Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cây cúc gai (silybum marianu...

Tài liệu Khảo sát tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cây cúc gai (silybum marianum (l.) gaertn., asteraceae) di thực trồng tại lâm đồng

.PDF
100
1
82

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- LÊ TRUNG KHOẢNG KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CÂY CÚC GAI (Silybum marianum (L.) Gaertn., Asteraceae) DI THỰC TRỒNG TẠI LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ LÊ TRUNG KHOẢNG KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CÂY CÚC GAI (Silybum marianum (L.) Gaertn., Asteraceae) DI THỰC TRỒNG TẠI LÂM ĐỒNG Ngành: Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 Luận văn Thạc sĩ Dược học Thầy hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi PGS.TS. Bùi Mỹ Linh Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Trung Khoảng . . LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi và PGS.TS. Bùi Mỹ Linh, những người trực tiếp hướng dẫn tôi, luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô của Khoa Dược - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong những năm tháng học tập ở trường. Xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy Cô, kỹ thuật viên Bộ môn Dược lý đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng đã dành thời gian để xem và góp ý giúp luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình và bạn bè lời cảm ơn chân thành vì đã dành cho tôi thời gian, tình cảm và giúp đỡ tôi suốt thời gian qua. Lê Trung Khoảng . . Tóm tắt KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CÂY CÚC GAI (SILYBUM MARIANUM (L.) GAERTN., ASTERACEAE) DI THỰC TRỒNG TẠI LÂM ĐỒNG Giới thiệu: Cúc gai, có nguồn gốc từ châu Âu, được biết đến với tác dụng bảo vệ gan. Gần đây, Cúc gai được trồng di thực tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Đề tài khảo sát tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của cây Cúc gai di thực, trồng tại Lâm Đồng để cung cấp cơ sở về tính an toàn và tác dụng dược lý của dược liệu này. Phương pháp nghiên cứu: Cao Cúc gai được chiết với dung môi ethanol 96%, 70%, 50% và nước bằng phương pháp chiết nóng. Khảo sát hàm lượng polyphenol trong cao và chọn dung môi tiềm năng. Khảo sát tác dụng chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp DPPH. Độc tính cấp và LD50 của cao cồn 50% được khảo sát bằng phương pháp Behrens. Khảo sát tác động bảo vệ gan của cao cồn 50% liều 500 và 1000 mg/kg trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng CCl4 so với silymarin liều 100 mg/kg thông qua hoạt tính enzym gan ALT, AST huyết tương; hàm lượng MDA, GSH trong gan và các tổn thương đại thể - vi thể ở gan. Kết quả: Dựa trên hiệu suất chiết, hàm lượng polyphenol toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa in vitro, chọn cao chiết tiềm năng là cao cồn 50%. LD50 của cao chiết cồn 50% từ cây Cúc gai là 25,792 ± 2,175 (g/kg). Tiêm phúc mô CCl4 trong dầu ô liu ở nồng độ 0,2%, thể tích 10 ml/kg gây tổn thương gan, làm tăng đáng kể hoạt tính AST, ALT huyết. Cao cồn 50% từ toàn cây Cúc gai ở liều 1000 mg/kg (tương đương khoảng 6 g/kg) làm giảm hoạt tính AST, ALT, giảm hàm lượng MDA, phục hồi hàm lượng GSH trong gan có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh. Cao Cúc gai liều 1000 mg/kg thể hiện chống oxy hóa, bảo vệ gan tốt hơn liều 500 mg/kg và tương đương với thuốc đối chứng silymarin 100 mg/kg, mặc dù chưa đưa các thông số khảo sát trở về mức sinh lý. Kết luận: Cao cồn 50% từ toàn cây Cúc gai có độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng với giá trị LD50 khoảng 25,792 ± 2,175 g cao/kg. Cao cồn 50% ở liều cho chuột nhắt uống 1000 mg/kg thể hiện tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan tương tự thuốc đối chứng silymarin liều 100 mg/kg. Từ khóa: Cúc gai, độc tính cấp, chống oxy hóa, bảo vệ gan, carbon tetraclorid . . Abstract STUDY ON ANTIOXIDANT AND HEPATOPROTECTIVE EFFECTS OF MILK THISTLE (Silybum marianum (L.) Gaertn., Asteraceae) MOVED AND CULTIVATED IN LAM DONG PROVINCE Introduction: Milk thistle is widely known as hepatoprotective plant. However, it doesn’t grow naturally in Viet Nam, but it has been moved and planted in some regions in Viet Nam. The aim of this study is to evaluate the acute toxicity, antioxidant activity and hepatoprotective effect of Milk thistle planted in Lam Dong, Viet Nam. Menthods: Dried milk thistle was extracted with hot solutions (ethanol 96%, 70%, 50% and water). Characteristics of extracts were surveyed to choose potential solution. The antioxidant activity of the extract was carried out by DPPH test. The acute toxicity was evaluated and LD50 was estimated by Behrens method. The extract was chosen to test on mice (the dosages were 500 and 1000 mg/kg) with model of carbon tetrachloride – induced liver damages. Control positive group used silymarin 100 mg/kg. The results were evaluated by ALT, AST, MDA, GSH test; micro and macroscopic injuries observed on livers. Results: Base on the results of total polyphenol level and antioxidant activity, the potential solution was ethanol 50%. For oral acute toxicity of the extract on mice, LD50 was 25.792 ± 2.175 g/kg. The oral dosage of 1000 mg/kg (equivalent to 6 g/kg) decreased ALT, AST, MDA level and increased GSH level compared to disease control group, it was statistically significant difference. The dosage of 1000 mg/kg was better than 500 mg/kg, and it also was equivalent to silymarin 100 mg/kg although markers Conclusion: Milk thistle extract from ethanol 50% had oral acute toxicity, LD50 on mice was 25.792 ± 2.175 g/kg; dosage of 1000 mg/kg on mice, the hepatoprotective effect was equivalent to silymarin 100 mg/kg. Key words: Milk thistle, Silybum marianum, antioxidant activity, hepatoprotective effect, carbon tetrachloride. . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................1 1.1. GAN...............................................................................................................1 1.1.1. Cấu tạo ....................................................................................................1 1.1.2. Chức năng ...............................................................................................2 1.1.3. Một số bệnh lý về gan .............................................................................3 1.1.4. Một số thuốc điều trị bệnh gan ...............................................................4 1.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN .......................7 1.2.1. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro .................................................7 1.2.1.1. Phương pháp sử dụng DPPH ..................................................................7 1.2.1.2. Phương pháp đánh giá khả năng bắt gốc tự do hydroxyl (OH*).............8 1.2.1.3. Phương pháp khả năng bắt giữ gốc supperoxid (SOD) ..........................8 1.2.1.4. Phương pháp β-caroten - acid linoleic ....................................................9 1.2.1.5. Phương pháp sử dụng gốc tự do cation ABTS .......................................9 1.2.1.6. Phương pháp đánh giá khả năng tạo phức chelat với kim loại .............10 Khảo sát tác động bảo vệ gan in vivo ......................................................10 1.2.2. 1.2.2.1. Một số mô hình gây tổn thương gan .....................................................10 1.2.2.2. Các thông số đánh giá chức năng gan...................................................11 1.3. ĐỘC TÍNH CẤP VÀ LD50 ..........................................................................14 1.3.1. Mục tiêu....................................................................................................14 1.3.2. Mô hình thử ..............................................................................................14 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÚC GAI (Silybum marianum (L.) Gaertn.) ...............16 1.4.1. Vị trí phân loại thực vật............................................................................16 1.4.2. Đặc điểm thực vật ....................................................................................17 1.4.3. Phân bố .....................................................................................................18 . . 2 1.4.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến ...............................................................18 1.4.5. Thành phần hóa học .................................................................................18 1.4.6. Tác dụng dược lý ......................................................................................19 1.4.7. Công dụng ................................................................................................21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................22 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU .................................................................................22 2.1.1. Dược liệu ..................................................................................................22 2.1.2. Động vật thử nghiệm ................................................................................23 2.1.3. Dụng cụ và thiết bị ...................................................................................23 2.1.4. Hóa chất và thuốc thử...............................................................................24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................25 2.2.1. Chiết xuất dược liệu ..............................................................................25 2.2.2. Xác định hiệu suất chiết ........................................................................25 2.2.3. Khảo sát tính chất của cao toàn phần tiềm năng...................................25 2.2.4. Khảo sát tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH ...............28 2.2.3. Khảo sát độc tính cấp của cao Cúc gai toàn phần ....................................29 2.2.4. Khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào gan trên chuột nhắt trên mô hình gây tổn thương bằng CCl4 ...............................................................................................31 2.2.5. Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê ..............................................33 3 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................34 3.1. CHIẾT XUẤT CÁC CAO TOÀN PHẦN...................................................34 3.2. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TRONG CÁC CAO TOÀN PHẦN.....................................................................................................................34 3.3. HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CÁC CAO TOÀN PHẦN .......37 3.4. CHIẾT XUẤT CAO TOÀN PHẦN TIỀM NĂNG ....................................37 3.5. CHẤT LƯỢNG CỦA CAO TOÀN PHẦN TIỀM NĂNG .........................38 3.5.1. Thử độ tinh khiết...................................................................................38 Độ ẩm .................................................................................................................38 Độ ẩm của cao cồn 50% từ cây Cúc gai được trình bày trong Bảng 3.4. ..........38 . i. 3.5.2. Định tính và định lượng polyphenol toàn phần ....................................39 3.5.3. Định lượng flavonoid toàn phần ...........................................................41 3.6. HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CAO TIỀM NĂNG 41 3.7. ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG TRÊN CHUỘT NHẮT CỦA CAO TIỀM NĂNG .........................................................................................................43 3.8. TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN IN VIVO CỦA CAO CỒN 50% TỪ CÂY CÚC GAI .............................................................................45 3.8.1. Tác dụng của cao thử lên hoạt tính enzym gan ALT và AST ..............46 3.8.2. Tác dụng của cao Cúc gai lên hàm lượng MDA, GSH gan .................48 3.8.3. Tác dụng của cao Cúc gai lên đại thể và vi thể gan ..............................52 4 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................57 5 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................62 4.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................62 4.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64 Phụ lục 1. Kết quả định lượng flavonoid ............................................................ PL1 Phụ lục 2. Kết quả khảo sát chọn dung môi tiềm năng ...................................... PL4 Phụ lục 3. Kết quả khảo sát chất lượng của cao toàn phần được chiết bởi dung môi cồn 50% ....................................................................................................... PL5 Định lượng polyphenol toàn phần theo .............................................................. PL5 Định lượng polyphenol toàn phần theo .............................................................. PL5 Phụ lục 4. Kết quả hoạt tính enzym ALT, AST của các lô chuột thử nghiệm ... PL8 Phụ lục 5. Kết quả định lượng GSH và MDA của các lô chuột thử nghiệm ...... PL9 Phụ lục 6. Hình ảnh đại thể gan của các lô chuột thử nghiệm .......................... PL10 Phụ lục 7. Hình ảnh vi thể gan của các lô chuột thử nghiệm ........................... PL13 . . i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Tên tiếng Anh viết tắt ABTS 2,2-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid ALP Alkaline phosphatase ALT Alanine aminotransferase AST Aspartate aminotransferase CAT Catalase DĐVN DPPH Dược điển VIệt Nam 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl ĐVTN Động vật thí nghiệm DTNB 5,5-dithiobis 2-nitrobenzoic acid GGT Gamma Glutamyl Transferase GSH Glutathione IP Intraperitoneal LDH Lactate dehydrogenase MDA Malondialdehyde MTT NADH Tên tiếng Việt Tiêm phúc mô 3-(4,5-Dimethylthiazol-2-yl)-2,5-Diphenyl tetrazolium Bromid Nicotinamide adenine dinucleotide NS3/4A Nonstructural protein 3/4A PO Per oral Đường uống SC subcutaneous Tiêm dưới da SDH Succinat dehydrogenase SOD Superoxide dismutase TBA Thiobabituric acid . . DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1. Các loại bệnh gan, đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh ......................... .. 4 Bảng 5.2. Một số chế phẩm bảo vệ gan có nguồn gốc từ dược liệu .......................... 6 Bảng 1.3. Một số mô hình gây viêm gan trên chuột nhắt bằng hóa chất .............. ..10 Bảng 1.4. Các hợp chất có trong Cúc gai .............................................................. ..19 Bảng 2.1. Danh mục thiết bị đã sử dụng...................................................................23 Bảng 2.2. Danh mục hóa chất và thuốc thử ..............................................................24 Bảng 2.3. Thành phần và thể tích các chất trong thí nghiệm DPPH ........................28 Bảng 2.4. Bảng số liệu xác định LD50 theo công thức Behrens ..............................30 Bảng 3.1. Hiệu suất chiết cao toàn phần với các dung môi khác nhau ....................34 Bảng 3.2. Hàm lượng polyphenol toàn phần của 04 cao Cúc gai ............................36 Bảng 3.3. Hiệu suất chiết, hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa in vitro của 04 cao toàn phần từ Cúc gai ...............................................................................37 Bảng 3.4. Độ ẩm của cao cồn 50% từ cây Cúc gai ...................................................38 Bảng 3.5. Độ tro toàn phần của cao cồn 50% từ cây Cúc gai ..................................38 Bảng 3.6. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong cao cồn 50% của cây Cúc gai ..39 Bảng 3.7. Hàm lượng polyphenol trong cao cồn 50% Cúc gai theo silymarin ........41 Bảng 3.8. Số lượng chuột sống/chết của thử nghiệm độc tính cấp cao Cúc gai ......43 Bảng 3.9. Hoạt tính ALT và AST của chuột ở các lô thử nghiệm ...........................46 Bảng 3.10. Hàm lượng MDA trong gan chuột của các lô thử nghiệm .....................49 Bảng 3.11. Hàm lượng GSH trong gan chuột của các lô thử nghiệm ......................51 Bảng 3.12. Bảng kết quả phân tích vi phẫu gan chuột thử nghiệm ..........................54 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các mặt của gan. A: Mặt trên, B: Mặt dưới ...............................................1 Hình 1.2. Sơ đồ một tiểu thùy gan ..............................................................................2 Hình 1.3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gan.........................................................3 Hình 1.4. Phản ứng của DPPH và chất khử RH .........................................................7 Hình 1.5. Phản ứng của deoxyribose và OH●.............................................................8 Hình 1.6. Phản ứng của anion supperoxid và nitroblue tetrazolium ..........................8 Hình 1.7. Phản ứng của ABTS●(+) với chất khử AH là mất màu xanh .......................9 Hình 1.8. Phản ứng có sự xúc tác của AST và ALT ................................................12 Hình 1.9. Phản ứng MDA và TBA ...........................................................................13 Hình 1.10. Phản ứng của GSH và DTNB .................................................................13 Hình 1.11. Cây và lá Cúc gai ....................................................................................17 Hình 1.12. Hoa và hạt Cúc gai .................................................................................17 Hình 2.1. Dược liệu cúc gai khô được thu hoạch tại Lâm Đồng Việt Nam. A: Lá, hoa và quả cúc gai; B: Lá; C: Hoa; D: Quả………………………………………..22 Hình 3.1. Phản ứng định tính polyphenol ................................................................35 Hình 3.2. Phương trình đường chuẩn theo nồng độ pyrogallol ................................36 Hình 3.3. Đường chuẩn của pyrogallol ....................................................................39 Hình 3.4. Phổ hấp thu (từ 200 đến 400 nm) của chất chuẩn silymarin phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu sau 30 phút ......................................................................40 Hình 3.5. Phương trình tuyến tính của chất chuẩn silymarin ...................................41 Hình 3.6. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn 50% từ Cúc gai ................42 Hình 3.7. Đồ thị hoạt tính chống oxy hóa của silymarin theo phương pháp DPPH 42 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chuột chết tích lũy theo liều cao cho chuột uống ..44 Hình 3.9. Đại thể chuột của các lô thử nghiệm độc tính cấp....................................45 Hình 3.10. Kết quả hoạt tính ALT của các lô chuột thử nghiệm .............................47 Hình 3.11. Kết quả AST của các lô chuột thử nghiệm .............................................47 Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa độ hấp thu và nồng độ MDA ............48 Hình 3.13. Hàm lượng MDA của gan chuột ở các lô chuột thử nghiệm .................49 . . Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa độ hấp thu và nồng độ GSH .............50 Hình 3.15. Kết quả GSH của các lô chuột thử nghiệm ............................................51 Hình 3.16. Hình ảnh đại thể gan chuột của các lô thử nghiệm ................................53 Hình 3.17. Hình ảnh vi thể tế bào gan của chuột thử nghiệm (x40, HE) ................54 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Gan là cơ quan lớn nhất bên trong cơ thể với nhiều chức năng quan trọng (tổng hợp và chuyển hóa glucid, dự trữ máu, sản xuất các yếu tố đông máu và protein…). Với vị trí cửa ngõ của cơ thể, gan tiếp nhận các chất dinh dưỡng, chất ngoại sinh được hấp thu từ hệ tiêu hóa và làm nhiệm vụ thanh lọc, bảo vệ cơ thể. Vì vậy, khi các tác nhân gây độc xâm nhập cơ thể, gan là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng Mặc dù các tế bào gan có mức độ tự hồi phục cao tuy nhiên những tế bào đó cũng rất dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân khác nhau như hóa chất, virus, vi khuẩn. Trên thế giới cũng như ở Việt nam, nhiều dược liệu đã được sử dụng với tác dụng bảo vệ gan nhờ ưu điểm có thể sử dụng lâu dài với tính an toàn cao như Bán chi liên, Cà gai leo, Cúc gai, Chùm ngây, Nghệ… Cúc gai (Silybum marianum (L.) Gaertn., họ Cúc Asteraceae) là cây thảo 1-2 năm, ra hoa vào năm thứ 2, nguyên liệu dùng sản xuất thuốc là hạt, quả hoặc toàn cây. Cây phát triển chủ yếu ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Đông Á… và được sử dụng từ lâu trong nhiều bài thuốc hoặc chế phẩm phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan mật [6]. Cúc gai là cây thuốc có giá trị cao nên đã được các nhà khoa học di thực, trồng ở Việt Nam trong đó có Lâm Đồng, nơi có thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để phát triển thành vùng trồng dược liệu ở trong nước. Để cung cấp cơ sở về tính an toàn và tác dụng dược lý của nguồn dược liệu trồng tại Lâm Đồng nhằm cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất các chế phẩm ứng dụng trong phòng và/hoặc điều trị các bệnh về gan, đề tài thực hiện “Khảo sát tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cây Cúc gai (S. marianum (L.) Gaertn., Asteraceae) di thực trồng tại Lâm Đồng” với nội dung cụ thể như sau:  Khảo sát dung môi tiềm năng để thu cao chiết toàn phần từ cây Cúc gai di thực trồng tại Lâm Đồng có hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa tốt.  Khảo sát chất lượng của cao tiềm năng chiết xuất từ toàn thân cây Cúc gai  Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao chiết tiềm năng. . .  Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao chiết tiềm năng từ cây Cúc gai trên chuột nhắt trắng.  Khảo sát tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan in vivo của cao chiết tiềm năng từ cây Cúc gai trên mô hình chuột nhắt gây tổn thương gan bằng CCl4. . . 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GAN Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể ở người lớn và 5% ở trẻ em. Gan nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành, có màu đỏ nhạt, mật độ chắc, nặng khoảng 2 - 3 kg (0,8 - 0,9 kg máu). Gan được chia làm 2 mặt: Mặt hoành lồi phía trên, áp sát cơ hoành, được chia thành 4 phần: Trên, trước, trái và phải. Dây chằng liềm chia mặt hoành thành 2 phần: Thùy phải và thùy trái. Mặt tạng phẳng phía dưới, tiếp xúc với nhiều tạng, được chia thành 4 thùy: Phải, trái, vuông và đuôi [10]. Hình 1.1. Các mặt của gan. A: Mặt trên, B: Mặt dưới [10] 1.1.1. Cấu tạo Gan được cấu tạo từ các tiểu thùy, mặt cắt là hình 5 - 6 cạnh. Góc giữa các tiểu thùy là khoảng cửa (nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch và ống mật). Trung tâm tiểu . . thùy có tĩnh mạch trung tâm, từ trung tâm, có những dãy đôi tế bào gan tỏa ra ngoại vi, đan xen với mạch máu dạng xoang. Giữa đôi dãy tế bào gan là vi quản mật [10]. Hình 1.2. Sơ đồ một tiểu thùy gan [10] 1.1.2. Chức năng Gan có nhiều chức năng quan trọng và phức tạp, các chức năng bao gồm [11], [12]: Chức năng dự trữ Gan dự trữ cho cơ thể nhiều chất quan trọng: Máu, glucid, lipid, protein, sắt và một số vitamin như A, D, B12 trong đó quan trọng là vitamin B12. Đặc biệt gan có thể dự trữ cho cơ thể sử dụng trong thời gian dài như vitamin A đủ cho cơ thể dùng trong 10 tháng, vitamin B12 đủ cho ít nhất 12 tháng. Chức năng bài tiết mật Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, mật theo các ống vi mật đổ vào ống mật ở khoảng cửa. Từ đây, mật theo ống gan phải và ống gan trái đổ vào ống mật chung rồi theo ống túi mật đi đến chứa ở túi mật. Tại đây mật được cô đặc lại, túi mật co bóp đưa mật vào tá tràng. Lượng mật tiết ra phụ thuộc vào khối lượng và tính chất của thức ăn, trung bình khoảng 1000 ml mỗi ngày. Mật có chức năng nhũ tương hóa và giúp hòa tan các chất thân dầu để cơ thể hấp thu các chất này. Phần lớn muối mật (90%) được tái hấp thu trở về gan. Chức năng chuyển hóa Chuyển hóa glucid: Gan là nơi chuyển hóa glucid mạnh nhất trong cơ thể. Gan có thể tổng hợp glucid từ nhiều nguồn như fructose, mantose, lactat, acetyl-CoA… và thủy phân glucid thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhờ sự chuyển hóa mạnh glucid, gan tham gia điều hòa đường huyết, giúp cơ thể hoạt động ổn định. . . Chuyển hóa lipid: Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid, là nơi tiết ra mật để cơ thể hấp thu lipid. Gan tham gia tổng hợp và chuyển hóa acid béo (chu trình Krebs) để cung cấp năng lượng. Gan còn tham gia chuyển hóa nhiều các chất quan trọng như triglycerid, lipoprotein, cholesterol để cung cấp cho cơ thể sử dụng. Chuyển hóa protid: Gan có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa protein. Tại gan có rất nhiều các protein quan trọng được tổng hợp như albumin cho huyết tương, transferin để vận chuyển sắt, globulin cho hệ miễn dịch, các yếu tố đông máu như fibrinogen, prothrombin… Ngoài ra, gan còn tham gia tổng hợp chuyển hóa các acid amin với các enzym đặc hiệu tại gan như aspartat aminotransferase (AST), alanin aminotransferase (ALT). Chức năng khử độc và bảo vệ cơ thể Quá trình khử độc theo 2 cơ chế: Cố định - thải trừ và biến đổi hóa học. Gan có khả năng bắt giữ một số các kim loại nặng như đồng, chì hoặc các chất màu rồi đào thải qua mật. Biến đổi hóa học tại gan theo nguyên tắc chuyển hóa chất độc thành chất không hoặc ít độc, tan được trong nước và đào thải ra bên ngoài. Các phản ứng khử độc bao gồm phản ứng oxy hóa khử để làm giảm độc tính và phản ứng liên hợp để làm tăng độ tan trong nước và giúp dễ dàng đào thải qua thận. 1.1.3. Một số bệnh lý về gan Gan là một cơ quan quan trọng và hỗ trợ hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể. Do đảm nhận nhiều vai trò quan trọng và chức năng đa dạng, gan cũng dễ bị nhiều bệnh khác nhau. Đặc điểm và nguyên nhân gây một số bệnh gan được trình bày trong Bảng 1.1. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gan được trình bày ở Hình 1.3. Hình 1.3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh gan . . Bảng 1.1. Các loại bệnh gan, đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh [8] Đặc điểm Bệnh gan Suy gan cấp Giảm chức năng gan Nguyên nhân Thuốc, chất độc hóa học, các bệnh gan khác Viêm gan Tổn thương gan cấp tính Virus viêm gan, sử dụng rượu, hay mạn tính thuốc, chất ngoại sinh, bệnh tự miễn, bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu Tắc mạch gan Tắc cục máu trong gan; Rối loạn khả năng hấp thu, huyết tăng các triệu chứng vàng khối tĩnh mạch gan, ung thư gan, Tắc ống dẫn mật da, cổ trướng và đau bụng nhiễm ký sinh trùng Tắc nghẽn đường mật Các khối u, sỏi mật, viêm, tổn thương cơ thể đột ngột Xơ gan Tổn thương bề mặt của mô Nghiện rượu, tắc nghẽn đường gan dẫn đến tổn thương gan mật mạn tính, viêm gan C thời Ung thư gan mạn tính gian dài Khối u trong gan Tăng nguy cơ viêm gan mạn, khối u tế bào gan Bệnh gan liên Đáp ứng miễn dịch không Xơ gan mật nguyên phát, viêm quan tự miễn phù hợp chống lại các tế đường mật nguyên phát, viêm bào gan, tăng sản xuất gan tự miễn kháng thể kháng chính tế bào gan của mình Bệnh di truyền Đột biến gen gây tổn Bệnh thừa sắt, bệnh Wilson, thương gan, hiếm gặp thiếu hụt Alpha-1 antitrypsion. 1.1.4. Một số thuốc điều trị bệnh gan Việc lựa chọn các phương pháp điều trị cho các bệnh về gan phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, mức độ tổn thương và hồi phục của gan. Điều trị nội khoa đóng vai trò . . quan trọng trong các phác đồ điều trị bệnh gan, bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt và điều trị ngoại khoa. Một số nhóm thuốc khác nhau đã được sử dụng trong các bệnh về gan [5]. Interferon: Dùng để điều trị viêm gan siêu vi B hay C mạn tính. Interferon tác dụng trực tiếp trên hệ thống miễn dịch, kích thích hoạt động tế bào lympho T. Tuy nhiên thuốc này có nhiều hạn chế như nhiều tác dụng phụ, tỉ lệ thành công không cao, không dùng được trong trường hợp đã bị xơ gan. PEG interferon: Thế hệ mới của interferon. Người ta đã thay đổi cấu trúc phân tử của interferon bằng cách thêm vào polyethylene glycol gọi là PEG interferon, trọng lượng phân tử khoảng 40-50 kD. PEG interferon làm tăng khả năng kháng virus từ 12-135 lần, tăng khả năng chống lại tế bào ung thư 18 lần. Thời gian bán hủy kéo dài, an toàn, chỉ tiêm 1 lần/tuần (3 lần/tuần: Interferon thế hệ cũ). Thuốc được hấp thu tốt, hiệu quả cao. Dùng tốt cho bệnh nhân xơ gan. Ribavirin: Ức chế tổng hợp các acid nucleic của virus viêm gan C, ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể người và đào thải ra khỏi cơ thể. Thuốc thường có dạng nén hoặc viên nang. Ribavirin thường được dùng kết hợp với interferon để điều trị viêm gan C cho thấy được công dụng rất hiệu quả. Lamivudin: Là một chất tương tự tổng hợp của nucleotid deoxycytidin. Trong các tế bào bị nhiễm virus, lamivudin được kích hoạt bằng cách chuyển đổi thành lamivudin triphosphat, ức chế ADN polymerase của virus viêm gan B và transcriptase ngược HIV. Adefovir dipivoxil: Là chất tương tự acyclic cleotid phosphonat của adenosin monophosphat, được vận chuyển vào tế bào, được enzym biến đổi thành adefovir diphosphat, ức chế polymerase của virus bằng cách cạnh tranh liên kết trực tiếp với chất nền tự nhiên (deoxyadenosin triphosphat) và sau đó gắn vào ADN của virus gây kết thúc chuỗi ADN. Adefovir diphosphat ức chế chọn lọc polymerase ADN của HBV. Tenofovir disoproxil fumarate: Là acyclic nucleotid, ức chế HBV ADN polymerase và enzym sao chép ngược HIV, thành phần hóa học gần giống adefovir, .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất