồ các phân đoạn E1 – E5 thu được từ chiết phân bố rắn-lỏng .................... 23 Hình 4.7 Sắc ký đồ trước và sau loại tạp cao phân đoạn E1 .................................................... 24 Hình 4.8. Sắc ký đồ các phân đoạn E1-1 đến E1-11 thu được từ cột cổ điển phân đoạn E1 ... 25 Hình 4.9. Sắc ký đồ các phân đoạn E3-1 đến E3-10 thu được từ cột cổ điển phân đoạn E3 ... 27 Hình 4.10. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết của Hq1b1 .......................................................... 28 Hình 4.11. Kết quả kiểm tra UPLC hợp chất Hq1b1 ............................................................... 29 Hình 4.12. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết Hq1b2 ................................................................. 30 Hình 4.13. Phổ UV của Hq1b1 ................................................................................................. 30 Hình 4.14. Công thức dự kiến của Hq1b1 ................................................................................ 31 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1. Vị trí phân loại của Flacourtia sp. theo Takhtajan ................................................... 2 Sơ đồ 3.2. Tóm tắt quy trình chiết xuất cao EtOAc rễ cây Hồng quân .................................... 17 Sơ đồ 3.3. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 22 iii . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh đặc điểm hình thái của các loài mang tên hồng quân ở Việt Nam ............... 8 Bảng 2.2. Một số hợp chất phenolic đã được phân lập trong các loài thuộc Flacourtia sp. ..... 9 Bảng 2.3 Một số hợp chất khác có trong các loài thuộc chi Flacourtia .................................... 11 Bảng 2.4. Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của dịch chiết quả loài F.jangomas .................. 12 Bảng 2.5. IC50 của dịch chiết lá F. indica trong thử nghiệm DPPH và NO ............................. 13 Bảng 2.6. MIC của dịch chiết MeOH từ rễ F. indica đối với một số loài vi khuẩn ................. 13 Bảng 2.7. Khả năng ức chế XO của các dịch chiết khác nhau từ F. indica .............................. 14 Bảng 4.8. Các phân đoạn thu được từ chiết phân bố rắn-lỏng ................................................. 23 Bảng 4.9. Các phân đoạn thu được từ cột cổ điển phân đoạn E1 ............................................. 25 Bảng 4.10. Các phân đoạn thu được từ cột cổ điển phân đoạn E3 ........................................... 26 Bảng 4.11 Bảng dữ liệu phổ NMR của Hq1b1......................................................................... 31 Bảng 4.12. Số liệu phổ 1H−NMR và 13C−NMR của Hq1b1 so với p−coumaric acid.............. 32 iv . . Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tìm hiểu về cây hồng quân Flacourtia sp. đây là một loài cây quen thuộc đối với các nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ. Ớ nước ta, hồng quân là là một loài cây ăn quả quen thuộc ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ, thuộc chi Flacourtia, họ Flacourtiaceae. Gần đây rễ cây hồng quân còn được biết đến với tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ và điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng dược lý cũng như thành phần hóa học của chi Flacourtia nói chung và loài hồng quân nói riêng.Trong đó nhiều nhất vẫn là các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và tác dụng kháng viêm. Đã có một số nghiên cứu về thành phần hóa học, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lá, quả và vỏ thân của các loài thuộc chi Flacourtia, chỉ có một số lượng rất ít nghiên cứu về rễ. Tại Việt Nam, Bộ môn Dược liệu − Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát về thành phần hóa học của rễ cây hồng quân F. rukam được thu hái ở tỉnh An Giang vào năm 2015, kết quả phân lập được β–sitosterol, mururin B, 1-hentriacontanol và 2 hợp chất chưa xác định được cấu trúc. Trong năm 2016, cao toàn phần và các phân đoạn tách từ cao toàn phần như chloroform, ethylacetat của rễ, thân, lá cây hồng quân đã được sàng lọc tác dụng tính độc trên các dòng tế bào ung thư của người như dòng tế bào ung thư gan, ung thư vú và ung thư phổi cho kết quả rất mạnh. Với mục đích tìm hiểu thêm về thành phần hóa học, tác dụng dược lý mới, góp phần giải thích dựa trên cơ sở khoa học cho tác dụng thực tế của dược liệu, đề tài “Khảo sát thành phần hoá học theo định hướng độc tính tế bào từ rễ Hồng quân Flacourtia sp Flacourtiaceae (Flacourtia sp.)” với mục tiêu tiếp tục khảo sát thành phần hóa học, tách phân đoạn, phân lập một số hợp chất tinh khiết. 1 . . Chương 2. 2.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA CHI FLACOURTIA Vị trí phân loại của Flacourtia sp. theo Takhtajan (2009) được xếp như sau [9] Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân lớp Sổ (Dilleniidae) Liên bộ Hoa Tím (Violanae) Bộ Hoa Tím (Violales) Họ Hồng quân(Flacourtiaceae) Chi Flacourtia sp. Flacourtia jangomas Flacourtia indica Flacourtia rukam … Sơ đồ 2.1. Vị trí phân loại của Flacourtia sp. theo Takhtajan Hiện nay trên thế giới có nhiều loài thuộc chi Flacourtia sp. được sử dụng làm thuốc với nhiều tác dụng khác nhau như loài F. indica, F. jangomas, F. inermis, F.monata , F. rukam, F.mollis …đã và đang được nghiên cứu về tác dụng dược lý và thành phần hóa học của chúng [6], [15], [19], [24], [37]. 2.2. HỌ FLACOURTIACEAE VÀ CÂY HỒNG QUÂN Họ Flacourtiaceae được chia thành 80 chi, gồm 1250 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, một số phân bố ở vùng cận nhiệt đới và rất hiếm ở vùng ôn đới. Ở Việt Nam xuất hiện khoảng 50 loài thuộc 11 chi, bao gồm: Bennettiodendron, Casearia, Flacourtia, Hemiscolopia, Homalium, Hydnocarpus, Itoa, Osmelia, Ryparosa, Scolopia, Xylosma [4], [5], [8]. Có khoảng 15 loài thuộc chi Flacourtia sp. phân bố ở châu Á. Cây thân gỗ hay cây bụi. Thân và cành có gai, lông đơn, hiếm khi hình sao. 2 . . Lá đơn, mọc các, thường có răng cưa. Hầu hết có lá kèm rõ nhưng cũng có khi lá kèm tiêu biến. Cụm hoa dạng chùm hay xim co cũng có khi mọc ở chùy nách tận cùng. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, đa số là đơn tính khác gốc. Hoa có từ 3-6 lá đài, không có cánh hoa. Hoa đực có nhều nhị. Bầu trên, 2-6 ô, mỗi ô chứa 2 lá noãn. Bao phấn có 2 ô, nứt dọc. Quả hạch dạng quả mọng, hạt nhiều, hơi dẹp, vỏ cứng [4], [6]. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI MANG TÊN HỒNG QUÂN TẠI VIỆT NAM Theo các tài liệu trong nước, các loài mang tên hồng quân ở Việt Nam gồm : Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch. [6] Flacourtia rukam Zoll. & More [4], [6], [7] Flacourtia montana Grah. [4], [6], [7] Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. [4], [6], [7] Các loài này được mô tả về mặt thực vật như sau : 2.3.1 Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch. Tên gọi Tên khoa học: Flacourtia jangomas Lour., Flacourtia cataphracta Roxb. ex Willd., Roumea jangomas Spreng., Stigmarota jangomas Lour., Xylosma borneense Ridley [27]. Tên Việt Nam: Hồng quân, muồng quân [4], bồ quân [6]. Tên nước ngoài: Indian plum, punlala plum (Anh) [6], prunier d’inde (Pháp), paniala (Ý) [27] Mô tả Cây bụi, cây nhỡ hoặc cây gỗ cao 5-10 m, có gai cứng, đơn hoặc phân nhánh [4]. Vỏ thân màu vàng nâu hay nâu đỏ, tróc ra thành từng mảng [39]. Lá: lá rụng theo mùa, hình trái xoan hay bầu dục, phiến lá không có lông, mép lá uốn lượn tạo thành răng [4]. Lá non màu đỏ tía [39]. Hoa: cụm hoa dạng ngù ở nách lá, dài 1-2 cm, màu trắng hay trắng lục, có mùi thơm như mật, có 4-5 lá đài, xoan tam giác hay xoan tròn, cuống 10−15 mm, mảnh, không có lông. Hoa đực có khoảng 40 tiểu nhị, chỉ nhị dạng sợi, không có nhụy lép, đĩa mật gồm nhiều tuyến rời. Hoa cái gồm 4-6 vòi nhụy dính nhau thành cụm.[4], [39]. Quả: quả tròn, đường kính từ 1,5-2 cm, màu đỏ đậm, vị ngọt, có nhân cứng [4], [39]. Nguồn gốc Nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Phi và Nam Á [27]. Phân bố 3 . . Flacourtia jangomas phân bố rất nhiều ở Đông Nam Á như Lào, Malaysia, Việt Nam, miền Nam Trung Quốc và Đông Phi. Ở Việt Nam cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung đến Nam bộ [4]. Đặc điểm hình thái của loài Flacourtia jangomas được minh họa ở Hình 2.1. Lá màu xanh đậm Quả xanh, quả chin,gai và hạt Lá non màu đỏ tía Hoa màu trắng xanh Mặt cắt ngang quả Hình vẽ mô tả gai, hoa, lá và quả Hình 2.1. Đặc điểm hình thái của loài F. jangomas [4]. 2.3.2. Flacourtia rukam Zoll. & More. Tên gọi Tên khoa học: Flacourtia rukam Zoll. & More., Flacourtia cataphracta sensu Blume., Flacourtia edulis Griff., Flacourtia euphlebia Merr. [27]. Tên Việt Nam: hồng quân, muồng quân [4], bồ quân lá to [6]. Tên nước ngoài: governor’s plum, Indian plum, Indian prune, rukam (Anh), prunier café (Pháp), rukam gajah (Malaysia) [27]. Mô tả Cây gỗ to, cao 4-15 m, phân nhánh, nhánh non có lông mịn. Thân có nhiều gai đơn khỏe, có thể dài tới 10 cm. Vỏ thân màu xám nâu, không bong tróc [4], [39]. Lá: phiến lá hình xoan tròn dài hoặc bầu dục, dài 6-16 cm, đầu tù hay lõm, mép lá hơi uốn lượn thành hình răng cưa, gân giữa có nhiều lông ở mặt dưới [39]. Lá non có màu hồng đỏ đến đỏ nâu [39]. Cụm hoa: cụm xim co hoặc chùm ngắn ở nách lá, dài 0,5−2 cm. Hoa màu vàng lục, không mùi, 3-5 lá đài hình trứng dính ở gốc. Cuống hoa dài 3-4 mm, có lông mịn. Hoa đực có khoảng 15-25 tiểu nhị, chỉ nhị dạng ngắn, không có nhị lép, đĩa mật vàng tới cam đỏ. Hoa cái có 4−7 vòi nhụy, xếp thành vòng ở đỉnh bầu [6], [39]. 4 . . Quả: hình tròn, đường kính khoảng 2,5 cm, quả chín có màu đỏ tía tới đỏ sẫm đen, có những vòi nhụy còn sót lại. Quả có nhân cứng, vị chua chát nhưng hết chát khi chín [4], [6]. Đặc điểm hình thái của loài F. rukam được minh họa trong Hình 2.2. Cành lá non, lá xanh đậm Cụm hoa màu vàng lục Quả xanh Mặt cắt ngang của quả Gai ở thân Hình vẽ mô tả lá, hoa, quả Hình 2.2 Đặc điểm hình thái loài F. rukam [4], [27] Nguồn gốc Xuất xứ Đông Dương, Mã Lai [4]. Phân bố Ở Việt Nam, bồ quân lá to phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi Bắc bộ và Quảng Trị, Đắk Lắk, Khánh Hòa [6]. 2.3.3. Flacourtia montana Grah. Tên gọi Tên khoa học: Flacourtia montana Grah. [6], [7]. Tên Việt Nam: hồng quân núi [6]. Tên nước ngoài : Kannada, Malayalam… Mô tả Cây thân gỗ, cao khoảng 8 m, gỗ đỏ, nhánh non có màu đất sét, vỏ thân màu xám, có gai đơn, lớn, nhọn. Lá: lá hình elip thuôn dài, phiến lá dày, to, dài khoảng 20 cm, mép lá có răng cưa, cuống lá và cành non có lông. 5 . . Hoa: Hoa màu vàng lục, hoa đực xếp thành cụm, hoa cái dạng chùm ở nách lá, dài 1-2 cm, 4−5 lá đài. Hoa đực có khoảng 30-50 tiểu nhị, hoa cái có 7 vòi nhụy dính với nhau ở đỉnh bầu [6]. Quả: quả hạch tròn hay xoan, khi chín màu đỏ tươi, đường kính khoảng 1−1,5 cm. Nguồn gốc Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai. Phân bố Mọc rải rác trong rừng vùng thấp. Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) [3], [5]. Đặc điểm hình thái của loài F. montana được minh họa trong Hình 2.3. Cành lá Cuống lá có lông Cành mang lá và quả Quả chín Cụm hao màu vàng lục Gai ở thân Hình 2.3 Đặc điểm hình thái của loài F. montana 2.3.4. Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. Tên gọi Tên khoa học: Flacourtia indica (Burm.f.) Merr., Flacourtia ramontchi L’Her., Flacourtia sepiaria Roxb., Stigmarota africana Lour. [27]. Tên Việt Nam: Hồng quân Ấn, Bồ quân Ấn [4]. Tên nước ngoài: Batoka plum, batoko plum (Anh), jujume malgache (Pháp) [27]. Mô tả Cây bụi hay cây gỗ cao 2-15 m, gai đơn hay phân nhánh, thân già ít gai, nhánh có vỏ xám vàng tới nâu [6]. 6 . . Lá: nhẵn hoặc có lông nhung ở cả hai mặt, phiến lá nhỏ, hình xoan ngược tới xoan bầu dục, dài 2-6 cm, thon và tù ở gốc tròn hay có mũi nhọn ngắn ở đầu, mép hơi uốn lượn, cuống lá mảnh, có lông nhung [6], [16]. Lá non màu hồng đỏ. Hoa: cụm hoa dạng chùm ngắn ở nách lá hay ở ngọn, có ít hoa. Cuống hoa ngắn khoảng 37 mm, có lông mịn. Có 4-7 lá đài hình xoan thuôn nhọn. Hoa đực có đĩa mật uốn lượn, nhiều tiểu nhị, hoa cái có đĩa mật nguyên, khoảng 4-8 vòi nhụy [6]. Quả: tròn hay bầu dục, đường kính 0,8-1,5 cm, màu đỏ sẫm tới nâu khi chín, nhiều hạt, vị chua [4], [6]. Đặc điểm hình thái của loài F. indica được minh họa trong Hình 2.4. Cụm hoa Cành lá và quả xanh Hình vẽ lá và hoa Cắt dọc quả chín Hình 2.4. Đặc điểm hình thái của F. indica [6], [16] Nguồn gốc Xuất xứ từ Ấn Độ, Đông Phi [27]. Phân bố Flacourtia indica phân bố nhiều ở Ấn Độ, Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc và Đông Phi. Ở nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh trung du Bắc bộ, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận [6]. Điểm khác biệt về thực vật học của các loài trên được nêu trong Bảng 2.1. 7 . . Bảng 2.1. So sánh đặc điểm hình thái của các loài mang tên hồng quân ở Việt Nam Bộ phận Thân Lá Hoa Quả Flacourtia jangomas Flacourtia rukam Flacourtia montana Flacourtia indica Cây bụi, cây nhỡ hoặc cây gỗ to, có gai đơn hay phân nhánh. Vỏ thân màu nâu đỏ, bong thành từng mảng. Lá có hình xoan, nhọn dài ở đầu lá, mép uốn lượn thành răng. Phiến lá không có lông. Lá non màu đỏ tía. Cụm hoa dạng ngù, hoa trắng hay trắng xanh. Hoa đực có khoảng 40 tiểu nhị, Hoa cái 4-6 vòi nhụy dính thành cụm cao 1mm Quả tròn, màu đỏ đậm khi chín. Đường kính quả 1,5-2 cm, có nhân cứng. Cây gỗ to, có gai đơn hay phân nhánh dài. Vỏ thân màu xám nâu, không bong tróc. Cây gỗ nhỏ, gỗ đỏ, nhánh non có màu sét, có gai lớn, nhọn. Vỏ thân màu xám Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, có gai đơn hay phân nhánh. Vỏ thân màu xám hơi vàng. Lá có hình xoan tròn dài, mép hơi lượn thành hình răng cưa, gân lá có lông, gân con tạo mạng dày. Lá non màu hồng đỏ đến nâu đỏ. Cụm hoa dạng xim co hoặc chùm ngắn. Hoa màu vàng lục, Hoa đực có 15-25 nhị, Hoa cái có 4-7 vòi nhụy rời xếp thành vòng ở đỉnh bầu Quả tròn, đỏ tía đến đỏ sẫm đen khi chín. Đường kính 2,5 cm, có vòi nhụy còn sót lại , có nhân cứng. Lá có phiến dày, to, dài đến 20 cm, mép lá có răng cưa. Cuống và cành có lông. Lá nhẵn hay có lông ở cả hai mặt, ngọn lá xoan hình bầu dục, mép hơi lượn sóng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa màu vàng lục, hoa đực xếp thành cụm 30-50 nhị. Hoa cái dạng chùm có 7 vòi nhụy dính với nhau ở đỉnh bầu. Cụm hoa dạng chùm ngắn. Hoa đực có nhiều tiểu nhị, chỉ nhị mảnh, có lông tơ. Hoa cái có 4-8 vòi nhụy. Quả hạch tròn hay Quả tròn hay bầu dục, xoan, màu đỏ tươi. đỏ sẫm đến nâu khi Đường kính 1-1,5 cm. chín. Đường kính 0,8-1,5 cm. 2.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA FLACOURTIA SP. Thành phần hóa học có trong các loài thuộc chi Flacourtia là các hợp chất phenolic, flavonoid, saponin, tannin, pholabatannin, anthraquinon, glycosid tim, lignan, alkaloid, terpenoid, coumarin và steroid [27]. Trong đó, nhóm hợp chất phenolic chiếm tỉ lệ lớn và rất đa dạng [26], [29], [31]. Lá cây Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa thực vật của lá loài F. indica bằng cách các phản ứng định tính đặc trưng cho từng nhóm hợp chất. Kết quả cho thấy lá loài F. indica có chứa tannin, các hợp chất phenolic, flavonoid, terpenoid và steroid [28]. 8 . . Năm 2013, từ cao cồn lá và cành F. indica, nhóm nghiên cứu của Koneti và cộng sự đã phân lập được một hợp chất phenolic mới là 2-(2-benzoyl-b-D-glucopyranosyloxy)-7(1a,2a,6a-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5-hydroxybenzyl alcohol cùng với poliothrysosid; catechin-4b-(3,4-dihydroxyphenyl) dihydro-2(3H)-pyranon ; 2-(6benzoyl-b-D-glucopyranosyloxy)-7-(1a,2a,6a-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5hydroxybenzyl alcohol; mururin A và chrysoeriol-7-O-b-D-glucopyranosid [24]. Các nhà nghiên cứu Ai Cập đã phân lập α-amyrin, β-amyrin, hỗn hợp β-sitosterol và stigmasterol, β-sitosterol-3-O-β-D-glucoside và acid 5-O- caffeoylquinic có trong lá của loài F. jangomas. Gỗ Gỗ của loài F. indica chứa β-sitosterol; β-Sitosterol-β-D-glucose- pyranosid; ramontosid [35]. Vỏ thân Flacourtia jangomas : năm 1983, ostruthin, limonin, jangomolid được phân lập [22]. Năm 2012, nghiên cứu của Melanie Bourjot và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất phenolic glycosid mới, đặt tên là flacourtosid A-F và các hợp chất phenolic khác như itosid H; xylosmin; scolochinenosid D; poliothrysosid; và betulinic acid 3β-caffeat từ từ cao chiết EtOAc của vỏ thân Flacourtia indica [30]. Vỏ thân các loài thuộc chi Flacourtia còn chứa α-amyrin; β-amyrin; hỗn hợp β-sitosterol và stigmasterol; kaempferol; 2-Oxo-18-benzolyloxy-13,14-tetrahydrocleroda-3-en,4,4'dihydroxychalcon; apigenin; vanillin; acid benzoic và acid protocatechuic. Quả Theo nhiều nghiên cứu về quả của các loài thuộc chi Flacourtia chứa rất nhiều hợp chất thuộc nhóm phenolic glycosid [6], [10], [32]. Quả loài Flacourtia indica chứa methyl 6-O-(E)-p-coumaroyl glucopyranosid và 6-O-(E)p-coumaroyl glucopyranose; flacoursid [32]. Rễ Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa thực vật của rễ Flacourtia indica cho thấy có tannin, saponin, alkaloid, các hợp chất phenolic, glycosid, terpenoid, steroid và flavonoid trong dịch chiết MeOH. Bằng kỹ thuật GC-MS, đã xác định được sự có mặt của hợp chất 4-Benzoyl-3methoxyisocoumarin trong dịch chiết MeOH từ rễ F. indica [20]. Bảng 2.2. Một số hợp chất phenolic đã được phân lập trong các loài thuộc Flacourtia sp. Nguồn gốc Hợp chất phenolic 9 . . Vỏ thân F. jangomas Apigenin Vỏ thân, lá, cành F. ìndica Flacourtin (polyothrysosid) [24], [30] Flacourtosid [30] Flacourtosid A [30] Flacourtosid B [30] Quercetin-3-O-glucosid [10] Kaempferol-3-O-galactosid [7] Catechin-(5,6-e)-4β-(3,4dihydroxyphenyl) dihydro-2(3H)pyranon [24] Chrysoeriol-7-O-β-D-glucopyranosid [24] 10 . . Homalosid D Scolochinenosid D [30] Bảng 2.3 Một số hợp chất khác có trong các loài thuộc chi Flacourtia Nhóm hợp chất Hợp chất Nguồn gốc Vỏ thân F. jangomas Triterpenoid Jangomolid [22] Limonin [37] Diterpen Lá, cành F. jangomas Corymbulosine [37] Vỏ thân F. jangomas Coumarin Ostruthin [37] 11 . . Gỗ F. indica Lignan Ramontosid [36] Flavonolignan Cành và lá F. indica Mururin A [24] ] Thân jangomas F. Tremulacin [37] 2.5. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA FLACOURTIA SP. Tác dụng chống oxy hóa Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ quả loài F. jangomas bằng thử nghiệm loại bỏ gốc tự do DPPH, đo hàm lượng phenol và hàm lượng flavonoid toàn phần cho thấy các dịch chiết CHCl3, ether và MeOH có khả năng chống oxy hóa rất mạnh khi so sánh với acid ascorbic chuẩn [31]. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.4. Bảng 2.4. Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của dịch chiết quả loài F.jangomas Mẫu thử nghiệm IC50 (µg/ml) 523,15 1623,87 5811,35 13,37 Dịch chiết CHCl3 Dịch chiết MeOH Dịch chiết ether Acid ascorbic Dịch chiết EtOH lá loài F. jangomas cũng cho khả năng chống oxy hóa trong thử nghiệm DPPH và đo hàm lượng phenol toàn phần. Kết quả cho thấy lượng phenol toàn phần trong 12 . . dịch chiết là 601,03 mg GAE/100 g, giá trị IC50 của dịch chiết là 11 µg/ml trong khi IC50 của acid ascorbic chuẩn là 5 µg/ml [16], [17]. Dịch chiết MeOH và dịch chiết nước lá loài F. indica cũng có khả năng chống oxy hóa rất mạnh khi tiến hành trên 2 thử nghiệm khác nhau là thử nghiệm DPPH và thử nghiệm NO (nitric oxid) [35]. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.5. Bảng 2.5. IC50 của dịch chiết lá F. indica trong thử nghiệm DPPH và NO Thử nghiệm DPPH 18 μg/ml 26 μg/ml 8.2μg/ml IC50 Cao chiết methanol Cao chiết nước Acid ascorbic Thử nghiệm NO 62 μg/ml 75 μg/ml 26 μg/ml Tác dụng bảo vệ gan Năm 2016, thử nghiệm đánh giá khả năng bảo vệ gan của loài F. montana được thực hiện trên mô hình gây độc gan chuột Wistar bằng paracetamol liều 2g/kg cân nặng. Kết quả cho thấy các chỉ số men gan như AST, ALT, ALP giảm đáng kể sau một thời gian sử dụng dịch chiết methanol lá F. montana liều 200 mg/kg và 400 mg//kg đường uống [17]. Khả năng bảo vệ tế bào gan của dịch chiết methanol quả loai F. indica được chứng minh trên mô hình gây độc tế bào gan bằng CCl4. Cho chuột uống dịch chiết methanol ở liều 250 mg/ kg/ngày và 500 mg/kg/ngày liên tục trong vòng 7 ngày. Vào ngày thứ 7, gây độc gan chuột bằng CCl4 với liều 1,5 ml/kg. Kết quả cho thấy nồng độ các enzym gan của nhóm chuột có sử dụng dịch chiết nước F. indica giảm đáng kể khi so sánh với nhóm chứng [13]. Tác dụng kháng khuẩn Thử nghiện đánh giá tác dụng kháng Pseudomonas sp., Shigella dysenteriae, V. cholerae, Klebsiella sp., Escherichia coli của các dịch chiết methanol, aceton, n-hexan và nước từ rễ loài F. indica bằng phương pháp giếng khuếch tán (agar well diffusion method) so sánh với kháng sinh tetracyclin chuẩn. Kết quả cho thấy dịch chiết nước không cho tác dụng kháng khuẩn, dịch chiết MeOH cho khả năng kháng khuẩn mạnh nhất trên tất cả các chủng vi khuẩn khảo sát. Giá trị MIC của dịch chiết MeOH từ rễ F. indica đối với các chủng vi khuẩn được trình bày trong Bảng 2.6 [20]. Bảng 2.6. MIC của dịch chiết MeOH từ rễ F. indica đối với một số loài vi khuẩn Tên vi khuẩn MIC của dịch chiết MeOH từ rễ F. indica (mg/ml) Escherichia coli Staphylococcus aureus Proteus sp. Pseudomonas sp. Klebsiella sp. Shigella dysenteriae. Vibrio cholarae spp. ogawa Vibrio cholarae spp. Enaba 50 100 50 100 Đề kháng 200 50 Đề kháng 13 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất