Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng th...

Tài liệu Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh

.PDF
95
1
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ VŨ THỊ NGỌC OANH KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học Chuyên ngành: Dƣợc lí – Dƣợc lâm sàng Thành phố Hồ Ch Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ VŨ THỊ NGỌC OANH KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Dƣợc l – Dƣợc lâm sàng Mã số: 8720205 Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học Chuyên ngành: Dƣợc lí – Dƣợc lâm sàng NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐĂNG THOẠI Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Ký tên và ghi rõ họ và tên Vũ Thị Ngọc Oanh BẢN TÓM TẮT TOÀN BỘ LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT Mở đầu Bệnh viêm khớp làm giảm đáng kể sức khỏe thể chất và tâm lý của bệnh nhân và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật. Hiện nay, tầm quan trọng của việc đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) ngày càng đƣợc các nhà lâm sàng tập trung nghiên cứu,đặc biệt là bệnh nhân bệnh mãn tính. Năm 1997, Guillemin và cộng sự đã phát triển bộ câu hỏi AIMS2 – SF nhằm đánh giá chất lƣợng cuộc sống dành riêng cho ngƣời bệnh viêm khớp. Bộ câu hỏi này đã đƣợc sử dụng tại nhiều nơi nhƣng tại Việt Nam đây là lần đầu đƣợc áp dụng với phiên bản tiếng Việt. Vì vậy nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi và khảo sát chất lƣợng cuộc sống (CLCS) của ngƣời bệnh viêm khớp tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành khảo sát chính thức bệnh nhân viêm khớp với cỡ mẫu n = 333 (207 phụ nữ 62%) tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình TP. HCM. Bộ câu hỏi đƣợc đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát CLCS và tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng tới CLCS của ngƣời bệnh viêm khớp bằng phân tích ANOVA và t-test. Kết quả Bộ công cụ AIMS2-SF phiên bản Tiếng Việt (Vie – AIMS2 – SF) đáp ứng các tiêu chí về độ tin cậy và tính hợp lý về cấu trúc. Hai mƣơi sáu mục câu hỏi đƣợc xác định và phân loại thành năm thành phần chính bao gồm: Chức năng vật lý (Chi trên và Chi dƣới), Ảnh hƣởng, Triệu chứng, Vai trò và Tƣơng tác xã hội. Hệ số Cronbach’s alpha dao động từ 0,52 đến 0,88 cho thấy độ tin cậy nội bộ tốt. Về điểm số CLCS, điểm trung bình dao động từ 2,3 (± 1,67) đối với thành phần Chức năng vật lý đến 5,0 (± 2,3) đối với thành phần Triệu chứng. Các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hƣởng đến từng thành phần với mức độ khác nhau. Sau khi áp dụng phân tích hồi quy tuyến t nh đa biến, các đặc điểm về thu nhập hàng tháng và sự hài lòng thu nhập đƣợc tìm thấy có ý nghĩa thống kê với đa số các thành phần trong bộ câu hỏi (p <0,05). Kết luận Bảng câu hỏi Vie – AIMS2 – SF là một công cụ hợp lệ và đáng tin cậy để sử dụng khi đánh giá CLCS của ngƣời bệnh viêm khớp tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình TP. HCM. Điểm số chất lƣợng cuộc sống đạt mức “trung bình” và các yếu tố nhân khẩu xã hội cần đƣợc xem xét để cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho bệnh nhân viêm khớp. BẢN TÓM TẮT TOÀN BỘ LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH Introduction Arthritis significantly decreases the physical and psychological health of patients and is a leading cause of disability. In recent years, the importance of measuring health-related quality of life (HRQOL) is increasingly recognized by clinicians and policy-makers in informing patient management and policy decisions, especially in the management of patients with chronic diseases. Thus, the primary objective of the current study was to evaluate the psychometric properties of a culturally adapted (Vietnamese) version of the internationally recognized Arthritis Impact Measurement Scales short-form (AIMS2-SF) questionnaire for use in Vietnamesespeaking patients with osteoarthritis (OA) and rheumatoid arthritis (RA) (VieAIMS2-SF). Secondary objectives were to demonstrate the HRQOL of patients with arthritis and identify socio-demographic factors that impacted on HRQOL. Method and Material This observational, cross-sectional study was conducted on a convenience sample of Vietnamese patients (n=333, 207 women [62%]), presenting at a public, specialist orthopedic hospital in Ho Chi Minh City, southern Vietnam, from January to March 2018. The patients were directly interviewed with the Vie-AIMS2-SF. Results The Vie-AIMS2-SF met the criteria of reliability and validity. Twenty-six items were identified and categorized as five key components; physical (upper and lower limb function), affect, symptom, role and social interaction. Cronbach's alpha coefficient for the Vie-AIMS2-SF Questionnaire ranged from 0.52 to 0.88 indicate a good internal consistency. Regarding HRQOL score, the average mean score ranged from 2.3(±1.67) for the physical component to 5.0(±2.3) for the symptom one. After applying the multivariable linear regression, monthly income and income satisfaction were found to be statistically significant with majority of components (p<0.05). Conclusion The Vie-AIMS2-SF questionnaire was found to be a valid and reliable instrument to use when assessing HRQOL of Vietnamese patients with arthritis. HRQOL was observed to be “moderate” and several socio-demographic factors should be taken into account in order to improve the HRQOL in this population. Keywords: Arthritis Impact Measurement Scales, AIMS2-SF, arthritis, quality of life, reliability, validity, Vietnam MỤC LỤC Nội dung LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iii BẢN TÓM TẮT TOÀN BỘ LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT............................. iv BẢN TÓM TẮT TOÀN BỘ LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH .............................. v MỤC LỤC ................................................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................................ iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. BỆNH VIÊM KHỚP......................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa .................................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại viêm khớp .................................................................................. 4 1.1.3. Yếu tố nguy cơ viêm khớp......................................................................... 9 1.1.4. Hậu quả của viêm khớp ............................................................................. 9 1.1.5. Tình hình mắc bệnh viêm khớp trên thế giới và Việt Nam .................... 10 1.2. CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP........... 14 1.2.1. Chất lƣợng cuộc sống .............................................................................. 14 1.2.2. Chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ........................................ 15 1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP.............................................................................................. 16 1.3.1. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng cuộc sống ngƣời bệnh viêm khớp hiện nay .............................................................................................................. 16 1.3.2. Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống chuyên biệt cho ngƣời bệnh viêm khớp Short Form Arthritis Impact Measurement Scale 2 (AIMS2 - SF) 18 1.4. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM ................................................................................................................................ 29 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện....................................... 29 1.4.2. Cơ cấu tổ chức bệnh viện......................................................................... 30 1.4.3. Quy mô hoạt động của bệnh viện ............................................................ 32 CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 33 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................ 33 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................................................................... 33 2.3. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 33 2.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 2.3.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................... 33 2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................... 33 2.3.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 34 2.3.5. Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................... 34 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 34 2.4.2. Thu thập số liệu ........................................................................................ 35 2.4.3. Công cụ nghiên cứu ................................................................................. 35 2.4.4. Các bƣớc tiến hành................................................................................... 38 2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................. 40 2.5.1. Phần mềm thống kê.................................................................................. 40 2.5.2. Xử lý thống kê .......................................................................................... 40 2.6. HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC TRONG Y HỌC ..................................................... 42 CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 43 3.1. THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP AIMS2 – SF PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (Vie – AIMS2 – SF) .......................................................................................................................... 43 3.1.1. Chuyển ngữ và chỉnh sửa bộ câu hỏi....................................................... 43 3.1.2. Độ tin cậy ................................................................................................. 43 3.1.3. Tính hợp lý về cấu trúc ............................................................................ 44 3.2. KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM BẰNG BỘ CÂU HỎI AIMS2 – SF PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (Vie – AIMS2 – SF) ......... 47 3.2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của cỡ mẫu nghiên cứu ........................ 47 3.2.2. Điểm số các thành phần của Vie – AIMS2 – SF..................................... 50 3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH VIÊM KHỚP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM ........................................................................................ 52 3.3.1. Sự liên quan tổng quát giữa các thành phần chất lƣợng cuộc sống và các đặc điểm nhân khẩu học..................................................................................... 52 3.3.2. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa các thành phần chất lƣợng cuộc sống và các đặc điểm nhân khẩu học .............................................................................. 53 3.3.3. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống và thu nhập hàng tháng ........ 56 3.3.4. Sự liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống và sự hài lòng thu nhập hàng tháng ................................................................................................................... 57 CHƢƠNG 4 – BÀN LUẬN ....................................................................................... 58 4.1. VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................... 58 4.2. VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................... 58 4.3. SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA BỘ CÂU HỎI AIMS2 – SF TƢƠNG TỰ Ở CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG CÙNG LĨNH VỰC . 59 4.3.1. Tính hợp lý về cấu trúc ............................................................................ 59 4.3.2. Độ tin cậy của bộ câu hỏi......................................................................... 60 4.3.3. Điểm số các thành phần của bộ câu hỏi Vie – AIMS2 – SF................... 61 4.3.4. Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và CLCS ................................. 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 66 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 69 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 77 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT 5Q-5D EuQol NGHĨA TIẾNG VIỆT dimensions Bộ công cụ khảo sát chất lƣợng five questionnnaire cuộc sống tổng quát 5 khía cạnh châu Âu AIMS Arthritis Measurement Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Impact Scales AIMS2 Arthritis cuộc sống AIMS Measurement Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Impact Scales 2 cuộc sống AIMS2 AIMS2 - SF Short Form of the Arthritis Impact Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Measurement Scales 2 cuộc sống AIMS - SF BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố xác nhận Chất lƣợng cuộc sống CLCS CSHQ – RA Cedars-Sinai Health-Related Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Quality of Life for Rheumatoid cuộc sống CSHQ – RA Arthritis instrument Chấn thƣơng chỉnh hình CTCH DALYs Disability Adjusted Life Years Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá IL Interleukin Yếu tố gây viêm KMO Kaiser - Mayer - Olkin NHP Nottingham Health Profile Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống NHP ii QoL Quality of life QoL – RA Quality QWB of Chất lƣợng cuộc sống Life–Rheumatoid Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Arthritis cuộc sống QoL – RA Quality of Well-Being Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng Scale cuộc sống QWB Rheumatoid Arthritis Quality of Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng RA - QoL SF-36 Life cuộc sống RA - QoL Short Form-36 Bộ công cụ khảo sát sức khỏe 36 câu dạng ngắn THK Thoái hóa khớp TNF -α Yếu tố hoại tử khối u TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Vie – Vietnamese - Short Form of the Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng AIMS2 – Arthritis SF Impact Measurement cuộc sống AIMS – SF phiên bản Scales 2 Tiếng Việt VKDT Viêm khớp dạng thấp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WHOQOL World Health Organization Bộ công cụ đo lƣờng chất lƣợng 100 quality of life 100 cuộc sống theo Tổ chức Y tế thế giới (100 câu hỏi) World BREF Quality of Life Questionnaire – sống của WHO phiên bản ngắn Bref Health Organization Bộ câu hỏi chất lƣợng cuộc WHOQOL- iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số công cụ đo lƣờng CLCS………………………………………. 17 Bảng 1.2. Một số nghiên cứu CLCS trên thế giới………………………………... 19 Bảng 1.3. Một số nghiên cứu sử dụng AIMS2 – SF trên thế giới………………... 21 Bảng 2.1. Các biến số liên quan đến đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu…….... 36 Bảng 3.1. Đánh giá độ tin cậy dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha của từng yếu tố thuộc bộ câu hỏi AIMS2 – SF phiên bản tiếng Việt…………………... 44 Bảng 3.2. Chỉ số KMO và Bartlett’s……………………………………………... 44 Bảng 3.3. Bảng ma trận nhân tố xoay…………………………………………..... 45 Bảng 3.3. Bảng ma trận nhân tố xoay (tiếp theo) ………………………………... 46 Bảng 3.4. Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cƣú (n = 333)…………... 48 Bảng 3.5. Dữ liệu điểm số năm yếu tố khảo sát sử dụng bộ câu hỏi AIMS – SF phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân viêm khớp………………………. Bảng 3.6. Sự liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân viêm khớp với năm kh a cạnh bộ câu hỏi AIMS2 – SF phiên bản Tiếng Việt……. Bảng 3.7. 51 52 Hệ số mô hình hồi quy tuyến t nh đa nhân tố giữa đặc điểm nhân khẩu – xã hội bệnh nhân viêm khớp và 5 khía cạnh chất lƣợng cuộc sống thuộc bộ câu hỏi AIMS2- SF phiên bản Tiếng Việt…………………... Bảng 4.1. 54 Hệ số Cronbach’s alpha của nghiên cứu khác với bộ công cụ AIMS2 – SF…………………………………………………………………..... 61 iv DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 1.1. Phân bố gánh nặng thoái hóa khớp trên thế giới……………………… 11 Hình 1.2. Phân bố gánh nặng viêm khớp dạng thấp trên thế giới……………….. 11 Hình 1.3. Ƣớc tính số lƣợng ngƣời bệnh viêm khớp tại Mỹ giai đoạn 2015 – 2040 …………………………………………………………………... 12 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………….... 38 Hình 3.1. Biểu đồ hộp chất lƣợng cuộc sống theo năm kh a cạnh của bộ câu hỏi AIMS2 – SF phiên bản Tiếng Việt……………………………………. Hình 3.2. Điểm số chất lƣợng cuộc sống đo lƣờng bởi Vie - AIMS2 – SF theo thu nhập hàng tháng cuả bệnh nhân viêm khớp……………………… Hình 3.3. 51 56 Điểm số chất lƣợng cuộc sống đo lƣờng bởi Vie - AIMS2 – SF và sự hài lòng về thu nhập của bệnh nhân viêm khớp………………………. 57 1 MỞ ĐẦU Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thƣơng tật [37], [57]. Các định nghĩa khác cũng đã đƣợc đƣa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân [10], [73]. Định nghĩa đƣợc đƣa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1948 đã tạo ra các hƣớng nghiên cứu nhấn mạnh về tác động của bệnh tật lên chất lƣợng cuộc sống (CLCS) của ngƣời bệnh, trong đó bao gồm bệnh viêm khớp. Bệnh viêm khớp là thuật ngữ chỉ bất kỳ rối loạn nào ảnh hƣởng đến khớp xƣơng có tình trạng viêm. Triệu chứng thƣờng bao gồm viêm, đỏ, nóng, sƣng, cứng khớp và giảm chuyển động của các khớp bị ảnh hƣởng kèm theo khởi phát có thể dần dần hoặc đột ngột [18], [19], [20]. Bệnh viêm khớp đƣợc phân loại thành hơn 100 loại. Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp lần lƣợt chiếm 3,8% và 0,24% dân số toàn cầu, tƣơng ứng với gánh nặng tàn tật thứ 11 và 42 trên tổng số 291 bệnh tàn tật. Tỷ lệ thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp tăng dần theo sự già hóa của dân số và tỷ lệ ngƣời bệnh béo phì, kèm theo thƣơng tật nghiêm trọng [23], [48]. T nh đến 2040, ƣớc đoán 78 triệu ngƣời Mỹ (26%) từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh viêm khớp và gặp những hạn chế vận động, trong đó phụ nữ chiếm 2/3 [42]. Y học thế giới đang hƣớng đến việc kết hợp điều trị triệu chứng lâm sàng và tập trung vào CLCS của ngƣời bệnh. Hiệu quả điều trị không chỉ đánh giá trên các chỉ số lâm sàng, mà trên chính cuộc sống của ngƣời bệnh, cụ thể là CLCS liên quan đến sức khỏe. Theo Ira B Wilson và Paul D Leary (1995), CLCS liên quan đến sức khỏe là một khái niệm đa chiều, thƣờng đánh giá trên các kh a cạnh: chức năng vật lý, chức năng vai trò, chức năng xã hội, nhận thức sức khỏe nói chung với những quan tâm quan trọng nhƣ sức sống, cơn đau hay chức năng cảm nhận [71]. Định nghĩa của WHO về CLCS là “nhận thức của cá nhân về vị trí của họ theo thang đo về văn hoá và giá trị, và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ” [56]. 2 Tại Việt Nam, tỉ lệ ngƣời bệnh đau khớp là 18%, với dân số lớn hơn 16 tuổi [52]. Với các biến chứng trên tim mạch, và tổn thƣơng thực thể do đau, viêm khớp đƣợc coi nhƣ một trong những nguyên nhân làm giảm CLCS của ngƣời bệnh tại Việt Nam. Đây là một trong những gánh nặng xã hội và thách thức mà mỗi quốc gia cần phải quan tâm để đƣa ra những chính sách phát triển phù hợp. Tuy vậy, t nh đến nay tại Việt Nam, chƣa có nghiên cứu chú trọng đến CLCS bệnh nhân viêm khớp. Trên thế giới, các nghiên cứu đánh giá chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh viêm khớp đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc với nhiều bộ công cụ khác nhau [45] Trong đó, bộ công cụ Short Form of the Arthritis Impact Measurement Scales 2 (AIMS2 – SF) đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Hà Lan, Ba Tƣ, Pháp, Đức, Mỹ, … [6], [7], [38], [61], [64], [67], [68], [69]. AIMS2-SF đƣợc khởi đầu từ Arthritis Impact Measurement Scales (AIMS) bởi Robert F. Meenan (1980), nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe thông qua việc đo lƣờng cụ thể về mức độ bệnh tật của ngƣời bệnh viêm khớp [36], [49]. Chính vì những l do đó, nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm xây dựng bộ câu hỏi tiếng Việt và đánh giá sự hợp lý của bộ công cụ AIMS2 – SF khi sử dụng tại Việt Nam, đồng thời khảo sát sơ bộ chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp (gọi chung là viêm khớp) tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đó là lý do đề tài “KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” đƣợc thực hiện. Mục tiêu tổng quát Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi AIMS2 – SF từ phiên bản tiếng Anh và ứng dụng khảo sát chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh viêm khớp tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể 1. Thẩm định bộ câu hỏi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh viêm khớp AIMS2 – SF phiên bản tiếng Việt (Vie – AIMS2 – SF). 3 2. Khảo sát chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh viêm khớp tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh bằng bộ câu hỏi AIMS2 – SF phiên bản tiếng Việt (Vie – AIMS2 – SF). 3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh viêm khớp tại bệnh viện Chấn thƣơng chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. 4 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH VIÊM KHỚP 1.1.1. Định nghĩa Viêm khớp là thuật ngữ biểu hiện ý nghĩa về bất kì rối loạn nào ảnh hƣởng tới các khớp bằng hiện tƣợng viêm của một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng chính của viêm khớp là đau và cứng khớp, thƣờng xấu đi theo độ tuổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sƣng, nóng, đỏ, và làm giảm khả năng vận động của các khớp bị ảnh hƣởng. Các quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh tùy thuốc nhiều yếu tố tuổi, giới, môi trƣờng… Hai loại phổ biến nhất của viêm khớp là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Các phƣơng pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào từng loại loại viêm khớp khác nhau. Mục tiêu chính của điều trị viêm khớp là giảm các triệu chứng và cải thiện chất lƣợng cuộc sống [19], [20], [53], [54], [59]. 1.1.2. Phân loại viêm khớp Viêm khớp có thể đƣợc chia thành 100 loại khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất của viêm khớp là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp [18], [19], [20], [23]. Đề tài khảo sát các bệnh nhân có bệnh thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp. 1.1.2.1. Thoái hóa khớp Thoái hóa khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xƣơng dƣới sụn. Sự mất cân bằng này có thể đƣợc bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thƣơng, thƣờng gặp ở nữ giới. Biểu hiện cuối cùng gây tổn thƣơng sụn khớp - lớp vỏ cứng và sẹo trên đầu xƣơng, dẫn đến việc mài mòn xƣơng trực tiếp trên xƣơng, gây đau và chuyển động hạn chế. Sự hao mòn này có thể xảy ra trong nhiều năm, có thể tiến triển nhanh do thƣơng t ch hoặc nhiễm trùng. Thoái hóa khớp gồm hai nguyên nhân: nguyên phát và thứ phát [15], [33]. Đặc điểm [2] - Đau khớp gối kiểu cơ học: tăng khi vận động và đỡ đau khi nghỉ ngơi - Hạn chế vận động khớp: đi lại khó khăn, đặc biệt khi ngồi xổm, leo cầu thang 5 - Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15-30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thƣờng gặp, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thƣờng Tiêu chuẩn chẩn đoán [2] - Chẩn đoán thoái hóa khớp nguyên phát theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Hoa Kì (ACR) 1991, có độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 88%, gồm: 1- Có gai xƣơng ở rìa khớp trên X-quang 2- Dịch khớp là dịch thoái hóa (dịch khớp trong, độ nhớt giảm hoặc bạch cầu dịch khớp dƣới 2000 tế bào/mm3) 3- Tuổi trên 38 4- Cứng khớp dƣới 30 phút 5- Lạo xạo khi cử động Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5 - Các dấu hiệu khác: + Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch. + Biến dạng: do xuất hiện các gai xƣơng, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán [12] + X-quang qui ƣớc: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence Giai đoạn 1: Gai xƣơng nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xƣơng Giai đoạn 2: Mọc gai xƣơng rõ Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xƣơng dƣới sụn + Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xƣơng, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện mảnh sụn thoái hóa bong vào ổ khớp. + Chụp cộng hƣởng từ (MRI): phƣơng pháp này có thể quan sát đƣợc hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện đƣợc các tổn thƣơng sụn khớp 6 + Nội soi khớp: phƣơng pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp đƣợc các tổn thƣơng thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia 4 độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác. Các xét nghiệm khác + Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thƣờng. + Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp <1000 tế bào/ 1 mm 3. 1.1.2.2. Viêm khớp dạng thấp Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5%-3% dân số ở ngƣời lớn. 70 - 80% là nữ giới và 60 - 70% có tuổi trên 30. Trong viêm khớp dạng thấp (VKDT), hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc - màng cứng bao quanh tất cả các khớp xƣơng. Lớp lót màng bám này trở nên viêm và sƣng lên. Cơ chế sinh bệnh Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động nhƣ kháng nguyên. Một tiểu nhóm tế bào T hoạt hoá trong màng hoạt dịch đã sản xuất nhiều cytokine khác nhau bao gồm: Interferon γ (IFN-γ), interleukin 2 (IL2), interleukin 6 (IL6) và yếu tố hoại tử u (TNF -α), có tác dụng gây viêm màng hoạt dịch kéo dài, đặc trƣng của viêm khớp dạng thấp. Kích thích thêm các tế bào khác trong màng hoạt dịch (bạch cầu đơn nhân, tế bào B, tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi), bằng cytokine hoặc tiếp xúc trực tiếp với tế bào T hoạt hoá, sẽ dẫn đến giai đoạn bệnh thứ hai phá huỷ nhiều hơn. Các bạch cầu đơn nhân hoạt hoá và tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi không chỉ sản xuất các cytokine tiền viêm, khác nhau (đặc biệt là IL.1 và TNF -α) và các yếu tố tăng trƣởng có thể làm phức tạp thêm tình trạng viêm, kích thích sự sản xuất các metalloproteinase của chất nền và các protease khác. Các tác nhân này làm trung gian phá huỷ chất nền của mô khớp đặc trƣng của giai đoạn phá huỷ trong viêm khớp dạng thấp. 7 Triệu chứng lâm sàng [2], [12] - Khởi phát: 85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu viêm cấp; đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát. - Toàn phát: Viêm nhiều khớp.  Vị trí: Sớm là các khớp ở chi, trội ở xa gốc.  Chi trên: Cổ tay, bàn ngón, ngón gần nhất là ngón 2 và ngón 3.  Chi dƣới: Gối, cổ chân, bàn ngón và ngón chân.  Muộn là các khớp: Khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ, thái dƣơng hàm, ức đòn.  Tính chất: Xu hƣớng lan ra 2 bên và đối xứng:  Sƣng, đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có nƣớc ở khớp gối.  Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng.  Các ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2 và ngón 3.  Biến dạng khớp đặc trƣng chậm hơn: bàn tay gió thổi hoặc lƣng lạc đà. Triệu chứng ngoài khớp - Toàn thân: Sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật. - Biểu hiện cận khớp:  Hạt dƣới da: Nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau d: 0,5-2cm thƣờng gặp ở trên xƣơng trụ gần khớp khuỷu, trên xƣơng chày gần khớp gối, số lƣợng từ một đến vài hạt.  Da khô teo, phù 1 đoạn chi, hồng ban lòng bàn tay.  Teo cơ: rõ rệt ở vùng quanh khớp viêm, viêm gân: hay gặp gân Achille. - Rất hiếm gặp trên lâm sàng:  Tim: Tổn thƣơng cơ tim kín đáo, có thể có viêm màng ngoài tim.  Phổi: Viêm màng phổi nhẹ, xơ phế nang.  Lách: lách to và giảm bạch cầu trong hội chứng Felty.  Xƣơng: mất vôi, gãy tự nhiên. 8 Ngoài ra, các triệu chứng hiếm gặp còn bao gồm: viêm giác mạc, viêm mống mắt, đè ép các dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu nhƣợc sắc, rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm Amyloid có biểu hiện chủ yếu ở thận, thƣờng xuất hiện rất muộn. Chẩn đoán [2] - Chẩn đoán xác định Tiêu chuẩn của hội thấp học Mỹ 1987: Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 - 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần, chẩn đoán dƣơng tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn, đó là:  Cứng khớp buổi sáng: kéo dài ít nhất 1 giờ.  Sƣng đau ít nhất 3 nhóm khớp trong số 14 nhóm: ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên = 14).  Sƣng đau 1 trong 3 khớp của bàn tay: ngón gần, bàn ngón, cổ tay.  Sƣng khớp đối xứng.  Có hạt dƣới da.  Phản ứng tìm yếu tố thấp huyết thanh dƣơng tính (Waaler-Rose +).  Hình ảnh X-quang điển hình. - Chẩn đoán phân biệt  Giai đoạn đầu (< 6 tuần): - Thấp khớp cấp: dựa vào tuổi, tính chất viêm... - Thấp khớp phản ứng: sau các bệnh nhiễm khuẩn, không đối xứng. - Hội chứng Reiter: Viêm khớp, viêm niệu đạo và kết mạc mắt.  Giai đoạn sau (> 6 tuần): - Thoái khớp: lớn tuổi, không có dấu viêm. - Đau khớp trong bệnh tạo keo nhất là lupus ban đỏ. - Viêm cột sống dính khớp: nam giới, đau cột sống lƣng, thắt lƣng cùng chậu. - Bệnh Gút: acid uric tăng cao trong máu. Xét nghiệm cận lâm sàng cần chỉ định - Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP)…, xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim phổi, điện tâm đồ...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất