Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát giá trị chẩn đoán của các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán đàm thấp ...

Tài liệu Khảo sát giá trị chẩn đoán của các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu

.PDF
108
2
102

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ THƯƠNG THƯƠNG KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÀM THẤP TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN QUAN CHÍ HIẾU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác Người thực hiện Nguyễn Thị Thương Thương . i. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Khái niệm về Tân dịch và sự vận hành tân dịch trong cơ thể ........... 4 1.2. Khái niệm về Đàm, Ẩm, Thấp .......................................................... 5 1.3. Rối loạn Lipid máu theo Y học hiện đại ........................................... 8 1.4. Rối loạn Lipid máu theo quan điểm của Y học cổ truyền............... 14 1.5. Các đề tài nghiên cứu có liên quan.................................................. 15 1.6. Phân tích cụm (Cluster analysis) ..................................................... 22 1.7. Phương pháp Bootstrap ................................................................... 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 28 1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 28 1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 28 1.3. Định nghĩa các biến số .................................................................... 29 1.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 36 1.5. Vấn đề Y đức ................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 38 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.............................................................. 38 3.2. Đặc điểm kết quả phân tích triệu chứng ............................................... 43 3.3. Tính giá trị p (AU) cho các cụm triệu chứng. ...................................... 50 3.4. Định lượng mối tương quan giữa các triệu chứng và tỷ lệ xuất hiện trong các cụm có ý nghĩa ............................................................................. 54 3.5. Định lượng giá trị chẩn đoán của các triệu chứng trong các cụm có ý nghĩa............................................................................................................. 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 59 4.1. Bàn luận về đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................... 59 4.2. Bàn luận về đặc điểm các triệu chứng trên lâm sàng ........................... 60 4.3. Bàn luận về các triệu chứng của chẩn đoán.......................................... 63 . . i 4.4. Bàn luận về tiêu chuẩn chẩn đoán ........................................................ 65 4.5. So sánh với các nghiên cứu trước đây .................................................. 66 4.6. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu .................................................. 68 4.7. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ...................................... 69 4.8. Một số khó khăn và hạn chế của đề tài ................................................. 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................... 71 5.1. Kết luận ................................................................................................. 71 5.2. Kiến nghị............................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ - 1 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. - 9 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................ - 11 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................ - 16 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................ - 22 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................ - 27 - . v. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ↑ Tăng BP Béo phì CVI Content validity index ĐHYD TPHCM Chỉ số giá trị nội dung Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ĐQ Đột quỵ ĐTĐ Đái tháo đường HDL High density lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao LDL Low density lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp LP Lipoprotein NCEP ATP III National Cholesterol Chương trình Giáo dục Education Program – Adult Cholesterol Quốc gia – Treatment Panel III Ban Điều trị Người lớn Rối loạn lipid máu RLLM TG Triglycerid THA Tăng huyết áp VXĐM Vữa xơ động mạch YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại RLLM theo Fredickson .................................................. 11 Bảng 1.2: Đánh giá mức độ RLLM theo NCEP ATP III................................ 11 Bảng 1.3: Sự tương đồng giữa RLLM và chứng Đàm thấp............................ 14 Bảng 1.4: Danh sách các triệu chứng được chọn sau khi khảo sát chuyên gia ......................................................................................................... 17 Bảng 2.1: Định nghĩa biến số nền ................................................................... 29 Bảng 2.2: Định nghĩa biến số triệu chứng ...................................................... 32 Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo giới tính .................................................... 38 Bảng 3.2: Phân bố đối tượng theo tuổi ........................................................... 38 Bảng 3.3: Phân bố đối tượng theo bệnh kèm .................................................. 39 Bảng 3.4: Phân bố đối tượng theo số bệnh lý kèm theo ................................. 39 Bảng 3.5: Phân bố đối tượng theo BMI .......................................................... 40 Bảng 3.6: Phân bố chỉ số khối cơ thể theo bệnh kèm Đột quỵ ....................... 41 Bảng 3.7: Phân bố chỉ số khối cơ thể theo bệnh kèm Tăng huyết áp ............. 41 Bảng 3.8: Phân bố chỉ số khối cơ thể theo bệnh kèm Đái tháo đường ........... 42 Bảng 3.9: Tỉ lệ xuất hiện của các triệu chứng trong nhóm 1. ......................... 44 Bảng 3.10: Tỉ lệ xuất hiện của các triệu chứng trong nhóm 5. ....................... 46 Bảng 3.11: Các cụm triệu chứng được chọn trong nhóm 1 và giá trị AU/BP 50 Bảng 3.12: Các cụm triệu chứng được chọn trong nhóm 5 và giá trị AU/BP 51 Bảng 3.13: Trọng số chẩn đoán của các cụm triệu chứng trong nhóm 1........ 57 Bảng 3.14: Trọng số chẩn đoán của các cụm triệu chứng trong nhóm 5........ 58 Bảng 4.1: Các triệu chứng và trọng số chẩn đoán của 2 đề tài ....................... 61 Bảng 4.2: Tỷ lệ xuất hiện và trọng số chẩn đoán của các triệu chứng trong nhóm 1 và nhóm 5........................................................................... 62 . . i Bảng 4.3: Các triệu chứng có giá trị chẩn đoán Đàm thấp trên bệnh nhân RLLM.............................................................................................. 65 Bảng 4.4: Bảng so sánh các triệu chứng dùng để chẩn đoán Đàm thấp giữa các nghiên cứu ................................................................................ 67 . ii. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ phân bố BMI ...................................................................... 40 Hình 3.2: Biểu đồ phân bố tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng trong nhóm 1 ...... 44 Hình 3.3: Biểu đồ phân bố tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng trong nhóm 5 ...... 46 Hình 3.4: Sơ đồ phân cụm các triệu chứng trong nhóm 1 bằng khoảng cách hệ số tương quan .................................................................................. 48 Hình 3.5: Sơ đồ phân cụm các triệu chứng trong nhóm 5 bằng khoảng cách hệ số tương quan .................................................................................. 48 Hình 3.6: Phân bố chỉ số Gap và kiến nghị số cụm tối ưu cho nhóm 1. ......... 49 Hình 3.7: Phân bố chỉ số Gap và kiến nghị số cụm tối ưu cho nhóm 5. ......... 49 Hình 3.8: Phân cụm và giá trị AU/BP của mỗi cụm trong nhóm 1. ............... 52 Hình 3.9: Phân cụm và giá trị AU/BP của mỗi cụm trong nhóm 5. ............... 53 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Danh y Chu Đan Khê (1281 – 1358) từng có lời bàn “Mười bệnh thì chín bệnh là do đàm” [16]. Về mặt lý thuyết, bệnh cảnh Đàm thấp có thể xuất hiện ở hầu hết các bệnh. Những năm gần đây, một loạt các nghiên cứu được công bố để chứng minh Đàm thấp đang dần trở thành một bệnh cảnh chính trong nhiều bệnh dựa vào tỷ lệ xuất hiện. Đàm thấp chiếm tỷ lệ cao thứ 4 trong 8 bệnh cảnh Y học cổ truyền (YHCT) của bệnh mạch vành (38%) [64]. Đàm thấp xuất hiện ở 76,8% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não và 19,03% bệnh nhân tăng huyết áp vô căn [35], [63]. Nghiên cứu mô tả sự phân bố của các bệnh cảnh YHCT trên bệnh nhân ung thư biểu mô mũi họng cho thấy Đàm thấp chiếm tỷ lệ cao thứ hai (32,7%) [28]. Đa số các nghiên cứu lâm sàng về bệnh cảnh Đàm thấp đều với mục đích là quan sát sự phân bố của thể Đàm thấp trong một bệnh lý được chẩn đoán xác định theo Y học hiện đại (YHHĐ) [28], [63],[64] hoặc đánh giá hiệu quả điều trị thể Đàm thấp bằng thuốc YHCT [57]... Trong đó việc lựa chọn tiêu chuẩn chẩn đoán đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về bệnh cảnh Đàm thấp, các nhà nghiên cứu vẫn chưa sử dụng chung một tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể nào, tương tự, hiện nay trong các tài liệu giảng dạy chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh cảnh Đàm thấp trong các bệnh lý YHHĐ [5], [13], [2]. Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra “Chiến lược phát triển YHCT khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2020” với chủ đề chính: “Tiêu chuẩn hóa với những phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng” bằng phương pháp xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn cho thuốc và thực hành YHCT dựa trên bằng chứng [18]. Theo đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, những ý tưởng và phương pháp mới đã được đề ra về tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh YHCT [1], [14], [33],[54],[55]… . . Năm 2018, nghiên cứu “Khảo sát giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán chứng đàm thấp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2” của Phạm Thị Thắng Linh, Phan Quan Chí Hiếu cho thấy có 41 biểu hiện lâm sàng khác nhau của đàm thấp được liệt kê trong 12 tài liệu YHCT kinh điển trong nước và trên thế giới [14]. Tuy nhiên chỉ có 34 triệu chứng (gồm 26 triệu chứng cơ năng và 8 triệu chứng thực thể) được đồng thuận cao từ 10 chuyên gia có uy tín về YHCT trong nước. Các tác giả đã sử dụng thuật toán phân cụm theo thứ bậc (Hierarchical clustering) và tính xác suất AU (approximately unbiased) cho mỗi cụm triệu chứng, qua đó xác định các cụm có ý nghĩa và ổn định. Với cách tiến hành trên, chỉ có 10/25 triệu chứng cơ năng thực sự ổn định được đề xuất làm tiêu chuẩn chẩn đoán Đàm thấp trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 với mức độ quan trọng khác nhau (trọng số chẩn đoán từ 1 đến 4). Tiếp tục chuỗi nghiên cứu trong cùng lĩnh vực Đàm thấp, câu hỏi đặt ra là: − 10 triệu chứng cơ năng chẩn đoán Đàm thấp trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 có sử dụng được hoàn toàn cho tất cả các trường hợp Đàm thấp khác không? Như các trường hợp Đàm thấp trên bệnh nhân tăng huyết áp (THA), Đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu (RLLM), Đàm thấp trên bệnh nhân đột quỵ… − Nếu các bệnh lý YHHĐ như ĐTĐ, THA, RLLM, Đột quỵ xuất hiện trên cùng một bệnh nhân thì có làm thay đổi trọng số chẩn đoán của các triệu chứng có giá trị chẩn đoán Đàm thấp hay không? Theo hướng trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài này lựa chọn bệnh cảnh Đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu - một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng [6] – với những mục tiêu cụ thể sau: . . a) Khảo sát giá trị chẩn đoán của các triệu chứng và đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán Đàm thấp trên bệnh nhân RLLM. b) Xác định tính giá trị chẩn đoán (trọng số chẩn đoán) của triệu chứng theo tỉ lệ xuất hiện trên bệnh nhân RLLM không có bệnh kèm. c) Xác định tính giá trị chẩn đoán (trọng số chẩn đoán) của triệu chứng theo tỉ lệ xuất hiện trên bệnh nhân RLLM khi có bệnh lý khác kèm theo (THA, ĐTĐ, béo phì, đột quỵ). . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về Tân dịch và sự vận hành tân dịch trong cơ thể YHCT xem Tân dịch là một trong năm loại vật chất cơ bản của sự sống (Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch). Linh Khu – Quyết khí viết: “Tấu lý phát tiết, hạn xuất trăn trăn, thị vị Tân… Cốc nhập khí mãn, náo trạch chú vu cốt, cốt thuộc khuất thân, tiết trạch bổ ích não tủy, bì phu nhuận trạch, thị vị Dịch” [9]. Thiên này bàn về sự sinh thành và công dụng của tân dịch. Linh Khu – Ngũ lung tân dịch biệt luận viết: “Thủy cốc giai nhập vu khẩu, kỳ vị hữu ngũ, các chú kỳ hải, tân dịch các tẩu kỳ đạo, cố tam tiêu xuất khí, dĩ ôn cơ nhục, sung bì phu, vị kỳ tân, kỳ lưu bất hành giả vi dịch” [9]. Thiên này cũng bàn luận về thủy cốc hóa thành năm loại tân dịch, mỗi loại vận hành một đường riêng và có công dụng khác nhau. Tân tính chất tương đối lỏng, tính lưu động mạnh, chủ yếu vận hành ngoài biểu, có tác dụng ôn nhuận cơ nhục, sung dưỡng bì phu. Dịch tính chất tương đối đặc, lưu lại mà không vận hành, chủ yếu ở nội tạng, làm nhuận quan tiết, não tủy… Tinh khí do đồ ăn thức uống hóa thành (bao gồm tân dịch) đều do tam tiêu chuyển ra phân bố trong ngoài toàn thân. Linh Khu – Bản du viết: “Thận hợp bàng quang, Bàng quang giả, tân dịch chi phủ dã. Thiếu âm thuộc Thận, Thận thượng liên Phế, cố tướng lưỡng tạng. Tam tiêu giả, trung độc chi phủ dã, thủy đạo xuất yên, thuộc Bàng quang” [9]. Phế và Thận đều thuộc kinh Thiếu âm, Thận hợp Bàng quang, Tam tiêu liên lạc với Bàng quang thông qua sự tiếp nối kinh mạch. Có thể thấy sự phân bố tân dịch trong cơ thể có liên quan đến chức năng của các tạng phủ: Thận chủ . . thủy, Bàng quang là phủ chứa tân dịch, Phế có chức năng thông điều thủy đạo, Tam tiêu là con đường liên hệ các tạng phủ trên. Khi có sự ứ đọng tân dịch sẽ sinh ra các chứng đàm, ẩm, thủy thũng… ❖ Tóm lại: − Tân và dịch đều thuộc Thủy. − Tân và dịch nói chung là tất cả các chất dịch bình thường của cơ thể, đây là các khái niệm thuộc về sinh lý. − Đồ ăn thức uống sau khi nhập Vị hóa thành tinh khí, sẽ được Tỳ khí phân tán đưa lên Phế. Tinh khí bao gồm cả Tân dịch phân bố đều khắp cơ thể, vận hành trong ngoài thông suốt. Đây chính là sự vận hành của Tân dịch trong phạm vi sinh lý. 1.2. Khái niệm về Đàm, Ẩm, Thấp 1.2.1. Khái niệm Đàm, Ẩm Tố Vấn – Chí chân yếu đại luận thiên viết: “Phục của Thái âm, sinh ra mình nặng, bụng đầy, uống ăn không tiêu… Chứng ẩm phát sinh ở trong, thành chứng khái và suyễn có tiếng, đỉnh đầu đau nặng…” [17]. Kim Quỹ yếu lược – Thiên 12 bàn luận về Ẩm bao gồm 4 loại “Đàm ẩm, Huyền ẩm, Dật ẩm và Chi ẩm”. Tùy vào vị trí đình lưu của Ẩm làm cản trở khí lưu thông mà gây ra các chứng trạng khác nhau nhưng đều có các đặc điểm chung: nặng nề, đau nhức, đoản hơi. Kim Quỹ yếu lược – Thiên 12 Điều 12: “Người bệnh uống nhiều nước, hẳn suyễn, đầy dữ tợn. Phàm ăn ít uống nhiều, Thủy dừng dưới Tâm, nặng thì quý, nhẹ thì thở ngắn… là Ẩm vậy” [22]. Nguyên nhân cơ bản gây ra chứng Ẩm là người uống nhiều nước xong mà không được vận hóa (bởi Tỳ), nước nhất . . thời đình lại ở Tâm, nặng thì Tâm quý (Thủy khí nghịch lên Tâm), nhẹ thì đoản khí (Phế bị trở ngại). Chữ “Đàm” (痰) xuất hiện đầu tiên trong Kim Quỹ yếu lược – Thiên 7 Điều 2: “Phong lưu lại phế, người bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng ráo, không khát, nhổ ra nhiều đàm đặc”[22], Thiên 7 Điều 7, 12, 13, cũng nhắc đến Đàm như một sản phẩm bệnh lý của Phế, có thể nhìn thấy được. Trước đó, trong Tố Vấn – Khái luận thiên viết: “Chứng đó (khái) đều tụ ở Vị, liên quan lên Phế, khiến bệnh nhân sinh nhiều nước mũi, nước dãi, mặt phù thũng....” [17], đây có lẽ là mô tả đầu tiên về Đàm. Kim Quỹ yếu lược – Thiên 12 Điều 11: “Trên cách có bệnh đàm, đầy, suyễn, ho, thổ, lúc phát ra thời nóng lạnh, lưng đau, thắt lưng nhức, nước mắt tự ra, người bệnh run run, người máy động kịch liệt, tất có Phục ẩm” [22]. Đây là loại Đàm không thể nhìn thấy được, mà chỉ được mô tả bằng tính “đầy” tương tự như tính “nặng nề” của Ẩm, loại Đàm này cũng gây cản trở khí huyết lưu thông mà sinh ra các chứng bệnh như Ẩm gây ra nhưng ở mức độ nặng hơn, nguyên nhân có thể từ một “Phục ẩm” trước đó. Vậy đàm và ẩm có thể coi như hai mức độ của cùng một rối loạn, trong đó đàm – là “chất đặc” thì nặng nề hơn ẩm – là “chất loãng”. ❖ Tóm lại: − Có thể thấy Đàm là một khái niệm thuộc về bệnh lý. Đàm được coi như một sản phẩm bệnh lý trong quá trình vận hành tân dịch. − Nguồn gốc của sự sống là nhờ thủy cốc của hậu thiên sinh ra Tân dịch, Tân dịch ngưng đọng thì thành bệnh, nhưng hao kiệt thì chết. Đàm vốn là Tân dịch trong cơ thể biến chất mà hình thành. Khi chính khí hư, khí huyết hư sinh bệnh, bệnh thì Tân dịch không lưu hành mà sinh ra đàm. Điều này cũng ủng hộ . . cho quan điểm của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác sau này: “Bệnh sinh đờm (đàm) chứ đờm không thể sinh ra bệnh” [24] 1.2.2. Khái niệm Thấp Thấp gồm hai loại: ngoại thấp và nội thấp. Ngoại thấp là một trong lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) được bàn luận trong Tố Vấn – Sinh khí thông thiên luận. Nội thấp được sinh ra tại Tỳ. Tố Vấn – Ngũ vận hành đại luận thiên viết: “Trung ương sinh ra thấp, thấp sinh ra hành thổ, thổ sinh ra vị cam; cam sinh ra Tỳ; Tỳ sinh ra nhục… nó ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở thể là nhục, ở khí là xung (đầy), ở tàng là Tỳ; tính của nó là tĩnh, đức của nó là nhu (ẩm ướt)... biến của nó là trú (ẩm ướt quá)”, “Khí thấp thắng thời đất lầy (nê)” [17]. Có thể thấy Thấp, Thổ, Tỳ, nhục là một, tùy nơi nó biểu hiện ra mà gọi với các tên khác nhau. Chỉ khi thấp thắng thì mới gây ra các rối loạn. Thấp là âm tà, đặc tính ẩm ướt, ngưng đọng, hay gây cảm giác nặng nề, gây trở ngại cho khí huyết vận hành. Tố Vấn – Ngũ thường chính đại luận cũng viết: “Thấp khí làm biến cả mọi vật, gây nên chứng thủy ẩm, trung mãn, không ăn được, bì tý, cân mạch không lợi” [17]. Thấp tà xâm phạm, lưu lại ở kinh lạc, tạng phủ, làm khí cơ thăng giáng bất thường, kinh lạc không thông nên gây ra các chứng trạng trên. Vậy thấp khí sinh ra tại Tỳ là nội thấp. Thấp tà khiến cho mọi vật trở nên trì trệ, khí huyết lưu thông kém, tính chất tương tự như ẩm và đàm. ❖ Tóm lại: − Trong YHCT, xét về mặt bệnh lý, Thấp là một nguyên nhân gây bệnh. − Thấp là một khí trong lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), khi thấp tà sở thắng gây bệnh thì trở thành một trong lục dâm, lục tà. . . − Trong cơ thể, thấp cùng với tỳ, nhục... là những tên gọi khác nhau của hành Thổ. Con người cảm thụ thấp khí của trời mà sinh ra Tỳ, nhục. Thấp tồn tại như một phần sinh lý của cơ thể. Nhưng khi thấp thắng thì hại đến Tỳ và gây ra bệnh. 1.2.3. Đàm thấp Thuật ngữ “đàm thấp” được sử dụng không thống nhất trong các sách giáo khoa hiện nay, có khi chỉ nói “đàm”, “thấp”, hoặc cả “đàm thấp” [12], [2], liệu những thuật ngữ này có đang nói về cùng một vấn đề không? Chỉ riêng thuật ngữ “đàm thấp” đã có thể được sử dụng như một nguyên nhân gây bệnh, hoặc một sản phẩm bệnh lý, hoặc một chứng hậu/hội chứng bệnh (syndrome). Xét về mặt đàm thấp là nguyên nhân gây bệnh, đồng thời cũng là sản phẩm bệnh lý, trong trường hợp Tỳ hư sinh nội thấp, đồng thời không vận hóa được thủy mà sinh ra đàm, gọi là đàm thấp. Đàm thấp theo khí cơ thăng giáng đi khắp cơ thể và gây bệnh [12]. Y học cổ truyền đặt tên cho các chứng hậu căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bộ phận bị bệnh và bệnh trình (quá trình phát triển hoặc giai đoạn bệnh tật) [21]. Chứng Đàm thấp có thể coi như một chứng hậu mà nguyên nhân do đàm thấp gây ra. Nói cách khác chứng Đàm thấp là nói về chứng đàm cho thấp ứ đọng lâu ngày, nguyên nhân được đề cập đến do Tỳ hư hoặc Tỳ bị rối loạn công năng vận hóa, không vận hóa được thủy thấp mà sinh ra đàm [25]. 1.3. Rối loạn Lipid máu theo Y học hiện đại Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ HDL cholesterol (HDL-C), tăng nồng độ LDL cholesterol (LDL-C) làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch (VXĐM) [3]. . . 1.3.1. Dịch tễ RLLM là một trong những rối loạn chuyển hóa thường gặp và có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội, chủ yếu liên quan đến những thay đổi tiêu cực về thói quen ăn uống, sinh hoạt, vận động thể lực… RLLM là một trong ba yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành đã được xác lập và là một trong những nguy cơ hàng đầu của bệnh lý tim mạch khác thông qua vữa xơ động mạch [29], [31]. RLLM, chủ yếu là nồng độ cholesterol cao (≥ 5,0 mmol/l), góp phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn đến 4,4 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới [32]. Trong năm 2013, tử vong vì bệnh tim mạch chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, đứng đầu các nguyên nhân gây tử vong [29]. Tại Việt Nam, số liệu điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh tật năm 2008 cho thấy tỷ lệ cholesterol toàn phần máu cao (≥ 5,0 mmol/l) là 30,1%. Lượng cholesterol toàn phần trong máu cao gây ra 1,4% ca tử vong và chiếm 0,7% tổng số gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2010 [6]. 1.3.2. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát: do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C, hoặc giảm thoái hóa cholesterol, triglyceride, LDL-C, hoặc giảm tổng hợp HDL-C, hoặc tăng thoái hóa HDL-C. RLLM do nguyên nhân nguyên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi với nguyên nhân do gen, thiếu hoạt chất... [3], [32]. Nguyên nhân thứ phát: các nguyên nhân đóng vai trò thúc đẩy làm xuất hiện hoặc nặng thêm tình trạng RLLM. Nguyên nhân thứ phát thường gặp nhất là lối sống tĩnh tại, giảm vận động thể lực, chế độ ăn uống giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, hút thuốc lá… Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như đái tháo đường, bệnh lý thận, sử dụng liệu pháp hormon (estrogen, progesteron, . 0. hormon tuyến giáp, corticosteroid…) hoặc các thuốc (thiazid, chẹn  giao cảm…). 1.3.3. Phân loại Năm 1965, Fredickson đưa ra phân loại các RLLM, trong đó nhấn mạnh vai trò và sự khác biệt cơ bản của các lớp lipoprotein. Tuy nhiên phân loại này cũng mang tính chất hạn chế do đã bỏ qua sự thay đổi của HDL và lipopprotein (a) [58]. Đồng thời phân loại theo mô tả tính chất các lớp lipoprotein cũng khó áp dụng trong thực hành lâm sàng. Phân loại mức độ RLLM theo Chương trình giáo dục Quốc gia về cholesterol của Mỹ (NCEP ATP III-National Cholesterol Education Program - Adult Treatment Panel III) là cách phân loại mới nhất hiện nay. . 1. Bảng 1.1: Phân loại RLLM theo Fredickson [41] Typ Tăng lipoprotein Triglycerid I Chylomicron  Cholesterol toàn phần  IIa LDL Bình thường  IIb LDL, VLDL   III IDL   IV VLDL  Bình thường/ V Chylomicron, VLDL   Bảng 1.2: Đánh giá mức độ RLLM theo NCEP ATP III [50] Cholesterol toàn phần <200 mg/dl Mức độ Bình thường Giới hạn cao Tăng Tăng cao Triglycerid LDL-C <150 mg/dl <130 mg/dl (<5,17 mmol/l) (<1,70 mmol/l) (<3,36 mmol/l) 200-239 mg/dl 150-199 mg/dl (5,17-6,18 mmol/l) (1,70-2,25 mmol/l) ≥240 mg/dl 200-499 mg/dl (≥6,20 mmol/l) (2,26-5,64 mmol/l) ≥500 mg/dl 130-159 mg/dl (3,36-4,11 mmol/dl) 160-189 mg/dl (4,13-4,88 mmol/dl) ≥190 mg/dl (≥4,91 mmol/dl) HDL-C thấp: <40 mg/dl (<1,03 mmol/l); cao: ≥60 mg/dl (≥1,55 mmol/l). . 2. 1.3.4. Dấu hiệu và triệu chứng Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng đặc trưng. Hầu hết những triệu chứng biểu hiện ra các cơ quan đều là hậu quả của tăng các thành phần lipid máu cao và kéo dài. − Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu [7]: + Cung giác mạc (arc cornea): Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, chỉ điểm tăng triglycerid (typ IIa hoặc IIb), thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi. + Ban vàng (xanthelasma): Định vị ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa, gặp ở typ IIa hoặc IIb. + U vàng gân (tendon xanthomas): Định vị ở gân duỗi của các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay, đặc hiệu của typ IIa. + U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas): Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân. + U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): Định vị ở khuỷu và đầu gối. + Dạng ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): Định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay. − Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu [7]: + Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis): Soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis) trong trường hợp triglycerid máu cao. + Gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis): Từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng triglycerid máu. + Viêm tụy cấp: Thường gặp khi TG trên 1000 mg/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nề, amylase máu không hoặc tăng vừa phải. + Vữa xơ động mạch: Là biến chứng lâu dài của tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể phối hợp với một số .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất