Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản tại bện...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản tại bệnh viện chợ rẫy năm 2017 2018.

.PDF
96
1
107

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG NGÔ NHẬT TRƯỜNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG UNG THƯ THANH QUẢN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017 - 2018. Chuyên ngành: TAI MŨI HỌNG Mã số: 8720155 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Ký tên Hoàng Ngô Nhật Trường . ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1 Giải phẫu thanh quản ............................................................................ 4 1.1.1 Giải phẫu tổng quát .................................................................... 4 1.1.2 Chức năng ................................................................................... 7 1.2 Tần suất mắc phải ung thư thanh quản ................................................. 8 1.3 Yếu tố nguy cơ...................................................................................... 9 1.4 Tiền ung thư và các biến đổi lành tính ............................................... 11 1.4.1 Tiền ung thư .............................................................................. 11 1.4.2 Các biến đổi lành tính ............................................................... 12 1.5 Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 13 1.5.1 Ung thư thượng thanh môn ....................................................... 14 1.5.2 Ung thư dây thanh ..................................................................... 16 1.5.3 Ung thư hạ thanh môn ............................................................... 17 1.6 Cận lâm sàng ...................................................................................... 17 1.7 Mô bệnh học ....................................................................................... 18 1.8 Xếp loại T.N.M ( theo AJCC 2010) ................................................... 19 1.9 Chẩn đoán phân biệt ........................................................................... 22 1.10 Tiên lượng ....................................................................................... 22 1.11 Điều trị ............................................................................................. 25 1.12 Chụp cắt lớp vi tính ......................................................................... 26 1.12.1 Sơ lược về chụp cắt lớp vi tính ................................................. 26 1.12.2 Chụp cắt lớp vi tính trong ung thư thanh quản ......................... 29 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 32 . iii 2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 32 2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 32 2.4 Cỡ mẫu ................................................................................................ 32 2.5 Tiêu chuẩn chọn mẫu.......................................................................... 32 2.6 Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 33 2.7 Biến số nghiên cứu ............................................................................. 33 2.7.1 Biến số nền ................................................................................ 33 2.7.2 Biến số độc lập .......................................................................... 33 2.8 Tiến hành nghiên cứu ......................................................................... 35 2.8.1 Phương tiện, dụng cụ ................................................................ 35 2.8.2 Tiến hành nghiên cứu ................................................................ 36 2.8.3 Cách thu thập số liệu ................................................................. 36 2.8.4 Công cụ thu thập số liệu............................................................ 37 2.8.5 Phương pháp xử lý .................................................................... 37 2.8.6 Y đức trong nghiên cứu............................................................. 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38 3.1 Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu .................................................. 38 3.1.1 Đặc điểm về giới ....................................................................... 38 3.1.2 Độ tuổi ....................................................................................... 39 3.1.3 Phân bố theo khu vực ................................................................ 40 3.1.4 Phân bố theo dân tộc ................................................................. 41 3.1.5 Sử dụng bia rượu ....................................................................... 42 3.1.6 Hút thuốc lá ............................................................................... 42 3.1.7 Tiền căn u nhú ........................................................................... 43 3.1.8 Tiền căn trào ngược dạ dày thực quản ...................................... 43 3.1.9 Thói quen ăn uống..................................................................... 44 3.2 Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 44 3.2.1 Triệu chứng cơ năng ................................................................. 44 3.2.2 Triệu chứng thực thể ................................................................. 46 . iv 3.3 Cận lâm sàng ...................................................................................... 47 3.3.1 Nội soi thanh quản .................................................................... 47 3.3.2 Giải phẫu bệnh .......................................................................... 48 3.3.3 Chụp cắt lớp điện toán .............................................................. 50 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 58 4.1 Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu .................................................. 58 4.1.1 Đặc điểm về giới ....................................................................... 58 4.1.2 Độ tuổi ....................................................................................... 58 4.1.3 Phân bố theo khu vực ................................................................ 58 4.1.4 Phân bố theo dân tộc ................................................................. 59 4.1.5 Rượu bia, thuốc lá ..................................................................... 59 4.1.6 Tiền căn trào ngược dạ dày thực quản ...................................... 59 4.1.7 Tiền căn u nhú ........................................................................... 60 4.1.8 Thói quen ăn uống..................................................................... 60 4.2 Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 61 4.2.1 Triệu chứng cơ năng ................................................................. 61 4.2.2 Triệu chứng thực thể ................................................................. 63 4.3 Cận lâm sàng ...................................................................................... 63 4.3.1 Nội soi thanh quản .................................................................... 63 4.3.2 Giải phẫu bệnh .......................................................................... 64 4.3.3 Chụp cắt lớp điện toán .............................................................. 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 6 . v DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Vị trí thanh quản [14] ....................................................................... 4 Hình 1-2: Giải phẫu thanh quản (1) .................................................................. 5 Hình 1-3: Giải phẫu thanh quản (2) .................................................................. 6 Hình 1-4: Giải phẫu thanh quản (3) .................................................................. 7 Hình 1-5: Thói quen hút thuốc lá ...................................................................... 9 Hình 1-6: Sử dụng rượu bia ............................................................................ 10 Hình 1-7: Human Papiloma Virus (HPV) ....................................................... 11 Hình 1-8: U nhú thanh quản ............................................................................ 13 Hình 1-9: Lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ung thư thanh quản .................... 13 Hình 1-10: Mô tả biểu cảm bệnh nhân đau họng ............................................ 15 Hình 1-11: Khối u thanh quản......................................................................... 16 Hình 1-12: Tổn thương dây thanh ................................................................... 16 Hình 1-13: Carcinoma tế bào gai .................................................................... 18 Hình 1-14: Các giai đoạn ung thư thanh quản ................................................ 22 Hình 1-15: Thời gian sống còn theo mức độ biệt hóa ung thư ....................... 23 Hình 1-16: Thời gian sống còn theo giai đoạn................................................ 24 Hình 1-17: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính thanh quản..................................... 30 Hình 1-18: Hình ảnh máy chụp cắt lớp vi tính ............................................... 36 Hình 3-1: Sùi niêm mạc dây thanh (T), hạ thanh môn và mép trước thanh môn ......................................................................................................................... 47 Hình 3-2: Sùi niêm mạc thanh môn và thượng thanh môn gây chít hẹp rất nặng đường thở................................................................................................ 47 Hình 3-3: Giả mạc mép trong hai dây thanh ................................................... 48 Hình 3-4: Carcinoma tế bào gai biệt hóa trung bình ....................................... 48 . vi Hình 3-5: Carcinoma tế bào gai biệt hóa cao .................................................. 49 Hình 3-6: Carcinoma tế bào gai biệt hóa kém ................................................ 49 Hình 3-7: Dày bất xứng choán chỗ vùng dây thanh của thanh quản (P) ........ 51 Hình 3-8: Tổn thương choán chỗ thanh quản ................................................. 52 Hình 3-9: Tổn thương choán chỗ dưới nắp thanh môn, gây hẹp tắc lòng thanh quản ................................................................................................................. 52 Hình 3-10: Tổn thương choán chỗ thành bên trái thanh quản ........................ 53 Hình 3-11: Tổn thương choán chỗ thanh quản ............................................... 53 . vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3-1: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi ..................................................... 39 Bảng 3-2: Phân bố bệnh nhân theo khu vực ................................................... 40 Bảng 3-3: Phân bố bệnh nhân theo dân tộc..................................................... 41 Bảng 3-4: Triệu chứng cơ năng....................................................................... 45 Bảng 3-5: Mức độ biệt hóa Carcinoma tế bào gai .......................................... 50 Bảng 3-6: Kết quả cắt lớp điện toán................................................................ 50 Bảng 3-7: Phân độ T ....................................................................................... 54 Bảng 3-8: Vị trí khởi phát u ............................................................................ 55 Bảng 3-9: Vị trí phân bố u............................................................................... 56 Bảng 3-10: Mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả................ 57 . viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1: Phân bố giới tính ........................................................................ 38 Biểu đồ 3-2: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi ................................................. 39 Biểu đồ 3-3: Phân bố bệnh nhân theo khu vực ............................................... 40 Biểu đồ 3-4: Phân bố bệnh nhân theo dân tộc ................................................ 41 Biểu đồ 3-5: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng rượu bia thường xuyên ...................... 42 Biểu đồ 3-6: Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá ...................................................... 42 Biểu đồ 3-7: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn u nhú ............................................. 43 Biểu đồ 3-8: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn trào ngược dạ dày thực quản ........ 43 Biểu đồ 3-9: Thói quen ăn uống...................................................................... 44 Biểu đồ 3-10: Triệu chứng thực thể ................................................................ 46 Biểu đồ 3-11: Kết quả cắt lớp điện toán ......................................................... 51 Biểu đồ 3-12: Phân độ T ................................................................................. 54 Biểu đồ 3-13: Vị trí khởi phát u ...................................................................... 55 Biểu đồ 3-14: Vị trí phân bố u ........................................................................ 56 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thanh quản là một loại ung thư thường gặp ở nước ta, đứng hàng thứ 4 trong các ung thư đầu mặt cổ, sau ung thư vòm, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Khoảng 95% là ung thư tế bào gai [5]. Yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản chủ yếu là hút thuốc lá và dùng bia rượu, ngoài ra còn có ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với các chất như amiang, crom, niken, chế độ ăn kiêng, tiền căn tiếp xúc tia xạ, các tổn thương mạn tính như dày sừng, bạch sản...Ung thư thanh quản thường gặp ở nam, tập trung trong độ tuổi từ 40-60, tuy nhiên ngày nay tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng. Do sự đặc biệt trong cấu trúc giải phẫu học cùng sự thay đổi về đặc điểm lâm sàng và bệnh học theo vị trí của u nên ung thư thanh quản được phân loại dựa theo vị trí, dẫn đến các lựa chọn khác nhau khi điều trị. Đây là loại ung thư có hiệu quả điều trị cao do ung thư dây thanh chiếm phần lớn và triệu chứng đặc hiệu xuất hiện sớm [5] Từ lâu, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng dần trở thành một phần không thể thiếu trong việc định bệnh và theo dõi điều trị. Trước hết là giải phẫu bệnh. Tuy nhiên phải đến khi xã hội có cái nhìn tiến bộ hơn với nghiên cứu y học, cụ thể là mổ tử thi thì lịch sử của nó mới đặt những dấu chân đầu tiên. Nhờ vậy, chúng ta có thể hiểu biết sâu hơn về bản chất cơ thể và bệnh tật. Tiếp đến là kính hiển vi với những cái tên nổi tiếng như Horace Green, Manuel Garcia hay Johann Nepomuk Czermak…[13]. Trải qua nhiều thế hệ cải tiến, thay đổi, được hoàn thiện không ngừng. Bước qua thế kỉ XX - kỉ nguyên tiến bộ vượt bậc, chẩn đoán hình ảnh học cũng phát triển sang trang mới. Việc ra đời của chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ…dường như là sự tiếp nối tất yếu dòng chảy lịch . 2 sử. Chúng ngày càng khẳng định giá trị, tầm quan trọng, giúp ích rất nhiều cho y tế Tỉ lệ sống sau 5 năm của ung thư thanh quản theo AJCC Cancer Staging, Seventh Edition [11]: Loại ung thư Giai đoạn Tỉ lệ sống 5 năm(%) Ung thư thượng I 59 thanh môn II 59 III 53 IV 34 I 90 II 74 III 56 IV 44 Ung thư hạ thanh I 65 môn II 56 III 47 IV 32 Ung thư dây thanh Tương tự các vấn đề sức khỏe khác, chẩn đoán sớm cũng như đánh giá đúng giai đoạn của ung thư thanh quản có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị và tiên lượng bệnh. Ở nước ta còn chưa nhiều nghiên cứu khảo sát về đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản, do đó đề tài của chúng tôi là " Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017-2018" với mong muốn góp phần nhận định thêm lâm sàng và chụp cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản  Mục tiêu cụ thể 1. Xác định các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể mẫu nghiên cứu 2. Mô tả hình ảnh chụp cắt lớp điện toán của mẫu nghiên cứu, kết hợp thêm kết quả nội soi thanh quản và giải phẫu bệnh; phân loại u dựa trên kết quả thu được; so sánh tương quan giữa triệu chứng lâm sàng với kết quả chụp cắt lớp điện toán . 4   Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu thanh quản 1.1.1 Giải phẫu tổng quát Hình 1-1: Vị trí thanh quản [14] (1. Epiglottis: nắp thanh môn; 2. Esophagus: thực quản; 3. Larynx: thanh quản; 4. Pharynx: hầu họng; 5. Tongue: lưỡi; 6. Trachea: khí quản; 7. Vocal cords: dây thanh) Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, nằm ở trước cổ, tại nơi phân chia của đường hô hấp và tiêu hóa, trên thông với họng, dưới thông với khí quản; phía trước là da, tổ chức dưới da , cơ, màng cơ; phía sau là hạ họng; hai bên là cơ ức đòn chũm cùng các mạch máu, thần kinh vùng cổ. Lòng thanh quản được phủ bởi một lớp niêm mạc Thanh quản gồm nhiều loại sụn khác nhau. Trong đó, lớn nhất là sụn giáp, nằm ở phía trước. Sụn nhẫn là một vòng sụn giống chiếc nhẫn nối thanh . 5 quản với khí quản. Sụn thanh thiệt được gắn với sụn giáp và xương móng, cùng với hai sụn trên bảo vệ thanh môn. Ngoài ra còn có sụn phễu, sụn sừng, sụn vừng, sụn chêm Cơ thanh quản chia thành hai nhóm lớn là cơ trong thanh quản và cơ ngoài thanh quản. Cơ ngoài thanh quản giúp cho thanh quản di động lên xuống và đóng vai trò hỗ trợ nhất định khi nuốt, gồm cơ giáp móng, cơ ức giáp, cơ ức đòn móng, cơ vai móng. Cơ trong thanh quản lại chia làm hai phân nhóm nhỏ hơn theo chức năng đóng mở thanh môn. Đó là các cơ khép thanh môn gồm cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu, cơ phễu, cơ giáp nhẫn. Cơ nhẫn phễu sau là cơ duy nhất làm nhiệm vụ mở thanh môn Thanh quản được nuôi bởi hai động mạch chính là động mạch thanh quản trên cấp máu cho phần trên và động mạch giáp trạng dưới cho phần dưới. Tĩnh mạch giáp trạng hồi lưu máu về tĩnh mạch cảnh trong Hình 1-2: Giải phẫu thanh quản (1) "Nguồn: yduoctinhhoa.com " . 6 Về thần kinh có thần kinh thanh quản trên và thần kinh quặt ngược chịu trách nhiệm chính tại thanh quản. Thần kinh thanh quản trên gồm nhánh thanh quản trong chi phối cảm giác vùng trên thanh quản và nhánh thanh quản dưới vận động cơ nhẫn giáp. Tất cả các cơ còn lại do thần kinh hồi qui điều khiển Ngoài ra thanh quản còn có hệ thống dây chằng và màng nối các phần lại với nhau. Đó là màng giáp móng, màng giáp nhẫn, màng nhẫn khí quản và dây chằng móng thanh quản, dây chằng họng thanh thiệt, dây chằng giáp thanh thiệt, dây chằng phễu thanh thiệt. Định khu (dây thanh làm mốc):  Thượng thanh môn: gồm tiền đình thanh quản với cấu trúc chính là nắp thanh thiệt  Tầng thanh môn: chứa dây thanh  Tầng dưới thanh môn: nối thanh môn với khí quản bên dưới [2],[5] Hình 1-3: Giải phẫu thanh quản (2) "Nguồn: taimuihongsg.com " . 7 1.1.2 Chức năng Thanh quản có 3 chức năng chính:  Hô hấp: nắp thanh môn và dây thanh luôn mở trong quá trình hô hấp cho phép không khí đi qua khí quản vào phổi. Phản xạ ho xảy ra khi có bất kì vật nào vào khí quản  Nuốt: khi nuốt, nắp thanh môn đóng để ngăn thức ăn vào khí quản xuống phổi. Đồng thời, các cơ và dây chằng tại thanh quản kéo thanh quản về phía trước, cho phép thức ăn di chuyển từ miệng qua hầu vào thực quản  Phát âm: thanh quản tạo ra âm của lời nói. Âm thanh được tạo ra khi không khí làm rung hai dây thanh. Dây thanh rung động làm thay đổi âm lượng và độ cao tiếng nói. Khi không khí được đẩy từ thanh quản ra miệng, các âm khác nhau được tạo ra bằng cách di chuyển răng, lưỡi và môi [14] Hình 1-4: Giải phẫu thanh quản (3) "Nguồn: khantieng.vn " . 8 1.2 Tần suất mắc phải ung thư thanh quản Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 2009-2013, tỷ lệ mắc mới của ung thư thanh quản là 3,2/100000 dân, tỉ lệ tử vong là 1,1/100000 dân, tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 45 đến 84, nhất là từ 55 đến 64 tuổi,nam gấp 5 lần nữ. Trong năm 2016, tỷ lệ mắc mới ở Hoa Kỳ là 13430 ca, chiếm khoảng 0,8% tổng số ca ung thư mắc mới, tỷ lệ mắc mới giảm trung bình khoảng 2,4% mỗi năm trong giai đoạn năm 2004-2013 [31]. Theo Lisa Licitra, Viện nghiên cứu và điều trị ung thư Milan - Ý, thì tỷ lệ ung thư thanh quản ở Châu Âu từ 2-5%. Theo Tiến sĩ Saurabh Bobdey, Phòng Ghi chép Y khoa, Thống kê Sinh học và Dịch tễ, Bệnh viện Tata Memorial, Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ, ung thư thanh quản là 1 trong 10 ung thư nhiều nhất ở nam giới Ấn Độ, chiếm khoảng từ 3-6% tổng số ca ung thư ở nam. Trong năm 2012, số ca mắc mới ước tính khoảng 25446, số ca tử vong khoảng 17560, suất độ từ 1,268,18/100000 dân tùy khu vực, tỷ lệ mắc mới tăng giảm theo khu vực, tỷ lệ sống 5 năm khoảng 28%, độ tuổi mắc nhiều nhất là 60-64 tuổi ở cả nam lẫn nữ [36]. Theo BMJ, tỷ lệ ung thư thanh quản đang có xu hướng giảm ở Anh vs Puerto Rico nhưng dường như có xu hướng tăng ở trung và đông âu, dữ liệu của Đan Mạch cho thấy tỷ lệ ung thư tăng lên cùng với tình trạng kinh tế xã hội giảm sút. Theo Hazem M Abdel Tawab, giảng viên Khoa Tai mũi họng, Khoa Y, Đại học Cairo, Cairo, Ai Cập, trong nghiên cứu tiến hành từ tháng 1/ 2009 đến tháng 12/ 2011, thì ung thư thanh quản tập trung trong độ tuổi 57,6 ± 10,5, nam giới chiếm tỉ lệ 93,9%, nghiên cứu này còn phân loại TNM ung thư thanh quản và đánh giá đáp ứng của ung thư với điều trị [20]. . 9 Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Bảng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh-1997, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 3 và chiếm tỷ lệ 7-10% trong các ung thư hô hấp, đường tiêu hóa trên và đứng hàng thứ 9 (3%) trong các ung thư toàn thân. Theo Trần Hữu Tuân, trong phạm vi vùng đầu mặt cổ thì ung thư thanh quản đứng hàng thứ 3, xấp xỉ ung thư hạ họng, tuổi hay gặp nhất là 45-65 tuổi (theo Viện Tai mũi họng Việt Nam) 1.3 Yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ là cái làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, có thể là một hành vi, chất hay điều kiện. Hầu hết ung thư là kết quả của nhiều yếu tố, trong ung thư thanh quản thì hút thuốc lá là quan trọng nhất. Tuổi thường gặp là từ 40 đến 60, tập trung ở nam giới do nam hút thuốc và uống rượu nhiều. Tuy nhiên, ung thư thanh quản cũng đang phổ biến hơn ở phụ nữ bởi nhiều người trong số họ đang trở thành những người nghiện thuốc lá lâu dài. Loại ung thư này ít gặp ở những người không hút thuốc Yếu tố nguy cơ thường được sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhưng trong đa số các trường hợp, khó để xếp hạng chúng một cách chắc chắn Thuốc lá: hút thuốc lá( gồm thuốc lá, xì gà, ống điếu và thuốc vấn) càng nhiều, nguy cơ ung thư càng cao. Điều này cũng đúng với những người hít khói thuốc thụ động. Người tiếp tục hút thuốc lá sau điều trị ung thư thanh quản có nguy cơ phát triển ung thư đầu mặt cổ thứ hai cao hơn những người bỏ thuốc. Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng bỏ thuốc lá làm giảm hẳn nguy cơ ung thư thanh quản theo thời gian. Hình 1-5: Thói quen hút thuốc lá "Nguồn: ilvettore.it" . 10 Rượu bia: tương tự thuốc lá, người ta càng uống nhiều nguy cơ ung thư thanh quản càng cao, loại rượu dường như không quan trọng. Bỏ rượu sau khi điều trị thì khả năng mắc ung thư vùng đầu cổ thứ 2 thấp hơn so với người tiếp tục uống. Nguy cơ ung thư Hình 1-6: Sử dụng rượu bia thanh quản tăng lên đáng kể trên một người hút thuốc lá lẫn uống rượu bia "Nguồn: so với người chỉ có một trong hai daithaoduong.ngaydautien.vn" Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng được cho là có liên quan tới ung thư thanh quản, tuy nhiên cần nhiều chứng cứ hơn  Trào ngược dạ dày thực quản: là tình trạng các thành phần trong dạ dày (bao gồm cả dịch vị) trào ngược lên thực quản gây nóng rát, khó chịu sau ức. Đây có thể là một bệnh riêng biệt hoặc xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Nó có thể lan đến tận thanh quản tạo điều kiện cho dịch vị phá hủy các mô, làm tăng nguy cơ ung thư  Chế độ ăn: một số bằng chứng chỉ ra việc ăn nhiều sản phẩm từ động vật, thịt chế biến, mỡ hay ăn ít rau, trái cây có liên quan đến tăng khả năng ung thư thanh quản  Nhiễm HPV: Human papillomavirus là một nhóm gồm hơn 100 loài virus khác nhau. Chúng rất thường gặp, có thể nhiễm không triệu chứng trong nhiều năm, lây qua quan hệ tình dục, tiếp xúc da các bộ phận sinh dục hay quan hệ bằng miệng. HPV gây u nhú ở nhiều nơi trên cơ thể, kể cả lớp lót thanh quản. Chúng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung và ung thư hầu miệng và có thể liên quan với ung thư thanh quản [10],[14] . 11  Ngoài ra còn một số yếu tố khác dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn đang nhiều tranh cãi: amiang với cuốn Asbestos: Selected Cancers [30]; acid sulfuric trong các báo cáo của Ahlborg G [8], Colin L Soskolne [16] hay K Steenland [27] Hình 1-7: Human Papiloma Virus (HPV) "Nguồn: benhvienthucuc.vn" 1.4 Tiền ung thư và các biến đổi lành tính 1.4.1 Tiền ung thư Tình trạng tiền ung thư có khả năng phát triển thành ung thư ở thanh quản, vị trí phổ biến nhất là thanh môn, trên niêm mạc hai dây thanh, rất hiếm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất