Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh nhân thừa cân – béo phì...

Tài liệu Khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh nhân thừa cân – béo phì

.PDF
111
2
70

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- LÊ HOÀNG MINH QUÂN KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN – BÉO PHÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- LÊ HOÀNG MINH QUÂN KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN – BÉO PHÌ Ngành: Y HỌC CỔ TRUYỀN Mã số: 8720115 Luận văn Thạc sĩ Y học cổ truyền NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. NGUYỄN THỊ SƠN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CÁM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban chủ nhiệm Khoa Y Học Cổ Truyền, ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô các Khoa, Bộ môn, cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới cô TS. BS. Nguyễn Thị Sơn, người đã giành thời gian vô cùng quý báu, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và định hướng cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báo của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Lê Hoàng Minh Quân . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh hay trường Đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học theo văn bản số 475/ĐHYD-HĐĐĐ ngày 20/12/2018. Người cam đoan LÊ HOÀNG MINH QUÂN . . MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. Thừa cân – béo phì theo YHHĐ ..................................................................3 1.2. Thừa cân – béo phì theo YHCT .................................................................18 1.3. Bảng câu hỏi CCMQ .................................................................................22 1.4. Phương pháp thống kê trong nghiên cứu ...................................................30 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................33 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................34 2.3. Định nghĩa các biến số ...............................................................................35 2.4. Phương pháp thống kê ...............................................................................38 2.5. Vấn đề y đức ..............................................................................................39 Chương 3. KẾT QUẢ .........................................................................................40 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu...................................................................40 3.2. Kết quả .......................................................................................................45 . . Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................56 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .........................................................................56 4.2. Thể lâm sàng YHCT của mẫu nghiên cứu.................................................60 4.3. Mối liên quan giữa năm bệnh lý mạn tính và các thể YHCT ....................63 4.4. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ...........................................71 KẾT LUẬN ..........................................................................................................73 HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ AS Adjusted scores BMI Body Mass Index BMT Bệnh mạn tính BMV Bệnh mạch vành CA Correspondence Analysis CCMQ China Association for Traditional Chinese Medicine ĐTĐ Đái tháo đường IDI & WPRO International Diabetes Institus & Western Pacific Region Organization MLR Multinomial logistic regression TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp THK Thoái hóa khớp Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Total score WHO World Health Organization WHR Waist Hip Ratio YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BMI Chỉ số khối cơ thể CA Phân tích tương ứng IDI & WPRO Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á MLR Hồi quy logistic đa biến WHO Tổ chức Y tế thế giới WHR Chỉ số eo/mông . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân loại BMI ...............................................................................5 Bảng 1.2. Bảng nguy cơ căn cứ theo tỉ số vòng eo trên vòng mông ......................7 Bảng 1.3. Hậu quả của thừa cân – béo phì ...........................................................17 Bảng 1.4. Bảng phân loại thể lâm sàng YHCT ....................................................25 Bảng 3.1. Phân bố theo giới .................................................................................40 Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi .......................................................................40 Bảng 3.3. Phân bố độ tuổi đối tượng nghiên cứu theo giới tính ..........................41 Bảng 3.4. Phân bố theo nghề nghiệp ....................................................................41 Bảng 3.5. Phân bố theo thói quen thể dục ............................................................41 Bảng 3.6. Phân bố theo mức độ BMI ...................................................................42 Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình của mẫu...........................................................42 Bảng 3.8. Phân bố theo chỉ số WHR ....................................................................43 Bảng 3.9. Chỉ số WHR trung bình của mẫu .........................................................43 Bảng 3.10. Tỉ lệ năm bệnh lý mạn tính ................................................................44 Bảng 3.11. Tỉ lệ các thể lâm sàng YHCT.............................................................45 Bảng 3.12. Tỉ lệ các triệu chứng thể đàm thấp .....................................................46 Bảng 3.13. Tỉ lệ các triệu chứng thể khí hư .........................................................47 Bảng 3.14. Tỉ lệ các triệu chứng thể âm hư .........................................................47 Bảng 3.15. Tỉ lệ các triệu chứng thể huyết ứ .......................................................48 Bảng 3.16. Tỉ lệ các triệu chứng thể khí trệ .........................................................48 Bảng 3.17. Tỉ lệ các triệu chứng thể đặc biệt .......................................................49 . . iv Bảng 3.18. Tỉ lệ các triệu chứng thể thấp nhiệt....................................................50 Bảng 3.19. Tỉ lệ các triệu chứng thể dương hư ....................................................50 Bảng 3.20. Bảng phân bố thể lâm sàng YHCT theo năm bệnh mạn tính. ...........51 Bảng 3.21. Bảng tóm tắt thống kê phân tích tương ứng ......................................52 Bảng 3.22. Ma trận các biến số của phân tích tương ứng ....................................53 . . v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) năm bệnh lý mạn tính .......................................................44 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ (%) các thể lâm sàng YHCT ...................................................45 . . vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỉ lệ béo phì gia tăng trên toàn cầu ........................................................3 Hình 1.2. Hậu quả của thừa cân – béo phì ở nam và nữ ......................................14 Hình 1.3. Sơ đồ phân tích tương ứng ...................................................................32 Hình 1.4. Các khái niệm trong phân tích tương ứng ............................................32 Hình 3.3. Mối liên quan của các thể lâm sàng YHCT và năm bệnh mạn tính ....54 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, một thực trạng cho thấy một khi đời sống kinh tế càng ngày càng nâng cao và tỉ lệ đô thị hóa tăng nhanh thì tỉ lệ thừa cân – béo phì cũng gia tăng. Theo WHO năm 2016, hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân, trong số đó hơn 650 triệu người trưởng thành bị béo phì [72]. Ở Việt Nam năm 2014, tỉ lệ người trưởng thành bị thừa cân – béo phì chiếm khoảng 25% dân số [71]. Theo một điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 2006, ở tuổi 30 có 6-8% nam giới béo phì, tỉ lệ này là 12% ở lứa tuổi 40-44. Ở lứa tuổi ngoài 30, cứ 10 phụ nữ thì có một người béo phì, bước sang tuổi 40 tỉ lệ này là 1/6 [1]. Béo phì là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt các bệnh lý liên quan đến eo bụng như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý xương khớp,…[26],[44]. Còn thừa cân tuy không liên quan đến tử vong nhưng một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể làm giảm tuổi thọ, làm tăng nguy cơ giảm lượng tinh dịch và vô sinh ở nam giới [40]. Trong y văn của YHCT từ lâu cũng đã đề cập tới triệu chứng của bệnh lý này ngay từ cuốn sách cổ xưa nhất “Nội kinh tố vấn” đã gọi là “Phì quý nhân”, sách “Kim quỹ yếu lược” có ghi “Cơ phu thịnh”,…[6],[7] nhưng hiện tại những triệu chứng của thừa cân – béo phì được mô tả trong phạm trù của chứng phì bạng [7] . Tùy theo mức độ diễn tiến của chứng trạng mà có biện chứng khác nhau về các thể lâm sàng theo YHCT [7],[10]. YHCT dựa trên nền tảng triết học phương Đông như Âm Dương, Ngũ Hành, Tạng tượng,…. Âm Dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi YHHĐ dựa trên cơ sở các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh,…cùng các thành tựu của các ngành khoa học hiện đại [5] . Ngày nay khi y học được tiếp cận dựa trên bằng chứng khoa học thì YHCT ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan và vai trò của mình trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của YHHĐ. Một số nghiên cứu ở các nước như . . 2 Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cho thấy mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT với một số bệnh lý mạn tính nhất định như tăng huyết áp, đái tháo đường và loãng xương,….[42],[45],[67],[68]. Vì vậy, để tìm hiểu mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT với các bệnh lý mạn tính trên những bệnh nhân thừa cân – béo phì, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh nhân thừa cân – béo phì” CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Có những mối liên quan nào giữa các thể lâm sàng YHCT với các bệnh lý mạn tính trên bệnh nhân thừa cân – béo phì ? MỤC TIÊU CHUNG Khảo sát các thể lâm sàng YHCT trên bệnh nhân thừa cân béo phì tại Việt Nam. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định tỉ lệ các thể lâm sàng YHCT trên bệnh nhân thừa cân – béo phì theo bảng câu hỏi CCMQ tại bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Tháp. 2. Xác định các mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT với năm bệnh lý mạn tính THA, ĐTĐ, TBMMN, BMV và THK gối trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Tháp. . . 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thừa cân – béo phì theo YHHĐ 1.1.1. Định nghĩa Thừa cân – béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa (WHO) [72]. Thừa cân không có phân loại, còn béo phì bao gồm béo phì đơn thuần chiếm trên 95% không rõ nguyên nhân; một số bệnh béo phì có nguyên nhân từ các bệnh khác gọi là béo phì thứ phát [4]. 1.1.2. Dịch tễ 1.1.2.1. Thế giới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thừa cân – béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, tỉ lệ béo phì trên toàn thế giới tăng gần gấp ba lần giữa năm 1975 và 2016 [72] . Trong năm 2016 hơn 1,9 tỉ người từ 18 tuổi trở lên (39% nam giới và 40% phụ nữ) bị thừa cân, trong số đó hơn 650 triệu người trưởng thành bị béo phì. Hiện tình trạng thừa cân – béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Hình 1.1. Tỉ lệ béo phì gia tăng trên toàn cầu Nguồn: amigoschem.vn . . 4 1.1.2.2. Việt Nam Năm 2006, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đã công bố kết quả điều tra về thừa cân – béo phì trên quy mô toàn quốc, gồm 7600 hộ gia đình với 14245 người trưởng thành (Độ tuổi từ 25 - 64 tuổi) cho thấy có 16,8% người thừa cân – béo phì. Ngoài ra kết quả khảo sát 48000 người trong thời gian từ năm 1996 đến 2001 cho thấy tỉ lệ béo phì ở học sinh trung học phổ thông cũng lên tới 3,5%; nam thanh niên nhập ngũ 2,8%; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 9,7% và cao nhất là nhóm người trên 15 tuổi với 15,7%. Các nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng tiến hành tại các thành phố lớn cho thấy, bệnh béo phì đã trở nên rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác. Ở tuổi 30, 6-8% nam giới béo phì. Tỉ lệ này là 12% ở lứa tuổi 40-44, tỉ lệ béo phì ở phụ nữ thành thị còn cao hơn nam giới. Ở lứa tuổi ngoài 30, cứ 10 phụ nữ thì có một người béo phì. Bước sang tuổi 40, tỷ lệ này là 1/6 [1]. 1.1.3. Phân loại 1.1.3.1. Theo tuổi Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành (Thể phì đại): Số lượng tế bào mỡ không tăng, béo phì do gia tăng sự tích tụ mỡ trong mỗi tế bào. [3],[17],[72] Béo phì thiếu niên (Thể tăng sản – phì đại): Vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ, thể béo phì này khó điều trị hơn. [3],[17],[72] 1.1.3.2. Theo sự phân bố mỡ Béo phì dạng nam (Béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm) (Android obesity = male pattern): Vóc người có dạng hình “quả táo”, phân bố mỡ ưu thế ở phần cao trên rốn như: gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn. Kiểu thừa cân, béo phì này có nhiều nguy cơ bệnh tật. [3],[17],[72] Béo phì dạng nữ (Gynoid obesity = female pattern): Vóc người có dạng hình “quả lê”, phân bố mỡ ưu thế phần dưới rốn đùi, mông, cẳng chân. Kiểu thừa cân, béo phì này ít nguy cơ bệnh tật hơn. [3],[17],[72] . . 5 Béo phì hỗn hợp: Mỡ phân bố khá đồng đều và các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp. [3],[17],[72] 1.1.4. Chẩn đoán 1.1.4.1. Lâm sàng Thừa cân hay béo phì trên lâm sàng được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc (Anthropometry) [3],[17],[72] a) Chỉ số khối cơ thể (BMI) [3],[17],[60],[72] BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức: 𝐵𝑀𝐼 = 𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔) [𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚)]2 Bảng 1.1. Bảng phân loại BMI Phân loại BMI (WHO) BMI (IDI & WPRO) Gầy < 18,5 < 18,5 Bình thường 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ 1 30 – 34,9 25 – 29,9 Béo phì độ 2 35 – 39,9 ≥ 30 Béo phì độ 3 ≥ 40 ≥ 40 Béo phì . . 6  Ưu điểm: BMI là một công cụ đơn giản, dễ dàng thực hiện, dựa vào bảng chỉ số BMI có kết luận khá chính xác về tình trạng cơ thể.  Khuyết điểm: BMI không thể đưa ra được lượng mỡ trong cơ thể nên sẽ không cho ra kết quả chính xác với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ mang thai mới sinh và các vận động viên. Hiện tại BMI là cách phân loại phổ biến và thường dùng nhất vì đơn giản, thuận tiện và trong nhiều nghiên cứu chứng minh BMI có mối tương quan khá cao với tỉ lệ chất béo trong cơ thể [37]. b) Công thức Lorenz [3],[17],[60],[72] Công thức Lorenz được tính 𝐿 = 𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎự𝑐 (𝑘𝑔) 𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙ý 𝑡ưở𝑛𝑔 (𝑘𝑔) × 100% Khi L > 120-130% thì kết luận thừa cân và L > 130% kết luận béo phì. Ưu, khuyết điểm của công thức Lorenz gần giống chỉ số BMI, chỉ có khác biệt là phải tính được trọng lượng lý tưởng của mỗi người. c) Chỉ số eo/mông (WHR) [3],[17],[60],[72] Chỉ số WHR được tính 𝑊𝐻𝑅 = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑒𝑜 (𝑐𝑚) 𝑉ò𝑛𝑔 𝑚ô𝑛𝑔 (𝑐𝑚) Vòng eo: đo ngang rốn Vòng mông: đo ngang qua điểm phình to nhất của mông. Ưu điểm: Xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể của một người, bổ sung sự thiếu hụt cho khái niệm chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê (Pear-shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh; ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, nó thuộc dạng trái táo (Apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. . . 7 Bảng 1.2. Bảng nguy cơ căn cứ theo tỉ số vòng eo trên vòng mông Nam Nữ Mức nguy hiểm đến sức khỏe 0,9 0,7 Không nguy hiểm (sức khỏe tốt) 0,9 – 0,95 0,7 – 0,8 Ít 0,96 - 1 0,81 – 0,85 Trung bình >1 > 0,85 Cao (Rất nguy hiểm) d) Độ dày của nếp gấp da Độ dày của nếp gấp da chủ yếu phản ánh lớp mỡ dưới da, có thể đo bằng compar, ở nhiều vị trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (Cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ. 1.1.4.2. Cận lâm sàng Siêu âm: Đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng… Chụp cắt lớp tỷ trọng: Xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng. Impedance Metri: Đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa. 1.1.5. Nguyên nhân Nguyên nhân gây thừa cân – béo phì bao gồm mất cân bằng năng lượng; một số tình trạng do bệnh lý di truyền hoặc nội tiết; và một số loại thuốc gây thừa cân hoặc béo phì [3],[13],[17],[26],[72]. 1.1.5.1. Mất cân bằng năng lượng Mất cân bằng năng lượng nghĩa là năng lượng vào không bằng năng lượng ra, có thể gây thừa cân – béo phì. Năng lượng vào là lượng calo từ thực phẩm và đồ uống. Năng lượng ra là lượng calo mà cơ thể sử dụng cho các hoạt động sống như hô hấp, tiêu hóa, vận động và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. [3],[26],[60],[72] . . 8 Thừa cân – béo phì phát triển theo thời gian khi năng lượng vào nhiều hơn năng lượng ra, loại mất cân bằng năng lượng này khiến cơ thể tăng dự trữ chất béo. [3],[26],[60],[72] Cơ thể có ba loại mô mỡ - trắng, nâu, và xám – được sử dụng để làm nhiên liệu, điều chỉnh nhiệt độ, và dự trữ năng lượng để sử dụng. [3],[26],[60],[72]  Mô mỡ trắng được tìm thấy xung quanh thận và dưới da ở mông, đùi và bụng. Loại chất béo này dự trữ năng lượng, làm cho hormone kiểm soát cơ thể điều chỉnh yêu cầu ăn hoặc ngừng ăn, và làm cho các chất gây viêm có thể gây các biến chứng.  Mô mỡ nâu nằm ở vùng lưng trên của trẻ sơ sinh. Loại chất béo này giải phóng năng lượng được dự trữ dưới dạng năng lượng nhiệt khi bị lạnh. Nó cũng có thể tạo ra các chất gây viêm. Chất béo này có thể tìm thấy ở trẻ em và người lớn.  Mô mỡ xám được tìm thấy ở cổ, vai, lưng, ngực và bụng của người lớn và giống như mô mỡ nâu. Loại chất béo này, sử dụng carbohydrate và chất béo để tạo nhiệt, và tăng lên khi trẻ em hoặc người lớn tiếp xúc với lạnh. 1.1.5.2. Bệnh lý Một số hội chứng di truyền và rối loạn nội tiết có thể gây thừa cân – béo phì. [3],[17] a) Hội chứng di truyền Một số hội chứng di truyền có liên quan đến thừa cân – béo phì, gồm: Hội chứng Prader-Willi; Hội chứng Bardet-Biedl; Hội chứng Alström; Hội chứng Cohen. [3],[17]. b) Rối loạn nội tiết Hệ thống nội tiết tạo ra kích thích tố giúp duy trì cân bằng năng lượng trong cơ thể, các rối loạn nội tiết sau hoặc các khối u ảnh hưởng đến hệ nội tiết có thể gây thừa cân – béo phì. [3],[17] Suy giáp. Những người bị tình trạng này có lượng hocmon tuyến giáp thấp. Điều này có liên quan đến sự trao đổi chất và tăng cân, ngay cả khi lượng thức ăn giảm đi. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất