Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát kiến thức, thái độ đối với vaccine ngừa human papillomavirus trong phõn...

Tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ đối với vaccine ngừa human papillomavirus trong phõng chống ung thư cổ tử cung của nhân viên y tế tại bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ

.PDF
100
2
54

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- HUỲNH KIM DUNG KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VACCINE NGỪA HUMAN PAPILLOMAVIRUS TRONG PHÕNG CHỐNG UNG THƢ CỔ TỬ CUNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Ngành: Sản Phụ Khoa Mã số: 8720105 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI CHÍ THƢƠNG . . Thành phố Hồ Chí Minh 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phụ hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Huỳnh Kim Dung . . . . MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4 1.1 Human Papillomavirus và ung thư cổ tử cung .......................................................... 4 1.2 Vaccine Human Papillomavirus .............................................................................. 12 1.3 Giới thiệu bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ .............................................................. 18 1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ...................................... 19 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 25 2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 25 2.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 25 2.3 Cách tiến hành nghiên cứu ...................................................................................... 26 2.4 Liệt kê và định nghĩa một số biến số ...................................................................... 30 2.5 Kiểm soát sai lệch ................................................................................................... 34 2.6 Vấn đề y đức ........................................................................................................... 35 2.7 Lợi ích mong đợi ..................................................................................................... 35 . . Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36 3.1 Đặc điểm của dân số nghiên cứu............................................................................. 36 3.2 Kiến thức đúng của NVYT về vaccine HPV trong việc phòng ngừa UTCTC ....... 39 3.3 Thái độ đúng của NVYT về vaccine HPV .............................................................. 42 3.4 Các mối liên quan đến kiến thức của NVYT .......................................................... 44 3.5 Các mối liên quan đến thái độ của NVYT .............................................................. 53 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................... 56 4.1 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 56 4.2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 57 4.3 Kiến thức đúng về vaccine HPV trong phòng ngừa UTCTC của NVYT và các yếu tố liên quan .................................................................................................................... 59 4.4 Thái độ đúng về vaccine HPV của NVYT và các yếu tố liên quan ........................ 66 4.5 Những điểm mới và đóng góp thực tiễn của đề tài ................................................. 69 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. PHỤ LỤC ......................................................................................................................... Phụ lục 1: Phiếu khảo sát Phụ lục 2: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACIP Advisory Committee on Immunization Practices ACOG American College of Obstetricians and Gynecologists ASCCP American Society for Colposcopy and Cervical Pathology ATP Adenosine triphosphat BN Bệnh nhân BS Bác sĩ BV Bệnh viện CDC Centers for Disease Control and Prevention CIN Cervical Intraepithelial Neoplasm CTC Cổ tử cung DNA Deoxyribonucleic acid FDA Food and Drug Administration . . HPV Human Papillomavirus KT Kiến thức KTC Khoảng tin cậy NVYT Nhân viên y tế OR Odds ratio ORF Open Reading Frame PCR Polymerase chain reaction RNA Ribonucleic acid SPK Sản phụ khoa TĐ Thái độ TP Thành phố UTCTC Ung thư cổ tử cung VLP Virus-like particles DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Advisory Committee on Immunization Practices American College of Obstetricians and Gynecologists American Society for Colposcopy and Cervical Pathology Centers for Disease Control and Prevention Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Cervical Intraepithelial Neoplasm . Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ Hiệp hội soi cổ tử cung và bệnh học cổ tử cung Hoa Kỳ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung . Condyloma Food and Drug Administration Odds Ratio Pap’smear (Pap) Polymerase chain reaction Type Vaccine Virus . Mụn cóc sinh dục, sùi mào gà Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Tỷ số chênh Phết mỏng tế bào cổ tử cung Phản ứng khuếch đại gen Loại, týp Vắc-xin Vi-rút . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang 2.1. Biến số nền ............................................................................................................ 30 2.2. Biến số kiến thức ................................................................................................... 31 2.3. Biến số thái độ ....................................................................................................... 33 3.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu ...................................................................... 36 3.2. Mức độ tiếp nhận thông tin vaccine HPV ............................................................. 38 3.3. Nguồn tiếp nhận thông tin vaccine HPV .............................................................. 39 3.4. Việc đã từng được đào tạo/tập huấn về vaccine HPV........................................... 39 3.5. Tỷ lệ KT đúng chung về vaccine HPV của NVYT............................................... 39 3.6. Kiến thức cơ bản về nhiễm HPV của NVYT ........................................................ 40 3.7. Kiến thức về vaccine HPV của NVYT ................................................................. 41 3.8. Tỷ lệ thái độ đúng của NVYT đối với vaccine HPV ............................................ 42 3.9. Lí do không muốn tiêm vaccine HPV ................................................................... 43 3.10. Phân tích đơn biến giữa đặc điểm chung dân số nghiên cứu và kiến thức đúng 44 3.11. Phân tích đơn biến giữa các đặc điểm về tiếp nhận thông tin với KT đúng ....... 46 3.12. Phân tích đa biến giữa các đặc điểm với KT đúng chung ................................... 47 3.13. Phân tích đa biến giữa các đặc điểm với KT đúng về nhiễm HPV..................... 49 3.14. Phân tích đa biến giữa các đặc điểm với KT đúng về vaccine HPV .................. 50 3.15. Phân tích đa biến giữa các đặc điểm với TĐ đúng chung ................................... 54 3.16. Liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ đúng .................................................. 55 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ Trang 3.1. So sánh KT cơ bản về nhiễm HPV và KT vaccine HPV của NVYT ................... 42 3.2. Phân bố tỷ lệ KT đúng theo chuyên ngành công tác ............................................. 48 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu ....................................................................... 30 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang . . 1.1. Sơ đồ DNA 7904 bp của HPV type 16 ................................................................... 6 1.2. Diễn tiến quá trình nhiễm HPV ở cơ quan sinh dục nữ ........................................ 10 1.3. Vaccine tứ giá Gardasil ......................................................................................... 14 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư đứng hàng thứ 2 ở phụ nữ, trên thế giới ước tính 529.000 ca mắc mới và 275.000 ca tử vong mỗi năm [19]. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng thứ tư trong số các loại ung thư ở phụ nữ (theo số liệu từ Trung tâm thông tin về HPV và ung thư, 2017), là gánh nặng về sức khỏe, tâm lý, kinh tế xã hội ở nước ta. Tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus u nhú ở người human Papillomavirus (HPV) [38]. Nhiễm dai dẳng một trong các type HPV nguy cơ cao là nguyên nhân của hơn 99% ung thư cổ tử cung, trong đó type 16 và 18 chiếm đến 70% [25] [38]. Sự hiểu biết về cấu trúc, tác động sinh học và tiến trình gây ung thư của HPV đã dẫn đến một mô hình hướng tới không chỉ phát hiện mà còn ngăn ngừa tân sinh trong biểu mô và ung thư cổ tử cung, với xét nghiệm tầm soát được xem là cách phòng ngừa thứ phát, và vaccine mới là cách phòng ngừa tiên phát nhiễm HPV. Hiện tại, trên thế giới đã có thuốc chủng ngừa HPV gồm vaccine nhị giá Cervarix, tứ giá Gardasil và cửu giá Gardasil 9, được trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng minh về tính an toàn và hiệu quả [11]. Tại Việt Nam, vaccine ngừa HPV được Bộ y tế cấp phép sử dụng từ năm 2008, hiện lưu hành 2 loại Cervarix (ngừa type 16, 18) và Gardasil (ngừa type 16, 18, 6, 11), được khuyến cáo tiêm cho nữ từ 9 đến 26 tuổi [6]. Một tổng quan hệ thống cho thấy, cả 2 loại có hiệu quả cao trong việc làm giảm tỷ lệ tổn thương ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo đến 93%; và trong phòng ngừa nhiễm các type HPV có trong vaccine [23]. Nhưng Việt Nam, một đất nước đang phát triển, vẫn chưa hoàn toàn đạt được sự chấp thuận tiêm vaccine từ tất cả đối tượng liên quan và phụ huynh có con, em gái nằm trong đối tượng được khuyến cáo. Việc chấp thuận tiêm phòng có thể liên quan đến nhiều yếu tố như thiếu thông tin, giá cả, tư vấn của nhân viên y tế [5]. Trong đó, nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng lên quyết định chấp nhận tiêm ngừa HPV [17]. Hơn nữa, những người chăm sóc sức khỏe cũng là nguồn chủ yếu và đáng tin cậy . . nhất trong việc cung cấp thông tin về vaccine cho cộng đồng, cho các bậc phụ huynh [14]. Để đạt được sự chấp nhận, tin tưởng từ khách hàng, chính các nhân viên y tế phải có kiến thức vững vàng và thái độ tích cực đối với việc tiêm phòng. Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy mức độ hiểu biết về ung thư cổ tử cung và vaccine HPV của các chuyên gia y tế ở mức trung bình, và đều có thái độ tích cực đối với vaccine [33],[32],[15]. Một trong những mục tiêu trong kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung là tất cả cán bộ y tế liên quan có hiểu biết đúng về ung thư cổ tử cung và nguyên tắc dự phòng bệnh này [6]. Cùng với các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản trên cả nước, bệnh viện phụ sản Cần Thơ đã đưa vaccine HPV vào phục vụ nhiều năm nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Tỷ lệ kiến thức đúng và thái độ đúng về vaccine HPV trong đội ngũ nhân viên y tế là bao nhiêu?”. Với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ cũng như các yếu tố tác động để từ đó góp phần hỗ trợ làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ đối với vaccine ngừa human Papillomavirus trong phòng chống ung thƣ cổ tử cung của nhân viên y tế tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát - Tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về vaccine ngừa HPV trong việc phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng và thái độ đúng về vaccine ngừa HPV trong việc phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung. - Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng, thái độ đúng của nhân viên y tế về vaccine ngừa HPV. . . Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HUMAN PAPILLOMAVIRUS VÀ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG 1.1.1. Ung thƣ cổ tử cung và HPV Vào đầu thập niên 1980, giáo sư Hausen và đồng nghiệp đã tìm ra mối liên quan giữa HPV và bệnh ung thư cổ tử cung, và hiện tại thì HPV được khẳng định là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung... [38]. Nhiễm HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới [13]. Bất cứ người nào có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV, cứ 5 người có 4 người nhiễm HPV trong dân số. 1.1.2. Cấu tạo của HPV [22],[20],[42] HPV – một virus có vật liệu di truyền là deoxyribonucleic acid (DNA), gây bệnh ở người, thuộc họ Papovavirida. Bởi vì virus này không thể phát triển trong thực nghiệm và không có xét nghiệm huyết thanh nào đáng tin cậy, nên sự nhận diện và định type HPV căn cứ vào tiêu chuẩn nucleic acid. Một đặc điểm rất quan trọng của virus này là chúng không phát triển trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm nên để nghiên cứu, chỉ có thể dựa trên nghiên cứu invivo trên người hay động vật bị nhiễm. Những mẫu nhiễm này có thể lưu trữ ở -200C trong một thời gian dài mà không làm giảm khả năng hoạt động của virus. HPV có cấu trúc capsid không vỏ, đối xứng xoắn ốc, đường kính 52-55 nm. Capsid gồm 72 capsome hình sao 5 cánh, được tạo bởi protein L1. Protein L2 hiện diện trong virus với số lượng ít hơn và nâng đỡ cho bộ khung protein L1. Bên trong capsid là cấu trúc DNA của HPV, là một chuỗi DNA kép, 7904 bp, khép vòng, gồm các vùng gen: - E1: Chức năng chính là mã hóa cho protein gắn đặc hiệu vào DNA. E1 có hoạt động tháo xoắn không phụ thuộc ATP, rất cần thiết cho sự sao chép của virus. - E2: Đây là gen mã hóa chủ yếu cho các nhân tố phiên mã của tế bào. Bên cạnh đó, E2 còn tương tác với E1, giúp E1 dễ dàng gắn với điểm khởi đầu sao chép và có thể bắt đầu sao chép tăng cường hơn. . . - E4: Mã hóa cho protein E4, có vai trò trợ giúp trong sự trưởng thành và phóng thích HPV ra khỏi tế bào mà không làm tan tế bào chủ. - E5: Để có thể xâm nhập và tồn tại trong tế bào chủ, HPV sẽ rất cần đến sản phẩm protein E5 do gen này sản xuất. Protein E5 tác động ngay trong giai đoạn đầu của sự xâm nhiễm, chúng tạo ra các phức hợp với các thụ thể của nhân tố tăng trưởng và biệt hóa, từ đó kích thích sự phát triển của tế bào. Mặt khác, protein E5 còn có vai trò trong việc ngăn chặn sự chết theo chương trình của tế bào khi có sự sai hỏng DNA do chính virus gây ra. - L1 và L2: Đây là 2 vùng gen cấu trúc. Vùng L2 mã hóa protein L1 là thành phần chủ yếu cấu tạo vỏ capsid của virus. Vùng L2 mã hóa protein vỏ capsid phụ. - E6: Gen này mã hóa protein E6, cực kỳ quan trọng trong vai trò gây ung thư, nhất là ở những type được xếp vào nhóm nguy cơ cao gây ung thư. Ba chức năng chủ yếu của E6 cũng là những chức năng rất nguy hiểm đối với tế bào chủ: + Liên kết hoặc không liên kết với protein E7 đều có khả năng kích thích tế bào chủ phân bào mạnh mẽ và sự phân chia này là mãi mãi, tức tế bào chủ sẽ là những tế bào bất tử hóa. + Gắn kết với protein p53, một protein ức chế khối u của tế bào, làm tăng sự phân giải của p53 bởi hệ thống phân giải protein ubiquitin của tế bào và làm giảm khả năng ức chế khối u của protein này. + Liên kết với gen ras trong quá trình bất tử hóa tế bào cơ bản của chuột và kích thích sự phát triển của tế bào NIH 3T3, đồng thời hoạt hóa promoter E2 của Adenovirus. - Gen E7: Tuy nhỏ hơn E6, protein E7 được mã hóa từ gen này cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc gây ung thư ở tế bào chủ. Trước hết là sự tương đồng ở cấu trúc gắn kèm với E6, đều là cấu trúc Cys-X-X-Cys, góp phần liên kết chặt chẽ với E6 hơn, hỗ trợ nhau tác động lên sự bất tử hóa tế bào chủ. Nếu như E6 cản trở quá trình tự sửa sai của tế bào chủ thông qua liên kết với p53 thì E7 thực hiện vai trò này thông qua liên kết với pRb, cũng là một gen ức chế khối u. Ái lực liên kết này cao gấp 10 lần ở những type thuộc nhóm nguy cơ cao so . . với nhóm nguy cơ thấp. Điều này làm giải phóng số lượng lớn nhân tố phiên mã E2F tự do, kích thích quá trình phiên mã, kéo dài tuổi thọ tế bào. Hình 1.1. Sơ đồ DNA 7904 bp của HPV type 16 (Nguồn: National Cancer Institute, http://cancer.gov) 1.1.3. Các type HPV [22],[20] Có hơn 200 type virus HPV được xác nhận dựa trên chuỗi DNA quy định hệ gen khác biệt, trong đó 85 cấu trúc gen đã được mô tả đặc tính đầy đủ và phân lập hơn 120 cấu trúc gen mới tiền năng, được mô tả một phần các đặc tính. Tùy theo cơ quan đích, có hai nhóm HPV: - Nhóm HPV trên da có cơ quan đích là da bàn tay và bàn chân - Nhóm HPV niêm mạc xâm nhiễm lớp tế bào trong cùng của niêm mạc môi, miệng, đường hô hấp và biểu mô sinh dục. Có hơn 40 type HPV có thể lây truyền dễ dàng qua hoạt động tình dục trực tiếp (đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng), từ da và niêm mạc người bị nhiễm sang da và niêm mạc của bạn tình. Ngoài ra, do đặc điểm cấu trúc chỉ có capsid, nên HPV khá bền, do đó có thể có cơ chế lây truyền ngoài hoạt động tình . . dục như tiếp xúc với đồ vật có nhiễm HPV (quần áo chung), hay qua đồ chơi tình dục … Trong các HPV tấn công niêm mạc sinh dục, các HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung và những tổn thương tiền ung thư nên có thể chia thành nhóm: - Nhóm nguy cơ thấp: gây nên tổn thương mụn cóc bộ phận sinh dục ngoài, ở bàn tay, gan bàn chân, sang thương u nhú đường hô hấp và bệnh lý khác. Bộ gen của chúng tồn tại độc lập với tế bào chủ. Các type HPV trong nhóm nguy cơ thấp thường gặp là: 6, 11, 42, 43, 44,… - Nhóm nguy cơ cao: bao gồm các type mà DNA của chúng có khả năng chèn vào bộ gen của người, gây ra những rối loạn sinh sản tế bào để hình thành các khối u ác tính ở các cơ quan đích như: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng, dương vật. Các type HPV trong nhóm nguy cơ cao là: 16, 18, 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68 và 70. Trong đó, HPV 16, 18 chiếm 70% ung thư cổ tử cung [25]. 1.1.4. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HPV Viêm nhiễm HPV không có triệu chứng lâm sàng rõ, diễn tiến âm thầm. Ở nữ, cơ quan sinh dục thường bị nhiễm HPV là cổ tử cung. 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan trực tiếp đến nhiễm một hoặc nhiều type HPV [38]. 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh [22],[20],[42] HPV sau khi sát nhập vào bộ gen tế bào ký chủ, vùng gen E6, E7 điều khiển tổng hợp protein E6, E7 theo chiều hướng bất thường làm kích hoạt những chất sinh ung thư, làm mất tác dụng những gen ức chế sự tạo khối u mà HPV không giết chết tế bào chủ. Chức năng của protein điều hòa tăng trưởng tế bào pRb bị mất tác dụng do sự gắn kết của các protein E6, E7 dẫn đến sự phân chia tế bào liên tục một cách bất thường và đưa đến là phát sinh ung thư. Vì cần có diễn tiến qua nhiều giai đoạn của cơ chế sinh ung như vậy nên thật ra chỉ có một tỷ lệ thấp phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao sẽ bị ung thư cổ tử cung. Chu kỳ sống của HPV có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn xâm nhập: . . Chỗ xâm nhiễm đầu tiên của HPV là những tế bào nằm ở những vị trí dễ bị tổn thương, có thể chỉ là những vết thương rất nhỏ gây ra do quan hệ tình dục (cổ tử cung, bao quy đầu ở nam giới). Khả năng virus xâm nhập vào những tế bào đáy này là rất cao. Sau đó, chính sự làm lành lặn ở chỗ vết trầy xước này bằng việc kích thích sự phân chia những tế bào đáy sẽ dẫn đến là tăng nhanh thêm sự sao chép của HPV trong tế bào chủ vì đây là giai đoạn mà HPV chỉ sao chép được khi tế bào chủ sao chép. Chính vùng dễ bị tổn thương nhất trong cơ quan sinh dục là cổ tử cung trở thành nơi phổ biến nhất cho virus phát triển. Giai đoạn tiềm ẩn: Đây là giai đoạn có sự xâm nhiễm của HPV nhưng các kỹ thuật xét nghiệm tế bào học, hình thái học, soi phóng đại đều cho kết quả tế bào bình thường. Chỉ những xét nghiệm sinh học phân tử có độ nhạy cao như phản ứng khuyếch đại gen (PCR), lai phân tử mới có khả năng phát hiện thấy HPV. Điều này giải thích tại sao xét nghiệm Pap hoặc giải phẫu bệnh không tìm thấy HPV nhưng xét nghiệm HPV dương tính. Thời kỳ này có thể kéo dài 1-8 tháng, tùy tình trạng sức khỏe mỗi người. Trong giai đoạn này, người ta không xác định được là hệ miễn dịch có hoạt động hay không. Cũng có ý kiến cho rằng lúc này hệ miễn dịch không hoạt động vì đòi hỏi sự phát triển số lượng virus và những sản phẩm xâm nhiễm đến một giới hạn nào đó mới kích thích được hệ miễn dịch hoạt động. Hầu hết những bệnh nhân đều chỉ có những biểu hiện thoáng qua và không xác định được. Giai đoạn nhân bản mạnh: Nếu giai đoạn trên, HPV chỉ sao chép cùng tế bào chủ thì bước vào giai đoạn này, HPV sẽ là tác nhân kích thích tế bào chủ phân chia mạnh. Từ sự hiện diện thấp lượng DNA virus ở những tế bào đáy, sẽ có sự gia tăng mạnh số lượng DNA virus lẫn những sản phẩm xâm nhiễm ở những tế bào biểu mô gần bề mặt nhất (sự tích lũy protein và những dạng virion của chúng…). Sự xâm nhiễm có hiệu lực 3-8 tháng trước khi hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Chúng phát triển mạnh các mạch máu bao quanh (nhất là ở những type 6, 11) .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất