Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm điều trị kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp tại bệnh viện...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm điều trị kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp tại bệnh viện nhi đồng 2

.PDF
90
2
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- Đoàn Ngọc Ý Thi KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM HỌNG CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Luận văn Thạc sĩ: Dược học TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- Đoàn Ngọc Ý Thi KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM HỌNG CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 60720405 Luận văn Thạc sĩ Dược học HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TUẤN DŨNG TP Hồ Chí Minh – Năm 2017 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ DƢỢC HỌC Niên khóa: 2015-2017 Chuyên nghành: DƢỢC LÝ – DƢỢC LÂM SÀNG. Mã số: 60720405 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM HỌNG CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Đoàn Ngọc Ý Thi Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của 3 phƣơng pháp điều trị sử dụng kháng sinh tức thì, chậm sử dụng kháng sinh và không sử dụng kháng sinh trên bệnh viêm họng cấp. Phƣơng pháp: Cắt ngang mô tả Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu có 431 bệnh nhân với 148 bệnh nhân sử dụng kháng sinh tức thì, 141 bệnh nhân không sử dụng kháng sinh và 142 bệnh nhân sử dụng kháng sinh muộn. Thời gian mắc bệnh của 3 nhóm nghiên cứu sử dụng kháng sinh tức thì, không sử dụng kháng sinh và chậm sử dụng kháng sinh khác nhau không có ý nghĩa thống kê (5, 6, 6 ngày, p = 0,11). 3 nhóm nghiên cứu không khác nhau ở thời gian xuất hiện triệu chứng ho (5, 6, 5 ngày, p = 0,39), sổ mũi (4, 4, 4, ngày, p = 0,72), ngoại trừ sốt (p = 0,03). Số bệnh nhân tái khám lần lƣợt ở 3 nhóm nhƣ trên là 19%, 20% và 23% (p = 0,28). Thời gian dùng kháng sinh của bệnh nhân nghiên cứu vào khoảng 3 ngày. Kháng sinh ƣu tiên sử dụng là C3G (57,1%) gấp đôi amoxicillin (27,8%). Kết luận: Sử dụng kháng sinh muộn hoặc không dùng kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp có thể làm giảm lƣợng kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân. THESIS FOR THE MASTER DEGREE OF PHARMACY Academic courses: 2015-2017 Speciality: Pharmacology and Clinical Pharmacy. Code No.: 60720405 A SURVEY ON ANTIBIOTIC THERAPEUTIC IN PATIENTS WITH ACUTE PHARYNGITIS AT PEDIATRIC 2 HOSPITAL Doan Ngoc Y Thi Supervisor: Assoc.Prof.PhD. Nguyen Tuan Dung Objective: Conduct survey on three antibiotic prescribing strategies on acute pharyngitis. Methods: Descriptive cross – sectional study Results: 431 patients ages 1 to 14 years with acute pharyngitis were in 3 groups; immediated antibiotic (148 patients), no antibiotic (141 patients) and delayed antibiotic (142 patients). Median duration of antibiotic use is about 3 days. Median duration of illness in 3 groups did not differ significantly (5, 6, 6 days, p = 0,11), nor did the duration of cough(5, 6, 5 days, p = 0,39) and running nose (4, 4, 4, days, p = 0,72), although no antibiotic group had fewer days of fever (p = 0,03). The proportion of patients had reconsultation did not differ significantly in 3 groups (19%, 20%, 23%, p = 0,28). The C3G was used twice compared to amoxicillin (57,1% vs 27,8%). Conclusion: Delayed or no antibiotic may reduce the amount of antibiotic use in patients with acute pharyngitis. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Học viên Đoàn Ngọc Ý Thi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ......................................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN ..........................................................................................3 1.1. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌNG ...................................................3 1.1.1. Giải phẫu họng ........................................................................................3 1.1.1.1. Họng và phân đoạn họng .......................................................................3 1.1.1.2. Vòng Waldayer .....................................................................................4 1.1.1.3. Các khoang quanh họng ........................................................................5 1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh .........................................................................5 1.1.2. 1.2. Chức năng của họng................................................................................6 BỆNH HỌC VIÊM HỌNG CẤP ..................................................................6 1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 6 1.2.2. Phân loại..................................................................................................6 1.2.3. Vi sinh học .............................................................................................. 6 1.2.4. Sinh lý bệnh ............................................................................................ 7 1.2.5. Chẩn đoán ............................................................................................. 10 1.2.6. Biến chứng ............................................................................................ 12 1.3. ĐIỀU TRỊ ....................................................................................................13 1.3.1. Hƣớng dẫn điều trị viêm họng cấp còn hiệu lực của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kì (AAP) năm 2013 và liều kháng sinh điều trị .........................................13 1.3.2. Hƣớng dẫn điều trị viêm họng cấp còn hiệu lực của viện chăm sóc sức khỏe Quốc gia ở Anh (NICE) năm 2008 ............................................................ 15 1.3.3. Hƣớng dẫn điều trị viêm họng cấp của Bộ Y Tế năm 2015 .................15 1.3.4. Phát đồ điều trị viêm họng cấp của bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2016 .16 1.3.5. Chiến lƣợc chậm kê toa kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp ....16 1.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ............................................................ 24 SỬ DỤNG THUỐC TRÊN ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM ..................................24 1.5. Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 27 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................27 2.1.1. Tiêu chuẩn thu nhận ...............................................................................27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................27 2.1.3. Cỡ mẫu ...................................................................................................28 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 29 2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...................................................29 2.4. ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ .............................................................................32 2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SÓ LIỆU ............................................................ 35 2.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC .........................................................................................36 Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................37 3.1. ĐẶC ĐIỂM BAN ĐẦU CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU .............................. 38 3.1.1. Tuổi và giới tính .....................................................................................38 3.1.2. Triệu chứng ban đầu của 3 nhóm nghiên cứu ........................................40 3.2. THỜI GIAN SỬ DỤNG KHÁNG SINH......................................................42 3.3. HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHIẾN LƢỢC SỬ DỤNG KHÁNG SINH ...........43 3.3.1. Thời gian mắc bệnh ................................................................................43 3.3.1.1. Thời gian xuất hiện triệu chứng sốt, ho, chảy mũi ............................ 46 3.3.2. Số bệnh nhân tái khám ...........................................................................47 3.4. KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH ........................... 47 3.4.1. Lựa chọn thuốc kháng kháng sinh .......................................................... 48 3.4.2. Liều dùng kháng sinh .............................................................................49 3.4.3. Khoảng cách dùng kháng sinh ............................................................... 51 3.5. BIẾN CỐ BẤT LỢI .....................................................................................51 Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 54 4.1. KẾT LUẬN...................................................................................................54 4.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt AAP Tiếng Anh American Academy of Pediatrics Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì BN BID CDC CTCAE GABHS ICF IDSA IQR Tiếng Việt Bệnh nhânf Twice a day (bis in die) 2 lần/ngày Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm soát và ph ng Prevention ngừa bệnh tật Hoa Kì Common Terminology Criteria Tiêu chí thuật ngữ phổ biến for Adverse Events cho các biến cố bất lợi Group A β-Hemolytic Liên cầu khuẩn tán huyết Streptococcus nhóm A Inform consent form Infectious Diseases Society of America Interquartile range KS Thỏa thuận tình nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu Hội bệnh nhiễm Hoa Kì Khoảng tứ phân vị Kháng sinh Max Maximum Giá trị lớn nhất Min Minimum Giá trị nhỏ nhất RADT Rapid antigen detection test Test nhanh xác định kháng nguyên liên cầu khuẩn N1 Ngày 1 N2 Ngày 2 N3 Ngày 3 ii Viết tắt Tiếng Anh N4 NCI NICE Tiếng Việt Ngày 4 National Cancer Institute Viện Ung thƣ Quốc Gia National Institute For Health and Viện chăm sóc sức khỏe quốc Clinical Excellence gia của Anh QD Once a day (quaque die) SD Standard deviation Độ lệch chuẩn TID Three times a day (ter in die) 3 lần/ngày VPQ Viêm phế quản VHC Viêm họng cấp iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vi sinh học trong viêm họng cấp [20] ........................................................7 Bảng 1.2. Thang điểm Centor hiệu chỉnh [31] ............................................................ 9 Bảng 1.3. Bảng tóm tắt triệu chứng gợi ý chẩn đoán phân biệt viêm họng cấp do virus hô hấp và vi khuẩn liên cầu [7]. .......................................................................11 Bảng 1.4. Biến chứng của viêm họng cấp trên bệnh nhi [11] ...................................12 Bảng 1.5. Liều một số kháng sinh sử dụng cho viêm họng GABHS trên bệnh nhi theo Nelson phiên bản 23 năm 2017 [22] .................................................................14 Bảng 1.6. Liều một số kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu theo dƣợc thƣ quốc gia Việt Nam 2015 [1].....................................................................................................14 Bảng 1.7. Cập nhật các nghiên cứu ngoài nƣớc về chậm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp .......................................................................................... 19 Bảng 2.1. Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu ...............................................32 Bảng 3.1. Đặc điểm ban đầu về tuổi và giới tính của 3 nhóm nghiên cứu ...............39 Bảng 3.2. Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân 3 nhóm nghiên cứu .........................40 Bảng 3.3. Thời gian sử dụng kháng sinh của các nhóm nghiên cứu .........................42 Bảng 3.4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mức độ sốt, kê toa kháng sinh và thời gian mắc bệnh ....................................................................................................44 Bảng 3.5. Thời gian mắc bệnh của 3 nhóm nghiên cứu ............................................44 Bảng 3.6. Thời gian triệu chứng của 3 nhóm nghiên cứu .........................................46 Bảng 3.7. Tỉ lệ các trƣờng hợp có chỉ định liều kháng sinh không phù hợp ............50 Bảng 3.8. Khoảng cách dùng thuốc kháng sinh không phù hợp ............................. 51 Bảng 3.9. Biến cố bất lợi trên bệnh nhân có dùng kháng sinh ..................................52 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Giải phẫu họng ............................................................................................ 4 Hình 1.2. Vòng Waldeyer [19] ....................................................................................5 Biểu đồ 3.1. Sự phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu ..............................................38 Biểu đồ 3.2. Sự phân bố nhóm tuổi trong từng nhóm nghiên cứu ............................ 38 Biểu đồ 3.3. Thời gian mắc bệnh của 3 nhóm nghiên cứu (Kaplan Mayer) .............45 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bệnh nhân tái khám trong 3 nhóm (p = 0,28) ............................... 47 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ loại kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu ...................................48 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ biến cố bất lợi ghi nhận trong nghiên cứu ....................................52 Sơ đồ 1.1. Hƣớng dẫn của NICE về điều trị viêm họng cấp [30], [33] ....................15 Sơ đồ 2.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 30 Sơ đồ 3.1. Kết quả thu tuyển bệnh nhân ...................................................................37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng hô hấp trên là một trong những bệnh lý cấp tính thƣờng gặp nhất đối với bệnh nhi ngoại trú, chiếm đến 20-40% tổng số lần khám ngoại trú. Nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở mũi, xoang mũi, hầu, họng, thanh quản. Trong đó, viêm họng cấp chiếm tỉ lệ cao và hay gặp ở bệnh nhi từ 1 đến 5 tuổi [23]. Viêm họng cấp chủ yếu do virus gây ra, bệnh thƣờng ở mức độ nhẹ và tự khỏi trong vòng 1 tuần. Điều trị giúp giảm triệu chứng bệnh và nâng cao sức đề kháng cơ thể; trong khi đó viêm họng cấp gây ra do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A (GABHS) ở trẻ em và ngƣời lớn chiếm tỉ lệ thấp hơn và cần phải điều trị kháng sinh [24]. Theo hƣớng dẫn điều trị Tai mũi họng của Bộ Y Tế Việt Nam, kháng sinh đƣợc sử dụng bắt buộc trong viêm họng cấp thông thƣờng cho các trẻ từ 3 tuổi [2]. Trong điều trị nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên bao gồm cả viêm họng cấp, kháng sinh thƣờng đƣợc sử dụng. Tại Mỹ, năm 2011 tỉ lệ kháng sinh sử dụng không phù hợp cho bệnh nhi có nhiễm trùng hô hấp cấp bao gồm viêm họng cấp vào khoảng 50% [24], tại Canada năm 1999 tỉ lệ này là 76% cho bệnh viêm họng cấp hoặc viêm amiđan [14]. Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận sơ bộ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2015, tỉ lệ sử dụng kháng sinh cho viêm họng cấp là 72%. Trên bệnh nhân viêm họng cấp, thống kê cho thấy nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A chiếm vào khoảng 15% - 30% đối với trẻ em và 10% - 15% đối với ngƣời lớn, nhƣng việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm họng cấp lên đến 49% - 57% đối với trẻ em và 64% đối với ngƣời lớn [38]. Tình trạng đề kháng kháng sinh có liên quan chặt chẽ đến số lƣợng kháng sinh đƣợc sử dụng và cách dùng. Việc sử dụng không hợp lý kháng sinh bao gồm kháng sinh điều trị nhiễm trùng hô hấp trên sẽ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, gia tăng tác dụng phụ và là gánh nặng trong chi phí thuốc men [23]. Vì vậy, có nhiều hƣớng dẫn về chiến lƣợc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả. Trong đó, việc chậm sử dụng kháng sinh là một trong những chiến lƣợc 2 dùng thuốc kháng sinh đƣợc nghiên cứu và đề cập trong các hƣớng dẫn điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp trên ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Anh, Mỹ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc chậm sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp trên làm giảm đáng kể lƣợng kháng sinh sử dụng đến 40% [34]. Ngoài ra, nghiên cứu hệ thống của Geoffrey KP. (2006) kết luận không có sự khác biệt về đáp ứng trị liệu đối với các phác đồ sử dụng kháng sinh tức thì, chậm sử dụng kháng sinh và không sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân bị cảm lạnh và triệu chứng ho ở bệnh nhân viêm họng [16]. Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm điều trị kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp tại bệnh viện nhi đồng 2’’ với các mục tiêu sau : 1. Khảo sát hiệu quả của 3 phƣơng pháp điều trị sử dụng kháng sinh tức thì, không sử dụng kháng sinh và chậm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm họng cấp. 2. Khảo sát thời gian sử dụng kháng sinh giữa các nhóm có dùng kháng sinh. 3. Khảo sát tính hợp lý sử dụng kháng sinh trên đối tƣợng nghiên cứu bao gồm loại kháng sinh, liều lƣợng, khoảng cách dùng kháng sinh. 4. Khảo sát tần suất xuất hiện các biến cố có hại của bệnh nhân trong nghiên cứu. 3 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN 1.1. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌNG 1.1.1. Giải phẫu họng 1.1.1.1. Họng và phân đoạn họng Họng là một ống cơ và màng dài khoảng 13 cm kéo dài từ mỏm nền đến thực quản và nằm trƣớc cột sống cổ VI [25]. Họng nối liền với mũi ở phía trên, với miệng ở phía trƣớc, với thanh quản và thực quản ở phía dƣới, là ngã tƣ của đƣờng ăn và đƣờng thở. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập [3]. Phân đoạn họng: Họng đƣợc chia làm 3 phần: - Họng mũi (v m mũi họng): ở cao nhất, ở sau dƣới của hai lỗ mũi sau. Thành sau họng mũi hợp với thành trên và hai thành bên làm thành hình vòm, trên nóc vòm có tổ chức sùi gọi là V.A. Hai thành bên có loa vòi Eustachi thông lên thùng tai và hố Rosenmuler. Phía dƣới của họng mũi đƣợc mở thông với họng miệng. - Họng miệng: phía trên thông với họng mũi, phía dƣới thông với họng thanh quản, phía trƣớc thông với khoang miệng và đƣợc màn hầu phân cách. Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng. Hai thành bên có amiđan họng (amiđan khẩu cái) nằm trong hốc amiđan. Hốc này đƣợc tạo bởi trụ trƣớc và trụ sau, đó là các màng niêm mạc và cơ mỏng. Bao amiđan phân cách với thành bên họng bởi lớp vỏ xốp dễ bóc tách. Bao để hở mặt trong và dƣới đƣợc gọi là mặt tự do của amiđan, mặt này nằm phía trong họng. - Họng thanh quản (hạ họng): đi từ ngang tầm xƣơng móng xuống đến miệng thực quản, có hình nhƣ một cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy phễu là miệng thực quản. Thành sau liên tiếp với thành sau họng miệng. Thành trƣớc phía trên là đáy lƣỡi, dƣới là sụn thanh thiệt và hai sụn phễu của thanh 4 quản. Thành bên nhƣ một máng hẹp dần từ trên xuống dƣới. Nếp phễu-thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng-thanh quản hay xoang lê [3], [6], [12]. Khoang mũi Họng mũi Họng Khoang miệng Họng miệng Họng thanh quản Hầu Khí quản Thực quản Hình 1.1. Giải phẫu họng (Nguồn: Terese Winslow, Viện ung thƣ quốc gia – NCI) 1.1.1.2. Vòng Waldeyer Là các tổ chức lympho bao quanh họng. Đây đƣợc coi là cấu trúc lympho để bảo vệ cho ngã tƣ đƣờng ăn – đƣờng thở của họng. Vòng Waldeyer gồm: - Amiđan khẩu cái (amiđan): tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối ở hai thành bên họng và nằm trong hốc amiđan. - Amiđan vòm (V.A): là tổ chức lympho nằm ở nóc v m mũi – họng ngay sau cửa lỗ mũi sau. Do đó nó là nguyên nhân thƣờng gây viêm tai – mũi – họng. - Amiđan lƣỡi: là những đám mô lympho nằm ở 1/3 sau của đáy lƣỡi. - Amiđan vòi: là những đám mô lympho nhỏ nằm ở hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi [3], [6]. 5 Amiđan vòm (V.A) Amiđan vòi Amiđan khẩu cái Amiđan lƣỡi Hình 1.2. Vòng Waldeyer [19] 1.1.1.3. Các khoang quanh họng Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch, thần kinh, hạch bạch huyết và có liên quan mật thiết với họng, gồm: - Khoang bên họng Sebileau. - Khoang sau họng Henke [4]. 1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh Mạch máu: Họng đƣợc nuôi bởi động mạch họng lên (nhánh của động mạch cảnh ngoài), động mạch bƣớm khẩu cái và khẩu cái lên (nhánh của động mạch cảnh trong). Hạch bạch huyết đổ về hạch Gilette, hạch dƣới cơ nhị thân và hạch cảnh. Thần kinh: - Thần kinh vận động: dây thần kinh số X và XI chi phối cơ khít họng, dây thần kinh hàm dƣới chi phối cơ bao màn hầu ngoài, dây thần kinh mặt chi phối cơ bao màn hầu trong. - Thần kinh cảm giác: dây thần kinh số IX chi phối nền lƣỡi và 1/3 dƣới của amiđan, dây thần kinh số X chi phối thành sau họng và màn hầu [4]. 6 1.1.2. Chức năng của họng Họng giữ hai chức năng quan trọng là nuốt và thở. Ngoài ra, còn giữ vai trò trong phát âm, nghe và vị giác [3], [12]. 1.2. BỆNH HỌC VIÊM HỌNG CẤP 1.2.1. Định nghĩa Viêm họng cấp đặc trƣng bởi khởi phát đau họng sớm và phản ứng viêm vùng hầu họng (có hay không có tiết dịch) [42]. Theo phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện Nhi Đồng 2: Viêm họng cấp là tình trạng phản ứng viêm niêm mạc và cấu trúc dƣới niêm mạc của họng [7]. 1.2.2. Phân loại Viêm họng cấp thƣờng đƣợc chia nhƣ sau: - Viêm họng xuất tiết hay viêm họng thông thường: viêm họng đỏ; thƣờng do virus gây ra, vi khuẩn tìm thấy đa số là do bội nhiễm. - Viêm họng do liên cầu: thƣờng do liên cầu tán huyết nhóm A (GABHS). - Viêm họng giả mạc: hay gặp viêm họng bạch hầu; thƣờng do trực khuẩn Corynebacterium diphtheria. - Viêm họng loét hay viêm họng Vincent [3]. 1.2.3. Vi sinh học Virus Chiếm phần lớn, chủ yếu là vi khuẩn gây viêm hô hấp trên nhƣ coronavirus, rhinovirus; ngoài ra còn có influenza, parainfluenza, adenovirus, enterovirus; các virus chiếm tỉ lệ thấp hơn nhƣ Herpes simplex virus (HSV), Epstein Barr virus (EBV) và virus suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV-1). Vi khuẩn Chiếm tỉ lệ thấp hơn virus, có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên quan trọng nhất là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A (GABHS). 7 Nấm Nhiễm Candida có thể gây viêm họng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân hóa xạ trị do ung thƣ hầu họng [10], [13]. Bảng 1.1. Vi sinh học trong viêm họng cấp [20] Tác nhân Virus Rhinovirus Coronavirus Adenovirus Herpes simplex virus Parainfluenza virus Influenza A, B Coxsackievirus Epstein Barr virus Cytomegalovirus HIV-1 Vi khuẩn Group A streptococci Group C streptococci Neisseria gonorrhoeae Corynebacterium diphtheriae Archanobacterium haemolyticum Mycoplasma pneumoniae Chlamydophila pneumoniae % 20 >=5 5 4 2 2 <1 <1 <1 <1 10-15 (ngƣời lớn) 5 15-30 (trẻ em) <1 % <1 % <1 % <1 % chƣa rõ 1.2.4. Sinh lý bệnh Đặc tính viêm họng cấp - Viêm họng là do tình trạng viêm nhiễm ở họng, thƣờng chỉ khu trú tại vùng họng và hiếm khi trở thành bệnh nhiễm toàn thân trừ các trƣờng hợp suy giảm miễn dịch. Viêm họng cấp thƣờng gặp ở trẻ em với tỉ lệ lên đến 41%, trong khi ở ngƣời lớn là 16% [10], [20].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất