Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của một số dược liệu...

Tài liệu Khảo sát tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của một số dược liệu

.PDF
80
2
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRẦN VIỆT TUẤN KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ DƢỢC LIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ TRẦN VIỆT TUẤN KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ DƢỢC LIỆU Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc - Độc chất Mã số: 60 72 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đinh Nga PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 Luận văn thạc sĩ – Khóa 2015 – 2017 Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất. Mã số: 60 72 04 10 KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ DƢỢC LIỆU Trần Việt Tuấn Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đinh Nga PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ Mục tiêu: Khảo sát tác dụng kháng khuẩn,kháng nấm của một số dƣợc liệu Phƣơng pháp: Phƣơng pháp Ngâm, ngấm kiệt, Phƣơng pháp khuếch tán trên thạch, phƣơng pháp pha loãng, kỹ thuật hiện hình sinh học, phƣơng pháp sắc ký (SKLM, sắc ký cột điều chế) Kết quả: Trong nghiên cứu đã xác định 4 tinh dầu và 9 cao dƣợc liệu có tác dụng kháng vi sinh vật. Xác định đƣợc nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển vi sinh vật của tinh dầu Hƣơng nhu, cao Cam thảo và cao vỏ quả Lựu. Trong các phân đoạn cao toàn phần vỏ quả Lựu, xác định đƣợc phân đoạn ethyl acetat có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất, phân đoạn chloroform và phân đoạn ethanol có tác dụng kháng khuẩn yếu, phân đoạn n-hexan không có tác dụng ức chế vi sinh vật. Xác định đƣợc hai phân đoạn của cao ethyl acetat có tác dụng ức chế các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Methicilin resistance Stapylococcus aureus, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa. Kết luận: Tác dụng kháng vi sinh vật của dƣợc liệu tùy thuộc vào dung môi sử dụng để chiết xuất. Phân đoạn ethyl acetat của cao toàn phần vỏ quả Lựu có hoạt chất ức chế vi khuẩn. Từ khóa: Ngâm, ngấm kiệt, hoạt tính kháng vi sinh vật, MIC, sắc ký. Master’ thesis – Academic course 2015 – 2017 Speciality: Drug quality control – Toxicity. Speciality course: 60 72 04 10 INVESTIGATION OF SOME MEDICINE PLANTS’ S ANTIBACTERIAL, ANTIFUNGICAL AGENT. Tran viet Tuan Supervisor: Assor. Prof. Nguyen Dinh Nga, PhD. Assor. Prof. Vo Thi Bach Hue, PhD. Objective: Investigation of some medicine plants’ s antibacterial, antifungical agent. Methods: Immersion, extracted infiltration, diffusion and dilution method, bioautography, thin layer chromatography. Results: In the present study, 4 essentials and 9 plant extracts can be identified. Determine the minimum inhibitory concentration of oleum Ocimi sancti, Glycyrrhiza glabra radix extract and pomegranate rind extract. Ethyl acetat fraction of ethanol pomegranate rind extract have more antimicrobial activity than its other fractions such as chloroform fraction, ethanol fraction. On the contrary, n-hexan fraction of ethanol pomegranate rind extract have not antimicrobial activity. There are two fraction of ethyl acetat pomegranate extract which were found to be effective against Staphylococcus aureus, Methicilin resistance Stapylococcus aureus, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa . Conclusion: Antimicrobial activity of medicine plants depends on type of solvent which use to extract them. Ethyl acetat fraction of ethanol pomegranate rind extract have compounds which are antimicrobial activity. Key word: Immersion, chromatography. extracted infiltration, antimicrobial activity, MIC, MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Tóm tắt Tiếng Việt Tóm tắt Tiếng Anh Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Xu hƣớng phát triển thuốc có nguồn gốc thiên nhiên .................................................. 4 1.2. Tổng quan về các dƣợc liệu ......................................................................................... 6 1.2.1. Chanh (hình 1.1) ................................................................................................... 6 1.2.2. Cam (hình 1.2) ...................................................................................................... 6 1.2.3. Hƣơng nhu tía (hình 1.3) ...................................................................................... 7 1.2.4. Cam thảo bắc (hình 1.4) ........................................................................................ 7 1.2.5. Lựu (hình 1.5) ....................................................................................................... 8 1.2.6. Cam thảo đất (hình 1.6) ........................................................................................ 9 1.2.7. Kim ngân (hình 1.7) .............................................................................................. 9 1.2.8. Sài đất (hình 1.8) ................................................................................................. 10 1.2.9. Xạ can (hình 1.9) ................................................................................................ 10 1.2.10. 1.3. Cây Lá lốt (hình 1.10) ..................................................................................... 11 Tác dụng kháng vi sinh vật của dƣợc liệu .................................................................. 14 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................................. 19 2.1.1. Nguyên liệu ......................................................................................................... 19 2.1.2. Vi sinh vật thử nghiệm............................................................................................ 19 2.1.3. Môi trƣờng nuôi cấy và thử hoạt tính kháng vi sinh vật ..................................... 19 2.1.4. Hóa chất, dung môi ............................................................................................. 20 2.1.5 Dụng cụ, trang thiết bị ........................................................................................ 20 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 21 2.2.1. Phƣơng pháp hóa học .......................................................................................... 21 2.2.2. Phƣơng pháp phân lập chất có hoạt tính sinh học............................................... 24 2.2.3. Phƣơng pháp sinh học ......................................................................................... 25 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN .............................................................. 30 3.1. Phƣơng pháp hóa học ................................................................................................. 30 3.1.1. 3.2. Chiết cao toàn phần: ........................................................................................... 30 Phƣơng pháp sinh học ................................................................................................ 30 3.2.1. Kết quả tác dụng kháng vi sinh vật (phƣơng pháp khuếch tán trên thạch) ......... 30 3.2.2. Kết quả xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển của vi sinh vật (MIC) (phƣơng pháp pha loãng) .................................................................................................. 34 3.3. Chiết, phân lập các phân đoạn trong cao vỏ quả Lựu ................................................ 38 3.3.1. Chiết cao toàn phần vỏ quả lựu (phƣơng pháp ngấm kiệt) ................................. 38 3.3.2. Tách cao Vỏ lựu bằng phƣơng pháp lắc phân bố với dung môi ......................... 39 Lắc phân bố cao TP vỏ quả lựu với các dung môi n-hexan; cloroform; ethyl acetat và ethanol. Kết quả đƣợc nhƣ bảng sau: .................................................................................... 39 3.3.3. 3.4. Tách các phân đoạn bằng phƣơng pháp sắc ký cột ............................................. 39 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao TP và các phân đoạn của vỏ quả Lựu .............. 51 3.4.1. Thử nghiệm tác dụng kháng vi sinh vật các phân đoạn vỏ quả Lựu bằng kỹ thuật hiện hình sinh học để xác định mục tiêu phân lập. ........................................................... 53 3.4.2. Kiểm tra tác dụng kháng vi sinh vật các phân đoạn của cao CHCl3................... 54 3.4.3. Kiểm tra tác dụng kháng vi sinh vật các phân đoạn của cao EtOAc .................. 55 3.4.4. Kiểm tra tác dụng kháng vi sinh vật các phân đoạn của cao EtOH .................... 56 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 59 4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 59 4.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 61 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trần Việt Tuấn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATCC American Type Culture Collection. C. albicans Candida albicans C. tropicalis Candida tropicalis CFU Colony – forming unit CHX Chlohexidin COSY Correlated Spectroscopy DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer DL Dƣợc liệu DMSO Dimethylsulfoxide E. coli Escherichia coli E. faecalis Enterococcus faecalis EtOAc. Ethyl acetat HNT Hƣơng nhu tía HPLC High-performance liquid chromatography HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation L. acidophylus Lactobacillus acidophylus MeOH Methanol MIC Minimum inhibitory concentration MRSA Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng đề kháng methicilin) MTCC Microbial Type Culture Collection NCCLS National Committee for Clinical Laboratory Standards n-HX n-Hexan NMR Nuclear Magnetic Resonance (Cộng hƣởng từ hạt nhân) OD Optical density (Mật độ quang) P. aeruginosa Pseudomonas aeruginosa PĐ Phân đoạn SDA Sabouraud Dextrose Agar SKC Sắc ký cột SKLM Sắc ký lớp mỏng S. aureus Staphylococcus aureus Strep. mutans Streptococcus mutans TSA Tryptic Soy Agar TSB Tryto – casein soy broth TT Thuốc thử UPLC Ultra Performance Liquid Chromatography UV Ultraviolet VS Vanilin sulfuric V.S.V, Vi sinh vật WHO World Heath Organization DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tên khoa học và bộ phận dùng của các dƣợc liệu 19 Bảng 2.2. Hóa chất – dung môi 20 Bảng 2.3. Dụng cụ, trang thiết bị 21 Bảng 2.4. Bảng đánh giá mức độ kháng vi sinh vật của các chất thử có nguồn gốc thực vật 26 Bảng 3.1. Chiết cao toàn phần các dƣợc liệu 30 Bảng 3.2. Chiết cao toàn phần vỏ quả lựu và rễ cam thảo 30 Bảng 3.3. Kết quả tác dụng kháng vi sinh vật của các tinh dầu 31 Bảng 3.4. Kết quả tác dụng kháng VSV của cao dƣợc liệu chiết (cồn 96%) 31 Bảng 3.5. Kết quả tác dụng kháng VSV của cao dƣợc liệu chiết (cồn 70%) 32 Bảng 3.6. Kết quả tác dụng kháng VSV của cao dƣợc liệu chiết (cồn 40%) 33 Bảng 3.7. Nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật (MIC) của HNT 35 Bảng 3.8. Nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật (MIC) của cao cam thảo 35 Bảng 3.9. Nồng độ tối thiểu ức chế VSV của cao cồn 96% vỏ quả lựu 36 Bảng 3.10. Nồng độ tối thiểu ức chế VSV của cao cồn 70% vỏ quả lựu 36 Bảng 3.11. Nồng độ tối thiểu ức chế VSV của cao cồn 40% vỏ quả lựu 36 Bảng 3.12. Nồng độ tối thiểu ức chế VSV của cao nƣớc vỏ quả lựu 37 Bảng 3.13. Nồng độ tối thiểu ƣc chế VSV của các cao vỏ lựu 37 Bảng 3.14. Định tính thành phần hóa học trong cao toàn phần 38 Bảng 3.15. Khối lƣợng và hàm ẩm cao toàn phần và PĐ của vỏ quả Lựu 39 Bảng 3.16. Các phân đoạn của cao PĐ CHCl3 vỏ quả Lựu 39 Bảng 3.17. Các phân đoạn của PĐ cao MeOH/ EtOAc 49 Bảng 3.18. Các phân đoạn của cao EtOH 51 Bảng 3.19. Đƣờng kính vòng ức chế VSV của các cao thử nghiệm 52 Bảng 3.20. Đƣờng kính vòng ức chế của các PĐ EA1; EA2; EA3; EA4; EA5 56 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết cao sàng lọc tác dụng kháng VSV của các dƣợc liệu 22 Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết cao xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển VSV 22 Sơ đồ 2.3. Quy trình chiết phân bố cao toàn phần vỏ quả lựu 23 Sơ đồ 2.4. Quy trình chuẩn bị vi sinh vật thử nghiệm 27 Sơ đồ 2.5. Tác động kháng vi sinh vật bằng phƣơng pháp khuếch tán 28 Sơ đồ 2.6. Quy trình xác định tác động kháng VSV bằng phƣơng 28 pháp pha loãng Sơ đồ 3.1. Quy trình xử lý phân đoạn cao EtOAc 42 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hính 1.1. Cây cam 12 Hính 1.2. Cây chanh 12 Hính 1.3. Hƣơng nhu tía 12 Hính 1.4. Cam thảo bắc 12 Hính 1.5. Lựu 13 Hính 1.6. Cam thảo đất 13 Hính 1.7. Kim ngân 13 Hính 1.8. Sài đất 13 Hính 1.9. Xạ can 13 Hính 1.10. Cây lá lốt 13 Hình 3.1. Thử nghiệm xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển VSV 37 Hình 3.2. Sắc ký đồ kiểm tra cột SK CL 41 Hình 3.3. Tủa (1) và SKLM tủa (1). 43 Hình 3.4. Phát hiện bằng Dragendorff các dịch rửa từ tủa (1). 43 Hình 3.5. Phát hiện bằng thuốc thử FeCl3 các dịch rửa từ tủa (1) 44 Hình 3.6. Phát hiện bằng thuốc thử Vanilin – sulfuric các dịch rửa từ tủa (1) 44 Hình 3.7. So sánh 3 cách phát hiện các dịch rửa từ tủa (1) 45 Hình 3.8. Kết tủa (2) và (3) 46 Hình 3.9. Sắc ký đồ tủa (2) và (3) 46 Hình 3.10. Kết tủa (4) 47 Hình 3.11. Sắc ký đồ các phân đoạn từ chai số 1 đến 23 (ánh sáng tự nhiên) 48 Hình 3.12. Sắc ký đồ các phân đoạn từ chai số 1 đến 20 (soi UV 254nm). 48 Hình 3.13. Sắc ký đồ các phân đoạn từ chai số 10 đến 20 (với TT FeCl3) 49 Hình 3.14. Sắc ký đồ các phân đoạn từ chai 13 đến 30 (soi UV 254nm) 50 Hình 3.15. Sắc ký đồ các phân đoạn từ chai 12 đến 26 (TT FeCl3) 51 Hình 3.16. Vòng vô khuẩn của cao TP (vỏ quả Lựu) và các phân đoạn 52 Hình 3.17. Tự sinh đồ của PĐ CHCl3 (S.aureus) 53 Hình 3.18. Tự sinh đồ các vết 1 ; 2 ; 3 ; 4 của PĐ EtOAc 53 Hình 3.19. Tự sinh đồ các vết của PĐ EtOH (S. aureus) 54 Hình 3.20. Tác dụng kháng vi sinh vật của các phân đoạn cao CHCl3 54 Hình 3.21. Vòng vô khuẩn của PĐ EA 2 và EA 3 đối với các chủng vi khuẩn 55 Hình 3.22. Tác dụng kháng vi sinh vật của các phân đoạn EtOH 57 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoảng hai thập kỷ gần đây xu hƣớng sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo dƣợc để phòng và chữa bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Dƣợc điển các nƣớc châu Á nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều đã có các chuyên luận về dƣợc liệu. Một số chuyên luận về dƣợc liệu cũng đã đƣợc đƣa vào Dƣợc điển Mỹ, châu Âu. Theo ƣớc tính hiện nay có khoảng 70% dân số trên thế giới đang sử dụng thuốc từ dƣợc liệu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Vì vậy, tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh việc đảm bảo chất lƣợng cho các loại thuốc này, việc kiểm tra chất lƣợng phải dựa trên các kỹ thuật phân tích hiện đại, việc xác định thành phần hợp chất có tác dụng dƣợc lý hoặc đặc trƣng của dƣợc liệu sử dụng làm thuốc cũng cần đƣợc quan tâm [2]. Việc xác định thành phần hợp chất có tác dụng dƣợc lý hoặc đặc trƣng của dƣợc liệu rất cần thiết vì có thể giúp định tính và/ hoặc định lƣợng cũng nhƣ để tiêu chuẩn hóa các thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu nhằm đảm bảo thuốc có chất lƣợng ổn định và hiệu quả điều trị [19]. Xác định thành phần các chất có trong dƣợc liệu còn giúp việc chiết tách các chất dƣới dạng tinh khiết để làm nguyên liệu bào chế thuốc mới hoặc làm khung cấu trúc ban đầu để tổng hợp hoặc bán tổng hợp các chất có tác dụng tốt hơn, hiệu quả điều trị tốt hơn hoặc có ít tác dụng không mong muốn hoặc giảm độc tính [2]. Các chất có trong dƣợc liệu rất đa dạng với tỷ lệ, hàm lƣợng và tác dụng phòng chữa bệnh khác nhau. Dƣợc liệu có tác dụng phòng chữa bệnh đa phần dựa vào kinh nghiệm sử dụng các loại cây thuốc trong nhân dân. Tác dụng phòng chữa bệnh của dƣợc liệu là do tác động của một chất hoặc một số chất có trong dƣợc liệu tạo ra. Việc xác định và nhận diện đƣợc thành phần các chất có trong dƣợc liệu góp phần quan 2 trọng trong nghiên cứu dƣợc liệu từ đó có thể khảo sát đƣợc tác dụng dƣợc lý cũng nhƣ hiệu quả chữa bệnh của chúng [10]. Vi sinh vật gây bệnh cho ngƣời nhất là các loại vi khuẩn và vi nấm, phát triển rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống, hiện tƣợng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh hiện nay khá phổ biến làm cho việc điều tri những bệnh nhiễm vi sinh vật trở nên khó khăn, các loại thuốc tổng hợp thƣờng gây ra những tác dụng phụ và có độc tính cao [14]. Dƣợc liệu có tác dụng chữa các bệnh nhiễm khuẩn chỉ đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian dƣới các dạng thuốc đơn giản nhƣ cao, đơn, hoàn, tán…. Việc chiết xuất, tinh chế các chất có tác dụng kháng vi sinh vật từ thảo mộc thiên nhiên trở nên cần thiết, để tạo ra các dạng thuốc có tác dụng tốt hơn, ít độc và an toàn hơn. . Bệnh nhiễm khuẩn hiện là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật thậm chí tử vong trong các cộng đồng nói chung. Dung dịch Chlohexidine gluconate (CHX) đƣợc sử dụng để làm sạch răng miệng, CHX là chất sát khuẩn phổ rộng , diệt cả vi khuẩn Gram dƣơng và vi khuẩn Gram âm, nhƣng nó có tác dụng độc nếu sử dụng không cẩn thận, ngoài ra sử dụng nó có thể gây ung thƣ [17]. Vì vậy sử dụng dƣợc liệu thảo mộc thay thế để phòng chữa bệnh nhiễm khuẩn cần đƣợc quan tâm. Tác dụng kháng vi sinh vật của dƣợc liệu đang đƣợc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Với ý nghĩa trên, đề tài: “Khảo sát tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của một số dƣợc liệu” đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1/ Sàng lọc tác dụng kháng vi sinh vật của một số dƣợc liệu. 2/ Xác định tác dụng kháng vi sinh vật của các phân đoạn chiết tách. 3/ Tách, phân lập, tinh chế, xác định cấu trúc, định tính các chất, phân đoạn có tác dụng kháng vi sinh vật trong dƣợc liệu 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Xu hƣớng phát triển thuốc có nguồn gốc thiên nhiên Theo thông tin của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay đã có tổng số khoảng 250.000 loài thƣc vật đã biết, trong đó có khoảng trên 20.000 loài thực vật bậc cao cũng nhƣ bậc thấp đƣợc sử dụng trực tiếp làm thuốc, hoặc dùng làm nguồn cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc, con số này còn đƣợc ƣớc tính từ 30 – 70.000 loài. Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa đƣợc dùng làm thuốc, ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài. [9] Bên cạnh các phƣơng thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền nhƣ thuốc sắc, thuốc cao, thuốc ngâm rƣợu, thuốc bột, thuốc chƣờm – bó, thuốc xoa bóp... Từ nhiều năm nay ngƣời ta còn chế tạo ra hàng trăm loại thuốc hiện đại, có hiêu lực chữa bệnh cao mà nguồn gốc là các hợp chất tự nhiên đƣợc chiết xuất từ cây cỏ. Phƣơng pháp nghiên cứu sàng lọc hóa học và dƣợc lý để tạo thuốc mới ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn không chỉ ở những quốc gia công nghiệp phát triển mà còn ở cả các quốc gia đang phát triển [20]. Ở Trung Quốc số dƣợc liệu từ thực vật sử dụng trong y học cổ truyền hàng năm từ 0,7 – 1,0 triệu tấn, với giá trị vào khoảng 1,4 tỉ USD [9]. Năm 1998, riêng tại thị trƣờng các nƣớc phát triển, doanh thu từ thuốc có nguồn gốc thảo mộc là 10 tỉ USD ở Châu Âu, ở Mỹ là 4 tỉ USD. Doanh số của dƣợc liệu và các sản phẩm từ dƣợc liệu hiện nay trên toàn cầu ƣớc tính khoảng 82 tỉ USD [2]. Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại cây thảo mộc, theo kết quả điều tra của Viện Dƣợc Liệu trong số hơn 12.000 loài thực vật thì có khoảng 4000 loài cho công dụng làm thuốc (trong đó có nhiều loại dƣợc liệu quý đƣợc thế giới công nhận nhƣ Hồi, Sâm ngọc linh, quế…), phần lớn đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm (truyền khẩu) trong nhân dân,. Số loài đƣợc xác minh khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh chỉ chiếm khoảng 20 – 30% [10]. Các chuyên gia nhận định nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt Nam và thế giới đang có xu hƣớng ƣu tiên các sản phẩm từ thiên nhiên nhất là những thuốc có nguồn gốc 5 dƣợc liệu vì ít có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) việc chăm sóc sức khỏe của khoảng 80% số dân tại các nƣớc đang phát triển ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dƣợc thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Mặt khác thế giới có xu hƣớng định hình lại phƣơng pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới, thay vì tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm có nhiều khó khăn và nhiều độc tính, các nhà khoa học, các tập đoàn dƣợc phẩm lớn đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên, tìm ra các hoạt chất sinh học mới có hoạt tính mạnh hơn và ít độc hơn [20]. Theo số liệu thống kê của ngành y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở Việt Nam đã tiêu thụ từ 30 – 50.000 tấn các loại dƣợc liệu khác nhau, trên 2/3 khối lƣợng này đƣợc khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nƣớc. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dƣới dạng hoạt chất nhƣ: Berberin, palmatin, rotundin, rutin… Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu đƣợc thuốc hoạt chất nhƣ Artemisinin, artesunat..và nhiều dạng thuốc đông dƣợc khác [9]. Trong cây cỏ có chứa nhiều hợp chất tự nhiên và trong số những hợp chất có hoạt tính sinh học cao đó, có nhiều chất đƣợc sử dụng làm thuốc. Với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, phong phú cùng với vốn kinh nghiệm sử dụng thuốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chính là nguồn tiềm năng để nghiên cứu, sàng lọc các hợp chất tự nhiên, xác định cấu trúc hóa học cũng nhƣ tác dụng dƣợc lý của chúng nhằm tạo ra những loại thuốc mới có tác dụng và hiệu lực chữa bệnh cao [2]. Chiết xuất dƣợc liệu có vai trò rất quan trọng trƣớc hết để lấy đƣợc các chất có trong dƣợc liệu dƣới dạng cần thiết toàn phần hoặc dƣới dạng tinh khiết cho mục đích nghiên cứu hoặc điều trị. Nghiên cứu chiết xuất kết hợp với các kỹ thuật khác để thu đƣợc các chất tinh khiết làm thuốc hoặc cung cấp nguyên liệu cho quá trình bán tổng hợp thuốc mới nhằm tăng tác dụng chữa bệnh của thuốc, giảm bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc để tạo ra những thuốc có tác dụng điều trị khác [9]. 6 1.2. Tổng quan về các dƣợc liệu 1.2.1. Chanh (hình 1.1) Tên khoa học cây chanh: Citrus limonia Osbeck. Họ Cam: Rutaceae Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-5m, có nhánh không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, có thể dài tới 35mm, chồi non màu tím. Lá tồn tại, xoan hay xoan dài, dài tới 7-8cm, rộng 3 – 3,5 cm, tròn ở gốc, tròn hay có mũi nhọn ngắn ở chóp, mỏng, mép có răng tù, gân bên mảnh, hơn 10 đôi, cuống tròn, không có cánh, nhƣng thƣờng dẹt, dài 6 – 8 mm. Hoa trắng, nhuốm tía hay tím tím, khá lớn, đơn độc hay xếp 2 – 3 cái thành chùm nhỏ ở nách lá. Quả to hoặc thuôn tròn đƣờng kính 2,5 cm, có u ở đỉnh, có vỏ mỏng, nhẵn, chia ra 10 – 12 múi, mỗi múi chứa 2 – 3 hạt hình trứng khá lớn, hơi dẹt. Bộ phận dùng: vỏ quả, tinh dầu. Thành phần hóa học: chanh rất giàu vitamin C và cũng là một nguồn phong phú của kali, vitamin B6, những hợp chất thực vật chính đƣợc tìm thấy trong chanh nhƣ axit citric, hesperidin, diosmin, eriocitrin và D-limonene. Vỏ chanh có chứa 0,5% tinh dầu gồm limonen, α-pinen, β-phellandren, camphen và γ-terpinen. [10]. 1.2.2. Cam (hình 1.2) Tên khoa học cây cam: Citrus sinensis L. Họ Cam: Rutaceae Mô tả: Cây gỗ nhỏ có dáng khỏe, đều, thân không có gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dai, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5 – 10 cm, rộng 2,5 – 5 cm, mép có răng thƣa, cuống hơi có cánh, rộng 4 – 10 mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2 – 5 hoa thành chùm, đài hoa hình chén, không lông, cánh hoa trắng dài 1,5 – 2 cm, nhị 20 – 30 cái dính nhau thành 4 – 5 bó. Quả gần hình cầu, đƣờng kính 5 – 8 cm, màu vàng cam tới đỏ da cam, vỏ quả dày 3 – 5 mm, khó bóc, cơm quả quanh hạt vàng, vị chua ngọt, hạt có màu trắng. Bộ phận dùng: vỏ quả, tinh dầu. 7 Thành phần hóa học: trong cam tƣơi có nƣớc 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4%, vitamin C 40mg%,. Quả là nguồn vitamin C, có thể lên tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô. Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu. Hoa chứ tinh dầu cam (neroli) có limonen, linalol, geradiol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol nhƣ linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat methyl và este caprylic. [10]. 1.2.3. Hƣơng nhu tía (hình 1.3) Tên khoa học: Ocimum sanctum L. Họ Hoa môi: Lamiaceae Mô tả: Cây nhỏ sống hàng năm hay sống nhiều năm, có thể cao đến 1 m hoặc hơn. Thân và cành thƣờng có màu tía, có lông. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1 – 5cm, mép lá có răng cƣa, hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh. Lá và hoa vò ra có mùi thơm đinh hƣơng. Thành phần hóa học: tinh dầu khoảng 0,2 – 0,3% (dƣợc liệu tƣơi). Tinh dầu có 2 phần, phần nặng hơn nƣớc và phần nhẹ hơn nƣớc. Vị cay. Phần nhẹ hơn nƣớc (d= 0,9746), nhiệt độ sôi 243 – 244º C. Bộ phận dùng: toàn cây, lá, tinh dầu. Thành phần hóa học: chủ yếu của tinh dầu hƣơng nhu tía là Eugenol (45 – 70%). Ngoài ra còn khoảng 20% ete methylic của eugenol và 3% carvacrol, o.xymen, p.xymen, camphen, limonen, α và β-pinen. [7] 1.2.4. Cam thảo bắc (hình 1.4) Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. Họ Đậu; Fabaceae
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất