Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát thành phần hóa học của lá sen được thu hái ở huyện điện bàn, tỉnh quảng...

Tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của lá sen được thu hái ở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam.

.PDF
60
167
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA  VĂN QUỐC HOÀNG Đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ SEN ĐƯỢC THU HÁI Ở HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA *** *** NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Văn Quốc Hoàng Lớp: 08SHH 1. Tên đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học của lá sen được thu hái ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” 2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: - Nguyên liệu: lá sen được lấy ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Dụng cụ và thiết bị: Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, máy đo sắc kí lỏng kết hợp khối phổ LC-MS, máy đo sắc kí khí kết hợp khối phổ GC-MS. Tủ sấy, lò nung, cân phân tích, cốc sứ, bình định mức, giấy lọc.... 3. Nội dung nghiên cứu: khảo sát thành phần hóa học lá sen với các dung môi nhexane, ethyl acetate, methanol. 4. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Giang Thị Kim Liên 5. Ngày giao đề tài: 01/08/2011 6. Ngày hoàn thành: 20/05/2012 Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày ....tháng....năm 2012 Kết quả đánh giá: Ngày.....tháng....năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành bài luận văn này. Em xin cám ơn Cô Giang Thị Kim Liên là người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin chân thành cám ơn thầy cô quản lý phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện cho em về phòng thí nghiệm, dụng cụ trong quá trình làm thực nghiệm. Em mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của cô Giang Thị Kim Liên cùng các thầy cô trong khoa trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Văn Quốc Hoàng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Giới thiệu về cây sen 4 1.2. Các hợp chất hóa học chính có trong lá sen 5 1.3. Một số ứng dụng của lá sen trong y học dân gian 10 1.4. Tình hình nghiên cứu các loài sen trên thế giới 11 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất 13 2.1.1. Nguyên liệu 13 2.1.2. Xử lí nguyên liệu 13 2.1.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất. 13 2.2. Xác định chỉ số hóa lí 14 2.2.1. Các phương pháp xử lí mẫu 14 2.2.2. Xác định độ ẩm 15 2.2.3. Xác định hàm lượng hữu cơ tổng bằng phương pháp tro hóa mẫu 15 2.2.4. Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp 16 thụ nguyên tử AAS 2.3. Phương pháp ngâm chiết 17 2.4. Phương pháp sắc kí lỏng – khối phổ 18 2.4.1. Sắc kí lỏng (LC-Liquid Chromatography) 18 2.4.2. Khối phổ (MS-mass spectrometry) 18 2.4.3. Sắc kí lỏng ghép khối phổ (LC/MS-liquid chromatography mass spectrometry) 19 2.5. Phương pháp sắc kí khí – khối phổ 19 2.5.1. Sắc ký khí (GC - Gas Chromatography) 20 2.5.2. Sắc kí khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry) 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. Quy trình nghiên cứu 22 3.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lí của lá sen 23 3.2.1. Độ ẩm 23 3.2.2. Hàm lượng hữu cơ 24 3.3. Xác định hàm lượng kim loại có trong lá sen bằng phương pháp 26 quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 3.4. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của các dịch chiết lá sen 28 3.4.1. Thành phần hóa học của dịch chiết lá sen trong n-hexane 28 3.4.2. Thành phần hóa học của dịch chiết lá sen trong ethyl acetate 34 3.4.3. Thành phần hóa học của dịch chiết lá sen trong methanol 38 3.5. Hiệu suất chiết 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAS Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử GC Sắc ký khí LC Sắc ký lỏng MS Khối phổ GC-MS Sắc ký khí-khối phổ liên hợp LC-MS Sắc ký lỏng – khối phổ liên hợp LSH Dịch chiết của lá sen trong n-hexane LSE Dịch chiết của lá sen trong ethyl acetate LSM Dịch chiết của lá sen trong methanol TR Thời gian lưu CTPT Công thức phân tử DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Lá sen 4 Hình 1.2. Hoa sen 4 Hình 1.3. Nhị sen 5 Hình 1.4. Quả sen 5 Hình 1.5. Hạt sen 5 Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 17 Hình 3.1.Sơ đồ quy trình nghiên cứu 22 Hình 3.2. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 26 Hình 3.3. Sắc kí đồ của dịch chiết lá sen trong dung môi n-hexan 27 Hình 3.4. Phổ khối của LSH1 30 Hình 3.5. Phổ khối của LSH2 31 Hình 3.6. Phổ khối của LSH3 31 Hình 3.7. Phổ khối của LSH4 32 Hình 3.8. Phổ khối của LSH5 32 Hình 3.9. Phổ khối của LSH6 32 Hình 3.10. Sắc kí đồ của dịch chiết lá sen trong etyl axetat 33 Hình 3.11. Phổ khối của leucocyanidin 36 Hình 3.12. Sắc kí đồ của dịch chiết lá sen trong methanol 37 Hình 3.13. Dịch chiết lá sen với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, methanol. 39 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm 24 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro 25 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại 26 Bảng 3.4. Thành phần hóa học của dịch chiết với dung môi n-hexane 28 Bảng 3.5. Thành phần hóa học của dịch chiết với dung môi ethyl acetate 34 Bảng 3.6. Thành phần hóa học của dịch chiết với dung môi methanol 38 Bảng 3.7. Kết quả xác định hiệu suất chiết 40 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sen là một loài cây đã quá quen thuộc với con người Việt Nam. Sen còn là biểu tượng về tinh thần của dân tộc Việt : “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Cây sen thuộc loài Nelumbo nucifera Gaertn, ngành Ngọc Lan (magno liophyta), lớp Ngọc Lan (magno liopsida), phân lớp Sen (Nelumbonidae), bộ Sen (Nelumbonales), họ Sen (nelumbonaceae), chi Nelumbo Adans. Ngoài ra còn có tên khác như: Liên, Ngậu (Tày). Tên khoa học: Nelumbo nuciferagaertn. Tên nước ngoài: sacred lotus, chinese water-lily, Indian lotus, Egypian bean. Không chỉ có vẻ đẹp, hương thơm mà sen còn có nhiều công dụng, tác dụng quý báu. Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau: “cây sen mọc dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của đất trời; nên củ, lá, hoa, tua, vỏ, quả, ruột đều là thuốc hay”. Nhưng từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý đến sử dụng hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua sen (liên tu) dùng ướp chè, ngó sen (liên ngẫu) làm thực phẩm. Còn lá sen chỉ được dùng để gói thức ăn, ít người nghĩ rằng lá sen có nhiều tác dụng quý để chữa bệnh. Ngày nay, nhờ công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất đặc biệt của cây sen, chất nuciferine có tác dụng chống viêm, giảm đau, trị béo phì, hạ cholesterol trong máu và hoạt tính chống lại serotonin. Lá sen chứa nhiều nuciferine nhất. Nuciferine chiết ra từ lá sen có công dụng kéo dài giấc ngủ. Ngoài ra, lá sen còn chứa nhiều vitamin C, alkaloid tác dụng an thần mạnh hơn tâm sen. Về hóa học, lá sen chứa 0,2-0,3% tanin, 0,77-0,84% alkaloid trong đó có nuciferine, nor-nuciferine, roemerine, anonain, liriodenin, pro-nuciferine, O-nornuciferine, armeparin, N-nor-amepavin, metyl-coclaurin, nepherin, dehydro roemerine, dehydro nuciferine, dehydro anonain, N-metyl lisococlaurin,. Trong đó, nuciferine là alkaloid chính [1]. 2 Về dược lý, lá sen được nghiên cứu có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống thoáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim, từ lâu đã được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa bệnh. Về sau này khi bệnh béo phì trở nên phổ biến, thì lá sen được sử dụng rất hiệu quả để chống lại căn bệnh này. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học của lá sen được thu hái ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm Hoá học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá sen và khảo sát thành phần hoá học của các dịch chiết từ lá sen với các dung môi khác nhau. 3. Đối tượng nghiên cứu Lá sen được lấy từ huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dịch chiết lá sen bằng các dung môi n-hexane, ethyl acetate, methanol. 4. Các phương pháp nghiên cứu - Xác định hàm lượng hữu cơ bằng phương pháp tro hóa mẫu khô ướt kết hợp. - Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). - Chiết bằng phương pháp ngâm chiết tĩnh với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, methanol. - Xác định thành phần hóa học của dịch chiết bằng phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS), và phương pháp sắc kí lỏng ghép khối phổ (LC-MS). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cung cấp thêm thông tin khoa học về lá sen tạo cơ sở nghiên cứu cho các đề tài liên quan đến lá sen, ứng dụng của lá sen trong lĩnh vực y học. 6. Bố cục của đề tài Luận văn gồm 44 trang trong đó có 7 bảng và 11 hình. Phần mở đầu (3 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang), và phụ lục (8 trang). 3 Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1- Tổng quan tài liệu (9 trang) Chương 2- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (9 trang) Chương 3- Kết quả và thảo luận ( 19 trang) 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây sen Sen gọi theo tiếng địa phương là liên, ngậu Danh pháp khoa học : Nelumbo nucifera Gaertn Họ (familia) : Sen (Nelumbonaceae) Chi (genus) : Nelumbo Adans Loài (species) : Nelumbo nucifera Gaertn Mô tả cây: sen là một loại cậy mọc ở dưới nước, sống dai nhờ thân rễ. Ngó sen màu trắng, tiết diện gần tròn. Thân rễ phình to thành củ, màu vàng nâu, hình dùi trống, gồm nhiều đoạn, thắt lại ở giữa, trong có nhiều khuyết rộng. Lá hình lọng có 2 thùy sâu đối xứng nhau, mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, nhám.. Cuống lá màu xanh, hình trụ, có nhiều gai. Hoa to, màu hồng hay trắng. Cuống hoa màu xanh, dài già chuyển sang màu nâu, có nhiều gai nhọn. Cuống lá và cuống hoa có nhiều khoang rỗng bên trong. Đế hoa rất lồi dạng hình nón ngược, mép lồi lõm, xốp, non màu vàng, già màu xanh. Quả màu xanh, nhẵn, hình bầu dục. Hạt màu trắng 2 lá mầm dày mập màu trắng , bên trong có tâm sen màu xanh. Tâm sen gồm rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và 2 lá đầu tiên. Hình 1.1. Lá sen Hình 1.2. Hoa sen 5 Hình 1.3. Nhị sen Hình 1.4. Quả sen Hình 1.5. Hạt sen Phân bố: Chi Nelumbo Adans phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-9. 1.2. Các hợp chất hóa học chính có trong lá sen Theo Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi thì trong lá sen-hà diệp có nhiều alkaloid, trong đó nuciferine là alkaloid chính [1]. 6 + nuciferine: - Công thức phân tử: C19H21O2N - Khối lượng phân tử: 295 - Tên IUPAC :(6aR)-1,2-dimethoxy-6-methyl-5,6,6a,7-tetrahydro-4Hdibenzo[de,g]quinoline - Công thức cấu tạo + N- nornuxiferin: - Công thức phân tử: C18H19O2N - Khối lượng phân tử: 281 - Công thức cấu tạo: H3C O H3C O N H + anonain - Công thức phân tử: C17H15O2N - Khối lượng phân tử: 265 -Tên benzo[g]quinoline IUPAC:(7ar)-6,7,7a,8-tetrahydro-5h-[1,3]benzodioxolo[6,5,4-de] 7 - Công thức cấu tạo: O H2C O N H + roemerine - Công thức phân tử: C18H17O2N - Khối lượng phân tử: 279 -Tên IUPAC: [7aR,(-)]-6,7,7a,8-Tetrahydro-7-methyl-5H-benzo[g]1,3benzodioxolo[6,5,4-de]quinoline - Công thức cấu tạo: O H2C O N CH3 + armepavin - Công thức phân tử: C19H23O3N - Khối lượng phân tử: 313 -Tên IUPAC :4-[[(1R)-1,2,3,4-Tetrahydro-6,7-dimethoxy-2-methyl-1isoquinolinyl]methyl]phenol - Công thức cấu tạo: 8 H3C O N H3C O CH3 + N- metylcoclaurin - Công thức phân tử: C18H21O3N - Khối lượng phân tử: 299 -Tên IUPAC :(1S)-1-[(4-hydroxyphenyl)methyl]-6-methoxyl-2-methyl-3,4dihydro-1H-isoquinolin-7-ol - Công thức cấu tạo: H3C O H N CH3 N CH3 O + N-metyllizococlaurin - Công thức phân tử: C17H21O3N - Khối lượng phân tử: 287 - Công thức cấu tạo: H O H3C O 9 + pronuxiferin - Công thức phân tử: C19H21O3N - Khối lượng phân tử: 311 - Công thức cấu tạo: H3C O N CH3 H3C O O + liriodenin - Công thức phân tử: C17H9O3N - Khối lượng phân tử: 275 - Tên IUPAC: 8H-Benzo[G]-1,3-benzodioxolo[6,5,4-de]quinolin-8-one - Công thức cấu tạo: O O N O Ngoài ra còn có một số hợp chất khác: vitamin C, axit xitric, axit tartric, axit oxalic… 10 1.3. Một số ứng dụng của lá sen trong y học dân gian Theo đông y lá sen có vị đắng tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và vị. Có tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thủy. Dùng chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thủng, lôi đầu phong, nôn ra máu, máu cam, băng trung huyết lỵ [18]. Một số bài thuốc nam có sử dụng lá sen: - Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc hoặc hãm uống. - Chữa tăng huyết áp: Đẳng sâm 6g, bán hạ 10g, tuyền phúc hoa 10g, thiên ma 6g, lá sen 10g, trần bì 6g, thạch quyết minh 10g, uống ngày 1 thang chia hai lần sớm, tối. Dùng cho người cao huyết áp, mắt hoa tai ù, mơ nhiều mất ngủ. - Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. - Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15g, cam thảo 15g, đỗ trọng 12g; sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa chảy máu cam: Lá sen 15g, hoàng liên 2g, thanh hao 6g, lá tre 10g, mộc thông 10g, đan bì 10g, liên kiều 5g, hoàng cầm 3g, sơn chi 6g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người bị đổ máu cam, lượng nhiều, máu đỏ tươi hoặc sẫm, mũi khịt khô, miệng hôi, đại tiện táo, tiểu dắt. - Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao cho thơm 30g tán nhỏ, uống với nước hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày. - Chữa di tinh: Lá sen nghiền bột mịn (1kg). Uống ngày 2 lần sớm, tối với nước sôi, mỗi lần 5g. - Chữa váng đầu: Hạch đào nhân 6g, lá sen 10g, đỗ trọng tươi 10g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng, bỏ bã lấy nước uống. Dùng cho người đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai điếc. - Chữa tiêu chảy mãn tính: Gồm liên nhục 12 g, đẳng sâm 12g, hoàng liên 5g. 11 Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10g. - Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 60g. - Chữa béo phì, hạ cholesterol trong máu: Đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá. 1.4. Tình hình nghiên cứu các loài sen trên thế giới và tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Lin HY, Kuo YH, Lin YL, và Chiang W, dịch chiết từ lá sen của loài Nelumbo nucifera có khả năng chống oxy hóa. Trong đó, dịch chiết của lá sen với hệ dung môi: ethyl acetate – methanol và hệ dung môi: methanol – n-butanol có tác dụng chống oxy hóa cao hơn hệ dung môi: methanol – nước. nghiên cứu còn phân lập được bảy flavonoid bằng sắc kí cột. Các hợp chất này được xác định là catechin, quercetin, quercetin-3-O-glucopyranoside, quercetin-3-O-glucuronide, quercetin-3-O-galactopyranoside, kaempferol-3-O-glucopyranoside và myricetin-3Oglucopyranoside. Trong đó quercetin, quercetin-3-O-galactopyranoside và myricetin3-Oglucopyranoside có tác dụng ức chế mạnh quá trình oxy hóa. Kết quả cho thấy, khả năng chống oxy hóa của lá sen được giải thích bởi các flavonoid [11]. Theo nghiên cứu của Huang CF, Chen YW, Yang CY, Lin HY, Way TD, Chiang W và Liu SH, dịch chiết từ lá sen của loài Nelumbo nucifera có khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu ở những con chuột bình thường và chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất catechin trong dịch chiết lá sen làm quá trình sản sinh ra insulin được nhanh hơn đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ glucose ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Dịch chiết của lá sen mở ra một hướng nghiên cứu cho việc kiểm soát tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường mà không phụ thuộc vào insulin [10]. 12 Theo nghiên cứu của Ohkoshi E , Miyazaki H , K Shindo , Watanabe H , Yoshida A và Yajima H; lá của loài sen Nelumbo nucifera có tác dụng lợi tiểu và được sử dụng để điều trị bệnh béo phì. Dịch chiết từ lá sen với ethanol có tác dụng sản sinh ra lipolysis và các thụ thể beta-adrenergic , đây là các chất có tác dụng trong việc chống béo phì. Thí nghiệm được thực hiện bằng cách bổ sung dịch chiết lá sen vào chế độ ăn uống giàu chất béo của chuột. Kết quả cho thấy trọng lượng của chuột đã giảm đi đáng kể. Bằng phương pháp sắc kí , đã xác định được các hợp chất flavonoid gồm: quercetin 3-O-alpha-arabinopyranosyl -beta-galactopyranoside, rutin ,catechin , hyperoside, isoquercitrin, quercetin và astragalin. Như vậy, tác dụng của lá sen trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì được giải thích bởi các flavonoid khác nhau có trong lá sen có tác dung kích hoạt các beta- adrenergic và lipolysis được tham gia vào quá trình chống béo phì [12]. Theo nghiên cứu của Takefumi Sagara, Naoyoshi Nishibori, Manami Sawaguchi, Takara Hiro, Mari Itoh, Song Her và Kyoji Morita, thì các tế bào thần kinh đệm có tác dụng để duy trì tính toàn vẹn của chức năng não thông qua việc bảo vệ các tế bào thần kinh chống lại yếu tố độc hại khi sắt tích tụ trong mô não. Do đó, việc bảo vệ các tế bào thần kinh đệm có ý nghĩa đối với phòng chống bệnh thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ gốc sen (thân rễ của Nelumbo nucifera) với nước có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh đệm chống lại các tế bào đôc hại. Điều này được giải thích bởi hợp chất polyphenolic có trong rễ sen, có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Trên thực tế, chiết xuất rễ sen ngăn chặn sắt gây ra quá trình oxy hóa, nhưng không làm thiếu oxy đến các tế bào [13]. Như vậy, hoạt tính dược lý của cây sen đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên các công trình về thành phần hóa học của cây sen hầu như vẫn còn rất ít. Đặc biệt ở Việt Nam sen đã được sử dụng rất nhiều trong y học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng