Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ( ctrsh ) ở hộ...

Tài liệu Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ( ctrsh ) ở hộ gia đình trên địa bàn thị xã thuận an

.PDF
73
1
68

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HIỆU SUẤT THU HỒI RÁC TÁI CHẾ TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN Bình Dương, tháng 04 năm 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HIỆU SUẤT THU HỒI RÁC TÁI CHẾ TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Ngọc Như Dân tộc : Kinh Lớp : D13QM02 Năm thứ : 3 – Khoa: Tài nguyên Môi trường Số năm đào tạo: 4 Ngành học : Quản lý Tài nguyên và Môi trường Người hướng dẫn : Bùi Phạm Phương Thanh - Học vị: Thạc sỹ Đơn vị công tác : Khoa Tài nguyên Môi trường UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ( CTRSH ) ở hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An. - Sinh viên thực hiện: STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP KHOA 1 Nguyễn Huỳnh Ngọc Như 1328501010156 D13QM02 Tài nguyên Môi Trường 2 Huỳnh Thị Trinh 1328501010183 D13QM02 Tài nguyên Môi Trường 3 Đỗ Thị Lan 1328501010192 D13QM02 Tài nguyên Môi Trường - Người hướng dẫn: Ths.Bùi Phạm Phương Thanh 2. Mục tiêu đề tài: Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại thị xã Thuận An. Từ đó, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã cơ bản xác định được hiệu suất thu hồi và mức độ thiệt hại về kinh tế do lượng rác tái chế bị thất thoát từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An. Kết quả này sẽ là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo đối với các nguồn phát sinh chất thải rắn khác như khu thương mại, dịch vụ, khu vực công cộng,các cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất công nghiệp, chất thải rắn nông nghiệp,... và loại chất thải rắn xây dựng,... 4. Kết quả nghiên cứu: - Ước tính được lượng rác thất thoát từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình tại Thị xã Thuận An. - Xác định sơ bộ hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình tại Thị xã Thuận An. - Ước tính được số tiền thiệt hại do lượng rác tái chế bị thất thoát trong quá trình thu gom, xử lý ở hộ gia đình tại Thị xã Thuận An. - Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: - Là nguồn cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý chất thải rắn, đặc biệt ứng dụng cho công tác đánh giá chi phí – lợi ích trong việc quản lý nguồn rác tái chế của Thị xã Thuận An 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 04 tháng 04 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Huỳnh Ngọc Như Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài: - Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài trên tinh thần trách nhiệm cao, có sự nổ lực, nhiệt tình trong tìm tòi học hỏi, chủ động và thường xuyên liên lạc trao đổi với GVHD để thực hiện đề tài đúng tiến độ. - Kết quả đề tài chủ yếu dựa vào phương pháp khảo sát thực tế nên độ chính xác chưa cao. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận phù hợp, bước đầu làm việc thực tế với trình độ sinh viên hiện tại. Ngày 04 tháng 04 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Nguyễn Huỳnh Ngọc Như Sinh ngày: 03 tháng 03 năm 1995 Nơi sinh: An Thạnh – Thuận An - Bình Dương Lớp: D13QM02 Khóa: 2013-2017 Khoa: Tài nguyên Môi trường Địa chỉ liên hệ: 4/157 – Kp. Hòa Lân 1- Thuận Giao – Thuận An- Bình Dương Điện thoại: 0969134026 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: 7.69 Sơ lược thành tích: khá * Năm thứ 2: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: 7.52 Sơ lược thành tích: khá Ngày 04 tháng 04 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Huỳnh Ngọc Như Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An” MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................iv DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................vi MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................................2 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................3 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn.............................................................................................3 1.1.2. Khái niệm về tái chế chất thải...................................................................................3 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.............................................................................5 1.1.4. Thành phần chất thải rắn...........................................................................................5 1.1.5. Các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra...........................................7 1.1.6.Ý nghĩa kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động tái chế chất thải....................8 1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ THUẬN AN......................................................................10 1.2.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................10 1.2.2. Điều kiện kinh tế.....................................................................................................13 1.2.3. Điều kiện xã hội......................................................................................................14 1.3. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THUẬN AN..........................................................................................................................15 1.3.1. Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thuận An...............................15 1.3.2. Đánh giá chung.......................................................................................................17 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.................................19 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..........................................................................19 1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.........................................................................22 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................25 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................25 2.2.1. Cách tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu....................................................25 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết................................................................26 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................................26 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực tế.................................................................................26 Trang i Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An” 2.2.5. Phương pháp định tính, định lượng........................................................................27 2.2.6. Phương pháp ước tính.............................................................................................27 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................31 3.1. KHỐI LƯỢNG RÁC TÁI CHẾ PHÁT SINH TRUNG BÌNH CỦA MỘT HỘ GIA ĐÌNH TRONG MỘT NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN...............................31 3.1.1. Thống kê số lượng hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An.................................31 3.1.2. Khối lượng rác tái chế phát sinh tại hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An......32 3.2. KHỐI LƯỢNG RÁC TÁI CHẾ THU HỒI TRUNG BÌNH CỦA MỘT HỘ GIA ĐÌNH TRONG MỘT NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN..........................................40 3.2.1. Khối lượng rác tái chế được người thu mua ve chai thu hồi trong một ngày.........40 3.2.2. Khối lượng rác tái chế được nhân viên của xe thu gom thu hồi trong một ngày....44 3.2.3. Khối lượng rác tái chế được người nhặt ve chai thu hồi trong một ngày...............45 3.2.4. Tổng khối lượng rác tái chế được thu hồi trong một ngày......................................46 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT THU HỒI RÁC TÁI CHẾ TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN.....................................50 3.3.1. Tính toán hiệu suất thu hồi và khối lượng thất thoát rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình...................................................................................................................................50 3.3.2. Ước tính thiệt hại kinh tế do lượng rác tái chế thất thoát........................................51 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT THU HỒI RÁC TÁI CHẾ TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN.........................................................................................................................................52 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................56 4.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................56 4.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................58 PHỤ LỤC.................................................................................................................................59 Trang ii Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An” DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt NĐ : Nghị định CP : Chính phủ KCN : Khu công nghiệp TP : Thành phố UBNN : Ủy ban nhân dân BCL : Bãi chôn lấp Trang iii Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An” DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Thuận An.............................................................11 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.........................................................................................25 Hình 2.2.Cách thức ước tính hiệu suất thu hồi rác tái chế từ CTRSH..........................28 Trang iv Báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An” DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.............................................................................6 Bảng 3.1. Thống kê số lượng hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An..................................31 Bảng 3.2. Cỡ mẫu của hộ gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An............................................32 Bảng 3.3. Khối lượng rác tái chế phát sinh trung bình của một hộ gia đình trong một ngày trên địa bàn thị xã Thuận An............................................................................................................34 Bảng 3.4. Tổng khối lượng rác tái chế phát sinh trong một ngày tại các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An..................................................................................................................35 Bảng 3.5. Khối lượng của giấy phát sinh trong một ngày........................................................36 Bảng 3.6. Khối lượng của nhựa phát sinh trong một ngày.......................................................37 Bảng 3.7. Khối lượng của sắt phát sinh trong một ngày...........................................................37 Bảng 3.8. Khối lượng của nhôm phát sinh trong một ngày......................................................38 Bảng 3.9. Khối lượng của các thành phần khác phát sinh trong một ngày...............................39 Bảng 3.10. Khối lượng các thành phần của rác tái chế phát sinh trong một ngày....................39 Bảng 3.11. Khối lượng rác tái chế được người dân thu hồi trung bình của một hộ gia đình trong một ngày trên địa bàn thị xã Thuận An...........................................................................42 Bảng 3.12. Tổng khối lượng rác tái chế được người dân thu hồi trong một ngày tại các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An.............................................................................................43 Bảng 3.13. Khối lượng rác tái chế được xe thu gom thu hồi trong một ngày...........................44 Bảng 3.14. Khối lượng rác tái chế được người nhặt ve chai thu hồi trong một ngày...............46 Bảng 3.15. Khối lượng của giấy thu hồi trong một ngày..........................................................46 Bảng 3.16. Khối lượng của nhựa thu hồi trong một ngày.........................................................47 Bảng 3.17. Khối lượng của sắt thu hồi trong một ngày............................................................48 Bảng 3.18. Khối lượng của nhôm thu hồi trong một ngày.......................................................48 Bảng 3.19. Khối lượng của các thành phần khác thu hồi trong một ngày................................49 Bảng 3.20. Khối lượng các thành phần của rác tái chế thu hồi trong một ngày.......................49 Bảng 3.21. Hiệu suất thu hồi và khối lượng thất thoát rác tái chế từ CTRSH hộ gia đình.......50 Bảng 3.22. Khối lượng rác tái chế thất thoát tính theo từng thành phần..................................51 Bảng 3.23. Mức thiệt hại kinh tế do lượng rác tái chế bị thất thoát..........................................51 Trang v MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa đang gia tăng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường mà chúng ta phải đối mặt như ô nhiễm khí thải, nước thải và chất thải rắn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của cả nước nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng thì thị xã Thuận An cũng đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về mặt kinh tế - xã hội. Nhưng cùng với đó là lượng chất thải ngày càng tăng lên làm ảnh hưởng đến con người cũng như môi trường xung quanh khu vực. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế.Hầu như tất cả các loại chất thải đều được đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái như: băng tan, hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất, bão, lũ lụt, …Vì vậy, việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong đó, rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối hiện nay, đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác thải luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý môi trường đô thị.Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng.Vì vậy, cần có các biện pháp để giảm thiểu chất thải. Trong đó, việc tái chế chất thải rắn sinh hoạt là biện pháp giảm thiểu chất thải hiệu quả. Để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, tại nguồn phát sinh chất thải. Dựa vào thành phần, tính chất, rác thải sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và đựng trong các bao, thùng rác khác nhau. Theo đó mỗi loại rác hữu cơ lại đựng vào mỗi loại thùng màu sắc khác nhau để giúp cho việc phân loại rác dễ dàng hơn. Song song với việc phân loại rác tại nguồn thì các cơ quan quản lý môi trường cần đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại rác cụ thể đến nơi tái chế. Các nhà quản lý có thể khuyến khích, hướng dẫn người dân phân loại rác, sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế.. cùng với việc góp phần bảo vệ môi trường, tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu suất thu hồi và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát hiệu suất thu hồi rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thuận An. Từ đó, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hiện trạng rác tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình kinh doanh, buôn bán và sản xuất nhỏ trên địa bàn thị xã Thuận An. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - Thời gian: Từ 1/10/2015 đến 10/3/2016. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, đề tài đã tính toán được hiệu suất thu hồi rác tái chế tại địa phương. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý chất thải rắn, đặc biệt ứng dụng cho công tác đánh giá chi phí – lợi ích trong việc quản lý nguồn rác tái chế của thị xã Thuận An. Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi rác tái chế phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu. Điều này không những mang lại lợi ích giảm thiểu chi phí vận chuyển, xử lý chất thải rắn mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người , được phát sinh từ các hộ gia đình. Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình gồm những chất hữu cơ như thực phẩm thừa, giấy , carton, nhựa, cao su,..., các chất vô cơ như thủy tinh , nhôm , sắt, thép....và chất thải sinh hoạt có thể bao gồm cả chất thải đặc biệt. 1.1.2. Khái niệm về tái chế chất thải Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải (thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa, vải,…) các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Các vật liệu chất thải được tái chế cần phải qua một số dạng xử lý quan trọng về lý, hóa, sinh. Bao gồm: - Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác thải, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. - Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Các hoạt động tái chế chất thải thường diễn ra như sau : + Đối với chất thải rắn không nguy hại - Tuần hoàn trực tiếp : các hộp, chai lọ thủy tinh nguyên sẽ được súc rửa sạch và bán lại cho các hãng sản xuất để tái sử dụng chai, giấy vụn sạch có thể bán lại cho các cửa hàng dùng để gói đồ,… - Thu hồi vật liệu : giấy, kim loại, nhựa các loại, thủy tinh vụn, vải, sợi,… Phần lớn giấy vụn được bán cho các cơ sở tái chế giấy để sản xuất giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh, giấy vàng mã, phế liệu nhôm sẽ được bán lại cho các cơ sở nấu nhôm để sản xuất nguyên liệu nhôm bán thành phẩm, bao bì nylon, nhựa phế liệu được các cơ sở tái chế thu gom để sản xuất các sản phẩm thứ cấp… + Đối với chất thải nguy hại Nhiều phế thải nguy hiểm nhưng trong đó vẫn còn có những thành phần có thể thu hồi hay tái sử dụng được. Những chất này có thể là : axit hay kiềm, dung môi, dầu, kim loại nặng, kim loại quý, dung dịch ăn mòn. Một số loại phế thải hạ cấp từ quá trình này song lại có thể sử dụng cho một quá trình khác. Như phế thải dầu hay dung môi thải có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt, dung môi có thể thu hồi bằng cách chưng cất, các nhà máy sơn cũng có thể thu hồi đồng dạng oxyt hay hydroxyt từ dung dịch ăn mòn đồng, thu hồi các loại kim loại quý như bạc từ phế thải ngành ảnh, hay vàng từ công nghệ mạ. Hoạt động tái chế và thu gom chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom CTR theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu: - Cấp thứ nhất (gồm người đồng nát và người nhặt rác): hai nhóm người này có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động. - Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu từ người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố): những người thu mua này tiến hành theo cách tương tự tại những nơi cố định. - Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại. Ngoài hoạt động tái chế được thực hiện bởi các nhà máy thì chất thải còn được thu gom và tái chế từ cộng đồng. Đây là một mạng lưới rộng khắp thành phố nhằm có thể tận thu tối đa những chất thải mà các cơ sở tái chế có thể tái chế. Các nguồn phế liệu này phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm thương mại và các bãi rác. Hầu hết các cơ sở đều thu mua các loại phế liệu như nhựa, giấy, cao su, nilon, thủy tinh, đồng, nhôm, sắt... Các vựa này đa số thu mua phế liệu từ những người thu mua, lượm ve chai dạo hoặc từ những cá thể ở gần vựa đem lại bán. Đặc biệt có những vựa chỉ thu mua hàng thanh lý, phế liệu từ các cơ quan xí nghiệp. Ngoài những nguồn phế liệu từ các cơ sở thu mua lớn, các cơ sở tái chế cũng tự thu mua phế liệu từ người thu mua phế liệu lẻ. 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số luợng, kích thước phân bố về không gian. Rác thải sinh họat có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ , nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Khu dân cư: chất thải từ khu dân cư phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như rau, quả.., bao bì hàng hoá (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, nhựa, thuỷ tinh, tro...), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh..), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải. Khu thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm dịch vụ, khu văn phòng ( trường học, viện nghiên cứu, khu văn hoá,...). Khu công cộng ( công viên, khu nghỉ mát ..) thải ra các loại thực phẩm ( hàng hoá hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì ( những bao bì đã sử dụng và bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại. Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp, thải ra bả các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, ống dẫn, các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh, …) bao gồm các rác đường, bùn cống rảnh, xác súc vật... Khu công nghiệp, nông nghiệp: chất thải sinh họat được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất, ở cơ sở nông nghiệp chất thải chủ yếu là lá cây, cành cây, thức ăn gia súc thừa và bị hỏng, chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón , thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó. 1.1.4. Thành phần chất thải rắn Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thường gồm có : Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su, da, gỗ, thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp, lon nước… Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước Châu Á, rác thực phẩm hoặc thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là thành phần thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt % trọng lượng Hợp phần Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng (kg/m3) Khoảng Trung Khoảng Trung Khoảng Trung Chất thải thực phẩm giá trị 6 - 25 bình 15 giá trị 50 - 80 bình 70 giá trị 12 - 80 bình 28 Giấy 24 - 45 40 4 - 10 6 32 - 128 81,6 Catton 3 - 15 4 4-8 5 38 - 80 49,6 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32 - 128 64 Vải vụn 0-4 2 6 - 15 10 32 - 96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96 - 192 128 Da vụn 0-2 0,5 8 - 12 10 96 - 256 160 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 30 - 80 60 84 - 224 104 Gỗ 1-4 2 15 - 40 20 128 - 1120 240 Thủy tinh 4 - 16 8 1- 4 2 160 - 480 193,6 Can hộp 2-8 6 2-4 3 48 - 160 88 Kim loại không thép 0-1 1 2-4 2 64 - 240 160 Kim loại thép 1-4 2 2-6 3 128 - 1120 320 Bụi, tro, gạch Tổng hợp 0 - 10 4 100 6 - 12 15 - 40 8 20 320 - 960 180 - 420 480 300 Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Chất thải rắn đô thị 1.1.5. Các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra Không chỉ tác động có hại trực tiếp đến sức khỏe con người, về lâu dài nếu CTR chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẻ hủy hoại cả môi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. 1.1.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường - Gây ô nhiễm nguồn nước CTR không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. CTR nặng lắng xuống dưới làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nylon nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối. Nước hình thành trong các BCL có hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7000 – 45.000mg/l, BOD từ 5.000 – 30.000mg/l cùng với hàm lượng cao của P và NH3 gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân. - Gây ô nhiễm không khí Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí kị khí sinh ra các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO 2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí metan có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại. Ngoài ra quá trình đốt CTR sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như SO 2, NOx, CO2, THC, bụi… - Gây ô nhiễm đất CTR bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất do trong CTR có các thành phần độc hại như thuốc bảo vệ thực vật hóa chất, vi sinh vật gây bệnh. Nước rò rỉ từ các BCL mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng trong nước rỉ rác gây độc cho cây trồng và động vật đất. Tóm lại, CTR là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước, đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng…trong CTR sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này chúng ta rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại. 1.1.5.2. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người Rác thải phát sinh từ các khu đô thị nếu không đuợc thu gom và xử lý đúng cách thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thỉa hữu cơ, xác chết súc vật,… tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở thành bệnh dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, lao, giun sán... 1.1.6.Ý nghĩa kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động tái chế chất thải 1.1.6.1. Ý nghĩa kinh tế Tái chế là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế trong vấn đề xử lý CTR đô thị. Việc tái chế chất thải, sản xuất ra các sản phẩm từ nguyên liệu phế thải, ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ cho việc nhập nguyên liệu cho sản xuất. Yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và xây dựng các cơ sở tái chế. Tái chế tạo ra và mở rộng mô hình kinh doanh chất thải như thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải được tái chế, cũng như đem lại thêm lợi nhuận cho các công ty chế tạo và phân phối những sản phẩm từ nguyên liệu được tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoạt động tái sử dụng phế thải từ rác vẫn đang được khuyến khích, không chỉ vì những mặt tích cực mà còn là vấn đề môi trường trong một tương lai gần. Việc xử lý các loại rác này đòi hỏi một chi phí cao, do đó nếu tái sinh, tái sử dụng các loại rác này sẽ giảm chi phí sử dụng chúng, tăng tuổi thọ bãi chôn lấp, đồng thời thu được lợi nhuận từ việc bán phế liệu. Theo Wikipedia/Recycling, năng lượng tiết kiệm được đối với một số vật liệu tái chế như: nhôm 95%, bìa cứng 24%, thủy tinh 5 – 30%, giấy 40%, nhựa 70%. 1.1.6.2. Ý nghĩa xã hội Ngành dịch vụ tái chế này đã góp phần tạo ra việc làm cho rất nhiều người, góp phần làm giảm áp lực do tình trạng thất nghiệp lên xã hội, đồng thời hạn chế các tệ nạn xã hội, nhất là ở các nước kém và đang phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng