Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tác dụng độc tính tế bào của dược liệu hồng quân (flacourtia rukam)...

Tài liệu Khảo sát tác dụng độc tính tế bào của dược liệu hồng quân (flacourtia rukam)

.PDF
75
5
65

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT TÁC DỤNG ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA DƯỢC LIỆU HỒNG QUÂN (Flacourtia rukam) Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thụy TP. Hồ Chí Minh - 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT TÁC DỤNG ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA DƯỢC LIỆU HỒNG QUÂN (Flacourtia rukam) TP. Hồ Chí Minh - 2018 . . . . SÀNG LỌC HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ VÚ CỦA CAO CHIẾT HỒNG QUÂN (Flacourtia rukam) TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ VÚ NGƯỜI MDA-MB-231 Trần Thị Phương Uyên, Đỗ Thị Hồng Tươi, Huỳnh Ngọc Thụy Mở đầu: Cây Hồng quân (Flacourtia rukam) đã được dùng từ lâu trong dân gian điều trị nhiều bệnh khác nhau nhờ tác động giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ gan, hạ đường huyết… Đề tài này sàng lọc hoạt tính độc tế bào ung thư vú của các cao chiết Hồng quân trên dòng tế bào ung thư vú người MDA-MB-231. Phương pháp: Tế bào MDA-MB-231 nuôi cấy trong môi trường DMEM, bổ sung 10% FCS, 2 mM L-glutamin, 100 IU/ml penicilin và 100 µg/ml streptomycin. Tế bào được xử lý với các cao chiết Hồng quân (nồng độ 4-100 µg/ml) trong 72 giờ. Đánh giá sự ức chế tăng trưởng tế bào bằng test MTT, Kết quả: Các cao chiết Hồng quân thể hiện hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào ung thư vú người MDA-MB-231, làm giảm tỷ lệ tế bào sống sau 72 giờ mạnh theo thứ tự cao chiết cloroform > cao ethyl acetat > cao nước. Giữa các cao chiết cloroform và ethyl acetat của các bộ phận dùng khác nhau, cao chiết từ thân thể hiện tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào tốt nhất, tiếp đến là cao từ rễ > cao từ lá. Kết luận Các cao chiết Hồng quân thể hiện hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 Từ khóa: Hồng quân, độc tế bào, ung thư vú, dòng MDA-MB-231, apoptosis, hoại tử . . STUDY ON CYTOTOXIC ACTIVITY OF EXTRACTS FROM Flacourtia indica IN HUMAN BREAST CANCER MDA-MB-231CELL LINE Tran Thi Phuong Uyen, Do Thi Hong Tuoi, Huynh Ngoc Thuy Introduction: Flacourtia indica has been used as a traditional medicine due to antiinflammatory, anti-oxidant, hepatoprotective and hypoglycemia effects. This work studied on screening for cytotoxic activity in human breast cancer MDA-MB-231 cell line of extracts from different parts of this medicinal plant. Methods: MDA-MB-231 cells ere cultured in DMEM supplemented with 10% FCS, 2 mM L-glutamine, 100 IU/ml penicillin and 100 µg/ml streptomycin. Cells were treated with extracts of F. indica at different concentrations (4 - 100 µg/ml) for 72 hours. Anti-proliferative effect was evaluated by MTT test; Results: All extracts from root, stem and leaf of F. rukam showed cytotoxic activity in human breast cancer MDA-MB-231 cell line as decreases in cell viability after treatment for 72h in the order: chloroform extracts > ethyl acetat extracts > aqueous extracts. For chloroform and ethyl acetat extracts of different parts, stem extracts exhibited the highest cytotoxic activity, after that root extracts > leaf extracts. Conclusion: All extracts of F. indica showed cytotoxic activity in human breast cancer MDA-MB-231 cell line. Keywords: Flacourtia rukam, breast cancer, MDA-MB-231 cell, apoptosis, cytotoxic activity, necrosis. . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÚ............................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa............................................................................................................ 3 1.1.2. Dịch tễ học ........................................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ .......................................................................... 5 1.1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 5 1.1.3.2. Yếu tố nguy cơ [7] ........................................................................................ 5 1.1.4. Chẩn đoán ............................................................................................................ 8 1.1.4.1. Thăm khám lâm sàng .................................................................................... 8 1.1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng ............................................................................... 8 1.1.5. Phân loại ............................................................................................................ 10 1.1.6. Các liệu pháp điều trị ......................................................................................... 11 1.1.6.1. Liệu pháp điều trị truyền thống................................................................... 11 1.1.6.2. Chiến lược điều trị mới ............................................................................... 12 1.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO .................................. 14 1.2.1. Phương pháp đo sự thay đổi điện trở [26] ......................................................... 15 1.2.2. Phương pháp dùng thuốc nhuộm đỏ trung tính [12] ..................................... 15 1.2.3. Đếm tế bào sống bằng dung dịch trypan blue [53] ............................................ 15 1.2.4. Phương pháp SRB [47] ...................................................................................... 16 1.2.5. Đánh giá tỉ lệ tế bào sống bằng phương pháp MTT [18]................................... 16 1.2.6. Dùng chỉ dấu ATP đo tỷ lệ tế bào sống ............................................................. 17 . . 1.2.7. Dùng chỉ dấu protease đo tỷ lệ tế bào sống ....................................................... 17 1.2.8. Khảo sát thời gian thực ...................................................................................... 17 1.3. KHẢO SÁT CƠ CHẾ HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ ............................ 18 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY HỒNG QUÂN .................................................................. 22 1.4.1. Chi Flacourtia .................................................................................................... 22 1.4.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 22 1.4.1.2. Đặc điểm thực vật học ................................................................................ 23 1.4.2. Đặc điểm thực vật loài Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. [3], [6] ................... 23 1.4.2.1. Tên gọi ........................................................................................................ 23 1.4.2.2. Mô tả đặc điểm thực vật ............................................................................. 23 1.4.2.5. Thành phần hóa học .................................................................................... 25 Flacourtia rukam ......................................................................................................... 25 1.4.2.6. Tác dụng dược lý ........................................................................................ 25 1.4.2.7. Công dụng [1] ............................................................................................. 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 29 2.1.1. Dòng tế bào ........................................................................................................ 29 2.1.2. Nguyên liệu thử nghiệm .................................................................................... 29 2.1.3. Hóa chất ............................................................................................................. 30 2.1.4. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................................ 31 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 33 2.2.1 Nuôi cấy tế bào ....................................................................................................... 33 2.2.2. Đếm tế bào bằng dung dịch trypan blue ............................................................ 33 2.2.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 34 2.2.4. Xử lý tế bào ........................................................................................................ 34 2.2.5. Đánh giá tỉ lệ tế bào sống bằng phương pháp MTT .......................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................................ 37 . .i 3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT MẪU NGUYÊN LIỆU ............................... 37 Khảo sát mẫu tươi ........................................................................................................ 37 3.2 SÀNG LỌC HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ VÚ NGƯỜI MDA-MB-231 CỦA CÁC CAO CHIẾT TỪ DƯỢC LIỆU HỒNG QUÂN ........................................... 38 BÀN LUẬN ................................................................................................................. 45 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 60 4.1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 60 4.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 62 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Ac-DEVD- Acetyl-Asp-Glu-Val-Asp pNA p-nitroanilide ADN Acid deoxyrinonucleic AO/EB Acridin orange/ethidium bromid ATCC American type culture collection Tiếng Việt Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ ATM Ataxia telangiectasia mutated ATP Adenosine triphosphate BMP-4 Bone morphogenetic protein-4 BRCA Breast cancer CCl4 Carbon tetracloride CD24+ Cluster of differentiation 24 CD44+ Cluster of differentiation 44 CHEK2 Checkpoint kinase 2 . Gen ung thư vú Điểm kiểm soát . CDH1 Cadherin CMF Cyclophosphamide, Methotrexate, 5-fluorouracil (5-FU) CAF Cyclophosphamide, Adriamycin, 5-fluorouracil (5-FU) CEF Cyclophosphamide, Epirubicin, 5-fluorouracil (5-FU) DAPI 4 ', 6-diamidino-2-phenylindole DMEM Dulbecco's Modified Eagle's medium DMSO Dimethyl sulfoxide EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid ER Estrogen receptor EtOAc Ethyl acetat FCS Fetal calf serum Huyết thanh bào thai bê GC-MS Gas chromatography - mass spectrometry Sắc kí khí-khối phổ HCl Acid chlohydric LDH Lactate dehydrogenase MeOH Methanol MRI Magnetic Resonance Imaging MTT [3-(4,5-dimethyl-thiazol-2-yl)-2,5- Môi trường DMEM Thụ thể estrogen Chụp cộng hưởng từ diphenyl tetrazolium bromid)] Đỏ trung tính NRU Neutral red uptake NR Neutral red OD Optical Density Mật độ quang PET Positron Emission Tomography Chụp cắt lớp phát xạ PTEN Phosphatase and tensin homolog PR Progesteron receptor SRB Sulforhodamin B SDH Succinate dehydrogenase . Thụ thể progesteron . TE Tris HCl-EDTA TNM Tumor - Node - Metastasis TCA Acid trichloroacetic TAE Tris base, acetic acid and EDTA TNF-α Tumor necrosis factor alpha Yếu tố hoại tử khối u XTT Vascular Endothelial Growth Factor Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu . i. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán ....................................................... 9 Bảng 2.1. Danh mục hóa chất, thuốc thử đã sử dụng ..................................................... 30 Bảng 2.2. Danh mục thiết bị đã sử dụng .......................................................................... 31 Bảng 3.1. Hoạt tính độc tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 của các cao Hồng quân ở nồng độ 100 µg/ml sau 72 giờ xử lý ..................................................................... 39 Bảng 3.2. Hoạt tính độc tế bào ung thư vú MDA-MB-231 của các cao Hồng quân .... 41 Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) ức chế tăng trưởng tế bào ung thư vú của các cao Hồng quân.... 41 Bảng 3.4. IC50 trên dòng tế bào MDA-MB-231 của cao Hồng quân và paclitaxel .............. 43 . .i DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ung thư vú ........................................................................................................... 3 Hình 1.2. Tỷ suất mắc ung thư vú tại châu Á và Đông Nam Á năm 2008 [23] .............. 4 Hình 1.4. Sơ đồ vị trí phân loại của chi Flacourtia theo Takhtajan .............................. 22 Hình 2.1. Tế bào MDA-MB-231 quan sát dưới kính hiển vi soi ngược (x20) ............... 29 (A) 2 ngày sau khi cấy chuyển trong bình nuôi cấy 75 cm2 ........................................... 29 (B) 1 ngày sau khi cấy chuyển lên đĩa 96 giếng ở mật độ 1 x 104 tế bào/cm2 ................ 29 Hình 2.3. Quy tắc đếm tế bào ............................................................................................ 34 Hình 3.1. Tế bào ung thư vú MDA-MB-231 quan sát dưới kính hiển vi soi ngược sau 72 giờ ở mẫu chứng (A) và mẫu xử lý với cao cloroform từ rễ Hồng quân (B) ........... 39 Hình 3.2. Hoạt tính độc tế bào của các cao cloroform, cao ethyl acetat, cao nước từ rễ và lá Hồng quân trên tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 ...................................... 42 Hình 3.3. Hoạt tính độc tế bào của các cao cloroform, cao ethyl acetat, cao nước từ lá Hồng quân trên tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 ............................................... 43 Phụ lục 6. Kết quả nhuộm AO/EB của cao chiết cloroform từ rễ Hồng quân ............... 5 . . MỞ ĐẦU Ung thư là nguyên nhân gây tử vong xếp hạng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư hàng năm đều tăng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có khoảng 14 triệu trường hợp mới mắc và 8,2 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới trong năm 2012. Năm 2012, Việt Nam báo cáo khoảng 110,000 trường hợp ung thư mới và trên 73% số này tử vong, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Hiệp hội ung thư Việt Nam báo cáo trung bình mỗi năm có 150,000 ca mới mắc và 75,000 ca tử vong do ung thư và khoảng 240,000- 250,000 bệnh nhân ung thư đang được điều trị. Tại bệnh viện K Hà Nội, số bệnh nhân ung thư tăng 20 - 30% mỗi năm. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,4% mỗi năm [5]. Bốn loại ung thư phổ biến nhất xảy ra trên toàn thế giới là ung thư phổi, vú, ruột và tuyến tiền liệt. Tình hình ung thư tại Việt Nam tương tự như các nước đang phát triển khác với tỷ lệ mắc cao nhất là ung thư phổi, vú, dạ dày, cổ tử cung, gan, trực tràng. Ung thư vú có tỷ lệ mắc phải đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và thuộc nhóm năm loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Ung thư vú chủ yếu được điều trị bằng bốn liệu pháp, phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với xạ trị, hóa trị và điều trị nội tiết. Hiện nay, các thuốc điều trị ung thư ở nước ta chủ yếu được nhập khẩu với giá thành cao, dẫn đến gánh nặng về kinh tế đối với bệnh nhân ung thư cũng như chi phí y tế của ngân sách quốc gia. Nhằm giải quyết tình trạng này, một trong những định hướng phát triển của ngành dược Việt Nam là nghiên cứu phát triển và sản xuất các thuốc điều trị ung thư. Trong đó, việc nghiên cứu tìm ra những hoạt chất tiềm năng từ dược liệu là một hướng phát triển quan trọng phù hợp với nguồn dược liệu phong phú và đa dạng của nước ta. Cây Hồng quân [Flacourtia rukam] thuộc họ Liễu, sống ở nhiều vùng trên thế giới. Từ lâu, cây Hồng quân đã được dùng như một vị thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh khác nhau ở Ấn Độ, Malay Peninsula, Bangladesh và Myanmar [21]. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng giảm đau kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ gan, hạ đường huyết… của cây Hồng quân [9], [21], [33]. . . Nghiên cứu gần đây báo cáo tác động độc tế bào ung thư đại tràng của cao chiết Hồng quân [40], mở ra hướng nghiên cứu về tác động này trên một số dòng ung thư khác, trong đó có dòng tế bào ung thư vú để cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng Hồng quân trong phòng và/hoặc hỗ trợ điều trị ung thư. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài này thực hiện “Sàng lọc hoạt tính độc tế bào ung thư vú của cao chiết Hồng quân trên dòng tế bào ung thư vú người MDA-MB231” với các mục tiêu cụ thể sau đây: - Sàng lọc hoạt tính độc tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 của các cao chiết Hồng quân trên mô hình in vitro; - Khảo sát tác động gây hoại tử tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 của cao chiết Hồng quân tiềm năng. - Khảo sát tác động hoạt hóa quá trình apoptosis tế bào ung thư vú người MDA-MB231 của cao chiết Hồng quân tiềm năng. . . Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÚ 1.1.1. Định nghĩa Bên trong vú của phụ nữ có 15 đến 20 phần, hoặc thùy. Mỗi thùy được làm bằng nhiều phần nhỏ hơn được gọi là thùy. Mô xơ và chất béo lấp đầy khoảng trống giữa các thùy và ống dẫn (ống nối các thùy và núm vú). Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành một hoặc nhiều khối u. Các khối u có thể là ung thư (ác tính) hoặc không phải ung thư (lành tính) [37]. Ung thư vú là khối u ác tính bắt đầu từ những tế bào của tiểu thùy sản xuất sữa hoặc ống dẫn sữa từ tiểu thùy đến núm vú. Ung thư vú ít bắt nguồn từ mô nền (gồm mô mỡ và mô liên kết nguyên bào sợi của vú). Tế bào ung thư xâm lấn sang các mô vú khỏe mạnh lân cận rồi từ đó lan đến các hạch bạch huyết dưới nách. Tế bào ung thư có thể theo hệ thống bạch huyết đi đến khắp nơi trong cơ thể [37]. Hình 1.1. Ung thư vú 1.1.2. Dịch tễ học Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ các nước công nghiệp. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), ung thư vú có tỷ lệ mắc phải chỉ đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và thuộc nhóm năm loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. . . Tại khu vực Đông Nam Á, theo thống kê năm 2008 gần 87.000 người mắc bệnh ung thư vú, trong đó có 37.000 bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú trung bình tại Đông Nam Á bằng khoảng 44% so với tỷ lệ mắc bệnh [30]. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú tại các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do ung thư vú có sự khác biệt theo giới tính. Ung thư vú chủ yếu xảy ra ở nữ giới và hiếm gặp ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở nam giới chỉ khoảng 8,9/100.000 người, tương ứng chiếm 1% so với tất cả các loại ung thư và tỷ lệ tử vong ở nam giới khoảng 1,6/100.000 người [28]. Hình 1.2. Tỷ suất mắc ung thư vú tại châu Á và Đông Nam Á năm 2008 [23] Tại Việt Nam, theo thống kê giai đoạn 2001 - 2004, tỷ lệ mắc ung thư vú ở các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ và ở các tỉnh phía Nam là 16,3/100.000 đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung [4]. Năm 2002, ở nữ giới, ung thư vú chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai trong các loại bệnh ung thư với tỷ lệ 17 bệnh nhân trên 100.000 người, trong khi ung thư cổ tử cung là 20. Đến năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú đã tăng lên đến 21,5 bệnh nhân và đang trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới [23]. Hàng năm, ước tính có khoảng 14 ngàn phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú và có khoảng 6 ngàn người tử vong. Năm 2010, số người mắc ung thư vú tại Việt Nam được ước tính khoảng 26 ngàn [7]. Đầu thế kỉ 20 đã có một số nghiên cứu về bệnh ung thư vú trong cộng đồng người Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố . . lâm sàng. Năm 2002, Scarlett S. Lin và cộng sự khảo sát trên cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ nhận thấy bệnh nhân Việt Nam (độ tuổi trung bình mắc bệnh là 51, 49% bệnh nhân dưới 50 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi trẻ cao hơn các cộng đồng dân cư khác. Những bệnh nhân này đòi hỏi can thiệp phẫu thuật tại chỗ hoặc cục bộ (61,1% bệnh nhân cần phẫu thuật) nhiều hơn những cộng đồng dân nhập cư khác [46]. 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 1.1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh Các nguyên nhân của ung thư vú có thể được chia thành 3 nhóm chính: - Nhóm ngẫu nhiên - Nhóm có yếu tố gia đình - Nhóm có yếu tố di truyền Nhóm ngẫu nhiên: Hầu hết các trường hợp ung thư vú (80%) xảy ra ngẫu nhiên do sự biến đổi gen tự phát xảy ra trong tế bào. Tế bào bị biến đổi gen phân chia và nhân lên không giống như các tế bào bình thường khác. Đến nay, nguyên nhân gây ung thư vú “ngẫu nhiên” vẫn chưa được biết, có thể do nhiều yêu tố liên quan khác nhau như các yếu tố môi trường hay tác động của các nội tiết tố trong máu. Nhóm có yếu tố di truyền: Dưới 10% ung thư vú do di truyền từ mẹ sang con. Nhóm có yếu tố gia đình: Khoảng 20% trường hợp ung thư vú có yếu tố gia đình do sự phân bố ngẫu nhiên các gen bị lỗi (không phải từ mẹ sang con) [2]. 1.1.3.2. Yếu tố nguy cơ [7] Nơi sinh: Phụ nữ được sinh ra ở Bắc Mỹ, Bắc Âu có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ sinh ra ở châu Á hay châu Phi. Những phụ nữ di cư từ vùng có nguy cơ thấp sang vùng có nguy cơ cao thì có nguy cơ mắc ung thư vú tương tự ở vùng mới. Phụ nữ ở vùng có nguy cơ thấp, khi di cư sang vùng có nguy cơ cao, ở độ tuổi càng trẻ càng có nhiều nguy cơ hơn so với nơi họ được sinh ra. Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi bị ung thư vú nhiều nhất là 50-59. Ở Anh, 80% phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú có tuổi lớn . . hơn 50, khoảng 50% ung thư vú xảy ra ở khoảng tuổi 50-64. Ước tính nguy cơ mắc ung thư vú theo tuổi như sau: - Nguy cơ cho đến 25 tuổi: 1/15000 phụ nữ - Nguy cơ cho đến 30 tuổi: 1/1900 - Nguy cơ cho đến 40 tuổi: 1/200 - Nguy cơ cho đến 50 tuổi: 1/50 - Nguy cơ cho đến 60 tuổi: 1/23 - Nguy cơ cho đến 70 tuổi: 1/15 - Nguy cơ cho đến 80 tuổi: 1/11 - Nguy cơ cho đến 85 tuổi: 1/10 - Nguy cơ cho cả cuộc đời (mọi lứa tuổi): 1/9 Giới tính: Khoảng 99% bệnh nhân ung thư vú là phụ nữ vì cơ thể sản xuất nội tiết tố nữ làm phát triển tuyến vú, cũng là nguyên nhân gây ung thư vú. Tuy nhiên, 70% phụ nữ bị ung thư vú không xác định được rõ yếu tố nguy cơ và lứa tuổi thường mắc. Các thống kê cho thấy ung thư vú thường gặp nhất ở lứa tuổi trên 40, ở phụ nữ sinh ít con, không lập gia đình, có người thân bị ung thư vú (có nhiều nguy cơ đột biến gen trong gia đình). Khoảng 1% ung thư vú xảy ra ở giới nam. Yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú ở nam là: mang gen ung thư vú (BRCA1, BRCA2, TP53), có tiền căn xạ trị ở ngực, nữ hoá tuyến vú, tinh hoàn ẩn, béo phì, tăng tiếp xúc với estrogen. Đang có ung thư vú: Phụ nữ đang điều trị ung thư vú ở một bên có nguy cơ bị ung thư vú bên kia cao gấp 5 lần so với phụ nữ bình thường. Estrogen nội sinh: Phụ nữ ung thư vú có nồng độ estrogen trong máu cao hơn người bình thường. Liệu pháp nội tiết tố: Phụ nữ sử dụng liệu pháp nội tiết tố trước và sau mãn kinh có nguy cơ ung thư vú. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh liên quan thuận với số thuốc, thời gian hút. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư . . vú sớm hơn không hút thuốc lá: hút thuốc lá từ tuổi 30 trở lên có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 60%; trước tuổi 12 có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 7,5 lần. Thừa cân, béo phì: Thừa cân, nhất là béo phì, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh có dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế. Bệnh nhân béo phì mắc ung thư vú dễ bị tái phát hơn người không béo phì gấp 5 lần. Phụ nữ sau mãn kinh nặng trên 70 kg có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 lần phụ nữ nặng dưới 60 kg [2]. Thay đổi di truyền: Thay đổi di truyền trong một số gen (BRCA1, BRCA2,...) làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những thay đổi này ước tính chiếm không quá 10% ca ung thư vú. Phụ nữ có thay đổi gen này có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường. Ung thư vú cũng liên quan đến sự đột biến các gen: ATM (gen mã hóa tác nhân giúp sửa chữa sự tổn thương ADN), p53 (gen mã hóa protein ngưng sự tăng sinh tế bào ung thư), CHEK2 (gen mã hóa thành phần cần cho sản xuất protein gây ngưng tăng trưởng tế bào ung thư), PTEN (gen mã hóa protein điều hòa sự tăng trưởng tế bào), CDH1 (gen mã hóa protein hỗ trợ tế bào liên kết với nhau tạo nên mô). Khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư vú tăng biểu hiện thụ thể estrogen và progesteron (estrogen receptor ER và progesteron receptor - PR). Tỷ lệ này ở bệnh nhân lớn tuổi cao hơn bệnh nhân trẻ tuổi. Khoảng 1/5 bệnh nhân ung thư vú biểu hiện mức cao HER2/neu (Human epidermal growth factor receptor 2, thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô người - HER2) [22]. Tiền sử gia đình: Khả năng phát triển ung thư vú của phụ nữ tăng lên nếu mẹ, em gái và/hoặc con gái bị chẩn đoán mắc bệnh, đặc biệt trước tuổi 50. Xạ trị: Phụ nữ xạ trị vào ngực trước tuổi 30 có nguy cơ bị ung thư vú trong suốt cuộc đời, ví dụ điều trị u lympho Hodgkin lúc càng trẻ, nguy cơ càng cao. Rượu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng càng uống nhiều rượu, nguy cơ ung thư vú càng cao. Lịch sử sinh sản và kinh nguyệt: Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trước tuổi 12 hoặc mãn kinh sau tuổi 55 có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Phụ nữ mang thai lần đầu sau 30 tuổi hoặc chưa từng có thai kì đầy đủ có nguy cơ ung thư vú cao. Phụ nữ không có con có nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần phụ nữ có con. . . Mức độ hoạt động thể lực: Phụ nữ không hoạt động thể chất trong suốt cuộc đời có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn [37]. 1.1.4. Chẩn đoán Chẩn đoán ung thư vú gồm thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cận lâm sàng,… 1.1.4.1. Thăm khám lâm sàng Khám lâm sàng đi từ đơn giản bằng cách hỏi, nhìn, sờ, gõ, nghe cho đến các bước phức tạp hơn như sử dụng kính hiển vi để quan sát cấu trúc mô, tế bào… dựa trên các dấu hiệu lâm sàng như sau: -Triệu chứng tại chỗ: thay đổi kích thước, hình dạng vú; da lún không hồi phục trên vú hoặc da bị thay đổi (dày lên, sưng đỏ…); núm vú bị lún bất thường, loét hoặc co rút núm vú…; đầu vú chảy chất nhờn hoặc có máu. -Triệu chứng toàn thân: Khó thở, đau xương, trướng bụng, vàng da, đau đầu, cứng vú, núm vú bị co kéo; vú không đồng nhất, bờ không rõ; chảy máu; chức năng nhận thức thay đổi. -Triệu chứng bệnh đã tiến triển nặng hoặc di căn xa: hạch nách hoặc hạch trên đòn dương tính; tràn dịch màng phổi, làm bệnh nhân đau ngực, khó thở; tràn dịch ngoài màng tim, bệnh nhân khó thở, suy hô hấp…; gãy xương khi ung thư đã di căn vào xương; gan to…; u xuất hiện trong não làm bệnh nhân đau đầu, hôn mê; chèn ép cột sống làm bệnh nhân đau lưng, yếu liệt tay chân… [41]. 1.1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng Ở các giai đoạn sớm, rất khó để chẩn đoán hình ảnh chính xác, cần sử dụng thêm các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán và phân loại ung thư vú cụ thể và chính xác hơn. Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh, trong đó những phương pháp thường xuyên được sử dụng là: Chụp X-Quang vú, siêu âm vú, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ [11, 50] .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất