Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổcủa ung thư lưỡi tại bệnhviện đại học y dượcthàn...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổcủa ung thư lưỡi tại bệnhviện đại học y dượcthành phố hồ chí minh từ tháng 01 2015 đếntháng6 2018

.PDF
99
1
147

Mô tả:

. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- TRẦN MINH TUẤN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH CỔ CỦA UNG THƯ LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 01/2015 ĐẾN THÁNG 6/2018 CHUYÊN NGÀNH: TAI MŨI HỌNG MÃ SỐ: NT 62 72 53 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS PHẠM KIÊN HỮU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 . . ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Ký tên Trần Minh Tuấn . . iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................... ii DANH MỤC BẢNG...............................................................................iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của ung thư lưỡi............................................ 4 1.1.1. Xuất độ ................................................................................... 4 1.1.2. Tuổi ........................................................................................ 5 1.1.3. Giới tính .................................................................................. 6 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ .................................................................. 6 1.2. Bệnh học ung thư lưỡi ................................................................... 8 1.2.1. Sơ lược giải phẫu lưỡi .............................................................. 8 1.2.2. Vị trí ung thư lưỡi .................................................................. 12 1.2.3. Đại thể .................................................................................. 13 1.2.4. Vi thể .................................................................................... 14 1.3. Diễn tiến tự nhiên của ung thư lưỡi .............................................. 15 1.3.1. U nguyên phát ....................................................................... 15 1.3.2. Di căn hạch vùng ................................................................... 15 1.3.3. Di căn xa ............................................................................... 18 1.4. Xếp hạng lâm sàng ...................................................................... 19 1.5. Chẩn đoán ung thư lưỡi ............................................................... 20 1.5.1. Lâm sàng............................................................................... 20 . . iv 1.5.2. Các phương tiện chẩn đoán .................................................... 22 1.6. Nguyên tắc điều trị ...................................................................... 25 1.6.1. Phẫu thuật ............................................................................. 26 1.6.2. Hóa - xạ trị trong ung thư lưỡi ................................................ 28 1.7. Các nghiên cứu về đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi......... 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 31 2.1.1. Cách chọn mẫu ...................................................................... 31 2.1.2. Cỡ mẫu ................................................................................. 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 31 2.2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................... 31 2.2.2. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ......................................... 31 2.2.3. Xử lý số liệu .......................................................................... 35 2.2.4. Định nghĩa biến số ................................................................. 35 2.3. Vấn đề Y đức .............................................................................. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 38 3.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh ung thư lưỡi ................................................................................................. 38 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học.............................................................. 38 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng................................................................. 40 3.2. Đặc điểm hạch cổ ........................................................................ 49 3.2.1. Đặc điểm hạch cổ trên lâm sàng ............................................. 49 3.2.2. Đặc điểm hạch cổ trên CT scan/ MRI ..................................... 50 3.2.3. Tỷ lệ di căn hạch cổ trên Giải phẫu bệnh................................. 51 3.2.4. Đặc điểm hạch cổ trên Giải phẫu bệnh .................................... 51 3.2.5. Đặc điểm kích thước hạch cổ di căn........................................ 52 3.2.6. Đặc điểm xâm lấn vỏ bao của hạch di căn trên Giải phẫu bệnh 53 . . v 3.2.7. So sánh đặc điểm xếp giai đoạn N trên giải phẫu bệnh theo AJCC 7th và AJCC 8th ................................................................................... 54 3.2.8. Xếp loại giai đoạn u dựa vào Giải phẫu bệnh theo AJCC 8th .... 54 3.2.9. Tỷ lệ di căn hạch cổ theo giai đoạn T...................................... 55 3.2.10. Mối liên quan giữa đặc điểm u và tình trạng di căn hạch cổ ... 56 3.3. Tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ....................................................... 60 3.3.1. Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u và tình trạng di căn hạch cổ âm thầm ......................................................................................... 61 3.3.2. So sánh tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm theo giai đoạn T theo AJCC 7th và theo AJCC 8th............................................................................ 61 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................... 62 4.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh ung thư lưỡi ................................................................................................. 62 4.1.1. Dịch tễ học ............................................................................ 62 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ung thư lưỡi ............................................. 63 4.1.3. Về đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư lưỡi ................................ 67 4.2. Đặc điểm hạch cổ di căn .............................................................. 67 4.2.1. Đặc điểm hạch cổ trên lâm sàng: ............................................ 67 4.2.2. Đặc điểm hạch cổ di căn trên giải phẫu bệnh ........................... 68 4.2.3. Mối liên quan giữa đặc điểm u và tình trạng di căn hạch cổ ..... 70 4.3. Về tỷ lệ hạch di căn âm thầm ....................................................... 74 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................... 77 KẾT LUẬN .......................................................................................... 77 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ i PHỤ LỤC................................................................................................ i . . vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AJCC(American Joint Committee : Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ on Cancer) cN (Clinical Stage of Node) : Giai đoạn hạch trên lâm sàng CT scan (Computerized : Chụp cắt lớp vi tính Tomography scan) DOI (Depth of Invasion) : Chiều sâu xâm lấn của u ENE (Extranodal Extension) : Xâm lấn vỏ bao hạch GPB : Giải phẫu bệnh HPV (Human Papilloma Virus) : Vi rút u nhú ở người MRI (Magnetic resonance imaging) : Chụp cộng hưởng từ N (Node) : hạch pN (Pathologic Stage of Node) : Giai đoạn hạch trên giải phẫu bệnh PET (Positron Emission : Chụp cắt lớp bức xạ positron Tomography) T (Tumor) :u . . ii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Giải phẫu lưỡi ......................................................................... 9 Hình 1.2. Mạch máu và thần kinh lưỡi .................................................. 10 Hình 1.3. Các kiểu dẫn lưu bạch huyết của lưỡi ..................................... 11 Hình 1.4. Dẫn lưu hạch bạch huyết 1/3 sau lưỡi ..................................... 12 Hình 1.5. Hình ảnh đại thể của ung thư lưỡi ........................................... 14 Hình 1.6. Phân chia các nhóm hạch cổ .................................................. 18 Hình 1.7. Hình ảnh CT scan u lưỡi mặt cắt axial và coronal. ................... 24 Hình 1.8. Hình ảnh ung thư lưỡi có di căn hạch cổ ................................. 25 Hình 1.9. Cắt 1 phần lưỡi và cắt bán phần lưỡi ....................................... 26 Hình 1.10. Nạo hạch cổ trên cơ vai móng hai bên ................................... 27 Hình 2.1. Hạch cổ phì đại trên CT cổ có cản quang ................................ 32 Hình 2.2. Hạch cổ nạo vét được chia thành các nhóm riêng biệt .............. 33 Hình 2.3. Ghi nhận đặc điểm u sau khi phẫu thuật .................................. 34 Hình 2.4. Chiều sâu xâm lấn của u ........................................................ 35 Hình 3.1. Đặc điểm giai đoạn bệnh theo T- AJCC 8th.............................. 47 . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm di căn hạch cổ của Ung thư lưỡi ............................................................................................................ 29 Bảng 3.1. Phân bố ung thư theo tuổi ...................................................... 38 Bảng 3.2. Phân bố ung thư theo giới ...................................................... 39 Bảng 3.3. Phân bố ung thư lưỡi theo nghề nghiệp ................................... 39 Bảng 3.4. Các yếu tố nguy cơ ung thư lưỡi............................................. 40 Bảng 3.5. Thời gian phát hiện bệnh........................................................ 40 Bảng 3.6. Triệu chứng đầu tiên .............................................................. 41 Bảng 3.7. Vị trí u .................................................................................. 42 Bảng 3.8. Hình thái u ............................................................................ 42 Bảng 3.9. Kích thước u đo được trên lâm sàng ....................................... 43 Bảng 3.10. Kích thước u đo trên CT scan/MRI ....................................... 44 Bảng 3.11. Đặc điểm kích thước u ......................................................... 44 Bảng 3.12. Kích thước u đo trên Giải phẫu bệnh .................................... 44 Bảng 3.13. Đặc điểm chiều sâu xâm lấn của u trên Giải phẫu bệnh.......... 44 Bảng 3.14. Chiều sâu xâm lấn của u trên giải phẫu bệnh ......................... 45 Bảng 3.15. Tỷ lệ u xâm nhập cơ trên giải phẫu bệnh ............................... 46 Bảng 3.16. Đặc điểm giai đoạn bệnh theo T- AJCC 7th ........................... 46 Bảng 3.17. Đặc điểm giai đoạn bệnh theo T- AJCC 8th ........................... 46 Bảng 3.18. Sự thay đổi Giai đoạn T khi phân loại theo AJCC 7th............. 47 Bảng 3.19. Đặc điểm Giải phẫu bệnh ung thư lưỡi.................................. 49 Bảng 3.20. Đặc điểm hạch cổ trên lâm sàng ........................................... 49 Bảng 3.21. Đặc điểm hạch cổ trên CT/MRI............................................ 50 Bảng 3.22. Tỷ lệ di căn hạch cổ ............................................................. 51 Bảng 3.23. Đặc điểm hạch cổ trên Giải phẫu bệnh .................................. 52 . . iv Bảng 3.24. Đặc điểm kích thước hạch cổ sau khi nạo vét ........................ 52 Bảng 3.25. Đặc điểm xâm lấn vỏ bao của hạch di căn ............................. 53 Bảng 3.26. Đặc điểm giai đoạn N trên Giải phẫu bệnh ............................ 54 Bảng 3.27. So sánh đặc điểm xếp giai đoạn N trên giải phẫu bệnh theo AJCC 7th và AJCC 8th ........................................................................... 54 Bảng 3.28. Xếp loại giai đoạn u dựa vào Giải phẫu bệnh theo AJCC 8th .. 55 Bảng 3.29. Tỷ lệ di căn hạch cổ theo giai đoạn T – AJCC 7th .................. 55 Bảng 3.30. Tỷ lệ di căn hạch cổ theo giai đoạn T – AJCC 8th .................. 56 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hình thái u và tình trạng di căn hạch cổ.... 56 Bảng 3.32. Mối liên quan giữa kích thước u và tình trạng di căn hạch cổ. 57 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u và tình trạng di căn hạch cổ................................................................................................. 57 Bảng 3.34. Mối liên quan giữa đặc điểm xâm nhập cơ của u và............... 58 Bảng 3.35. Mối liên quan giữa giai đoạn T và tình trạng di căn hạch cổ... 59 Bảng 3.36. So sánh tỷ lệ di căn hạch cổ theo giai đoạn T khi phân chia theo AJCC 7th và theo AJCC 8th .................................................................... 59 Bảng 3.37. Mối liên quan giữa độ biệt hóa mô học và............................. 60 Bảng 3.38. Tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ............................................... 60 Bảng 3.39. Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u và tình trạng di căn hạch cổ âm thầm ................................................................................... 61 Bảng 3.40. So sánh tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm theo giai đoạn T theo AJCC 7th và theo AJCC 8th ................................................................... 61 Bảng 4.1. Một số nghiên cứu về chiều sâu xâm lấn của u ........................ 65 Bảng 4.2. So sánh phân loại giai đoạn T theo AJCC 7th và AJCC 8th ....... 66 Bảng 4.3. Các nghiên cứu tỷ lệ phát hiện hạch cổ trên lâm sàng .............. 68 Bảng 4.4. So sánh đặc điểm hạch cổ di căn trên giải phẫu bệnh ............... 69 Bảng 4.5. Tỷ lệ di căn hạch cổ theo chiều sâu xâm lấn của u ................... 72 . . v Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm trong một số nghiên cứu 74 Bảng 4.7. Một số nghiên cứu về tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm theo giai đoạn T theo AJCC 8th............................................................................ 76 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng tại Mỹ từ năm 1973-2013 .. 5 Biểu đồ 3.1. Phân bố ung thư theo tuổi................................................... 38 Biểu đồ 3.2. Thời gian phát hiện bệnh .................................................... 41 Biểu đồ 3.3. Triệu chứng đầu tiên .......................................................... 42 Biểu đồ 3.4. Hình thái u ........................................................................ 43 Biểu đồ 3.5. Chiều sâu xâm lấn của u trên giải phẫu bệnh ....................... 45 Biểu đồ 3.6. So sánh đặc điểm giai đoạn T khi phân loại theo AJCC 7th và theo AJCC 8th ....................................................................................... 48 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ di căn hạch cổ ........................................................... 51 Biểu đồ 3.8. Đặc điểm kích thước hạch cổ sau khi nạo vét ...................... 53 Biểu đồ 3.9. Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u và.......................... 58 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ........................................... 60 . . 1 MỞ ĐẦU Ung thư lưỡi là một trong những ung thư thường gặp nhất của vùng khoang miệng. Theo nghiên cứu hàng loạt ca tại Trung tâm ung thư Memorial SloanKettering, New York ghi nhận tỷ lệ ung thư lưỡi miệng (2/3 trước lưỡi) chiếm 43% ung thư khoang miệng [25], trong khi đó ung thư đáy lưỡi (1/3 sau lưỡi) chiếm khoảng 50% ung thư họng miệng [25]. Trong khi tỷ lệ ung thư khoang miệng nói chung có xu hướng không tăng, thậm chí giảm ở một số vùng thì tỷ lệ ung thư lưỡi lại có xu hướng tăng, đặc biệt ở người trẻ [23]. Tại Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh, xuất độ chuẩn ung thư lưỡi theo tuổi ở nam là 2/100.000 dân, ở nữ là 0.6/100.000 dân (1993-1998) [4]. Ung thư lưỡi là loại ung thư có thể phát hiện sớm do bệnh nhân tự phát hiện hoặc thầy thuốc khám thấy. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tới khám khi tổn thương đã lan rộng, phá hủy nhiều cấu trúc lân cận, do đó phẫu thuật đúng mức gặp nhiều hạn chế, tiên lượng sống còn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xấu đi. Di căn hạch vùng là một yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong ung thư lưỡi. Đối với những bệnh nhân có di căn hạch, thời gian sống còn giảm đi một nửa [18]. Trong ung thư lưỡi, vấn đề nạo hạch cổ phòng ngừa là một trong những vấn đề còn đang bàn cãi, nhất là các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn sớm (T1,T2N0). Trước đây đa số tác giả ủng hộ quan điểm nạo hạch cổ phòng ngừa trong ung thư lưỡi, ngay cả ở giai đoạn T1N0 do xuất độ di căn hạch cổ âm thầm trong ung thư lưỡi khá cao (>20%) [39]. Tuy nhiên, với cách phân loại TNM mới theo AJCC 8th , tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ở giai đoạn T1N0 giảm đáng kể: 13.3% theo tác giả Tarun Kumar [28], 11.8% theo Satoshi Kano [27] và 0% theo tác giả Ahmed [12], điều này có nghĩa trên . . 2 80% bệnh nhân nạo hạch cổ dự phòng không cần thiết, có nguy cơ gặp phải các tai biến do phẫu thuật như chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương thần kinh, kéo dài thời gian nằm viện... Sự ra đời của của hệ thống phân loại giai đoạn theo AJCC 8th (Hội Ung thư Hoa Kỳ) được hoàn thiện từ năm 2017 đã đưa ra những cập nhật mới nhất hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh lý ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư lưỡi một cách chính xác và ngày càng “cá thể hóa”. Ở Việt Nam, hệ thống phân loại AJCC 8th vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm ung thư lưỡi cũng như đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi theo hệ thống phân loại AJCC 8th. Khoa tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận và điều trị khá nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi. Số lượng bệnh nhân phát hiện hạch cổ tại thời điểm chẩn đoán khá cao, tỷ lệ tái phát hạch cổ còn tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm di căn hạch cổ của Ung thư lưỡi. Vì những lý do trên nên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2018”. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2018. Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh của ung thư lưỡi. 2. Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi. 3. Khảo sát tỷ lệ di căn hạch âm thầm của ung thư lưỡi. . . 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của ung thư lưỡi 1.1.1. Xuất độ Ung thư lưỡi (2/3 trước) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30-40%. Xuất độ ung thư lưỡi khác nhau ở các châu lục. Xuất độ ung thư lưỡi cao nhất ở Ấn Độ, Pháp, Brazil thay đổi trong khoảng từ 7,4-9,4/100.000 dân. Tại Bombay (Ấn Độ) ung thư lưỡi chiếm 57% ung thư khoang miệng. Tại Pháp, ung thư lưỡi thường gặp ở Baskhin, Doubs, Calvados và Somme. Ung thư lưỡi thấp nhất tại Bắc Âu, xuất độ 0,41/100.000 dân [34]. Ở Mỹ hằng năm có khoảng 6000 trường hợp ung thư lưỡi, chiếm tỷ lệ 2050% các ung thư khoang miệng và là ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư môi. Ung thư lưỡi tại Pháp và Ấn Độ có chiều hướng giảm trong khi tại Châu Âu và Mỹ có chiều hướng gia tăng [36]. . . 5 Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng tại Mỹ từ năm 1973-2013 (Tạp chí Ung thư Hoa Kỳ năm 2015) Tại Việt Nam, ở Hà Nội xuất độ chuẩn theo tuổi ung thư lưỡi ở nam là 2,1/100.000 dân, ở nữ là 1.3/100.000 dân (1993-1997). Ở thành phố Hồ Chí Minh, xuất độ chuẩn theo tuổi ở nam là 2/100.000 dân, ở nữ là 0.6/100.000 dân (1993-1998) [4]. 1.1.2. Tuổi Tại Mỹ ung thư lưỡi thường gặp ở người lớn tuổi, tuổi trung bình của ung thư lưỡi là khoảng 60 tuổi. Gần đây tỷ lệ ung thư lưỡi tại Mỹ có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở bệnh nhân trẻ tuổi ( <40 tuổi) [24]. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Thảo ghi nhận ung thư khoang miệng ở người dưới 45 . . 6 tuổi đang có xu hướng gia tăng, trong đó lưỡi là vị trí thường gặp nhất trong ung thư khoang miệng [7]. 1.1.3. Giới tính Nam giới thường gặp hơn, tỷ lệ nam/nữ khoảng 3:1 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ Mặc dù chưa chứng minh được chắc chắn nguyên nhân ung thư khoang miệng nói chung và ung thư lưỡi nói riêng, các nghiên cứu đều cho thấy ung thư khoang miệng có liên quan chặt chẽ đến những yếu tố bên ngoài.Tác động của các tác nhân tiếp xúc niêm mạc miệng khi hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, sang chấn lặp đi lặp lại mạn tính, vệ sinh răng miệng kém được xem là nguồn sinh ung quan trọng nhất gây ra ung thư khoang miệng. 1.1.4.1. Thuốc lá và rượu Hút hay nhai thuốc lá đều làm gia tăng rất nhiều nguy cơ ung thư khoang miệng. Hút xì gà có liên quan đến ung thư lưỡi và họng miệng, nhai thuốc lá có liên quan đến ung thư môi, nướu răng và các tuyến nước bọt phụ. Sự tiếp xúc với khói thuốc lá gây ra sự thay đổi hình thái tiến triển liên tục ở niêm mạc miệng trong một thời gian dài và cuối cùng sẽ đưa đến ung thư. Các thay đổi này có thể phục hồi nếu ngưng thuốc lá. Những người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư tế bào gai vùng đầu cổ gấp 1.9 lần ở nam và 3 lần ở nữ so với những người không hút thuốc lá. Nguy cơ mắc ung thư gia tăng theo thời gian hút và số lượng thuốc hút trong ngày [15]. Khoảng 75% bệnh nhân ung thư khoang miệng có liên quan đến rượu. Vai trò của rượu trong phát sinh ung thư lưỡi dường như độc lập với thuốc lá. Người uống 1-2 đơn vị rượu/ngày sẽ có nguy cơ ung thư vùng đầu cổ gấp 1.7 lần người không uống rượu, và nguy cơ này gấp hơn 3 lần ở người nghiện rượu [15]. Nguy cơ ung thư ở người vừa hút thuốc lá (10 gói – năm) vừa . . 7 uống rượu ( 4 đơn vị rượu/ngày) gấp 35 lần so với người không hút thuốc lá và không uống rượu. 1.1.4.2. Human Papilloma Virus (HPV) HPV có ái lực cao với tế bào của lớp đáy niêm mạc hay biểu mô. Các protein sinh ung E6 và E7 trong HPV có khả năng gắn kết và bất hoạt các gen đè nén u p53 và Rb1, và cuối cùng can thiệp vào sự kiểm soát chu kỳ phân chia tế bào và chết tế bào theo lập trình [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa HPV và ung thư miệng và họng miệng. Trong một số nghiên cứu bệnh-chứng, nhiễm HPV có liên quan với tăng nguy cơ gây ung thư khoang miệng và họng miệng, đặc biệt tần suất này tăng rõ rệt trong ung thư họng miệng. Theo nghiên cứu của Attner P tại Stockholm, Thụy Điển, tỷ lệ nhiễm HPV của ung thư đáy lưỡi tăng từ 58% trong năm 1998-2001 lên 84% trong năm 2004-2007 (p<0.05) và RNA E6 hoặc E7 đã được tìm thấy trong 85% mẫu thử [14]. 1.1.4.3. Ăn trầu Người ta không rõ lắm là nhai trầu với cau mà không kèm theo xỉa thuốc lá có tăng nguy cơ ung thư khoang miệng hay không, nhưng đã có chứng cứ cho thấy một số chất có trong cau cũng như pH kiềm của vôi tạo điều kiện thuận lợi cho việc xơ hóa dưới niêm mạc mà tổn thương này được xem như có khả năng ung thư hóa. Ăn trầu là một thói quen cổ xưa mang tính văn hóa – xã hội rất phổ biến ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Á. Thói quen ăn trầu ở Việt Nam có từ xa xưa, phổ biến ở cả nam lần nữ nhưng gần đây đã giảm rất nhiều và chỉ còn tồn tại ở phần lớn phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Ấn Độ và Pakistan là hai nước có tỷ lệ ăn trầu cao nhất, sau đó là một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Campuchia. Theo điều tra của tác giả Huỳnh Lan Anh trên mẫu dân số chọn . . 8 lọc ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người ăn trầu ở Việt Nam rất thấp, chỉ 6.7% ở nữ giới [1]. 1.1.4.4. Bệnh lý răng miệng Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đều được ghi nhận không thường xuyên có thói quen vệ sinh răng miệng. Velly cho rằng vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng do vệ sinh răng miệng không thường xuyên sẽ làm ứ đọng lâu các yếu tố sinh ung trong thuốc lá hay một vài hóa chất khác. Theo Heinz Maier và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu bệnh chứng về tình trạng răng miệng ở ung thư khoang miệng cho thấy: nhóm bệnh nhân bị ung thư có tình trạng răng miệng và vệ sinh răng miệng kém hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [31]. 1.2. Bệnh học ung thư lưỡi 1.2.1. Sơ lược giải phẫu lưỡi Lưỡi nằm ở sàn miệng và ở phía trước hầu, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói, nếm. Niêm mạc mặt lưng lưỡi là biểu mô lát tầng dày, có nhiều nhú ở 2/3 trước lưỡi. Trên những nhú này (đặc biệt là nhú đài) có nhiều nụ vị giác. [2]. . . 9 Hình 1.1. Giải phẫu lưỡi [11] 1.2.1.1. Các cơ của lưỡi Có 15 cơ, gồm 2 loại: các cơ nội tại: thường bám vào khung lưỡi và tận hết trong lưỡi, gồm có: các cơ dọc lưỡi trên và dưới, cơ ngang lưỡi và cơ thẳng lưỡi. Riêng cơ dọc lưỡi là một cơ lẻ, các cơ khác đều là cơ chẵn. Các cơ ngoại lai: đi từ các bộ phận lân cận đến lưỡi, gồm có: cơ cằm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm lưỡi và cơ sụn lưỡi. 1.2.1.2. Động mạch lưỡi Tách từ động mạch cảnh ngoài ở khoảng 1.0 cm phía trên động mạch giáp trên, chạy ra trước vào khu trên móng. [2] .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất