Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) tại ...

Tài liệu Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) tại bệnh viện đa khoa đồng nai

.PDF
111
1
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH PHƯƠNG THẢO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 iii . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH PHƯƠNG THẢO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ QUANG TRUNG (Người hướng dẫn I) TS. NGUYỄN ĐĂNG THOẠI (Người hướng dẫn II) Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 iv . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2019 Tác giả Huỳnh Phương Thảo v . . SURVEY HEALTH- RELATED QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE (COPD) AT DONG NAI GENERAL HOSPITAL Master student: Huynh Phuong Thao Supervisor: PhD. Vo Quang Trung, PhD. Nguyen Dang Thoai Introduction: Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a severe condition that leads to respiratory disability, considerably reduces the comfort of living and affects all aspects of a patient’s life. Aim: This study assessed the Health-Related Quality of Life (HRQL) of patients with COPD by using St. George’s Respiratory Questionnaire (SGRQ) and CAT, as a research tool. Materials and Methods: A 4-week cross-sectional survey was conducted at Dong Nai General Hospital, Bien Hoa City, Southern Vietnam. Data were collected by performing face-toface interviews of 443 patients with COPD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) stages III and IV) by using the SGRQ. Statistical analysis was performed using SPSS for Windows version 20.0. Results: This study included patients with severe and very severe COPD (27,9% patients with GOLD stage III COPD and 72,1% patients with GOLD stage IV COPD). Median (IQR) SGRQ total score was 53.,3 (37,7–71,1), which increased with an increase in the GOLD stage (42,9 (27,0–57,2) for patients with GOLD stage III COPD and 56,3 (41,1–75,8) for patients with GOLD stage IV COPD). Signifcant differences were observed between the SGRQ total score and patient characteristic sdistribution, including age, gender, place of residence, marital status, BMI, education level, employment status, monthly income, exercise status, health insurance status and Modifed Medical Research Council (MMRC) score (p<0,05). Conclusion: The SGRQ seems to be a useful tool for assessing the health status of patients with COPD. Our results indicate that the impact of COPD on the quality of life patients can be assessed using a specifc instrument and that an increase in COPD severity is signifcantly associated with the SGRQ symptom, activity, impact and total scores. vi . . KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI Học viên: Huỳnh Phương Thảo Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Quang Trung, TS. Nguyễn Đăng Thoại Tổng quan Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi bất thường đường hô hấp mạn tính, làm giảm đáng kể sự thoải mái và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu Nghiên cứu này đã đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQL) của người bệnh COPD bằng cách sử dụng Bảng câu hỏi hô hấp St. George (SGRQ) và CAT, như một công cụ nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang kéo dài 4 tuần được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Thành phố Biên Hòa, miền Nam Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp 443 người bệnh COPD giai đoạn III và IV (phân độ theo GOLD 2019) bằng cách sử dụng bảng câu hỏi SGRQ. Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS cho Windows phiên bản 20.0. Kết quả Nghiên cứu này bao gồm những người bệnh COPD nặng và rất nặng (27,9% người bệnh COPD giai đoạn III và 72,1% người bệnh COPD giai đoạn IV). Điểm trung vị SGRQ tổng là 53,3 (37,7 - 71,1), điểm SGRQ tăng tương ứng với từng giai đoạn, điểm trung vị SGRQ tổng là 42,9 (27,0 - 57,2) cho người bệnh COPD giai đoạn III và 56,3 (41,1, 75,8) cho người bệnh COPD giai đoạn IV). Sự khác biệt đáng kể đã được quan sát giữa điểm SGRQ tổng và đặc điểm của người bệnh bao gồm tuổi, giới tính, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, BMI, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, thu nhập hàng tháng, tình trạng tập thể dục, tình trạng bảo hiểm y tế và điểm mức độ khó thở theo thang đo MMRC (với p <0,05). Kết luận SGRQ là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng sức khỏe của nguười bệnh COPD. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tác động của COPD đến chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể được đánh giá bằng cách sử dụng một công cụ cụ thể và sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của COPD có liên quan đáng kể đến điểm SGRQ triệu chứng, SGRQ hoạt động, SGRQ tác động và tổng điểm SGRQ. vii . . MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 1.1. TỔNG QUAN VỀ COPD .................................................................................... 3 1.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.......................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................48 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................... 48 2.2. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................ 48 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 49 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 58 2.5. HỘI ĐỒNG Y ĐỨC........................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................60 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI .......................... 60 3.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH COPD THEO THANG ĐO SGRQ ..................................................................................................................... 71 3.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM SGRQ VỚI ĐIỂM CAT VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ................................................................................................. 87 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................90 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................92 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92 5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97 viii . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết Tên tiếng Anh tắt Tên tiếng Việt ATS American Thoracic Society Hội Lồng ngực Hoa Kỳ BOLD The Burden of Obstructive Lung Chương trình Gánh nặng bệnh Diseases phổi tắc nghẽn Chất lượng cuộc sống CLCS COPD Chronic Obstructive Pulmonary Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Disease DALY Số năm sống được điều chỉnh theo Disability-Adjusted Life Year mức độ bệnh tật ERS European Respiratory Society Hội hô hấp châu Âu FEV1 Forced Expiratory Volume in One Thể tích thở ra gắng sức trong giây Second đầu tiên FVC Forced vital capacity Dung tích sống gắng sức FRC Functional Residual Capacity Dung tích khí cặn chức năng GBD Global Burden of Disease Bệnh tật toàn cầu GOLD Global HRQoL Initiative for Chronic Tổ chức sáng kiến toàn cầu về Obstructive Lung Disease bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Health-Related Quality of Life Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ QALYs Chất lượng cuộc sống được điều Quality adjusted life years chỉnh theo năm QoL Quality of Life Chất lượng cuộc sống WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới YLD Year Lived with Disability Số năm sống mất đi vì tàn tật hoặc thương tích YLL Số năm sống bị mất đi do chết sớm Year Life Lost v . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại mức độ hạn chế luồng khí [55]. ...............................................13 Bảng 1.2. Chẩn đoán mức độ COPD theo AST, ERS, GOLD. ................................15 Bảng 1.3. Một số công cụ đo lường CLCS tổng quát [62]. ......................................25 Bảng 1.4. Một số công cụ đo lường CLCS đặc hiệu [46], [62]. ...............................29 Bảng 1.5. Tổng quan bộ câu hỏi SGRQ và SGRQ-C cho người bệnh COPD [46]. 32 Bảng 1.6. Các nghiên cứu CLCS dùng bộ câu hỏi SGRQ cho người bệnh COPD trên thế giới [62] ...............................................................................................................33 Bảng 1.7. Một số nghiên cứu chất lượng sống người bệnh COPD tại Việt Nam ....45 Bảng 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................50 Bảng 2.2. Mô tả các biến số liên quan đến thông tin cơ bản của người bệnh ..........51 Bảng 2.3. Bộ câu hỏi mMRC [37]. ...........................................................................54 Bảng 2.4. Mô tả đặc điểm của bộ câu hỏi khảo sát dự kiến .....................................55 Bảng 2.5. Cách thức phỏng vấn ................................................................................58 Bảng 3.1. Độ tuổi của người bệnh COPD ................................................................61 Bảng 3.2. Số năm hút thuốc, số gói/ngày và số gói.năm của người bệnh COPD ....66 Bảng 3.3. Thời gian bệnh của người bệnh COPD ....................................................67 Bảng 3.4. Số bệnh kèm của người bệnh COPD .......................................................69 Bảng 3.5. Tỉ lệ các loại bệnh mắc kèm của người bệnh COPD ...............................69 Bảng 3.6. Hệ số tương quan Spearman của SGRQ và CAT ....................................87 Bảng 3.7. Hệ số tương quan Spearman của SGRQ và điểm MMRC .......................88 Bảng 3.8. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (linear regression) về sự liên quan giữa điểm SGRQ tổng và các yếu tố khảo sát...........................................................89 vi . . DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Giản đồ Venn (theo ATS 1995) [69]. .........................................................4 Hình 1.2. Tỷ lệ tử vong theo tuổi (trên 100.000) ước tính do COPD năm 2004 [67]. .....................................................................................................................................7 Hình 1.3. Các thể tích và dung tích phổi. .................................................................14 Hình 1.4. Điều trị COPD ở mỗi giai đoạn [1]. .........................................................20 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................57 Hình 3.1. Phân bố độ tuổi của người bệnh COPD ...................................................60 Hình 3.2. Phân bố giới tính của người bệnh COPD .................................................61 Hình 3.3. Phân bố nơi sinh sống và tiền sử gia đình của người bệnh COPD ..........62 Hình 3.4. Phân bố tình trạng hôn nhân của người bệnh COPD ...............................63 Hình 3.5. Phân bố trình độ học vấn của người bệnh COPD ....................................63 Hình 3.6. Phân bố nghề nghiệp của người bệnh COPD ...........................................64 Hình 3.7. Phân bố mức thu nhập hàng tháng của người bệnh COPD ......................64 Hình 3.8. Phân bố mức bảo hiểm y tế của người bệnh COPD .................................65 Hình 3.9. Lối sống của gia đình của người bệnh COPD ..........................................66 Hình 3.10. Phân bố thời gian bệnh của người bệnh COPD......................................67 Hình 3.11. Phân bố chỉ số BMI (kg/m2) của người bệnh COPD .............................68 Hình 3.12. Phân bố số bệnh kèm của người bệnh COPD ........................................68 Hình 3.13. Thang điểm MMRC của người bệnh COPD ..........................................70 Hình 3.14. Phân bố giai đoạn bệnh của người bệnh COPD .....................................70 Hình 3.15. CLCS người bệnh COPD ở giai đoạn III và giai đoạn IV .....................72 Hình 3.16. CLCS người bệnh COPD theo nhóm tuổi ..............................................73 Hình 3.17. CLCS người bệnh COPD theo giới tính .................................................74 Hình 3.18. CLCS người bệnh COPD theo nơi sinh sống .........................................75 Hình 3.19. CLCS người bệnh COPD theo tiền sử gia đình .....................................76 Hình 3.20. CLCS người bệnh COPD theo tình trạng hôn nhân ...............................77 Hình 3.21. CLCS người bệnh COPD theo trình độ học vấn ....................................78 Hình 3.22. CLCS người bệnh COPD theo nghề nghiệp...........................................79 Hình 3.23. CLCS người bệnh COPD theo thu nhập hàng tháng ..............................80 vii . . Hình 3.24. CLCS người bệnh COPD theo Bảo hiểm Y Tế ......................................81 Hình 3.25. CLCS người bệnh COPD theo tình trạng tập thể dục ............................82 Hình 3.26. CLCS người bệnh COPD theo tình trạng hút thuốc ...............................83 Hình 3.27. CLCS người bệnh COPD theo thời gian bệnh .......................................84 Hình 3.28. CLCS người bệnh COPD theo BMI (kg/m2) .........................................85 Hình 3.29. CLCS người bệnh COPD theo số lượng bệnh kèm................................86 Hình 3.30. CLCS người bệnh COPD theo thang điểm MMRC ...............................87 Hình 3.31. Đường thẳng hồi quy của điểm SGRQ tổng theo điểm CAT tổng ........88 viii . . MỞ ĐẦU Tổ chức sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease-GOLD 2019) định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là một bệnh phổ biến, có thể phòng và điều trị được, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính và giảm tốc độ dòng khí thở do bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang mà nguyên nhân do phơi nhiễm với bụi và khí độc hại [55]. Hiện nay, COPD đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm phòng tránh và điều trị do COPD là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và đang trở thành một thách thức lớn đối với sức khoẻ toàn cầu. Năm 1997, Viện huyết học, tim, phổi quốc gia Hoa Kỳ phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống COPD viết tắt là GOLD. Từ năm 2003, GOLD đã đưa bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD với mục tiêu nhằm tăng cường sự quan tâm của chính phủ và nhân viên y tế của các nước tới COPD, được cập nhật hàng năm bởi GOLD [53, 64]. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu của WHO báo cáo tỷ lệ hiện nhiễm 251 triệu ca COPD trên thế giới vào năm 2016. Trên toàn cầu ước tính có 3,17 triệu người chết do căn bệnh này vào năm 2015 (chiếm 5% số ca tử vong trong năm đó) [54]. Lopez và cộng sự đã dự báo đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do COPD sẽ đứng vị trí thứ ba và là nguyên nhân thứ năm trong các bệnh gây tàn phế trên toàn thế giới [15]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ cho thấy COPD cũng có chiều hướng tăng theo xu hướng chung của thế giới. Báo cáo của Nguyễn Đình Hường (1994) cho thấy COPD là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn [10]. Theo Trung tâm Hô hấp ở Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận hàng chục ngàn người bệnh mắc COPD đến điều trị nội trú và ngoại trú [6]. Yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COPD là hút thuốc lá, ngoài ra còn do ô nhiễm không khí và yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao [59]. Trong giai đoạn COPD cấp, chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng. Mặt khác trong giai đoạn bệnh ổn định, CLCS của người bệnh tuy cải thiện nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi thường xuyên thiếu oxy, gây mệt mỏi, khó thở, dẫn 1 . . đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh COPD [64]. Những hậu quả trên gây ảnh hưởng đến CLCS, làm giảm sức lao động, thậm chí nhiều người không tự lo được nhu cầu sinh hoạt của mình, phải lệ thuộc vào người khác. Vì vậy việc điều trị cho người bệnh COPD cần phải được quan tâm toàn diện. Chất lượng cuộc sống là nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống đặt trong hoàn cảnh văn hóa và xã hội đang sinh sống. CLCS là một khái niệm rộng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sức khỏe, thể chất, trạng thái tâm lý, niềm tin cá nhân và quan hệ xã hội – WHO định nghĩa [35]. Hiện nay, có hai loại bộ công cụ đo lường CLCS là bộ câu hỏi đo lường chung và bộ câu hỏi chuyên biệt [26]. Bộ câu hỏi chung được thiết kế để đo lường nhiều khía cạnh, cho phép bao quát rộng rãi các lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống như Short Form 36 (SF-36), EuroQol (EQ5D),... Bên cạnh đó, có nhiều bộ câu hỏi chuyên biệt để đo lường CLCS ở những người bệnh COPD như Chronic Respiratory Disease Questionnaire (CRQ), The St George’s Respiratory Questionnaire (SGRQ),… nhưng còn phức tạp, thường chỉ được sử dụng trong nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều trên thực hành lâm sàng. Nghiên cứu của Morishita Katsu M. (2016) tại Nhật Bản cho thấy tương quan giữa chức năng phổi, mức độ khó thở và yếu tố tâm lý với tổng điểm bộ câu hỏi SGRQ. Nghiên cứu của Xu và cộng sự (2009) tại Trung Quốc cho thấy sự khác biệt đáng kể về CLCS đo bằng bộ câu hỏi SGRQ ở các giai đoạn COPD. Ở Việt Nam, các công cụ dùng để nghiên cứu chủ yếu như CCQ, SGRQ, CAT. Nghiên cứu của Nguyễn Trần Tố Trân (2014) cho biết nhóm người bệnh COPD nhiều triệu chứng có CLCS thấp hơn nhóm ít triệu chứng. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy dù người bệnh COPD đang trong cơn kịch phát hay đã ổn định thì đều ít nhiều ảnh hưởng đến CLCS. Từ thực tế trên, đề tài “Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. 2. Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai bằng hai bộ câu hỏi SGRQ và CAT. 2 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ COPD Định nghĩa COPD - Theo Tổ chức sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD 2019) COPD là “là một bệnh phổ biến, có thể phòng và điều trị được, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính và giảm tốc độ dòng khí thở do bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang mà nguyên nhân do phơi nhiễm với bụi và khí độc hại” [55]. Nhiều định nghĩa trước đây về COPD của GOLD đã nhấn mạnh cụm từ “khí phế thũng” và “viêm phế quản mạn tính”, nhưng đã không còn bao gồm trong định nghĩa của GOLD hiện nay mà được xem là các triệu chứng của COPD [53], [55]. - Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA 2018) COPD là một bệnh tiến triển mạn tính gây ra bởi quá trình viêm mạn tính, hủy hoại đường thở và nhu mô phổi. Thường liên quan đến việc hút thuốc lá hoặc tiếp xúc kéo dài với các hạt và khí độc hại khác [57]. - Theo Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society ATS - 1995) COPD là tình trạng bệnh lý viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng có tắc nghẽn lưu lượng khí trong đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc hồi phục một phần [69]. Trong đó, viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng ho, khạc đờm ít nhất ba tháng mỗi năm và trong hai năm liên tiếp. Sự ho, khạc đờm này không do một bệnh tim, phổi nào khác gây ra. Khí phế thũng là sự giãn bất thường và vĩnh viễn của các khoang chứa khí cuối cùng của các tiểu phế quản tận, kèm theo sự phá huỷ của thành vách phế nang và không tạo xơ làm cho các khoảng giãn nở mất đi sự đồng nhất [69]. Bản hướng dẫn ATS COPD năm 1995 trình bày sơ đồ Venn (Hình 1.1) mô tả sự chồng chéo giữa ba chẩn đoán trên trong dân số nói chung [69]. 3 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Hình 1.1. Giản đồ Venn (theo ATS 1995). Chú thích: 3, 4, 5, 7, 8: là COPD. 6: là COPD thể hen hay viêm phế quản mạn tính thể hen, gồm hen phế quản cùng viêm phế quản mạn tính. 9: là tắc nghẽn lưu lượng dòng khí có phục hồi (hen phế quản), do đó không phải là COPD. 1, 2, 11: Viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng không có tắc nghẽn lưu lượng khí thở nên không gọi là COPD. 10: các bệnh tắc nghẽn lưu lượng dòng khí do nguyên nhân xơ hóa kén hoặc viêm phế quản bít tắc không phải là COPD. - Theo Hội hô hấp Châu Âu (European Respiratory Society - ERS 1995) COPD là tình trạng bệnh lý có đặc điểm chung là giảm lưu lượng khí thở ra tối đa và sự tháo rỗng khí trong phổi xảy ra chậm. Bệnh tiến triển chậm và không hồi phục mà 4 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. nguyên nhân thường do mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng [70]. Gánh nặng của COPD COPD là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu, có gánh nặng kinh tế và xã hội tăng lên đáng kể trên toàn thế giới. Tỷ lệ hiện mắc, bệnh suất và tử vong do COPD khác nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng trong mỗi quốc gia. COPD là hậu quả của việc tiếp xúc và tích lũy lâu dài với các phần tử và chất khí độc hại, kết hợp với nhiều yếu tố như di truyền, đáp ứng quá mức đường thở và kém tăng trưởng phổi bẩm sinh. Các yếu tố nguy cơ chính của COPD liên quan trực tiếp đến tần suất hút thuốc lá, ô nhiễm không khí và bệnh nghề nghiệp. Tỉ lệ mắc bệnh và gánh nặng của COPD dự kiến sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới do tiếp tục phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ và sự già đi của dân số thế giới, vì tuổi thọ càng tăng sẽ càng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ lâu hơn [27]. 1.1.2.1. Bệnh tật Các phương pháp đo lường gánh nặng bệnh tật thông thường bao gồm số lần khám bệnh, số lần cấp cứu và nhập viện [64]. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu COPD về các thông số kết quả này ít sẵn có và thường kém tin cậy hơn so với các cơ sở dữ liệu về tử vong. Các nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bệnh tật do COPD tăng theo tuổi. Bệnh tật do COPD có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh mạn tính kèm theo khác (ví dụ bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương, tiểu đường) có liên quan đến hút thuốc lá và tuổi thọ cao. Điều này có thể làm giảm đáng kể tình trạng sức khoẻ của người bệnh, gây trở ngại cho việc quản lý COPD và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập viện và chi phí cho người bệnh COPD [64]. 1.1.2.2. Tử vong COPD là một trong những nguyên nhân gây tử vong quan trọng nhất. Trong năm 2011, COPD là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Hoa Kỳ. Sự gia tăng tỷ lệ tử vong do COPD này chủ yếu là do các bệnh kèm theo khác (ví dụ như bệnh thiếu máu cục bộ, các bệnh truyền nhiễm); sự già đi của dân số thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập cao [64]. Tuy nhiên, việc không công nhận và không chẩn đoán COPD dẫn đến giảm tính chính xác số liệu thống kê. Hơn nữa, tính chính xác của các mã 5 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. chẩn đoán COPD ghi trong cơ sở dữ liệu về sức khoẻ hành chính cũng không chắc chắn. Ở một số khu vực chỉ ghi nhận các trường hợp nhập viện, có thể đánh giá thấp gánh nặng của COPD. Độ tin cậy của việc ghi lại các ca tử vong liên quan đến COPD trong số liệu tử vong cũng là vấn đề [64]. 1.1.2.3. Gánh nặng kinh tế COPD có liên quan đến gánh nặng kinh tế đáng kể. Trong Liên minh Châu Âu, tổng chi phí trực tiếp của bệnh về đường hô hấp ước tính khoảng 6% tổng ngân sách chăm sóc sức khoẻ, trong đó COPD chiếm 56% (38,6 tỷ Euro) chi phí các bệnh về đường hô hấp. Tại Hoa Kỳ ước tính chi phí trực tiếp của COPD là 32 tỷ đô la và chi phí gián tiếp là 20,4 tỷ đô la. Sự trầm trọng của COPD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số gánh nặng COPD đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Không có gì đáng ngạc nhiên, có một mối quan hệ trực tiếp nổi bật giữa mức độ nghiêm trọng của COPD và chi phí chăm sóc, và sự phân bố chi phí sẽ thay đổi khi bệnh tiến triển. Ví dụ, việc nhập viện và các chi phí oxy cho người bệnh tăng khi mức độ nghiêm trọng của COPD tăng lên [64]. Bất cứ ước tính nào về chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho chăm sóc tại nhà cũng được tính là chi phí thực, bởi vì nó bỏ qua giá trị kinh tế của sự chăm người bị COPD của các thành viên trong gia đình [64]. Ở các nước đang phát triển, chi phí y tế trực tiếp có thể ít quan trọng hơn ảnh hưởng của COPD đối với chi phí việc làm. Bởi vì ngành chăm sóc sức khoẻ có thể không cung cấp các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ dài hạn cho những người tàn tật nặng, COPD có thể buộc ít nhất hai người không được đi làm - người bệnh COPD và một thành viên gia đình phải ở nhà để chăm sóc cho người bệnh. Vì vậy, chi phí gián tiếp của COPD có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế. 1.1.2.4. Gánh nặng xã hội Do tỷ lệ tử vong chỉ đưa ra một quan điểm hạn chế về gánh nặng bệnh tật của con người, nên tìm các biện pháp khác của gánh nặng bệnh tật phù hợp và đo lường được trong và giữa các quốc gia. Các tác giả của Nghiên cứu về Bệnh tật Toàn cầu - Global Burden of Disease (GBD) đã thiết kế một phương pháp để ước lượng tỷ lệ tử vong và tàn tật do các bệnh chính và thương tật bằng cách sử dụng một biện pháp tổng hợp của gánh nặng của mỗi vấn đề sức khoẻ như Số năm sống được điều chỉnh theo mức 6 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. độ bệnh tật Disability-Adjusted Life Year (DALY) [12]. DALY là tổng số những năm sống bị mất đi do chết sớm (YLL - Year Life Lost) và số năm sống mất đi vì tàn tật hoặc thương tích (YLD - Year Lived with Disability). Nghiên cứu GBD cho thấy COPD là một yếu tố làm tăng số người khuyết tật và tử vong trên toàn thế giới. COPD là nguyên nhân thứ tám vào năm 2005 và thứ năm vào năm 2013 gây tăng số năm sống bị mất đi cho bị bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới [22]. Riêng tại Hoa Kỳ, COPD là nguyên nhân thứ hai làm giảm DALY [31]. Dịch tễ học COPD Kể từ năm 2000, các nghiên cứu dịch tễ học về COPD ngày càng tăng. Thế giới có 251 triệu ca COPD (2016), có 3,17 triệu người tử vong (chiếm 5%) do COPD (2015). Hơn 90% ca tử vong do COPD xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [54]. Tỷ lệ tử vong theo tuổi (trên 100.000) ước tính do COPD năm 2004 thể hiện ở Hình 1.2 [67]. Hình 1.2. Tỷ lệ tử vong theo tuổi (trên 100.000) ước tính do COPD năm 2004. 7 . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 1.1.3.1. Sơ lược lịch sử COPD Năm 1964, thuật ngữ “bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” lần đầu tiên được sử dụng để mô tả tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn. Thuật ngữ COPD đã dần dần thay thế cho cụm từ “viêm phế quản mạn tính” và “khí phế thũng”. Trong Hội nghị lần thứ 10 - 1992 của WHO bàn về sửa đổi phân loại bệnh tật đã nhất trí dùng thuật ngữ COPD trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật. Năm 1995 đánh dấu bước ngoặt của việc chuyển hướng dùng thuật ngữ COPD, Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội Hô hấp Châu Âu (ERS), các Hội Lồng ngực khác đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD [69]. Năm 1997 Viện Huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về COPD là GOLD. Năm 2001, GOLD đã đưa ra bản khuyến về điều trị và quản lý COPD. Từ đó đến nay, hằng năm, GOLD đưa ra bản cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD. 1.1.3.2. Tình hình dịch tễ học thế giới Halbert và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại 28 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2004 cung cấp bằng chứng cho thấy tỉ lệ mắc COPD cao hơn ở người hút thuốc lá so với người không hút thuốc, ở người trên 40 tuổi cao hơn so với những người dưới 40 tuổi, và tỉ lệ đó ở nam cao hơn nữ [21]. Dự án nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn ở Mỹ Latinh đã kiểm tra sự phổ biến của giới hạn luồng không khí do giãn phế quản trong 40 năm ở một thành phố lớn của mỗi quốc gia Mỹ Latinh - Brazil, Chilê, Mexico, Uruguay, và Venezuela. Tại mỗi quốc gia, tỉ lệ COPD tăng lên theo độ tuổi, với tỷ lệ hiện mắc cao nhất nằm trong độ tuổi trên 60 tuổi [28]. Tỉ lệ phổ biến trong tổng dân số dao động từ 7,8% ở Mexico và lên tới 19,7% ở Montevideo, Uruguay. Ở tất cả 5 thành phố, tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ tương phản với những phát hiện từ các thành phố châu Âu như Salzburg, Áo. Tại Mỹ năm 1994 có khoảng 16,365 triệu người mắc COPD trong đó có tới 50% số người bệnh bị bỏ sót không được chẩn đoán. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính vào khoảng 4 – 5% dân số, đã có xấp xỉ 96.000 người chết trong năm vì bệnh. COPD được ước tính với tỷ lệ mắc là 6,2% ở 11 nước thuộc Hiệp hội bệnh hô hấp châu Á Thái Bình Dương [14]. Chương trình Gánh nặng bệnh phổi tắc nghẽn (The Burden of Obstructive Lung Diseases - BOLD) cũng đã tiến hành các Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. 8 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. cuộc điều tra ở 29 quốc gia và đã thống kê được tỷ lệ bệnh COPD ở mức 2 cao nhất là 10,1%, chiếm 11,8% đối với nam và 8,5% đối với nữ và tỷ lệ hiện mắc COPD từ 3-11% trong số những người không hút thuốc lá. BOLD cũng đã kiểm tra tỷ lệ COPD ở Bắc và Hạ Sahara ở Châu Phi và Ả rập Xê út và kết quả tương tự [18]. Dựa vào nghiên cứu dịch tễ học BOLD và các nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn khác, ước tính số ca COPD là 384 triệu người vào năm 2010, với tỷ lệ hiện nhiễm toàn cầu là 11,7% (khoảng tin cậy 95% CI 8,4% -15,0%) [64]. Trên toàn cầu, có khoảng ba triệu người chết mỗi năm. Với tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá đang gia tăng ở các nước đang phát triển và dân số già ở các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ mắc COPD dự kiến sẽ tăng trong 30 năm tới, và COPD sẽ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới vào năm 2020, năm 2030 có thể có hơn 4,5 triệu ca tử vong hàng năm do COPD và các bệnh liên quan [67]. 1.1.3.3. Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ về COPD tuy còn ít nhưng cũng cho thấy COPD cũng có chiều hướng tăng theo xu hướng chung của thế giới. Theo báo cáo của Nguyễn Đình Hường (1994) cho thấy COPD là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ 4-5% [10]. Trong nghiên cứu điều tra của Nguyễn Quỳnh Loan (2002), tỷ lệ mắc COPD trong cộng đồng dân cư > 35 tuổi của phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội là 1,53% [7]. Ngô Quý Châu và cộng sự (2012) nghiên cứu dịch tễ học COPD trong cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc chung cho cả 2 giới là 2%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7% [6]. Theo Trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm trung tâm tiếp nhận khoảng gần 2000 người bệnh mắc COPD đến điều trị nội trú và hàng chục ngàn người bệnh khác điều trị ngoại trú; 90% trong số họ đều có thâm niên hút thuốc lá trên 20 năm [6]. Như vậy, ước tính có khoảng 4,2% dân số, tương đương 3,8 triệu người Việt Nam mắc COPD. Theo Ban điều hành dự án phòng chống COPD quốc gia Việt Nam, hiện nay người mắc COPD đang có xu hướng trẻ hóa do thanh thiếu niên hút thuốc từ rất sớm, ngoài ra một số người bệnh chưa tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị và dự phòng, cộng với sự ô nhiễm khói bụi môi trường khiến cho tỉ lệ mắc bệnh càng tăng và tỉ lệ bệnh nặng càng cao. Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. 9 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh Yếu tố môi trường Nguyên nhân chính của COPD là khói thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc). WHO ước tính rằng trong năm 2005, 5,4 triệu người chết do sử dụng thuốc lá. Tử vong do thuốc lá ước tính sẽ tăng lên 8,3 triệu người mỗi năm vào năm 2030 [59]. Ô nhiễm không khí trong nhà: ở các nước có thu nhập thấp, ô nhiễm không khí trong nhà như sử dụng nhiên liệu sinh học để nấu ăn và sưởi ấm trở thành một trong các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu [59]. Gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng than làm nguồn năng lượng chính để nấu ăn, sưởi ấm và các nhu cầu khác ở các khu vực Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Trong các cộng đồng này, nguyên nhân do ô nhiễm không khí trong nhà dẫn đến nguy cơ mắc COPD cao hơn so với hút thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí ngoài trời, ước tính sẽ giết chết hai triệu phụ nữ và trẻ em mỗi năm [59]. Các yếu tố nguy cơ khác của COPD bao gồm bụi và hóa chất lao động (như hơi, chất kích thích và khói) cũng là một trong các nguyên nhân gây COPD [59]. Yếu tố cơ thể Tăng nhạy cảm đường dẫn khí: là tình trạng đường dẫn khí phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, như khói thuốc lá và chất ô nhiễm. Yếu tố di truyền: yếu tố nguy cơ di truyền được ghi nhận là sự thiếu hụt enzym alpha1 antitrypsin (alpha-1 antitrypsin-AAT), một chất ức chế serine protease giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Mặc dù sự thiếu hụt AAT chỉ có liên quan đến một phần nhỏ dân số thế giới nhưng nó minh hoạ sự tương tác giữa gen và các phơi nhiễm môi trường dẫn đến mắc COPD. Ngoài ra, một yếu tố di truyền khác liên quan tới các gen đơn cũng gây ảnh hưởng, chẳng hạn như matrix mã hóa gen metalloproteinase 12 (gene-encoding matrix metalloproteinase 12 - MMP12), có liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi. Một số nghiên cứu liên kết gen đã kết hợp các locus di truyền với COPD (hoặc FEV1 hoặc FEV1/FVC làm kiểu hình) bao gồm các marker gần receptor acetylcholine alpha-nicotinic, hedgehog tương tác protein và một số khác. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những gen này có trực tiếp chịu trách nhiệm cho COPD hay chỉ là những dấu hiệu của các gen gây bệnh [64]. Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất