Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó (ceretophyllum sp.) trên nhá...

Tài liệu Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó (ceretophyllum sp.) trên nhánh sông sài gòn (đường võ văn bích, củ chi. tp. hồ chí minh)

.PDF
57
1
96

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG THU NHẬN PROTEIN TỪ RONG ĐUÔI CHÓ (CERATOPHYLLUM SP.) TRÊN NHÁNH SÔNG SÀI GÒN (ĐƯỜNG VÕ VĂN BÍCH, CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH) Bình Dương, tháng 4 năm 2016 2 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG THU NHẬN PROTEIN TỪ RONG ĐUÔI CHÓ (CERATOPHYLLUM SP.) TRÊN NHÁNH SÔNG SÀI GÒN (ĐƯỜNG VÕ VĂN BÍCH, CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH) Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Ngọc Diễm Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D13MT01 - Khoa Tài Nguyên Môi Trường Năm thứ: 3 / Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Khoa học môi trường Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Liên Bình Dương, tháng 4 năm 2016 4 5 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó (Ceretophyllum sp.) trên nhánh sông Sài Gòn (đường Võ Văn Bích, Củ Chi. Tp. Hồ Chí Minh) - Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện: STT Họ và tên MSSV Lớp Khoa Năm thứ/ Số năm đào tạo 1 Hồ Thị Ngọc Diễm 1324403010014 D13MT01 Tài nguyên môi trường 3/4 2 Huỳnh Ngọc Thùy Dương 1324403010011 D13MT01 Tài nguyên môi trường 3/4 3 Nguyễn Thị Thu Hiền 1324403010030 D13MT01 Tài nguyên môi trường 3/4 - Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Liên 2. Mục tiêu đề tài: Đánh giá chất lượng nước tại khu vực lấy mẫu rong đuôi chó để trích ly protein. Khảo sát mối liên quan giữa các thông số trong quá trình trích ly protein đến hàm lượng protein thu được. Từ đó tìm ra được thông số tối ưu cho ra hiệu suất tốt nhất. 3. Tính mới và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề môi trường thông qua nghiên cứu các thông số tối ưu nhất để trích ly protein từ nguồn nguyên liệu mới – rong đuôi chó một cách hiệu quả, có thể phát triển đề tài lấy nguồn protein thu nhận được để làm thức ăn chăn nuôi thủy hải sản góp phần làm giảm chi phí chăn nuôi giúp nông dân. 4. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra được các điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly rong khô bằng NaOH như sau: Nồng độ của dung môi trích ly là NaOH 1%. Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu trích ly là NaOH: rong bằng 20:1. Thời gian trích ly trong 60 phút ở nhiệt độ 500C. 6 Lượng protein thô thu được khi trích ly bằng các thông số trên là 228,2 mg (trong 5g rong khô). Vậy với 1kg rong khô ta sẽ thu được 45,64g protein. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài Ngày 12 tháng 4 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài: Sinh viên đã hoàn thành đề tài đúng thời hạn, thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Giải quyết được những khó khan trong quá trình thực hiện đề tài. Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Ngày 12 tháng 4 năm 2016 Người hướng dẫn (ký, họ và tên) 7 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Hồ Thị Ngọc Diễm Sinh ngày: 15 tháng 01 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D13MT01 Khóa: 2013-2017 Khoa: Tài nguyên môi trường Địa chỉ liên hệ: Ấp Bình Chánh - Khánh Bình – Tân Uyên – Bình Dương Điện thoại: 01626036478 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP * Năm thứ 1: Ngành học: Khoa học môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Khoa học môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Ngày 12 tháng 4 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) 8 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..................................................................10 ABSTRACT............................................................................................................11 TÓM TẮT LUẬN VĂN..........................................................................................12 MỞ ĐẦU................................................................................................................. 13 1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................13 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................14 3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................14 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................14 5. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................14 6. Nội dung nghiên cứu..............................................................................14 7. Tiến độ thực hiện....................................................................................14 Chương 1: 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................16 Tổng quan về hiện tượng ô nhiễm hữu cơ..............................................16 1.1.1. Khái niệm..............................................................................................16 1.1.2. Nguyên nhân.........................................................................................16 1.1.3. Hậu quả.................................................................................................16 1.1.4. Một số phương pháp xác định ô nhiễm hữu cơ do phú dưỡng..............17 1.2. Tổng quan về rong đuôi chó (Ceratophyllum sp.)..................................17 1.2.1. Đặc điểm hình thái...........................................................................17 1.2.2. Sinh sản............................................................................................18 1.2.3. Dạng sống........................................................................................18 1.3. Trích ly protein từ rong đuôi chó............................................................19 1.3.1. Tổng quan về protein.......................................................................19 1.3.2. Các phương pháp trích ly protein từ rong.........................................20 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về việc dùng rong đuôi chó làm thức ăn chăn nuôi thủy hải sản và tách protein từ rong..................21 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................21 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................22 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................24 9 2.1. Nguyên liệu và hóa chất...............................................................................24 2.1.1. Rong đuôi chó.......................................................................................24 2.1.2. Mẫu nước..............................................................................................24 2.1.3. Hóa chất sử dụng...................................................................................25 2.1.4. Thiết bị..................................................................................................26 2.1.5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu và thu nhận protein từ rong đuôi chó.........27 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................28 2.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa có trong mẫu nước thu nhận rong đuôi chó..........................................................................................28 2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu quá trình trích ly rong đuôi chó bằng NaOH……………………………………………………………………….. 33 2.3. 2.2.2.1. Thí nghiệm 2.1: Khảo sát nồng độ NaOH..............................33 2.2.2.2. Thí nghiệm 2.2: Khảo sát tỷ lệ NaOH và rong.......................34 2.2.2.3. Thí nghiệm 2.3: Khảo sát thời gian trích ly............................34 2.2.2.4. Thí nghiệm 2.4: Khảo sát nhiệt độ trích ly.............................35 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................35 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................36 3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh hóa trong mẫu nước thu nhận rong đuôi chó....................................................................................................................... 36 3.2. Kết quả tìm điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly rong đuôi chó bằng NaOH 37 3.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ NaOH...........................................38 3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ NaOH và rong....................................39 3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian trích ly.........................................40 3.2.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát nhiệt độ trích ly..........................................41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................42 1. Kết luận quá trình phân tích mẫu nước trên đoạn sông Sài Gòn.............42 2. Kết luận việc tìm thông số tối ưu cho quá trình trích ly rong đuôi chó bằng NaOH 42 3. Kiến nghị................................................................................................42 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................43 PHỤ LỤC.......................................................................................................44 1. Phân tích protein hòa tan bằng phương pháp Lowry [1].........................44 10 2. Đồ thị đường chuẩn trong phân tích protein hòa tan bằng phương pháp Lowry, Nitơ, Photpho.....................................................................................46 3. Quy chuẩn Việt Nam về tiêu chuẩn nước mặt [9]..................................47 11 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tiến độ thực hiện.......................................................................................15 Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại rong [3]....................................22 Bảng 2.1. Các loại hóa chất sử dụng........................................................................25 Bảng 2.2. Các loại thiết bị sử dụng..........................................................................26 Bảng 2.3. Bảng xây dựng đường chuẩn xác định Nitrat [5].....................................30 Bảng 2.4. Bảng xây dựng đường chuẩn phân tích photpho [5]................................33 Bảng 3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh hóa trong mẫu nước thu nhận rong đuôi chó................................................................................................................... 36 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nồng độ NaOH.............................................................38 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ NaOH và rong......................................................39 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian trích ly...........................................................40 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát nhiệt độ trích ly............................................................41 Bảng xây dụng đường chuẩn phân tích protein hòa tan...........................................45 Bảng Quy chuẩn Việt Nam về tiêu chuẩn nước mặt................................................47 12 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ HÌNH Hình 1. Hình ảnh về phú dưỡng hoá........................................................................13 Hình 2.1. Rong chưa qua xử lý................................................................................24 Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu và thu nhận protein từ rong đuôi chó...................27 Y ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của nồng độ NaOH lên quá trình trích ly rong đuôi chó...........................................................................................................38 Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu lên quá trình trích ly rong đuôi chó...........................................................................................................39 Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian lên quá trình trích ly rong đuôi chó........................................................................................................................... 40 Đồ thị 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình trích ly rong đuôi chó........................................................................................................................... 41 Đồ thị 1. Đồ thị đường chuẩn protein hòa tan..........................................................46 Đồ thị 2. Đồ thị đường chuẩn Nitrat........................................................................46 Đồ thị 3. Đồ thị đường chuẩn photpho....................................................................47 13 ABSTRACT In this thesis, the writers analyzed the water samples and survey the optimal parameters of extracting protein from Ceratophyllum submersum in Saigon river on Vo Van Bich street (Cu Chi district, Ho Chi Minh city) to fìnd the best efficient of extraction proteins to supplement crude protein on aquatic food. Water samples were identified Nitrogen and Phosphorus, measured DO by DO gauge. Extraction Ceratophyllum demersum samples were analyzed to determined the amount of protein by Lowry method. Measurements were processed by Excel software. Samples with algae growth strongly have low DO (<4mg/l). Nitrogen and phosphorus concentrations of Ceratophyllum submersum samples were exceeded the arising limits of algae. Survey optimal parameters for extracting protein: concentration of extracted solvent NaOH is 1%, the rate of NaOH:algae is 20:1, extracted temperature is 50oC, extracted time is 60 minutes. 14 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong luận văn này, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích mẫu nước và khảo sát các thông số tối ưu trong quá trình trích ly protein từ rong đuôi chó ở nhánh sông Sài Gòn trên đường Võ Văn Bích (Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tìm ra thông số trích ly protein tối ưu. Nhóm đã sử dụng các phương pháp: phương pháp quang phổ để xác định Nitơ và Photpho có trong mẫu nước; phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng máy đo DO, phương pháp Lowry để xác định hàm lượng protein hòa tan có trong mẫu sau trích ly, phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. DO của mẫu có sự phát triển rong tảo mạnh khá thấp (< 4 mg/l). Nitơ và Photpho trong mẫu lấy rong đều vượt mức giới hạn phát sinh rong tảo. Thông số tối ưu đã khỏa sát được trong quá trình trích ly protein: nồng độ dung môi trích ly NaOH 1%, tỷ lệ NaOH:rong là 20:1, nhiệt độ trích ly là 500C, thời gian trích ly là 60 phút. 15 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nhiều sông, hồ thuộc các khu đô thị, khu công nghiệp ở nước ta đang có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước tăng cao, đặc biệt là hàm lượng các chất dinh dưỡng (tổng N, tổng P) cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm bùng phát rong…Khi lượng rong tăng nhanh sẽ làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm, gây chết các loài thủy sinh, đồng thời sự phân hủy của chúng làm cho nước có mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khu vực. [6] Do vậy, việc nghiên cứu các loại rong được thu gom từ các khu vực này sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị để thu nhận protein đồng thời giảm thiểu các tác động xấu đối với nguồn nước do hiện tượng phú dưỡng. [6] Trên cơ sở đó đã tiến hành đề tài “Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó (Ceratophyllum sp.) trên nhánh sông Sài Gòn (đường Võ Văn Bích, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh” nhằm giảm bớt lượng rong trong các khu vực nước ô nhiễm hữu cơ đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Hình 1. Hình ảnh về phú dưỡng hoá 16 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng nước tại khu vực lấy mẫu rong đuôi chó để trích ly protein. Khảo sát mối liên quan giữa các thông số trong quá trình trích ly protein đến hàm lượng protein thu được. Từ đó tìm ra được thông số tối ưu cho ra hiệu suất tốt nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng rong đuôi chó làm nguồn nguyên liệu chính để tiến hành thu nhận protein. Nguyên liệu được lấy từ nhánh sông Sài Gòn nơi bị ô nhiễm hữu cơ. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Phòng thí nghiệm khoa môi trường - Trường Đại học Thủ Dầu Một. Thời gian: từ tháng 10/2015 đến 03/2016. 5. Ý nghĩa của đề tài Tận dụng nguyên liệu rong từ các nguồn nước ô nhiễm hữu cơ để thu nhận protein. Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi thủy hải sản. 6. Nội dung nghiên cứu   Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa có trong mẫu nước lấy rong (Nitơ, Photpho), đánh giá vùng nước bị ô nhiễm hữu cơ thông qua các chỉ tiêu DO, Nitơ, Photpho. Xác định thông số tối ưu của quá trình trích ly protein: + Khảo sát nồng độ NaOH. + Khảo sát tỷ lệ rong và dung dịch NaOH. + Khảo sát thời gian trích ly. + Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình trích ly.  Xác định hàm lượng protein trong chế phẩm protein thô thu được (%). 7. Tiến độ thực hiện 17 Bảng 1. Tiến độ thực hiện Thời gian (bắt đầu-kết thúc) 10/201511/2015 Các nội dung, công việc thực hiện Người thực hiện Xác định điểm Hồ Thị Ngọc Diễm Mẫu nước; Rong đã lấy mẫu, chuẩn bị Nguyễn Thị Thu Hiền sấy khô, xay nhỏ nguyên liệu Huỳnh Ngọc Thùy Dương Mua hóa chất 11/201512/2015 Sản phẩm - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ. các hóa chất có sẵn - Pha hóa chất dùng trong các thí nghiệm Albumin;NaOH; CuSO4 khan; thuốc thử Folin; K2SO4; Kali perodisunphat (K2S2O8) NaOH 0,1N và 0,1M; H2SO4 5N; Albumin 0.1%; natri citrat 1%; HCl 1%; NaOH ở các tỷ lệ 0.5%,1%,1.5%,2%. Hồ Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thu Hiền Huỳnh Ngọc Thùy Dương 12/2015-1/2016 DO khá thấp (khoảng 3 mg/l); Phân tích mẫu Nitơ và Photpho nước lấy rong vượt giới hạn xảy ra ô nhiễm hữu cơ. Hồ Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thu Hiền Huỳnh Ngọc Thùy Dương 1/2016-2/2016 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NaOH; tỉ lệ rong:NaOH đến quá trình trích ly Hồ Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thu Hiền Huỳnh Ngọc Thùy Dương 2/2016-3/2016 Khảo sát ảnh Thời gian và nhiệt hưởng của thời độ thích hợp là 60 gian, nhiệt độ đến phút ở 500C. quá trình trích ly Hồ Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thu Hiền Huỳnh Ngọc Thùy Dương Xây dựng đường Đường chuẩn chuẩn protein hòa protein hòa tan. Hồ Thị Ngọc Diễm Nguyễn Thị Thu Hiền 3/2016-4/2016 Nồng độ NaOH thích hợp là 1%; tỷ lệ NaOH: rong thích hợp là 20:1. 18 Đề tài nghiên cứu tan. thông số tối ưu cho Viết báo cáo đề quá trình trích ly tài protein. Chương 1: 1.1. Huỳnh Ngọc Thùy Dương TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan về hiện tượng ô nhiễm hữu cơ 1.1.1. Khái niệm Ô nhiễm hữu cơ là hiện tượng mà nguồn nước chứa các chất hữu cơ (xác chết động thực vật, rong, tảo, thuốc trừ sâu…) vượt quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. 1.1.2. Nguyên nhân Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng). [8] Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:106, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Tỷ số N:P = 16: 1 được gọi là “ giá trị biên độ đỏ (redfield value)”. Giá trị này biểu thị lượng cần thiết N và P tạo nên rong tảo, từ đó có thể xác định được yếu tố nào là yếu tố hạn chế tiềm năng phát triển rong tảo.Khi N:P >16 thì P trở thành yếu tố giới hạn. Ngược lại, N:P <16 thì N trở thành yếu tố giới hạn. Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "được nuôi dưỡng tốt". Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của rong. Mặc dầu rong phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của rong sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước.[8] 19 1.1.3. Hậu quả Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của rong, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của rong chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ. [8] 1.1.4. Một số phương pháp xác định ô nhiễm hữu cơ do phú dưỡng  Xác định độ trong của nước hồ cũng là một chỉ thị của sự phú dưỡng. Dựa vào tương quan của dộ phú dưỡng và độ trong để làm thước đo phú dưỡng.  Xác định các thông số chất lượng nước khác: (Ví dụ: BOD5) Khi hồ ở tình trạng phú dưỡng làm lượng chất hữu cơ trong hồ lớn. Lượng chất hữu cơ này có thể xác định thông qua lượng oxi cần thiết để oxi hóa chúng. Càng cần nhiều Oxi thì lượng chất hữu cơ càng lớn cũng đồng nghĩa với mức độ giàu dinh dưỡng cao. Thông số DO cũng là một chỉ thị hiệu quả cho sự phú dưỡng.  Dựa vào cân bằng dinh dưỡng trong hồ: là phương pháp xác định các chất như N và P. Hồ sẽ ở tình trạng phú dưỡng khi nồng độ phú dưỡng vượt quá giới hạn cho phép.Ví dụ: tiêu chuẩn của nitơ trong nước là 0.2mg/l, photpho là 0.03 mg/l. Nhưng để đánh giá sự phú dưỡng của hồ cần phải dựa vào tương quan nồng độ giữa chúng. [8] 1.2. Tổng quan về rong đuôi chó (Ceratophyllum sp.) 1.2.1. Đặc điểm hình thái Các loài trong họ này là thực vật sống lâu năm, đôi khi là thực vật một năm, và chủ yếu là rậm lá, mặc dù có một vài loài là cây thân gỗ. Một số loài là thực vật sống trên đất liền còn chủ yếu là thực vật thủy sinh nước ngọt. Thân thảo, mềm, không có rễ, dài 30 - 50 cm, phân nhánh nhỏ dài, mọc lơ lửng trong nước. Chúng không chịu được sự khô hạn. Tại các khoảng dọc theo các đốt của 20 thân cây chúng sinh ra các vòng lá màu xanh lục sáng, thường là hẹp bản và tạo nhánh, mọc đối hay mọc vòng; dài từ 1,5 đến 4 cm được chia hai thành 2 (đôi khi 4) mặt phẳng hoặc các phân đoạn tuyến tính với răng cưa nhỏ dọc theo một lề. Chúng được sắp xếp trong vòng xoắn của 5-12 lá với các vòng xoắn trở nên dày đặc về phía chóp gốc. Các lá phân nhánh này khá giòn và cứng; vò ra có mùi khét đặc biệt, phiến lá chia nhỏ ra thành bản hình sợi chỉ có gai. Hoa nhỏ, mọc ở nách lá, không có cuống. Chúng chủ yếu là cây đơn tính cùng gốc với các hoa gần như luôn luôn là nhỏ, đối xứng xuyên tâm. Chúng chỉ có 1 noãn trên mỗi lá noãn. Bầu nhụy là dạng quả tụ và đính trên bầu (thể sinh dục cái bên ngoài). Công thức hoa: K 3-4 C 3-4 C0A 2-8 G 2-4. Quả hình trứng dẹt, mạng sừng ở gốc. Chúng không có rễ, nhưng đôi khi phát triển các lá bị biến đổi có bề ngoài tựa như rễ, với mục đích neo đậu cả cây xuống đáy nước. [10] Ở Việt Nam, rong đuôi chó mọc ở các ao hồ, mương máng. Phát triển mạnh nhất vào tháng 6 - 7 và từ tháng 9 thì lụi dần. 1.2.2. Sinh sản Việc nhân giống chúng khá dễ dàng. Chỉ với một mẩu nhỏ thân cây thì cuối cùng nó cũng sẽ phát triển thành một cây mới. Hoa nhỏ và không hấp dẫn, với hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.   Rong đuôi chó xảy ra bởi sự phân mảnh của dòn của thân cây. Hoa nào xảy ra đối với các loài đơn tính cùng gốc này, mặc dù không có bằng chứng về sản xuất giống ở New Zealand (NIWA, 2005b). Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy gần 90% các chồi non vào mùa xuân có nguồn gốc từ turions, với sự tăng trưởng tích cực của chồi chính được quan sát thấy từ tháng Sáu đến tháng Bảy. Tự động phân mảnh đã được quan sát vào cuối tháng Tám, và chồi có turions lại nhô cao từ tháng mười (Fukuhara et al. 1997). [11] 1.2.3. Dạng sống Các loài trong chi Ceratophyllum mọc hoàn toàn dưới mặt nước, thông thường (mặc dù không phải luôn luôn) trôi nổi trong môi trường sống của chúng. Chúng sinh sống tốt trong môi trường nhiều ánh sáng. Mặc dù có thể sống được trong môi trường ít ánh sáng nhưng tốc độ phát triển rất chậm. Ở nhiệt độ thấp chúng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng