Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát mối liên quan giữa các thành tố thường gặp của hội chứng lão hóa và kết...

Tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa các thành tố thường gặp của hội chứng lão hóa và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão bệnh viện nhân dân gia định

.PDF
105
1
81

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******* TRẦN MINH GIAO KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC THÀNH TỐ THƢỜNG GẶP CỦA HỘI CHỨNG LÃO HÓA VÀ KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Chuyên ngành: LÃO KHOA Mã số: CK 62 72 20 30 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TRÍ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, và chƣa từng đƣợc công bố trƣớc đây. Tác giả Trần Minh Giao . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình, sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Định nghĩa ngƣời cao tuổi ...................................................................... 4 1.2. Sự già hóa dân số .................................................................................... 5 1.3. Đại cƣơng về hội chứng lão hóa ............................................................. 6 1.4. Các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa:.................................... 9 1.5. Các nghiên cứu về hội chứng lão hóa: .................................................. 27 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 32 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 32 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứ ........................................................................ 33 2.3. Các bƣớc tiến hành................................................................................ 37 2.4. Phân tích thống kê ................................................................................. 37 2.5. Nhân sự ................................................................................................. 38 2.6. Địa điểm thu thập số liệu ...................................................................... 38 2.7. Y đức trong nghiên cứu ........................................................................ 38 . . Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 39 3.2. Xác định tần suất các thành tố của hội chứng lão hóa ....................... 43 3.3. Mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng lão hóa với kết cục lâm sàng nội viện (nhiễm trùng bệnh viện và tử vong) ...................................... 43 3.4. Mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng lão hóa với kết cục lâm sàng tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện( gồm tái nhập viện và tử vong) .. 46 Chƣơng 4 BÀN LUẬN ................................................................................. 56 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 56 4.2. Xác định tần suất các thành tố của hội chứng lão hóa .......................... 62 4.3. Liên quan giữa các thành tố của hội chứng lão hóa và kết cục lâm sàng nội viện (hạn chế ADL, nhiễm trùng bệnh viện và tử vong) ....................... 70 4.4. Mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng lão hóa với kết cục lâm sàng xảy ra tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện (tổng hợp của tử vong và tái nhập viện) ..................................................................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT HC : Hội chứng NCT : Ngƣời cao tuổi TIẾNG ANH ADL : Active Daily Living BMI : Body Mass Index CES-D : Center for Epidemiologic CFS : Clinical Frailty Scale CHS : The Cardiovascular Health Study CSHA : The Canadian Study of Health and Aging FFMI : Fat Free Mass Index FI : Frailty Index FNA : Full nutritional assessment IADL : Instrument Active Daily Living MNA-SF : Mini- Nutritional assessment- Short Form (Thang điểm đánh giá dinh dƣỡng rút gọn) NCCN : National Comprehensive Cancer Network ProFaNE : Prevention of Falls Network Europe . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân hạng ngƣời cao tuổi giữa các tổ chức ...................................... 4 Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá dinh dƣỡng rút gọn ..................................... 23 Bảng 3.1. Tần suất các bệnh mạn tính thƣờng gặp đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu. .................................................................................................. 41 Bảng 3.2 Phân tích đơn biến ảnh hƣởng của hội chứng lão hóa đến biến cố lâm sàng nội viện ............................................................................ 44 Bảng 3.3 Phân tích đa biến ảnh hƣởng các thành tố của hội chứng lão hóa đến biến cố lâm sàng nội viện ............................................................... 45 Bảng 3.4 Đặc điểm nhân trắc tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện ................. 46 Bảng 3.5 Biến cố lâm sàng các thành tố của hội chứng lão hóa tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện.......................................................................... 47 Bảng 3.6. Phân tích đa biến ảnh hƣởng các thành tố của hội chứng lão hóa đến biến cố lâm sàng 3 tháng................................................................. 54 Bảng 4.1. Tuổi trung bình trong các nghiên cứu ............................................ 57 Bãng 4.2. Phân bố giới tính nữ theo tỷ lệ phần trăm trong các nghiên cứu.... 58 Bảng 4.3. Tần suất các bệnh mạn tính thƣờng gặp ......................................... 60 Bảng 4.4. Tỷ lệ các hội chứng lão hóa ............................................................ 62 Bảng 4.5 Hạn chế hoạt động chức năng cơ bản (ADLs) ................................ 66 Bảng 4.6. Số ngày nằm viện trung bình .......................................................... 71 Bảng 4.7. Phân tích đơn biến ảnh hƣởng của hội chứng lão hóa đến biến cố lâm sàng 3 tháng: ............................................................................ 74 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính.......................................................................... 39 Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nơi sống ................................................................. 40 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ các thành tố của hội chứng lão hóa .................................... 42 Biểu đồ 3.4 Tần suất các thành tố của hội chứng lão hóa ............................... 43 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện và tử vong nội viện ....................... 44 Biểu đồ 3.6. Ảnh hƣởng của suy yếu đến biến cố lâm sàng 3 tháng .............. 48 Biểu đồ 3.7. Ảnh hƣởng của đa bệnh đến biến cố lâm sàng 3 tháng .............. 49 Biểu đồ 3.8. Ảnh hƣởng của tình trạng đa thuốc đến biến cố lâm sàng 3 tháng ......................................................................................................... 49 Biểu đồ 3.9.Ảnh hƣởng của tình trạng nhận thức đến biến cố lâm sàng 3 tháng ................................................................................................ 50 Biểu đồ 3.10. Ảnh hƣởng của tình trạng dinh dƣỡng đến biến cố lâm sàng 3 tháng ................................................................................................ 51 Biểu đồ 3.11. Ảnh hƣởng của té ngã đến biến cố lâm sàng 3 tháng ............... 51 Biểu đồ 3.12. Ảnh hƣởng của loét tỳ đè đến biến cố lâm sàng 3 tháng.......... 52 Biểu đồ 3.13. Ảnh hƣởng của hoạt động chức năng đến biến cố lâm sàng 3 tháng ................................................................................................ 53 Biểu đồ 3.14. Ảnh hƣởng của tiểu không tự chủ đến biến cố lâm sàng 3 tháng ......................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.15. Đƣờng Kaplan – Meier so sánh ảnh hƣởng của suy giảm ADL đến tái nhập viện 3 tháng ................................................................ 55 Biểu đồ 3.16. Đƣờng Kaplan – Meier so sánh ảnh hƣởng của suy giảm ADL đến tử vong 3 tháng......................................................................... 55 . . DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Các giai đoạn của loét ..................................................................... 12 Hình 1.2. Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu ......................................... 17 Hình 2.1 Các bƣớc tiến hành nghiên cứu ........................................................ 37 Sơ đồ 1.1. Trình bày khái niệm tình trạng lâm sàng định nghĩa bằng thuật ngữ “ bệnh”,”hội chứng”, và “hội chứng lão hóa” .................................. 7 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số ngƣời cao tuổi (NCT) đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới, nếu nhƣ vào năm 1950 dân số NCT là 205 triệu ngƣời thì đến 2010 con số này là 697 triệu ngƣời, chiếm 10% dân số thế giới, và theo dự báo của liên hiệp quốc thì vào năm 2022 dân số NCT sẽ là 1 tỷ ngƣời. Tại Việt Nam, đạt già hóa dân số từ năm 2012 (tỷ lệ ngƣời cao tuổi chiếm 10,2%). Tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam theo thống kê năm 2014 là 73,2 tuổi [1][10]. Mặc dù, đã có nhiều tiến bộ của hệ thống y tế và hệ thống an sinh trong việc chăm sóc sức khỏe NCT cũng nhƣ việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCT nhƣng NCT vẫn còn phải đối mặt với việc sống lâu mà không khỏe do sự lão hóa của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các bệnh lý đi kèm, tình trạng đa bệnh, đa thuốc, suy giảm hoạt động chức năng và các yếu tố nguy cơ làm ảnh hƣởng chất lƣợng cuộc sống, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ xuất hiện các biến cố xấu thậm chí tử vong. NCT nằm viện vì bệnh cấp tính, bệnh mạn tính chƣa đƣợc kiểm soát hoặc cần tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật cho chẩn đoán làm thay đổi sinh lý của quá trình tích tuổi có thể dẫn đến những biến chứng không liên quan đến nguyên nhân ban đầu. Những biến cố này có thể làm tăng thời gian nằm viện, giảm chức năng và tăng tử vong. Một nghiên cứu cho thấy sảng xuất hiện ở 30% bệnh nhân cấp cứu, hơn 70% bệnh nhân điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực và 83% bệnh ở giai đoạn cuối [5]. Thuật ngữ hội chứng lão hóa đƣợc các nhà lão khoa sử dụng để nhấn mạnh tình trạng sức khỏe ở NCT. Hội chứng này thƣờng gặp với tần suất cao, đa yếu tố, liên quan đến kết cục lâm sàng xấu (kéo dài thời gian nằm viện, biến chứng trong thời gian nằm viện, bệnh nặng hơn, tử vong). Việc thống kê . . và tìm ra mối liên quan giữa các hội chứng lão hóa và kết cục lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá lão khoa toàn diện, giúp các nhà lâm sàng quản lý tốt bệnh cấp tính trên nền bệnh mạn tính và các bệnh đồng mắc cũng nhƣ tình trạng đa thuốc và tình trạng hoạt động chức năng của bệnh nhân, đồng thời lập kế hoạch phòng ngừa giúp nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời cao tuổi[5][15]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về hội chứng lão hóa ở bệnh nhân cao tuổi vẫn còn ít và chƣa đƣợc các nhà lâm sàng quan tâm đúng mức. Nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về các hội chứng lão hóa thƣờng gặp ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện cũng nhƣ mối liên quan với kết cục lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: 1. Tần suất các thành tố thường gặp của hội chứng lão hóa (suy yếu, té ngã, suy dinh dưỡng, suy giảm nhận thức,tiểu không tự chủ, tình trạng đa bệnh, đa thuốc, giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày, loét tỳ đè) ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Lão là bao nhiêu? 2. Có mối liên quan như thế nào giữa các thành tố của hội chứng lão hóa với các kết cục lâm sàng nội viện (hạn chế hoạt động chức năng cơ bản, nhiễm trùng bệnh viện và tử vong) và tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện (tái nhập viện và tử vong)? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát mối liên quan giữa các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tần suất các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa (suy yếu, té ngã, suy dinh dƣỡng, suy giảm nhận thức, tiểu không tự chủ, tình trạng đa bệnh, đa thuốc, giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày, loét tỳ đè) ở bệnh nhân cao tuổi nhập khoa lão - bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 2. Xác định mối liên quan giữa các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa với kết cục lâm sàng nội viện (hạn chế hoạt động chức năng cơ bản, nhiễm trùng bệnh viện, tử vong) 3. Xác định mối liên quan giữa các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa với kết cục lâm sàng tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện (tái nhập viện và tử vong). . . Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa ngƣời cao tuổi Năm 1980, Liên hợp quốc lấy tuổi 60 làm mốc qui ƣớc để phân định một lứa tuổi cần quan tâm về mặt sức khỏe, tổ chức xã hội, phòng bệnh và chữa bệnh: những ngƣời từ 60 tuổi trở lên là ngƣời cao tuổi (NCT)[1] Ngƣời cao tuổi đƣợc định nghĩa theo Tổ chức Y tế thế giới là ≥ 60 tuổi và theo các tác giả Hoa Kỳ là ≥ 65 tuổi Tại Việt Nam, luật ngƣời cao tuổi đƣợc Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 qui định tại điều 2. NCT đƣợc quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Về phân hạng ngƣời cao tuổi, trên thế giới, giữa các tổ chức hiện vẫn chƣa có sự thống nhất về hạng tuổi trong từng phân độ (Bảng 1.1)[73] Bảng 1.1. Phân hạng ngƣời cao tuổi giữa các tổ chức PHÂN LIÊN HIỆP TỔ CHỨC Hệ thống ung thƣ toàn HẠNG QUỐC[66] Y TẾ THẾ diện quốc gia (NCCN: GIỚI[73] National Comprehensive Cancer Network)[73] SƠ LÃO 60-69 60-74 65-75 TRUNG 70-79 75-89 75-85 ≥ 80 ≥ 90 >85 LÃO ĐẠI LÃO . . 1.2. Sự già hóa dân số Biến đổi cơ cấu tuổi dân số có tác động mạnh đến kinh tế và xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Một trong những xu hƣớng biến đổi mạnh mẽ gần đây là xu hƣớng già hóa dân số, trong đó NCT tăng cả về số lƣợng và tỉ lệ so với tổng dân số. Già hóa dân số là hệ quả của ba xu hƣớng nhân khẩu học, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng nhanh [7]. Dự báo dân số của Liên Hợp Quốc (2015) cho thấy, dân số cao tuổi sẽ tăng từ 697 triệu ngƣời (hay 10% tổng dân số thế giới) vào năm 2010 lên gần 2 tỷ ngƣời (hay 23% tổng dân số thế giới) vào năm 2050. Dự báo cũng cho thấy già hóa dân số là một kịch bản sẽ xảy ra ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, thậm chí tốc độ già hóa của các nƣớc này còn cao hơn cả tốc độ già hóa của các nƣớc phát triển. Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp là một thách thức vô cùng to lớn vì dân số già đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hƣu trí, trợ cấp [33][73]. Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970), khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì dân số đƣợc coi là “già hóa”. Tƣơng tự, 10%-19,9% gọi là dân số “già”; 20%-29,9% gọi là dân số “rất già” và từ 30% trở lên gọi là dân số “siêu già”. Nhiều báo cáo của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế sử dụng cách phân loại này. Một số báo cáo sử dụng tuổi từ 60 trở lên để phân loại. Dân số đƣợc coi là “già hóa” khi tỉ lệ ngƣời từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số; tƣơng ứng cho “già”,“rất già” và “siêu già” là 20%, 30% và 35% [7]. Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn già hóa năm 2012, với tỷ lệ NCT 10,2%[1]. Những đặc trƣng nổi bậc của quá trình già hóa dân số, sức khỏe, đời sống gia đình và an sinh xã hội của NCT làm thay đổi đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa; mô hình bệnh tật thay đổi từ bệnh lây sang bệnh . . không lây theo mô hình bệnh tật của xã hội hiện đại, đồng thời ngƣời cao tuổi vẫn đang làm việc chiếm 43%, tỷ lệ NCT tham gia hệ thống hƣu trí và trợ cấp xã hội thấp. Do đó cần phải có những chiến lƣợc đối ứng nhƣ cải thiện thu nhập và an sinh cho NCT, tăng cƣờng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi, tăng cƣờng vai trò của các tổ chức trong thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi [7][9][66][6] Hội chứng lão hóa trở thành một trong những khái niệm quan trọng nhất trong mô hình lão khoa. Khi dân số trở nên già hóa, việc tập trung nghiên cứu hội chứng lão hóa đƣợc quan tâm nhiều hơn. Trong 2 thập kỷ, có 255 nghiên cứu đƣợc tìm thấy tại đài Loan thì có 55,7% nghiên cứu liên quan đến hội chứng lão hóa[35]. 1.3. Đại cƣơng về hội chứng lão hóa 1.3.1. Khái niệm lão hóa Nghĩa rộng, lão hóa gồm những thay đổi xảy ra trong suốt vòng đời của một sinh vật[19]. Thuật ngữ “ lão hóa” trong y học: những thay đổi có hại trong thời gian sau trƣởng thành làm cho một ngƣời dễ bị tổn thƣơng và giảm khả năng tồn tại [39] 1.3.2. Hội chứng lão hóa: Hội chứng lão hóa: là những tình trạng sức khỏe đa yếu tố xảy ra khi có sự tích tụ các sản phẩm hƣ hại trong các cơ quan hệ thống dẫn đến cơ thể dễ bị tổn thƣơng khi tiếp xúc với các tác nhân xấu[67]. 1.3.3. Sinh bệnh học: Thay đổi chủ yếu của tích tuổi là sự giảm khả năng dự trữ các hằng định nội môi của tất cả hệ thống cơ quan trong cơ thể, thƣờng gọi là cân bằng nội môi hẹp. Sự suy giảm này làm giảm khả năng thích nghi khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và bệnh mạn tính làm cho bệnh . . biểu hiện không điển hình, nhƣng đây là điểm nổi bậc của hội chứng lão hóa. Ví dụ bệnh nhân viêm phổi nhƣng biểu hiện bằng tiểu không tự chủ hoặc rối loạn tri giác, chán ăn. Các biểu hiện này rất thƣờng gặp trong hội chứng lão hóa[67] Hội chứng lão hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sức khỏe thƣờng gặp ở NCT có vấn đề sức khỏe và cần phân biệt với các bệnh lý đã đƣợc phân loại và thƣờng do nhiều yếu tố[51][80]. Sơ đồ 1.1. Trình bày khái niệm tình trạng lâm sàng định nghĩa bằng thuật ngữ “ bệnh”,”hội chứng”, và “hội chứng lão hóa” chứng minh sự khác nhau về số lƣợng và sự phức tạp của các yếu tố thƣờng gặp, bao gồm yếu tố nguy cơ sinh bệnh, cơ chế sinh lý bệnh và biểu hiện các triệu chứng[75]. . . 1.3.4. Các thành phần của hội chứng lão hóa: Thành phần của hội chứng lão hóa: các nhà lão khoa đồng thuận với định nghĩa của hội chứng lão hóa nhƣng thành phần của hội chứng lão hóa thì thay đổi tùy vào mục đích: - Hội nghị lão khoa Châu Á – Thái Bình Dƣơng năm 2013 đƣợc các chuyên gia lão khoa từ 10 quốc gia hoàn thành bộ câu hỏi và thống nhất 100% các thành phần của hội chứng lão hóa gồm: sa sút trí tuệ, tiểu không tự chủ, sảng, té ngã, giảm sức nghe, giảm thị lực, giảm khối cơ, suy dinh dƣỡng và suy yếu. Trong khi đó: tình trạng bất động, rối loạn dáng đi, loét tỳ đè đƣợc đồng thuận 90%; loãng xƣơng, suy yếu, rối loạn giấc ngủ và phụ thuộc chức năng đƣợc đồng thuận 80%; dƣới 50% đồng thuận tự kỷ, chán ăn và nôn[80]. - Hiệp hội lão khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh thuật ngữ hội chứng lão hóa sử dụng nhằm nêu lên đặc điểm nổi bậc của tình trạng sức khỏe thƣờng gặp ở NCT. Hội chứng lão hóa nhƣ sảng, té ngã, tiểu không tự chủ, suy yếu thƣờng gặp với tần suất cao, đa yếu tố và liên quan đến bệnh nền và kết cục xấu. Dù sao đi nữa, khái niệm này còn khá nghèo nàn dựa trên sự chia sẻ của 4 yếu tố nguy cơ nhƣ cao tuổi, suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng cơ bản, và bất động đƣợc xác định thông qua 5 hội chứng lão khoa thƣờng gặp nhƣ loét tỳ đè, tiểu không tự chủ, té ngã, suy giảm chức năng và sảng[75][43]. - Một số chuyên gia công nhận các bệnh mạn tính đồng mắc, tình trạng đa thuốc, trầm cảm cũng là những thành phần của hội chứng lão hóa Các loại lão hóa: - Lão hóa khỏe mạnh (không có bệnh lý hoặc mất hoạt động chức năng) . . - Lão hóa thông thƣờng - Lão hóa bệnh tật và tàn phế 1.4. Các thành tố thƣờng gặp của hội chứng lão hóa: 1.4.1. Té ngã: Định nghĩa theo mạng lƣới phòng ngừa té ngã Châu Âu (ProFaNE: Prevention of Falls Network Europe): Té ngã là một biến cố không mong đợi trong đó một phần cơ thể sẽ rớt xuống đất, sàn nhà hoặc nơi thấp hơn [80] Các yếu tố nguy cơ té ngã[61][72] - Đặc điểm cá nhân: thay đổi theo tuổi và bệnh mạn tính - Rối loạn kiểm soát thăng bằng - Tác dụng phụ của thuốc - Hạ huyết áp tƣ thế - Yếu tố trung gian: bệnh cấp tính, xuất viện, thói quen, giảm thị lực… - Các hoạt động quá sức, lo sợ té ngã… Té ngã là một hiện tƣợng phổ biến ở NCT. Chấn thƣơng do té ngã thƣờng gây nhiều tốn kém, mất chức năng vật lý và mất độc lập ảnh hƣởng đến tử vong và các dịch vụ y tế. Té ngã có thể phòng ngừa đƣợc bằng điều trị các yếu tố nguy cơ gây té ngã[14]. Tần suất té ngã tăng theo tuổi và mức độ suy yếu. Chiếm khoảng 2835% ngƣời từ 65 tuổi trở lên bị té ngã trong 1 năm, 50% trong số đó té ngã nhiều lần; 32-42% ngƣời từ 70 tuổi trở lên. Nữ bị nhiều hơn nam. Hơn phân nữa trƣờng hợp té ngã ở nhà. Ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 1,5 trƣờng hợp té ngã mỗi giƣờng/ năm[40] . 0. Hầu hết trƣờng hợp té ngã xảy ra vào ban ngày, chỉ 20% xảy ra vào ban đêm (từ 21giờ -7 giờ), có lẻ khi họ sử dụng nhà vệ sinh. 50% trƣờng hợp té ngã xảy ra ngoài căn hộ nhƣ trong vƣờn, trên đƣờng, nơi công cộng; 10-20% té ngã gây gãy xƣơng, thƣờng là xƣơng hông (té ngã trong nhà), té ngã ngoài nhà thƣờng gây gãy đầu dƣới xƣơng cẳng tay[55] Hậu quả: chấn thƣơng, gãy xƣơng, sợ bị té, nhập viện, giảm chất lƣợng sống và hội chứng sau té ngã (phụ thuộc, lú lẫn, bất động, trầm cảm và hạn chế hoạt động hàng ngày), tử vong, tốn kém tiền bạc chăm sóc. 1.4.2. Loét tỳ đè: Định nghĩa: Loét do tỳ đè là những vùng tổn thƣơng mô tại chổ, thƣờng ở những nơi bị đè ép giữa những lồi xƣơng và bất cứ bề mặt tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài. Loét do tỳ đè là dấu hiệu của hoại tử mô tại chổ. Những vị trí thƣờng gặp nhất là: xƣơng cùng lồi củ xƣơng chậu, mấu chuyển xƣơng đùi và gót chân, trong đó gót chân và xƣơng cùng là vị trí thƣờng gặp nhất[29] Dịch tễ học[12]: Tần suất loét do tỳ đè ở bệnh nhân cao tuổi nội viện khoảng 15% và sẽ thay đổi từ 8-30% tùy thuộc vào thời gian nằm viện. Loét do tỳ đè thƣờng xảy ra trong 2 tuần đầu nằm viện (đối với bệnh nhân nằm khoa săn sóc đặc biệt thì thƣờng trong 5 ngày đầu). Ở những bệnh nhân đã có sẳn vết loét thì hơn một nữa sẽ tiến triển thêm trong thời gian nằm viện. Loét do tỳ đè thực sự là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở các viện điều dƣỡng và các khoa phục hồi chức năng. Tần suất mới mắc thay đổi tùy thuộc vào những tình huống lâm sàng cụ thể: cao nhất tại các khoa chỉnh hình (9-19%); những bệnh nhân liệt tứ chi (33-60%); viện điều dƣỡng (2,3-28%). . 1. Những bệnh nhân nội viện sẽ xuất hiện loét trong vòng tuần đầu là 11-14% trong các viện điều dƣỡng, tăng lên đến 22% sau 2 năm. Những bệnh nhân ở khoa phục hồi chức năng dễ bị loét hơn do tình trạng giới hạn hoạt động nhƣ tổn thƣơng tủy sống, chấn thƣơng sọ não, tai biến mạch máu não, bỏng, đa chấn thƣơng hay rối loạn thần kinh mạn tính. Tần suất thay đổi từ 12-25% và bệnh nhân với chấn thƣơng tủy sống có nguy cơ loét cao với tần suất là 20%. Ở những trung tâm chăm sóc sức khỏe thì 20% loét xuất hiện trong tuần đầu và tăng 10% cho mỗi tuần tiếp theo tới tuần thứ 4[29]. Biểu hiện lâm sàng [12]: Dấu hiệu đầu tiên của loét tỳ đè là những dát hồng ban có thể chuyển màu kích thƣớc trên 1cm. màu sắc thay đổi từ hồng đến đỏ nhạt, phù nhẹ, da vùng sang thƣơng nóng, sau đó xuất hiện tình trạng viêm (sƣng nóng, đỏ và đau). Giai đoạn này có thể thoáng qua nếu áp lực đƣợc cải thiện, ngƣợc lại tổn thƣơng sẽ tiến triển. Hồng ban không chuyển màu là biểu hiện nặng hơn và là giai đoạn đầu của loét tƣ thế. Màu của da sậm hơn, từ đỏ đậm đến tím, nhiệt độ da lạnh hơn so với mô xung quanh và vùng da này cảm thấy cứng. Giai đoạn này có thể hồi phục mặc dù mô có thể mất 1-3 tuần để trở về trạng thái bình thƣờng. Nếu tổn thƣơng tiếp tục tiến triển, biểu bì gián đoạn với những bóng nƣớc biểu bì, tạo vẩy (loét giai đoạn 2). Nếu điều trị thích hợp giai đoạn này có thể phục hồi sau 2-4 tuần. Giai đoạn sớm, chỉ bề mặt đỏ, không giới hạn rõ, đáy sáng, bao quanh bởi hồng ban và. Nếu không tiến triển nặng hơn thì chuyển thành mạn tính, loét sâu hơn, đáy vết loét đỏ sậm và không dễ chảy máu đƣợc bao quanh bởi những hồng ban chuyển màu hay kg chuyển màu. Vết hoại tử lớn thƣờng có những rảnh sâu, ngóc ngách bên dƣới. Tổn thƣơng hoại tử có thể do tổn thƣơng mạch máu lớn bên dƣới mặt da từ những lực xé . 2. Đánh giá: Bao gồm tầm soát nguy cơ loét, giai đoạn của loét và tiến triển lành vết loét[12]. Giai đoạn 1 Vùng da trên lồi xương đỏ nhưng còn nguyên vẹn. Da tăng sắc tố và khác màu so với vùng da xung quanh Vùng da đau, cứng, mềm, nóng hay lạnh hơn da xung quanh Giai đoạn 2 Thương bì Bì Dưới da xương Thương bì Bì Dưới da xương Mất da từng phần liên quan đến thượng bì hay lớp bì hay cả hai Loét nông biểu hiện trợt da hay bóng nước Giai đoạn 3 Mất toàn bộ bề dày của da liên quan đến tổn thương hay hoại tử mô dưới da có thể lan sâu xuống nhưng không quá lớp cân Giai đoạn 4 Tổn thương hoại tử mô rộng lớn đến cơ, xương hay những cấu trúc nâng đỡ có hay không có mất da Thương bì Bì Dưới da xươngì Thương bì Bì Dưới da xương Hình 1.1. Các giai đoạn của loét Điều trị [12]: - Điều trị tại chổ: cắt lọc mô hoại tử, làm sạch vết loét thích hợp và sử dụng thuốc tại chổ thích hợp - Phẫu thuật: đóng da nguyên phát, ghép vạt da - Thuốc: kháng sinh tại chổ hoặc toàn thân, giảm đau - Dinh dƣỡng Phòng ngừa: Xoay trở, sử dụng bề mặt hổ trợ làm giảm áp lực, chăm sóc da .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất