Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm chấn thương mắt do dây ràng thun theo thang điểm chấn thương m...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm chấn thương mắt do dây ràng thun theo thang điểm chấn thương mắt (ots)

.PDF
99
1
145

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH ---oOo--- NGUYỄN QUỐC TRƯỞNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHẤN THƯƠNG MẮT DO DÂY RÀNG THUN THEO THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG MẮT (OTS) LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH ---oOo--- NGUYỄN QUỐC TRƯỞNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHẤN THƯƠNG MẮT DO DÂY RÀNG THUN THEO THANG ĐIỂM CHẤN THƯƠNG MẮT (OTS) CHUYÊN NGÀNH: NHÃN KHOA MÃ SỐ: 8720157 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Nguyễn Quốc Trưởng . . MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................... ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU ................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Giải phẫu mắt .......................................................................................................4 1.1.1. Nhãn cầu .......................................................................................................4 1.1.2. Phần phụ của mắt ..........................................................................................5 1.2. Thuật ngữ chấn thương mắt Birmingham (BETT) ..............................................6 1.3. Hệ thống phân loại tổn thương cơ học .................................................................8 1.4. Tiên lượng mức độ nghiêm trọng của tổn thương mắt ......................................10 1.4.1. Dự đoán kết quả cuối cùng của một thương tổn nghiêm trọng ..................10 1.4.2. Điểm chấn thương mắt (OTS) ....................................................................10 1.4.3. Sử dụng OTS trong thực hành lâm sàng .....................................................10 1.5. Các hình thái tổn thương nhãn cầu.....................................................................12 1.5.1. Chấn thương nhãn cầu kín ..........................................................................13 1.5.2. Chấn thương nhãn cầu hở ...........................................................................16 1.5.3. Phần phụ của mắt. .......................................................................................21 1.6. Vai trò của cận lâm sàng trong chẩn đoán .........................................................22 1.6.1. Siêu âm mắt ................................................................................................22 1.6.2. X-quang hốc mắt .........................................................................................23 1.7. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................23 1.7.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................23 . . 1.7.2. Các nghiên cứu trong nước .........................................................................23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................24 2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................24 2.2.3. Các biến số nghiên cứu ...............................................................................25 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ..............................................................................31 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................................31 2.3. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................35 2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................................35 2.5. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ..........................................................................36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37 3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cơ chế chấn thương ...............................................37 3.1.1. Tuổi .............................................................................................................37 3.1.2. Giới .............................................................................................................38 3.1.3. Nghề nghiệp ................................................................................................38 3.1.4. Khu vực.......................................................................................................39 3.1.5. Trình độ học vấn .........................................................................................40 3.1.6. Nguyên nhân chấn thương mắt ...................................................................40 3.1.7. Hoàn cảnh chấn thương ..............................................................................41 3.2. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................................42 3.2.1. Thời gian nhập viện ....................................................................................42 3.2.2. Lý do nhập viện ..........................................................................................43 3.2.3. Điều trị trước nhập viện ..............................................................................43 3.2.4. Các tổn thương trên lâm sàng .....................................................................44 3.2.5. Loại chấn thương ........................................................................................46 3.2.6. Vùng chấn thương.......................................................................................48 3.2.7. Can thiệp .....................................................................................................50 3.2.8. Thời gian nằm viện .....................................................................................51 . . 3.3. Đánh giá sự hiểu biết về nguy cơ và ý thức bảo vệ mắt ....................................52 3.3.1. Biết về nguy cơ ...........................................................................................52 3.3.2. Mang kính bảo hộ mắt ................................................................................52 3.4. Điểm số chấn thương mắt (OTS) .......................................................................53 3.4.1. Thị lực lúc nhập viện ..................................................................................53 3.4.2. Các tổn thương đánh giá OTS ....................................................................54 3.4.3. Điểm số chấn thương mắt (OTS) ................................................................55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................57 4.1. Đặc điểm dịch tế, lâm sàng, cơ chế chấn thương ...............................................57 4.1.1. Tuổi .............................................................................................................57 4.1.2. Giới .............................................................................................................58 4.1.3. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa dư và loại tai nạn ................................58 4.1.4. Cơ chế, hoàn cảnh chấn thương ..................................................................59 4.2. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................................61 4.2.1. Lý do, thời gian nhập viện và điều trị trước nhập viện...............................61 4.2.2. Phân loại tổn thương nhãn cầu ...................................................................63 4.2.3. Các thương tổn của mắt chấn thương .........................................................65 4.2.4. Phẫu thuật can thiệp ....................................................................................68 4.2.5. Thời gian nằm viện .....................................................................................69 4.3. Đánh giá sự hiểu biết về nguy cơ chấn thương mắt nghiêm trọng gây ra bởi dây ràng thun và ý thức bảo hộ mắt .................................................................................69 4.3.1. Biết về nguy cơ ...........................................................................................69 4.3.2. Ý thức bảo hộ mắt .......................................................................................70 4.4. Điểm số chấn thương mắt (OTS) .......................................................................71 4.4.1. Thị lực nhập viện ........................................................................................71 4.4.2. Các tổn thương đánh giá điểm số chấn thương OTS ..................................71 4.4.3. Tiên lượng thị lực theo thang điểm chấn thương OTS ...............................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BBT Bóng bàn tay ĐNT Đếm ngón tay ST(-) Sáng tối âm ST(+) Sáng tối dương . . ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BETT The Birmingham Eye Trauma Terminology IOFB Intraocular forereign body IOL Intraocular len OTS The ocular trauma score USEIR United States Eye Injury Registry WHO World Health Organization ICD 11 The International Classification of Diseases 11 . . iii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT Bungee cord Dây ràng thun Closed globe injury Tổn thương nhãn cầu kín Contusion Đụng giập Eye wall Thành nhãn cầu Hand motion (HM) Bóng bàn tay Intraocular forereign body Ngoại vật nội nhãn Intraocular lens Kính nội nhãn Laceration Rách Lamerlla laceration Rách lớp Light perception Sáng tối dương No light perception Sáng tối âm Open globe injury Tổn thương nhãn cầu hở Penetrating injury Tổn thương xuyên Perforating injury Tổn thương xuyên thấu Rupture Vỡ The Birmingham Terminology Eye Trauma Thuật ngữ Birmingham chấn thương The ocular trauma score Điểm chấn thương mắt World Health Organization Tổ chức y tế thế giới Commotio retinae Chấn động võng mạc International Classification of Diseases 11 Phân loại quốc tế về bệnh tật 11 . mắt . iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thuật ngữ và định nghĩa theo BETT ..........................................................6 Bảng 1.2: Phân loại tổn thương nhãn cầu kín và hở ...................................................9 Bảng 1.3: Tính điểm OTS và đưa ra tiên lượng kết quả thị giác ..............................11 Bảng 2.1: Biến số liên quan đặc điểm dịch tễ ...........................................................25 Bảng 2.2: Biến liên quan lâm sàng 1 ........................................................................26 Bảng 2.3: Biến liên quan lâm sàng 2 ........................................................................27 Bảng 2.4: Biến liên quan lâm sàng 3 ........................................................................28 Bảng 2.5: Biến về ý thức bảo hộ mắt ........................................................................29 Bảng 2.6: Biến liên quan OTS ..................................................................................30 Bảng 3.1: Phân bố tổn thương trên lâm sàng ............................................................44 Bảng 3.2: Phân bố vùng chấn thương nhãn cầu kín ..................................................48 Bảng 3.3: Phân bố vùng chấn thương nhãn cầu hở ...................................................49 Bảng 3.4: Phân bố thị lực lúc nhập viện ...................................................................53 Bảng 3.5: Phân bố tổn thương đánh giá OTS ...........................................................54 Bảng 4.1: Đặc điểm tuổi của các nghiên cứu ............................................................57 Bảng 4.2: đặc điểm giới trong các nghiên cứu ..........................................................58 Bảng 4.3: Phân bố loại chấn thương trong các nghiên cứu.......................................63 Bảng 4.4: Phân bố các tổn thương mắt trong các nghiên cứu...................................66 Bảng 4.5: Phẫu thuật can thiệp trong các nghiên cứu ...............................................68 Bảng 4.6: Phân bố thị lực lúc nhập viện ...................................................................71 Bảng 4.7: Tiên lượng thị lực .....................................................................................74 . . v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: BETT. Ô in đậm là những chẩn đoán trên lâm sàng .................................8 Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................35 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi ........................................................................37 Biểu đồ 3.2: Phân bố giới tính...................................................................................38 Biểu đồ 3.3: Phân bố nghề nghiệp ............................................................................38 Biểu đồ 3.4: Phân bố theo khu vực ...........................................................................39 Biểu đồ 3.5: Trình độ học vấn ...................................................................................40 Biểu đồ 3.6: Phân bố nguyên nhân chấn thương ......................................................40 Biểu đồ 3.7: Cơ chế, hoàn cảnh chấn thương ...........................................................41 Biểu đồ 3.8: Thời gian nhập viện ..............................................................................42 Biểu đồ 3.9: Lý do nhập viện ....................................................................................43 Biểu đồ 3.10: Điều trị trước nhập viện......................................................................43 Biểu đồ 3.11: Phân loại tổn thương nhãn cầu ...........................................................46 Biểu đồ 3.12: Phân bố loại chấn thương nhãn cầu kín..............................................46 Biểu đồ 3.13: Phân bố loại chấn thương nhãn cầu hở...............................................47 Biểu đồ 3.15: Điều trị sau chấn thương mắt do dây ràng thun .................................50 Biểu đồ 3.14: Phân bố các phẫu thuật can thiệp .......................................................50 Biểu đồ 3.16: Thời gian nằm viện .............................................................................51 Biểu đồ 3.17: Hiểu về nguy cơ chấn thương mắt do dây ràng thun .........................52 Biểu đồ 3.18: Điểm số chấn thương mắt (OTS) .......................................................55 Biểu đồ 3.19: Điểm số chấn thương mắt (OTS) phân thành 5 nhóm .......................55 . . vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cấu tạo nhãn cầu .........................................................................................4 Hình 1.2: Các cơ ngoài nhãn .......................................................................................5 Hình 1.3: Mi mắt và nhãn cầu nhìn từ phía trước .......................................................5 Hình 1.4: Chấn thương mắt do vật tù ........................................................................14 Hình 1.5: Vỡ nhãn cầu ..............................................................................................17 Hình 1.6: Rách củng mạc ..........................................................................................17 Hình 4.1: Thay đổi trong thiết kế qua cổng khóa thay cho móc hình “S” hoặc “J” truyền thống ..............................................................................................................60 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chấn thương mắt là một trong những nguyên nhân chính gây mù có thể phòng ngừa được [45]. Chấn thương mắt là nguyên nhân phổ biến nhất của cắt bỏ nhãn cầu [23],[24] và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới giảm thị lực [16],[21]. Khoảng 90% tổn thương mắt có thể phòng ngừa được với biện pháp bảo hộ thích hợp [36]. Do đó, để ngăn chặn chấn thương mắt nghiêm trọng, chúng ta cần có thêm thông tin về các yếu tố nguy cơ, cơ chế và các tình huống cơ bản của các loại chấn thương mắt. Dây ràng thun bao gồm một sợi dây đàn hồi có độ dài và độ dày thay đổi tùy loại cùng với móc để cố định bằng kim loại hoặc nhựa hình “J” hoặc “S” ở hai đầu [26]. Dây ràng thun là một dụng cụ sử dụng phổ biến ở nhà và nơi làm việc do dây ràng thun dễ sử dụng, rẻ tiền. Chủ yếu sử dụng dây ràng thun để cố định các đồ vật cồng kềnh trong nhà, nơi làm việc, trên nóc xe ô tô, trên yên sau xe máy, xe đạp. Ngoài ra, hiện nay dây ràng thun còn được sử dụng trong hàng loạt các hoại động giải trí ngoài trời. Dây ràng thun khi đang bị kéo căng, để ràng đồ vật nếu bị bung ra sẽ co lại đột ngột và tạo ra sóng chấn động rất lớn cùng với móc ở hai đầu có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho người sử dụng nhất là ở mắt [26]. Cơ chế chấn thương mắt do dây ràng thun vừa có thể là do vật tù (sóng chấn động) vừa có thể là do vật sắc nhọn (đầu móc của dây ràng thun), có thể gây chấn thương nhãn cầu kín (chấn thương đụng giập nhãn cầu) hoặc chấn thương nhãn cầu hở (vỡ nhãn cầu, rách nhãn cầu), chấn thương mi (bầm-phù mô quanh nhãn cầu, vết thương mi). Hầu như diễn ra trong trường hợp đầu móc được giải phóng khỏi vật đang cố định [11]. Điều này có thể xảy ra khi đầu móc trượt khỏi vị trí móc hoặc đầu móc bị biến dạng do lực căng của dây đàn hồi. Định luật Hooke nói rằng lực phát ra từ lò xo, vật liệu đàn hồi sẽ tỉ lệ với khoảng cách mà vật liệu đàn hồi đó bị kéo căng ra khỏi vị trí nghỉ của nó. Định luật Hooke và định luật bảo tồn năng lượng được áp dụng để ước lượng năng lượng tiềm năng mà dây . . 2 ràng thun có thể phát ra và chuyển đến nhãn cầu khi tiếp xúc. Litoff và Catalano đã kiểm tra các loại dây ràng thun có sẵn trên thị trường và xác định được năng lượng hơn 60J có thể được tạo ra và truyền đi bởi móc và dây đàn hồi của dây ràng thun với vận tốc tối đa có thể đạt được là 74,3m/s. Tác giả còn kết luận rằng độ lớn của năng lượng do dây ràng thun có thể truyền sang một bề mặt thì phụ thuộc vào khoảng cách dây ràng thun bị kéo căng, góc quỹ đạo, và trọng lượng của móc [35]. Tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương mắt do dây ràng thun, trong đó có những trường hợp nặng đe dọa phải bỏ mắt. Do đó, để đánh giá tác hại của dây ràng thun gây ra và tiên lượng được thị lực cho bệnh nhân sau tai nạn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát, mô tả và thống kê những tổn thương mắt nghiêm trọng có thể đe dọa thị lực, thậm chí phải bỏ mắt do dây ràng thun gây ra để đưa ra khuyến cáo người dân không sử dụng dây ràng thun hoặc ít nhất là mang kính bảo hộ khi sử dụng dây ràng thun; Kêu gọi các nhà sản xuất in cảnh báo chấn thương mắt cho người sử dụng lên bao bì và thay đổi trong thiết kế để tạo ra loại an toàn hơn hoặc thay đổi vật liệu không đàn hồi để sản xuất dây ràng. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước nên đưa ra luật cấm sử dụng vật liệu đàn hồi để sản xuất dây ràng thun [5],[18],[19],[22],[39],[42]. Vì hiện nay ở các nước đã không còn sử dụng dây ràng thun nữa mà thay vào đó là sử dụng dây không đàn hồi rất an toàn cho người sử dụng. . . 3 MỤC TIÊU Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng tổn thương mắt của người sử dụng dây ràng thun được điều trị nội trú tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra khuyến cáo. Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả đặc điểm chấn thương mắt do dây ràng thun. 2. Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về khả năng gây tổn thương mắt nghiêm trọng do dây ràng thun và ý thức bảo hộ mắt. 3. Tiên lượng thị lực cuối cùng cho mắt bị tổn thương theo thang điểm chấn thương mắt (OTS). . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu mắt 1.1.1. Nhãn cầu Nhãn cầu là bộ phận quan trọng nằm phía trước của hốc mắt, trong chóp cơ. Nhãn cầu có hình cầu, trục nhãn cầu tạo với trục hốc mắt một góc khoảng 22,50. Trục trước sau của nhãn cầu có thể dài từ 20,5mm đến 29,2mm, nhưng phần lớn ở vào khoảng từ 23,5mm đến 24,5mm. Theo Duke Elder trục trước sau của nhãn cầu trung bình là 24,2mm (trục ngang là 24,1mm, trục dọc là 23,6mm). Từ mặt sau giác mạc đến hoàng điểm dài 21,74mm, vòng chu vi là 74,9mm. Ở Việt Nam, Hoàn Hồ và cộng sự (năm 1996) đã đo bằng siêu âm cho 261 người Việt Nam trên 50 tuổi. Kết quả chiều dài trung bình của nhãn cầu ở nữ là 22,77 ± 0,06mm, ở nam là 23,5 ± 0,10mm. Ở trẻ sơ sinh chiều dài trung bình của nhãn cầu là 16mm, trong 5 năm đầu mắt trẻ phát triển tương đối nhanh, khi 8 tuổi chiều dài này đạt 24mm [6]. Thành nhãn cầu gồm 3 lớp đồng tâm. Lớp bên ngoài có giác mạc trong ở phía trước và củng mạc trắng ở phía sau, lớp màng bồ đào ( mống mắt, thể mi và hắc mạc) và võng mạc. Nhãn cầu được chia thành 2 phần: - Phần trước nhãn cầu: gồm có giác mạc, mống mắt, tiền phòng, hậu phòng và thủy tinh thể - Phần sau nhãn cầu: gồm có củng mạc, hắc mạc, võng mạc và dịch kính [12]. . Hình 1.1: Cấu tạo nhãn cầu (Nguồn từ Christine Gralapp.) . 5 1.1.2. Phần phụ của mắt 1.1.2.1. Cơ ngoại nhãn Có 6 cơ ngoại nhãn: 1. Cơ trực trong 2. Cơ trực ngoài 3. Cơ trực trên 4. Cơ trực dưới 5. Cơ chéo trên 6. Cơ chéo dưới Hình 1.2: Các cơ ngoài nhãn (Nguồn từ Christine Gralapp.) 1.1.2.2. Mi mắt Mỗi mắt có hai mi: mi trên và mi dưới cách nhau bởi khe mi. Khi mở mắt khe mi dài 30mm, rộng 15mm. Khi nhắm mắt 2 mi khép lại che kín mặt trước nhãn cầu. Nhiệm vụ của mi mắt: mi mắt là thành phần mềm, cử động được, hoạt động như một màng bảo vệ nhãn cầu khỏi chấn thương và ánh sáng quá mức [13]. Hình 1.3: Mi mắt và nhãn cầu nhìn từ phía trước . . 6 1.2. Thuật ngữ chấn thương mắt Birmingham (BETT) Hệ thống này được định nghĩa bằng toàn bộ nhãn cầu, không phải với một mô cụ thể. BETT được mô tả chi tiết trong Bảng 1.1 và Sơ đồ 1.1 [3],[30]. Bảng 1.1: Thuật ngữ và định nghĩa theo BETT Thuật ngữ Thành Định nghĩa Giải thích nhãn Củng mạc và giác Mặc dù về lý thuyết, thành nhãn cầu sau cầu mạc vùng rìa gồm 3 lớp, nhưng trên thực tế lâm sàng thì chỉ tính những vùng hay bị lực va chạm nhất mà thôi. Tổn thương Vết thương không Giác mạc và củng mạc không bị xuyên thấu nhãn cầu kín hết chiều dày thành nhãn cầu Tổn thương Vết thương hết chiều Giác mạc hoặc/và củng mạc bị xuyên thấu (có đường vào và ra khỏi thành nhãn cầu). nhãn cầu hở dày thành nhãn cầu Đụng giập Không có vết thương Tổn thương có thể do truyền năng lượng thành nhãn cầu hoặc sóng chấn động trực tiếp bởi vật thể (vỡ hắc mạc), hoặc thay đổi trong hình dạng nhãn cầu (lùi góc tiền phòng) . Rách lớp Vết thương một phần Vết thương thành nhãn cầu không phải thành nhãn cầu xuyên thấu mà chỉ là xuyên vào trong thành nhãn cầu ( chỉ có đường vào thành nhãn cầu). . . 7 Vết thương hết chiều Vì nhãn cầu chứa đầy dịch không nén được, Vỡ dày thành nhãn cầu, nên lực tác động từ vật sẽ gây tăng áp nội gây ra bởi vật tù lớn nhãn tức thì. Điểm yếu nhất trên thành nhãn cầu (hiếm khi tại điểm tiếp xúc), sẽ bị vỡ theo cơ chế lực tác động từ trong ra ngoài và mô phòi là không thể tránh khỏi. Vết thương hết chiều Vết thương tại vị trí tiếp xúc và bị gây ra Rách dày thành nhãn cầu, bởi cơ chế bên ngoài. gây ra bởi vật sắc nhọn Vết thương Một vết thương có Nếu có nhiều hơn một vết thương, mỗi một đường vào nhãn cầu xuyên vết thương phải gây ra bởi một vật khác nhau Ngoại vật nội Một ngoại vật hoặc Về cơ bản là một vết thương xuyên, nhưng nhiều hơn nhãn được tách ra một nhõm riêng biệt vì ám chỉ lâm sàng khác nhau (quản lý và tiên lượng) Vết thương Vết thương có một Hai vết thương gây ra bởi cùng một tác xuyên thấu đường vào và một nhân đường ra khỏi nhãn cầu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất