Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát độ chính xác của hai công thúc tokyo và hadlock ii tính cân nặng thai n...

Tài liệu Khảo sát độ chính xác của hai công thúc tokyo và hadlock ii tính cân nặng thai nhi trên siêu âm thai kỳ đủ tháng tại bệnh viện nhân dân gia định

.PDF
112
1
92

Mô tả:

. V T Ƣ T N K Ả S T T N N P Ố Ồ TUẤN AN X ỦA A TOKYO VÀ HADLOCK II T N THAI NHI TRÊN S ÊU Â T ỆN N ÔN ÂN NẶN Ở T A KỲ Ủ T V ỆN N ÂN ÂN A ỊN Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: 60 72 01 31 UẬN V N T S ƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔ A XUÂN ỒN TH NH PH H CH MINH - 2018 . T Ứ N . Ờ A AN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HO NG TUẤN ANH . . Phụ bìa Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Bảng đối chiếu Anh – Việt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ẶT VẤN Ề ................................................................................................ 01 T ÊU N Chương 1 : TỔN ÊN ỨU ......................................................................... 03 QUAN V N.............................................................. 04 1.1. Dự án INTERGROWTH-21, trọng lượng thai lúc sinh và các yếu tố liên quan ............................................................................................................ 04 1.2. Hậu quả của việc ước lượng sai trọng lượng thai lúc sinh ............................12 1.3. Các phương pháp ước lượng trọng lượng thai ...............................................14 1.3.1 Phương pháp lâm sàng..................................................................................14 1.3.2 Các phương pháp ước lượng trọng lượng thai bằng siêu âm. .............. 15 1.3.3 Phương pháp kết hợp đo các phần thai bằng siêu âm và lâm sàng để ước lượng trọng lượng thai trong tử cung ....................................................... 21 1.4. Một số công thức ước lượng trọng lượng thai thường được sử dụng trên máy siêu âm ..............................................................................................................23 1.5. Một số nghiên cứu so sánh giữa trọng lượng thai tính bằng các công thức trên siêu âm với trọng lượng thai thực tế sau sinh .......................................... 24 1.6. Giới thiệu về bệnh viện Nhân dân Gia Định – các khoa Sản .................. 27 Chương 2: Ố TƢ N V P ƢƠN P PN ÊN ỨU ............. 29 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 29 . . 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 29 2.3. Định nghĩa các biến số ............................................................................ 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 33 2.5. Công thức ước lượng trọng lượng thai trong nghiên cứu ....................... 40 2.6. Quy trình lấy mẫu ................................................................................... 40 2.7. Thu thập và xử lý số liệu ......................................................................... 42 2.8. Vấn đề y đức ........................................................................................... 42 Chương 3: K T QUẢ N EN ỨU ........................................................ 43 3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu ................................................. 43 3.2. Trọng lượng thai trung bình được tính qua hai công thức Hadlock II và Tokyo với trọng lượng bé lúc sinh .................................................................. 46 3.3. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến siêu âm ước lượng TLT............ 53 3.4. Khảo sát mối tương quan giữa trọng lượng thai với các biến số thu được trên lâm sàng và qua siêu âm thai nhi ............................................................. 58 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 70 4.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu ............................................................. 70 4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 72 4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 86 K T LUẬN .................................................................................................... 88 KI N NGHỊ .................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Giấy đồng thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu Phụ lục 3: Giấy chứng nhận đã học siêu âm sản phụ khoa Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu Phụ lục 5: Giấy chấp nhận Hội đồng y đức Phụ lục 6: Quyết định đổi tên đề tài luận văn thạc sĩ . . AN ỮV T TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT NGUYÊN AC Abdominal Circumference AFI Amniotic Fluid Index APAD Anteroposterior Abdominal Diameter BCTC Bề cao tử cung BMI Body Mass Index BPD Biparietal Diameter BW Birth Weight CDXĐ Chiều dài xương đùi CT Công thức CVB Chu vi bụng CVĐ Chu vi đầu DTB Diện tích bụng DTĐ Diện tích đầu ĐKCT Đường kính chẩm trán ĐKLĐ Đường kính lưỡng đỉnh ĐKNB Đường kính ngang bụng ĐKNN Đường kính ngang ngực ĐKTSB Đường kính trước sau bụng ĐLC Độ lệch chuẩn EFW Estimated Fetal Weight FL Femur Length FTA fetal trunk cross-sectional area . . GT Giới tính GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất GTTB Giá trị trung bình GTTV Giá trị trung vị HC Head Circumference HSTQ Hệ số tương quan KTC Khoảng tin cậy MĐTC Mức độ tăng cân SLTB Sai lệch trung bình TAD Transverse Abdominal Diameter TB Trung bình THD Thoracic diameter TLT Trọng lượng thai TPHCM Thanh Phố Hồ Chí Minh VB Vòng bụng . . ẢN Ố U AN -V ỆT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Abdominal circumference Chu vi bụng Amniotic fluid index Chỉ số ối Anteroposterior abdominal diameter Đường kính trước sau bụng Biparietal diameter Đường kính lưỡng đỉnh Birth weight Trọng lượng lúc sinh Body mass index Chỉ số khối cơ thể Estimated Fetal Weight Trọng lượng thai ước đoán Femur length Chiều dài xương đùi Fetal trunk cross-sectional area thiết diện ngang thân thai Head circumference Chu vi đầu Independent samples T-test Kiểm định T-test theo mẫu độc lập Paired samples T-test Kiểm định T-test theo cặp Thoracic diameter Đường kính ngực Transverse abdominal diameter Đường kính ngang bụng . . AN ẢN Bảng 1.1: Bách phân vị trọng lượng thai tương ứng với tuổi thai ở đơn thai WHO năm 2017 .............................................................................. 05 Bảng 1.2 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến trọng lượng thai lúc sinh ............. 12 Bảng 1.3. Độ chính xác của các phương pháp ước lượng TLT lúc sinh ở 37 tuần tuổi thai trở lên ....................................................................... 14 Bảng 1.4. Các công thức ước lượng trọng lượng thai thường được sử dụng trên máy siêu âm ............................................................................................23 Bảng 1.5. So sánh TLT ước lượng bởi các CT lâm sàng và siêu âm so với TLT lúc sinh của Nguyễn Thị Minh Trang .................................... 24 Bảng 1.6 So sánh TLT tính theo CT Hadlock II-Tokyo của Nguyễn Xuân Công ................................................................................................ 25 Bảng 1.7.So sánh TLT tính theo CT Hadlock II-Tokyo-Shinozuka của Lương Kim Phượng 2016 ........................................................................... 25 Bảng 1.8. So sánh TLT tính theo CT Hadlock II-Tokyo-Shepard-Osaka của Babu 2006 ....................................................................................... 26 Bảng 1.9. So sánh sự sai lệch TLT tính theo 35 CT của Hoopman 2016....... 27 Bảng 2.1. Các biến số nền ............................................................................... 30 Bảng 2.2. Các biến số định lượng ................................................................... 31 Bảng 2.3. Các biến số định tính ...................................................................... 33 Bảng 2.4 Công thức ước lượng trọng lượng thai trong nghiên cứu ............... 35 Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu ........................................ 43 Bảng 3.2. Số đo trung bình thu được qua siêu âm trong nhóm nghiên cứu ... 45 Bảng 3.3. Trọng lượng bé lúc sinh trong nhóm nghiên cứu ........................... 46 . . Bảng 3.4 Trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo........................... 47 Bảng 3.5 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và trọng lượng bé lúc sinh ................................................... 47 Bảng 3.6 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và trọng lượng bé lúc sinh ở từng nhóm trọng lượng thai khác nhau ........................................................................................ 48 Bảng 3.7 Trọng lượng thai được tính qua công thức Hadlock II .................... 49 Bảng 3.8 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Hadlock II và trọng lượng bé lúc sinh ............................................ 49 Bảng 3.9 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Hadlock II và trọng lượng bé lúc sinh ở từng nhóm trọng lượng thai khác nhau ........................................................................................ 50 Bảng 3.10 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và Hadlock II và trọng lượng bé lúc sinh ................................ 51 Bảng 3.11 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và Hadlock II và trọng lượng bé lúc sinh ở từng nhóm trọng lượng thai khác nhau ................................................................................. 52 Bảng 3.12. Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và Hadlock II và trọng lượng bé lúc sinh theo số ngày siêu âm trước sinh................................................................................... 53 Bảng 3.13 Sai lệch trung bình giữa trọng lượng thai được tính qua công thức Tokyo và Hadlock II với trọng lượng bé lúc sinh ở những nhóm thai phụ có chỉ số ối khác nhau .............................................................. 55 Bảng 3.14 Sai lệch trung bình TLT được tính qua công thức Tokyo và Hadlock II với TLT lúc sinh ở nhóm thai phụ có BMI khác nhau . 57 Bảng 3.15. Liên quan giữa tiền thai và trọng lượng thai ................................ 58 Bảng 3.16 Liên quan giữa giới tính và trọng lượng thai ................................. 59 . . Bảng 3.17 Trọng lượng thai trung bình giữa các bé được sinh ra từ các bà mẹ có nghề nghiệp khác nhau ............................................................... 60 Bảng 3.18 Tương quan giữa trọng lượng thai với tuổi thai ........................... 61 Bảng 3.19 Tương quan giữa TLT với BMI mẹ lúc sinh ...................................... 62 Bảng 3.20 Tương quan giữa TLT với MĐTC mẹ ........................................... 63 Bảng 3.21 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKLĐ .............................. 64 Bảng 3.22 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKNB .............................. 65 Bảng 3.23 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKTSB ............................ 66 Bảng 3.24 Tương quan giữa trọng lượng thai với CVB ................................. 67 Bảng 3.25 Tương quan giữa trọng lượng thai với CDXĐ .............................. 68 Bảng 3.26 Tóm tắt tương quan giữa các biến liên tục với TLT ..................... 69 . . AN ỂU Ồ V SƠ Ồ Biểu đồ 3.1 Trọng lượng thai trung bình tính theo công thức Tokyo – Hadlock II so với trọng lượng thai lúc sinh................................................... 51 Biểu đồ 3.2 TLT trung bình tính theo công thức Tokyo – Hadlock II so với TLT lúc sinh theo từng nhóm trọng lượng thai khác nhau. ............ 52 Biểu đồ 3.3 Sai lệch trung bình TLT tính theo công thức Tokyo – Hadlock II so với TLT lúc sinh theo số ngày siêu âm trước sinh. .................... 54 Biểu đồ 3.4. Phân phối nhóm thai phụ có chỉ số ối khác nhau trong nhóm nghiên cứu ....................................................................................... 55 Biểu đồ 3.5 Phân phối tiền thai trong nhóm nghiên cứu ................................ 58 Biểu đồ 3.6 Phân phối giới tính bé trong nhóm nghiên cứu ........................... 59 Biểu đồ 3.7 Phân bố nghề nghiệp của thai phụ trong nhóm nghiên cứu ........ 60 Biểu đồ 3.8 Tương quan giữa trọng lượng thai với tuổi thai ......................... 61 Biểu đồ 3.9 Tương quan giữa TLT với BMI mẹ lúc sinh ............................... 62 Biểu đồ 3.10 Tương quan giữa TLT với MĐTC mẹ. ..................................... 63 Biểu đồ 3.11 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKLĐ .......................... 64 Biểu đồ 3.12 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKNB .......................... 65 Biểu đồ 3.13 Tương quan giữa trọng lượng thai với ĐKTSB ........................ 66 Biểu đồ 3.14 Tương quan giữa trọng lượng thai với CVB ............................. 67 Biểu đồ 3.15 Tương quan giữa trọng lượng thai với CDXĐ .......................... 68 Sơ đồ 2.1 Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu ............................................ 41 . . AN ÌN Hình 2.1 Cân trẻ sơ sinh Nhơn Hòa 20kg NHBS-20 ...................................... 34 Hình 2.2 Máy siêu âm Phillips HD-11 ............................................................ 35 Hình 2.3. Mặt cắt ngang qua đường kính lưỡng đỉnh ..................................... 36 Hình 2.4. Mặt cắt ngang qua bụng thai nhi ..................................................... 37 Hình 2.5. Cách đo đường kính trước sau bụng ............................................... 37 Hình 2.6. Cách đo chu vi bụng........................................................................ 38 Hình 2.7 Mặt cắt qua xương đùi và cách đo chiều dài xương đùi .................. 39 Hình 2.8 Hình ảnh cân bé sau sinh.................................................................. 39 . . 1 ẶT VẤN Ề Trong thai kỳ, việc xác định và theo dõi sự thay đổi của trọng lượng thai (TLT) giúp nhận biết tình trạng phát triển của thai có cân đối hay không. Chính vì thế, việc đánh giá trọng lượng thai là một chi tiết rất quan trọng trong tiến trình khám thai. Cả hai trường hợp thai thiếu cân và thừa cân đều có liên quan tới tăng nguy cơ biến chứng cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Tai biến chu sinh liên quan với thai cân nặng thấp đôi khi cũng do hạn chế tăng trưởng trong tử cung, thường dẫn đến chấm dứt thai kỳ sớm gây ra sinh non. Các biến chứng do trọng lượng thai lớn trong quá trình chuyển dạ rất đa dạng, bao gồm: kẹt vai, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, tổn thương xương, ngạt, tổn thương ống sinh, tổn thương tầng sinh môn và chảy máu sau sinh [26, [36]]. Ước lượng cân thai trong giai đoạn mang thai và trước sinh là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ sản khoa. Việc ước lượng cân thai này cũng giúp đánh giá sức khỏe và tình trạng dinh duỡng của thai nhi, quyết định phương pháp sinh ngã âm đạo hoặc sinh mổ. Khi chưa có siêu âm các nhà sản khoa ước lượng bằng kinh nghiệm, bề cao tử cung, vòng bụng, sờ nắn thai nhi qua thành bụng, phương pháp này chủ quan kém chính xác. Năm 1958, Donald và cộng sự lần đầu tiên đã ước lượng cân thai trước sinh dựa vào siêu âm [18]. Cho đến nay siêu âm được xem như là biện pháp hỗ trợ đắc lực để ước lượng trọng lượng thai. Tại Việt Nam Phan Trường Duyệt năm 1980, đã có công trình nghiên cứu và đã đưa ra được công thức tính trọng lượng thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ) và chu vi bụng (CVB) có độ sai lệch ± 300g khoảng 78%. Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đã có công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trang (2010)[10] đã . . 2 xây dựng công thức tính trọng lượng thai dựa vào bề cao tử cung (BCTC) và chu vi bụng (CVB) có độ sai lệch ± 18,1g. Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, khoa sản là nơi có lưu lượng khám thai khá cao với khoảng 50000 lượt khám thai và 12500 ca sinh sống trong năm 2016. Số trẻ sinh sống có cân nặng trung bình là khoảng 3200g và tỷ lệ mổ sinh năm 2016 là 46%. Phần lớn việc đánh giá sức khỏe thai và sự phát triển của thai được thực hiện bằng siêu âm, và các thông số đánh giá cân nặng thai nhi đều dựa trên tiêu chuẩn Hadlock II, và một số ít được dựa vào tiêu chuẩn Tokyo. Việc áp dụng tính cân nặng thai nhi theo công thức nào đều tùy thuộc vào ý thích chủ quan của bác sỹ siêu âm. Theo y văn, hiện tại có các công thức ước lượng trọng lượng thai như công thức Tokyo (Nhật) dựa vào 4 số đo APAD - Đường kính trước sau bụng (ĐKTSB), TAD - Đường kính ngang bụng (ĐKNB), BPD – Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ) và FL – chiều dài xương đùi (CDXĐ) và công thức Hadlock II (Mỹ) dựa vào ba số đo thai: BPD – ĐKLĐ và FL – CDXĐ và AC - CVB. Chúng tôi cho rằng, người Việt Nam thuộc chủng tộc người châu Á, có khả năng công thức Tokyo sẽ phù hợp hơn so với công thức Hadlock II, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào xác định việc này. Với mong muốn chuẩn hóa việc đánh giá TLT tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát độ chính xác 2 công thức tính TLT theo Tokyo và Hadlock II trong thai kỳ, sau đó so với cân nặng thực tế của bé sau sinh, chọn 1 công thức chính xác hơn để ứng dụng trong thực hành lâm sàng, từ đó giúp cho các bác sĩ sản khoa ước lượng trọng lượng thai chính xác nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc thai kỳ cũng như hạn chế các tai biến sản khoa liên quan đến TLT thai nhi. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là “ Sự sai lệch về TLT ở thai kỳ đủ tháng theo công thức Tokyo và Hadlock II so với TLT sau sinh là bao nhiêu?” . . 3 T ÊU N ÊN ỨU ục tiêu chính: - So sánh sự sai lệch TLT qua siêu âm ở thai kỳ đủ tháng (≥ 37 tuần tuổi thai) tính bằng công thức Tokyo và Hadlock II được thực hiện trong cùng một điều kiện với tiêu chuẩn vàng là cân nặng thực tế của thai nhi sau sinh. ục tiêu phụ: - Khảo sát một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến siêu âm ước lượng TLT trước sinh. . . 4 Chƣơng 1: TỔN QUAN 1.1. DỰ ÁN INTERGROWTH-21, TR N V N Ƣ NG THAI LÚC SINH VÀ CÁC Y U TỐ LIÊN QUAN 1.1.1. Dự án INTERGROWTH-21. Dự án INTERGROWTH-21 st là một dự án đa sắc tộc, nghiên cứu dựa vào dân số đa trung tâm. Giai đoạn đầu của nghiên cứu diễn ra từ ngày 27 tháng 4 năm 2009 đến ngày 2 tháng 3 năm 2014 tại tám địa điểm nghiên cứu: thành phố Pelotas (Brazil), Turin (Ý), Muscat (Oman), Oxford (Anh), Seattle (Mỹ), Shunyi County, Bắc Kinh (Trung Quốc), khu vực trung tâm của Nagpur (Ấn Độ) và ngoại ô Parklands của Nairobi (Kenya). Dự án INTERGROWTH-21, được điều phối bởi Viện Sức khỏe Bà mẹ và Sinh sản của trường Đại học Oxford (OMPHI), được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2014 tại tám địa điểm trên khắp thế giới để tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế về hẹn hò có thai, tăng trưởng thai nhi và kích cỡ trẻ sơ sinh.Mục đích chính của dự án là phát triển các tiêu chuẩn quy định mới mô tả sự phát triển của thai nhi bình thường, tăng trưởng non tháng và tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ sinh ở tám quần thể đa dạng về mặt địa lý và liên quan đến các tiêu chuẩn này đối với nguy cơ sức khỏe sơ sinh. Việc sử dụng các công cụ này trên toàn thế giới sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Dự án nhằm mục đích phát triển các công cụ lâm sàng mạnh mẽ để đánh giá sự phát triển của thai nhi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, như bổ sung cho các biểu đồ WHO mới được sản xuất cho trẻ từ 0 đến 5, chúng sẽ được sử dụng để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của người mẹ, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh ở mức dân số. Những công cụ này cung cấp một phần mở rộng các tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) . . 5 vào giai đoạn sơ sinh và thai nhi, do đó cung cấp một phương pháp chuẩn hóa đánh giá tăng trưởng dọc theo sự liên tục của bào thai thông qua sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ và thai phụ. Nghiên cứu từ dự án INTERGROWTH-21 thấy rằng, trái với nghiên cứu trước đây, khi các bà mẹ khỏe mạnh, trẻ sơ sinh trên toàn cầu phát triển với tốc độ tương tự bất kể chủng tộc và dân tộc. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nghiên cứu chu sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Biểu đồ INTERGROWTH-21 cung cấp các hướng dẫn chính xác hơn để đo lường và phân loại tăng trưởng sơ sinh. Trẻ sơ sinh được đo bằng cách sử dụng các biểu đồ tăng trưởng trước đó thường được phân loại sai và, đến lượt nó, không nhận được sự chăm sóc mà họ cần. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng mỗi năm, có ít nhất 13 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được coi là kích thước bình thường dựa trên các biểu đồ lỗi thời sẽ được xác định là thiếu dinh dưỡng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn INTERGROWTH-21 chính xác hơn. 1.1.2. Trọng lƣợng thai lúc sinh. Trọng lượng thai lúc sinh được mô tả như một hàm số tuyến tính với tuổi thai [33], [22]. Trọng lượng thai trung bình được đánh giá dựa vào tuổi thai. Nhiều báo cáo còn ghi nhận các số liệu về trọng lượng thai khác biệt tùy thuộc vào các đặc tính như chủng tộc, chiều cao và cân nặng, giới tính, con so hay con rạ. Trọng lượng thai có thể được xếp vào 1 trong 3 phân nhóm như sau: 1. Bình thường (nằm trong bách phân vị 10-90 tương ứng với tuổi thai) 2. Nhỏ hơn so với tuổi thai (< bách phân vị thứ 10). 3. Lớn so với tuổi thai (>bách phân vị 90). . . 6 Cho đến khi trẻ sinh ra, chỉ có các phương pháp đánh giá kích thước thai trong tử cung có giá trị trong việc xác định phân nhóm trọng lượng thai. Mỗi nhóm dân đều có tiêu chuẩn khác nhau khi ước lượng trọng lượng thai. Các tiêu chuẩn này sẽ không còn thích hợp để áp dụng trên những nhóm dân số khác. Vì vậy cần điều chỉnh bảng bách phân vị của trọng lượng thai lúc sinh tương ứng tùy thuộc vào từng nhóm dân số. Năm 1991, tác giả Alexander và cộng sự [11] khảo sát trên 3.134.879 đơn thai sinh sống trên toàn nước Mỹ và cập nhật thông tin về trọng lượng thai để xây dựng bảng bách phân vị của trọng lượng thai lúc sinh tương ứng với tuổi thai mới. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xây dựng bảng bách phân vị của trọng lượng thai tương ứng với tuổi thai phù hợp với nhóm dân từng vùng, có hoặc không có điều chỉnh theo giới tính thai. Tại Việt Nam, đã có nghiên cứu của Phan Trường Duyệt 2005 xây dựng được bảng bách phân vị của trọng lượng thai và các chỉ số thai trên siêu âm tương ứng với tuổi thai. Và gần đây, năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra bảng bách phân vị chung của trọng lượng thai theo tuổi thai cho dân số trên toàn thế giới dựa trên nghiên cứu đa trung tâm [50] . . 7 Bảng 1.1: Bách phân vị trọng lượng thai tương ứng với tuổi thai ở đơn thai WHO năm 2017 [50] 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến trọng lƣợng thai lúc sinh [34] Nhiều yếu tố nội tại và ngoại lai có thể ảnh hưởng đến trọng lượng thai, bao gồm các nhóm sau:  Yếu tố thai: tuổi thai, giới tính thai.  Yếu tố thể chất của bố mẹ như chủng tộc, chiều cao, cân nặng, khả năng dung nạp đường, nồng độ hemoglobin.  Yếu tố môi trường như độ cao, nguồn dinh dưỡng, thuốc lá.  Yếu tố bệnh lý như cao huyết áp, dị dạng tử cung và các biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường, tiền sản giật. . . 8 1.1.3.1. Tuổi thai khi sinh: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng hàng đầu đến trọng lượng lúc sinh của bé. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng các trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp tại Mỹ. Nguyên nhân khác gây cho thai nhi có cân nặng thấp bao gồm thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Trong trường hợp tuổi thai vượt quá ngày dự sinh, tỷ lệ thai to chiếm tử 17-29% so với 2-15 % ở dân số phụ nữ chuyển dạ đúng thời điểm dự sinh. Tỷ lệ thai to tăng lên đều đặn từ sau tuổi thai 37 tuần. Người ta ghi nhận 99% thai nhi cân nặng trên 4000g đều được sinh ra ở tuổi thai 37 tuần trở lên [13]. 1.1.3.2. Giới tính thai [44]: Giới tính thai có mối quan hệ đáng kể với trọng lượng thai, chiếm 2% trong số các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thai. Các bé gái thường có trọng lượng thấp hơn bé trai ở cùng tuổi thai. Tại thời điểm sinh, trọng lượng trung bình của bé trai hơn 136g so với bé gái. 1.1.3.3. Chủng tộc [44]: Người ta quan sát thấy có sự khác biệt theo hệ thống về trọng lượng trung bình khi sinh của các trẻ sơ sinh có mẹ thuộc các chủng tộc khác nhau. Tùy thuộc vào chủng tộc mẹ, trọng lượng thai khi sinh trung bình dao động từ 141-395g khi trẻ sinh ra đúng thời điểm dự sinh. Mặc dù điều này có thể quy cho những khác biệt khác như tuổi thai khi sinh, các đặc điểm thể chất của mẹ, tỷ suất bênh tật và các biến chứng trong thai kỳ xảy ra trong những nhóm dân khác nhau, sự chênh lệch trọng lượng thai khi sinh vẫn được quy cho chính sự khác biệt về chủng tộc. 1.1.3.4. Chiều cao mẹ [34]: Chiều cao của mẹ là một đặc điểm về thể chất dễ đo đạc và có mối tương quan thật sự với trọng lượng thai lúc sinh. Mặc dù những phong cách sống khác nhau cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm về thể chất người mẹ, ví dụ như .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất