Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiê...

Tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại khoa tiêu hóa, bệnh viện nhi đồng đồng nai

.PDF
103
1
73

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  -------- -------- LÊ THỊ KHÁNH LINH KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY TẠI KHOA TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI Luận văn Thạc sĩ Dược học Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KHÁNH LINH KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY TẠI KHOA TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI Ngành : Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 Luận văn Thạc sĩ Dược học (Ngành Dược Lý – Dược Lâm Sàng) Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Thị Khánh Linh . . Luận văn thạc sĩ – Khóa 2016 – 2018 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng. Mã số: 8720205 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY TẠI KHOA TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI Lê Thị Khánh Linh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khôi Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Khảo sát được 318 người chăm sóc thông qua thu thập thông tin trong bệnh án và phỏng vấn trực tiếp từ 11/2017 đến 06/2018 tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Xây dựng bộ câu hỏi từ các nghiên cứu tương tự và thẩm định độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha. Chi bình phương và Mann – Whitney dùng để tìm kiếm các yếu tố có liên quan tới lên kiến thức, thái độ và thực hành. Kết quả: Bộ câu hỏi gồm 4 câu kiến thức, 10 câu thái độ, 5 câu thực hành. Người chăm sóc có tuổi trung bình 29,3 ± 6,8, 94% là mẹ của trẻ. Tuổi trẻ trung bình 18,4 ± 7,9 tháng. Hơn 50% trẻ gặp tiêu chảy không mất nước. Có đến 89,6% người chăm sóc cho rằng tiêu chảy có thể điều trị tại nhà nhưng chỉ có 36,8% người biết được biện pháp điều trị. Có 23% người chăm sóc có kiến thức tốt. Thái độ tốt chiếm 20,1% người. Thực hành tốt chiếm 16,7% người chăm sóc. Kết luận: Tỉ lệ kiến thức, thái độ và thực hành tốt còn thấp, thái độ của người chăm sóc liên quan đến thực hành chăm sóc tiêu chảy cho trẻ. Các yếu tố nhân khẩu như dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tuổi của trẻ và phân loại tiêu chảy của trẻ có liên quan đến thái độ điều trị và phòng ngừa tiêu chảy. Từ khóa: người chăm sóc, kiến thức, thái độ, thực hành, tiêu chảy. . . Master’s thesis – Academic course 2016 – 2018 Speciality: Pharmacology – Clinical Pharmacology. Specialty course: 8720205 INVESTIGATING MEDICATION ADHERENCE ON Lê Thị Khánh Linh Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Khoi, PhD. Objectives: Investigating demographic, clinical characteristics, knowledge , attitude and practice of caregivers taking care their children under 5 years old suffering from diarrhea and relative factors on knowledge , attitude and practice Method: Cross – sectional study. 318 caregivers’s information were collected through medical records and direct interviews from November 2017 to June 2018 at Dong Nai Pediatric Hospital. Built questionnaires from many similar studies and confirm credibility with Cronbach's alpha. Chi – square and Mann – Whiney are utilized to figure out adherence – relating factors and Binary Logistics is use to determine adherence – affecting factors. Results: The questionnaire consisted of 4 sentences of knowledge, 10 sentences of attitude, 5 sentences of practice. Demographic characteristics of Caregivers: 29,3 ± 6,8, primary caregiver is mother 94%. Demographic characteristics of children: age 18,4 ± 7,9 months, diarrhea without loss of water over 50%. 89,6% of caregivers think that diarrhea can be treated at home but only 36,8% know about treatment. There are 23% of caregivers with good knowledge. Good attitude: 20,1%. Good practice: 16.7% of caregivers. Conclusions: The rate of good knowledge, attitude and practice is low, attitudes related to caregiver’s practice for diarrhea children. Demographic factors related to caregiver’s attitude for treatment and prevention of diarrhea: ethnicity, educational level, occupation, age of the child and classification of diarrhea. Key words: caregiver, knowledge, attitude, practice, diarrhea . . i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. Tiêu chảy ......................................................................................................... 3 1.1.1. Dịch tễ ...................................................................................................... 3 1.1.2. Bệnh học................................................................................................... 5 1.1.3. Phân loại tiêu chảy ................................................................................... 7 1.1.4. Điều trị ..................................................................................................... 9 1.1.5. Phòng ngừa tiêu chảy ............................................................................. 14 1.2. Tổng quan điều trị tiêu chảy tại nhà .............................................................. 16 1.2.1. Các thuốc điều trị tiêu chảy.................................................................... 16 1.2.2. Điều trị tiêu chảy tại nhà ........................................................................ 18 1.2.3. Bộ câu hỏi khảo sát thái độ, ý thức và thực hành về điều trị tiêu chảy tại nhà của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy .................................................. 18 1.3. Kết quả của một số nghiên cứu tương tự ...................................................... 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: ............................................................................ 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................ 26 2.1.3. Cỡ mẫu ................................................................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 26 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................ 26 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................................ 34 3.1. Thành lập bảng câu hỏi ................................................................................. 34 . . ii 3.1.1. Đặc điểm mẫu thẩm định ....................................................................... 34 3.1.2. Đánh giá độ tin cậy ................................................................................ 35 3.2. Đặc điểm dịch tễ, kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ........................................................................................................... 39 3.2.1. Đặc điểm người chăm sóc và trẻ bị tiêu chảy ........................................ 39 3.2.2. Kiến thức chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà ........................................... 41 3.2.3. Thái độ của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà ...................... 41 3.2.4. Thực hành của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà ................. 43 3.2.5. Nguồn thông tin của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy.................... 43 3.2.6. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành và thái độ ..................... 44 3.2.7. Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà ................................................................................................... 49 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 50 4.1. Thành lập bảng câu hỏi ................................................................................. 50 4.2. Đặc điểm dịch tễ, kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ............................................................................................................... 50 4.2.1. Đặc điểm người chăm sóc và trẻ bị tiêu chảy ........................................ 50 4.2.2. Kiến thức chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà ........................................... 52 4.2.3. Thái độ của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà ...................... 53 4.2.4. Thực hành của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà ................. 53 4.2.5. Nguồn thông tin của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy.................... 54 4.2.6. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, Thực hành và Thái độ ................... 55 4.2.7. Mối liên quan giữa Kiến thức, Thái độ và thực hành điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà ................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 59 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 59 5.1.1. Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành ................................ 59 . . iii 5.1.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành điều trị tiêu chảy tại nhà ...................................................................................................... 60 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 61 5.2.1. Kiến nghị ................................................................................................ 61 5.2.2. Hướng đi tiếp theo của đề tài ................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá và phân loại lâm sàng tiêu chảy mất nước ................................11 Bảng 1.2. Hướng xử trí tiêu chảy ở trẻ .....................................................................13 Bảng 2.1. Mô tả phương pháp thực hiện ...................................................................27 Bảng 2.2. Đáp án đúng của các câu hỏi về kiến thức ...............................................29 Bảng 2.3. Định nghĩa đáp án đúng phần câu hỏi thực hành .....................................30 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc .........................................34 Bảng 3.2. Thông tin của trẻ bị tiêu chảy ...................................................................35 Bảng 3.3. Kết quả thẩm định bảng câu hỏi sơ bộ .....................................................36 Bảng 3.4. Kết quả sau hiệu chỉnh phần kiến thức và thực hành ...............................37 Bảng 3.5. Các câu hỏi bị loại bỏ trong bộ câu hỏi ....................................................38 Bảng 3.6. Thông tin về người chăm sóc ...................................................................39 Bảng 3.7. Đặc điểm nhân khẩu của đứa trẻ ...........................................................40 Bảng 3.8. Kiến thức của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà .....................41 Bảng 3.9. Thái độ của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà ........................42 Bảng 3.10. Thực hành của người chăm sóc về điều trị tiêu chảy tại nhà .................43 Bảng 3.11. Nguồn thông tin của người chăm sóc .....................................................44 Bảng 3.12. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức ........................................44 Bảng 3.13. Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng thực hành người chăm sóc .........46 Bảng 3.14. Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng thái độ người chăm sóc ..............47 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành ...............................49 Bảng PL.1 Những loại dung dịch thích hợp và không thích hợp .............................68 Bảng PL.2. Xác định lượng oresol trong 4 giờ đầu tiên ...........................................74 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em ở các nước đang phát triển và nguyên nhân quan trọng của suy dinh dưỡng. Năm 2003 ước tính khoảng 1,87 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy. Theo thống kê, 8 trong 10 trường hợp tử vong này xảy ra trong hai năm đầu đời. Trẻ em dưới 3 tuổi ở các nước đang phát triển trung bình trải qua ba đợt tiêu chảy mỗi năm [35]. Việt Nam là nước đang phát triển và tiêu chảy cũng là một bệnh phổ biến. Một nghiên cứu số liệu thống kê tiêu chảy trong 10 năm, giai đoạn 2002-2011, cho thấy tổng số ca mắc tiêu chảy là gần 9,5 triệu người, tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115 [5]. Mặc dù các nỗ lực toàn cầu thúc đẩy biện pháp bù dịch bằng đường uống dưới nhiều hình thức nhưng việc điều trị tiêu chảy vẫn chưa được tối ưu hóa đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một đánh giá gần đây cho thấy chỉ có 39% trẻ em bị tiêu chảy ở các nước đang phát triển được điều trị theo khuyến cáo của WHO và tỉ lệ này tăng rất ít từ năm 2000 [34]. Vai trò của việc điều trị hợp lý tại nhà đã được công nhận và khuyến khích cho hầu hết các bệnh tật ở trẻ em trong cộng đồng. Đây là một chiến lược quan trọng với trọng tâm là giúp đỡ người chăm sóc tại nhà có thể nhận ra các triệu chứng của các bệnh thông thường và điều trị ban đầu thích hợp trước khi đến cơ sở y tế [30]. Điều trị bằng thuốc không cần thiết trong hầu hết các trường hợp và thậm chí có thể bị chống chỉ định hoặc nguy hiểm vì đa số trường hợp tiêu chảy ở trẻ em có nguồn gốc virus. Hầu hết các bệnh tiêu chảy có thể được kiểm soát ở nhà và không dùng thuốc. Theo hướng dẫn của WHO về điều trị tiêu chảy tại nhà gồm các nguyên tắc như cho uống bù dịch, tiếp tục cho ăn, bổ sung kẽm, nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm [35]. Điều trị và dự phòng bệnh tiêu chảy có thể được thực hiện ở nhà bởi những người chăm sóc chính thường là các bà mẹ. Các bà mẹ thường làm theo kinh nghiệm truyền thống và chỉ tìm lời khuyên y tế khi không thành công. Điều này thường quá muộn, đứa trẻ đã bị mất nước hoặc bắt đầu giảm cân. Vì vậy, điều quan . . 2 trọng là xác định một số triệu chứng hoặc dấu hiệu nhất định để tìm lời khuyên y tế [25]. Thêm vào đó, việc hạn chế hoặc sử dụng không đúng oresol và bổ sung dinh dưỡng trong các trường hợp tiêu chảy có thể là do thiếu kiến thức của người chăm sóc [5]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Khoa Tiêu Hóa, Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. . . 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tiêu chảy 1.1.1. Dịch tễ 1.1.1.1. Tình hình bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân quan trọng của suy dinh dưỡng. Thường là hậu quả từ nhiễm trùng đường ruột, thường được đặc trưng bởi sự tăng lên của số lần đi phân lỏng (>= 3 lần trong 24 giờ) [35]. Trong năm 2000, 22% (2,4 triệu) trong số 10,8 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi được ước tính do tiêu chảy [33]. Năm 2005, ước tính khoảng 1,7 triệu một năm [12]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu số liệu thống kê bệnh tiêu chảy trong 10 năm, giai đoạn 2002-2011, cho thấy: tổng số ca mắc tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005. Tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115. Số ca tử vong do tiêu chảy cao ở những năm 2002-2007. Bốn tháng có tỷ suất mắc tiêu chảy cao nhất hàng năm là tháng 4-7, trong đó tháng 6 có tỷ suất mắc cao nhất. Khu vực có tỷ suất mắc tiêu chảy cao nhất là Tây Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, thấp nhất là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ [5]. 1.1.1.2. Đường lây truyền Bệnh lây truyền qua đường phân - miệng: thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng [1]. . . 4 1.1.1.3. Yếu tố nguy cơ - Vật chủ (người mắc bệnh) + Tuổi: trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn dặm, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân [1]. Tỷ lệ tiêu chảy được quan sát thấy ở trẻ em trai cao hơn so với trẻ em gái [21],[29]. + Suy sinh dưỡng: trẻ em có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do suy dinh dưỡng dễ bị tiêu chảy. Ngược lại, tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy dai dẳng và mạn tính, làm suy yếu tình trạng dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể kém hấp thu hoặc không có khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ tiêu chảy cao hơn ở trẻ em suy dinh dưỡng [21]. Đặc biệt trẻ suy sinh dưỡng nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao [1]. + Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài (AIDS) dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài [1],[31]. - Thói quen vệ sinh: trẻ không rửa tay trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chuẩn bị thức ăn [20],[21], trẻ ăn bằng tay chứ không phải với thìa [9], bình bú và đồ chơi bẩn [15],[19] đều làm gia tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình [1]. Không có nhà vệ sinh [20],[38] hoặc nhà vệ sinh không vệ sinh [16],[37], nhà không có hệ thống nước thải [9], làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ em. Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn [1]. . . 5 - Môi trường sống: nhà ở (nhà bếp, phòng khách, sân) không sạch sẽ, kho thực phẩm không an toàn, có động vật bên trong nhà, sự hiện diện của ruồi trong nhà, có liên quan đến nguy cơ bệnh tiêu chảy ở trẻ em [15],[38]. + Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến [1]. + Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm [1], nguồn nước cách xa nơi ở, nguồn nước không an toàn (như sông, hồ, suối, giếng. Lượng nước sử dụng bình quân đầu người thấp [37]. - Các yếu tố nhân khẩu học khác như tuổi của mẹ [20], trình độ văn hóa của mẹ [16],[37],[39], số lượng anh chị em [27],[38], có liên quan đáng kể với nhiều bệnh tiêu chảy ở trẻ em. - Các yếu tố kinh tế xã hội: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội như nhà ở nghèo nàn, điều kiện sống đông đúc thu nhập thấp [21],[38] khiến tỷ lệ tiêu chảy cao hơn có ý nghĩa thống kê. - Cho con bú: tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp nhất ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, cao hơn ở trẻ bú sữa mẹ một phần và cao nhất ở trẻ em hoàn toàn cai sữa [1],[21]. - Phân bố theo mùa: tỉ lệ tiêu chảy ở trẻ em đã được quan sát ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới, ghi nhận có hai đỉnh theo mùa nhất định là mùa hè, liên quan đến nhiễm khuẩn và mùa đông, liên quan đến virus. Tỉ lệ này cao hơn vào mùa mưa so với mùa khô [17]. 1.1.2. Bệnh học 1.1.1.1. Định nghĩa - Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Chú ý: Quan trọng là tính chất lỏng của phân, vì nếu chỉ đi ngoài nhiều lần mà phân bình thường thì không phải là tiêu chảy. Ví dụ: trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt là bình thường [1],[35]. . . 6 1.1.2.1. Cơ chế bệnh sinh Tác nhân gây bệnh Virus Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ lớn và người lớn ít bị tiêu chảy do Rotavirus. Các virus khác có thể gây tiêu chảy: Adenovirus, Enterovirus, Norovirus [1],[35]. Vi khuẩn - Coli đường ruột Escherichia coli (E.coli) Trong đó, E. coli sinh độc tố ruột là tác nhân gây tiêu chảy cấp phân nước ở trẻ em. - Trực khuẩn lỵ (Shigella): gây hội chứng lỵ phân máu. - Campylobacter jejuni: gây bệnh ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc phân máu. - Salmonella enterocolitica: gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu. - Vi khuẩn tả Vibrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn [1],[35]. Ký sinh trùng - Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động. - Giardia lamblia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu. - Cryptosporidium: gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Tiêu chảy nặng và kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng hoặc AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch). Nguyên nhân khác: chế độ ăn không hợp lý, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh, rối loạn ruột chức năng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, trong đó ruột không hoạt động bình thường [35]. . . 7 1.1.3. Phân loại tiêu chảy 1.1.3.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh Theo phân loại dựa vào tài liệu của Bộ Y tế, tiêu chảy có 3 loại theo cơ chế bệnh sinh. - Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh xâm nhập vào liên bào ruột non, ruột già, nhân lên, gây phản ứng viêm và phá huỷ tế bào. Các sản phẩm này bài tiết vào lòng ruột và gây tiêu chảy phân máu (Shigella, E. coli, Campylobacter jejuni, Salmonella, E. histolytica). - Tiêu chảy thẩm thấu: do E.P.E.C (EnteroPathogenic Escherichia coli), E.A.E.C (EnteroAggregative Escherichia coli), Rotavirus, Giardia lamblia, Cryptospordium bám dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương viền bàn chải của các tế bào hấp thu ở ruột non, các chất thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không được hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng ruột, gây tiêu chảy và không dung nạp các chất trong đó có lactose. - Tiêu chảy do xuất tiết: phẩy khuẩn tả, E.T.E.C (EnteroToxigenic E. coli ) tiết độc tố ruột, không gây tổn thương đến hình thái tế bào mà tác động lên khe liên bào nhung mao làm tăng xuất tiết [1]. 1.1.3.2. Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng Phân loại tiêu chảy trên lâm sàng là cơ sở quan trọng cho việc điều trị và có thể dễ dàng xác định khi thăm khám đứa trẻ mà không cần tìm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm [35]. Có 4 thể lâm sàng của tiêu chảy như sau theo phân loại của WHO: Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả) - Là đợt tiêu chảy cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7 ngày, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy [1]. . . 8 - Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải. Gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được tiếp tục nuôi dưỡng tốt [35]. Tiêu chảy cấp phân máu (hội chứng lỵ) - Nguy hiểm chính là phá huỷ niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. - Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và gây mất nước. - Chiếm khoảng 10 - 15%, có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu chảy. - Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có thể khác nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non) thì phân có nhiều nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt). Nếu tổn thương ở thấp (đại tràng) phân ít nước, nhiều nhầy máu, có kèm theo mót rặn, đau quặn [1],[35]. Tiêu chảy kéo dài - Là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày, chiếm khoảng 5-10% tổng số các trường hợp tiêu chảy. - Nguy hiểm chính là gây suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất nước. - Thường phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo rối loạn hấp thụ nặng hơn tiêu chảy cấp [1],[35]. Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng (Marasmus hoặc Kwashiokor) Nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng [35]. 1.1.3.3. Phân loại theo mức độ mất nước - Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể: chưa có dấu hiệu lâm sàng. - Mất từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể: gây mất nước từ trung bình đến nặng. - Mất trên 10% trọng lượng cơ thể: suy tuần hoàn nặng [1]. . . 9 1.1.4. Điều trị 1.1.4.1. Một số khuyến cáo chính trong điều trị tiêu chảy Tầm quan trọng của bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy Vào tháng 5 năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát hành tuyên bố chung ủng hộ kẽm đường uống để giảm tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dễ bị tổn thương nhất thế giới dựa trên bằng chứng điều trị bằng kẽm đường uống giảm thời gian tiêu chảy và mức độ nghiêm trọng trong trẻ em bị tiêu chảy từ sáu tháng đến năm năm [13],[35]. Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng cho sức khoẻ và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ em. Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá trình bị bệnh [26]. Bù lại lượng kẽm bị mất đi do tiêu chảy rất quan trọng để giúp trẻ sớm hồi phục bệnh (giảm thời gian, mức độ nặng của tiêu chảy), đồng thời giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo sau tiêu chảy [32]. Theo kết quả tổng hợp từ 9 nghiên cứu, sử dụng kẽm để điều trị tiêu chảy ở trẻ em đã được chứng minh là giảm tỷ lệ tiêu chảy, lượng phân và thời gian tiêu chảy ở trẻ thiếu kẽm [26]. Sử dụng oresol có độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy [32],[35]. Hiệu quả điều trị đối với trẻ em sẽ tốt hơn nếu giảm nồng độ của natri, glucose và độ thẩm thấu toàn phần xuống thấp hơn so với oresol chuẩn trước đây. Oresol chuẩn trước đây có độ thẩm thấu cao so với huyết tương nên có thể gây tăng natri máu, đồng thời gia tăng khối lượng phân thải ra, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ưu điểm của oresol nồng độ thẩm thấu thấp làm giảm khối lượng tiêu chảy và nôn. An toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể nguyên nhân gì. Oresol mới khi sử dụng tại các bệnh viện đã làm giảm nhu cầu truyền dịch không theo phác đồ, giảm khối lượng phân thải ra và ít nôn hơn. Không thấy có sự nguy hiểm khi có giảm natri máu khi so sánh với oresol chuẩn trước đây. . . 10 Sử dụng kháng sinh ciprofloxacin trong điều trị lỵ do Shigella [36]. Do tình trạng vi khuẩn kháng acid nalidixic đã xuất hiện và ngày càng tăng, nguy cơ gây kháng chéo với các thuốc khác trong nhóm quinolon nên Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chọn ciprofloxacin để điều trị lỵ do Shigella. Liều dùng 15 mg/kg x 2 lần/ngày x 3 ngày. 1.1.4.2. Đánh giá tiêu chảy Một trẻ bị tiêu chảy đầu tiên cần được đánh giá về: - Mức độ mất nước và rối loạn điện giải - Máu trong phân - Thời gian kéo dài tiêu chảy - Tình trạng suy dinh dưỡng - mức độ suy dinh dưỡng - Các nhiễm khuẩn kèm theo [1]. Sau khi đánh giá trẻ, quyết định các biện pháp điều trị và áp dụng ngay. Những thông tin thu được khi đánh giá bệnh nhi cần được ghi chép vào mẫu bệnh án thích hợp. Đánh giá mức độ mất nước Tất cả mọi trẻ bị tiêu chảy đều phải được phân loại mức độ mất nước. Có 3 mức độ mất nước dựa vào các dấu hiệu lâm sàng được tóm tắt trong bảng 1.1 [13],[35]. . . 11 Bảng 1.1. Đánh giá và phân loại lâm sàng tiêu chảy mất nước Đánh giá Khi có hai trong các dấu hiệu sau: Phân loại Mất nước nặng - Li bì hoặc khó đánh thức. - Mắt trũng. - Không uống được hoặc uống kém - Nếp véo da mất rất chậm Khi có hai trong các dấu hiệu sau: Có mất nước - Vật vã, kích thích. - Mắt trũng. - Uống háo hức, khát. - Nếp véo da mất chậm. Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước Không mất nước hoặc mất nước nặng Đánh giá tiêu chảy kéo dài Sau khi phân loại mức độ mất nước của trẻ, phân loại tiêu chảy kéo dài nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn. Có hai mức phân loại cho tiêu chảy kéo dài : - Tiêu chảy kéo dài nặng: Nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn và có mất nước hoặc mất nước nặng. - Tiêu chảy kéo dài: Một trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn nhưng không có mất nước [13],[35]. Đánh giá lỵ Tiêu chảy có máu trong phân là lỵ. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất