Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát bệnh thậnmạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2...

Tài liệu Khảo sát bệnh thậnmạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

.PDF
101
2
81

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- CHÂU MINH THÔNG KHẢO SÁT BỆNH THẬN MẠN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2 Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CHÂU NGỌC HOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Châu Minh Thông . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ- HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Bệnh đái tháo đường............................................................................. 4 1.2. Biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ ...................................................... 9 1.3. Bệnh thận mạn.................................................................................... 14 1.4. Điều trị đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn .................................. 25 1.5. Tình hình nghiên cứu hiện nay ........................................................... 28 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30 2.3. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 36 2.4. Vấn đề y đức ...................................................................................... 37 Chƣơng 3. KẾT QUẢ ................................................................................. 38 3.1. Tỷ lệ bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ....................... 38 3.2. Một số đặc điểm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn ...................................................................................... 39 3.3. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh lý đi kèm ...................................................................................... 42 . . 3.4. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ................................................................................................ 46 Chƣơng 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 52 4.1. Tỷ lệ bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ....................... 52 4.2. Một số đặc điểm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn 53 4.3. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh lý đi kèm 58 4.4. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ................................................................................................ 60 KẾT LUẬN ................................................................................................. 69 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................... 71 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ACCORD Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes (Hành động kiểm soát nguy cơ tim mạch ở bệnh tiểu đường) ACR Albumin to Creatinin Ratio (Tỷ số albumin/creatinin) ADA American Diabetes Asociation (Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ) AER Albumin Excretion Rate (Tốc độ tiết albumin) BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) DCCT Diabetes Control and Complications Trial (Nghiên cứu các biến chứng và kiểm soát bệnh tiểu đường) eGRF Estimates Glomerular Filtration Rate (Độ lọc cầu thận ước tính) GFR Glomerular Filtration Rate (Độ lọc cầu thận) Hb Hemoglobin (Huyết sắc tố) HDL-c High Density Lipoprotein Cholesterol (Liporotein có tỷ trọng phân tử cao) IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái Tháo Đường Quốc tế) . . KDOQI Kidney Outcomes Quality Initiative (Hội đồng lượng giá về hiệu quả điều trị bệnh thận) LDL-c Low Density Lipoprotein Cholesterol (Liporotein có tỷ trọng phân tử thấp) MDRD Modification Diet in Renal Disease (Nghiên cứu về thay đổi khẩu phần trên bệnh thận) NHANES III Third National Health And Nutrition Examination Survey (Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng của quốc gia lần thứ III) OR Odds Ratio Tỉ số chênh PCR Protein Creatinin Ratio (Tỷ lệ protein/creatinin) . . TIẾNG VIỆT BTM Bệnh Thận Mạn ĐTĐ Đái Tháo Đường ĐLCT Độ Lọc Cầu Thận HA Huyết Áp KSGM Kiểm Soát Glucose Máu KTC Khoảng Tin Cậy THA Tăng Huyết Áp VE/VM Vòng Eo/vòng Mông . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các giai đoạn của BTM theo KDOQI 2012. .................................. 15 Bảng 1.2. Phân chia mức độ tiểu đạm........................................................... 19 Bảng 3.3.Tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ..................................................................................................................... 38 Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn ...................................................... 40 Bảng 3.6. Yếu tố nguy cơ ............................................................................. 42 Bảng 3.7. Các bệnh lý và biến chứng đi kèm ................................................ 43 Bảng 3.8. Liên quan giữa giới tính và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ................................................................................................... 46 Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 .............................................................................................................. 46 Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2...................................................................................... 47 Bảng 3.11. Liên quan giữa béo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 .......................................................... 47 Bảng 3.12. Liên quan giữa béo phì dựa vào tỷ lệ VE/VM và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2..................................................................... 48 Bảng 3.13. Liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh thận mạn ở bệnh nhân nam đái tháo đường típ 2...................................................................................... 48 Bảng 3.14. Liên quan giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ........................................................................................... 49 Bảng 3.15. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2...................................................................................... 49 . . Bảng 3.16. Liên quan giữa glucose máu lúc đói và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ............................................................................. 50 Bảng 3.17. Liên quan giữa HbA1c và bệnh thận mạn ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ..................................................................................................................... 50 Bảng 3.18. Liên quan giữa thiếu máu và bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ................................................................................................... 50 Bảng 3.19. So sánh trị số trung bình về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.................................... 51 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mười quốc gia có dân số ĐTĐ cao nhất thế giới năm 2013. ....... 6 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2............. 38 Biểu đồ 3.3. Phân bố theo giới tính .............................................................. 39 Biểu đồ 3.4. Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................ 39 Biểu đồ 3.5. Phân bố theo thời gian mắc bệnh .............................................. 40 Biểu đồ 3.6. BMI.......................................................................................... 41 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ eo/mông .......................................................................... 41 Biểu đồ 3.8. Các kiểu rối loạn lipid .............................................................. 44 Biểu đồ 3.9. Thuốc đang sử dụng ................................................................. 45 . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - HÌNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh lý bệnh trong bệnh thận do ĐTĐ. ............................. 10 Sơ đồ 1.2. Các bước đánh giá albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường ..... 20 Sơ đồ 2.3. Quy trình lấy mẫu 1 dành cho eGFR ≥ 60ml/phút/1,73m2da....... 31 Sơ đồ 2.4. Quy trình lấy mẫu dành cho eGFR < 60ml/phút/1,73m2 da. ......... 32 HÌNH Hình 1.1: Dự báo số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới, giai đoạn 20002030 ............................................................................................................... 6 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt ở những nước tiên tiến và trở thành một trong những vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu. Theo IDF, năm 2015 trên toàn cầu có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người [52]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2000 Việt Nam có 791,653 người mắc đái tháo đường và tăng lên 2,342,879 người vào năm 2030 [17]. Thống kê của một số bệnh viện lớn cho thấy đái tháo đường là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Điều tra đái tháo đường toàn quốc của Bệnh Viện Nội Tiết thực hiện vào năm 2002-2003 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường chung cả nước là 2,7%, vùng cao: 2,1%, trung du: 2,2%, đô thị: 4,4%. Phần lớn người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị [16],[21] . Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm [26]. Trong đó biến chứng thận chiếm tỷ lệ 43,8% được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mạn ở các nước phát triển [27]. Tại Mỹ, nhiều thống kê cho thấy ĐTĐ chiếm gần 40% trong các nguyên nhân gây bệnh thận mạn giai đoạn cuối, trong đó tử vong do suy thận đái tháo đường đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân tử vong thường gặp [16],[38]. Theo hệ thống dữ liệu thận của Mỹ USRDS (United States Renal Data System) năm 1991 trong 41,317 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khoảng 20,7% [16]. Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe hằng năm cho những bệnh nhân ĐTĐ bị suy thận là hơn 2 tỷ đô la Mỹ [73]. . . 2 Tại Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả tỷ lệ biến chứng thận nói chung do đái tháo đường là 30%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng (2013) được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên tỷ lệ biến chứng thận do đái tháo đường típ 2 là 41,5% [8]. Tác giả Trịnh Thị Thái (2013) thực hiện tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương tỷ lệ suy thận mạn 17,8% ở những bệnh nhân đái tháo đường [18]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh (2008) thực hiện tại Bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh biến chứng thận 74,1% ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 [14]. Nghiên cứu của tác giả Lê Quang Anh Thư được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy tỷ lệ suy thận mạn chỉ có 3,7% [20], tuy nhiên nghiên cứu này đã thực hiện từ năm 2000 hiện tại tỷ lệ bệnh thận mạn có khuynh hướng gia tăng. Do đó chúng tôi chọn Bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối để thực hiện đề tài khảo sát tần suất bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Mục tiêu chuyên biệt 1. Tỷ lệ bệnh thận mạn, tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn. 2. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn. 3. Khảo sát mối liên quan giữa bệnh thận mạn và một số yếu tố như: tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, kiểm soát glucose máu và thiếu máu. . . 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 1.1.1. Lịch sử bệnh đái tháo đƣờng Đái tháo đường (ĐTĐ) đã được ghi nhận trong chỉ thảo Ai Cập năm 1552 trước Công nguyên. Bệnh được Celsus chẩn đoán, nhưng mãi 2 thế kỷ sau từ ―đái tháo‖ (diabetes) mới được một thầy thuốc Hy Lạp đặt với bệnh cảnh đầy đủ [21]. Năm 1674, Willis đặt tên đái nhiều chất ngọt như mật (diabetes mellitus), một thế kỷ sau Dolson chứng minh vị ngọt đó từ đường mà ra. Sau đó Mering và Minkowski (các nhà khoa học Đức) gây được bệnh ĐTĐ thực nghiệm ở chó sau phẫu thuật cắt tuỵ [49]. Năm 1875, Bouchardat lần đầu tiên chia đái tháo đường thành hai típ: đái tháo đường thể gầy và đái tháo đường thể mập và xem đái tháo đường là một hội chứng hơn là một bệnh [3]. Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã nhận giải Nobel y học về công trình nghiên cứu phân lập insulin từ tụy [19],[24],[49]. Đến năm 1936 tác giả Himsworth phân biệt ―đái tháo đường đề kháng insulin‖ và ―đái tháo đường nhạy cảm insulin‖. Đến các năm 1976 và 1985 bảng phân loại của tổ chức sức khỏe thế giới đã đưa ra từ đái tháo đường típ 1 và đái tháo đường típ 2 [24]. 1.1.2. Định nghĩa bệnh đái tháo đƣờng Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (2010): ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose máu do hậu quả khiếm khuyết tiết insulin hoặc khiếm khuyết tác dụng insulin hoặc do cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong bệnh ĐTĐ phối hợp với thương tổn, rối loạn chức năng . . 5 và suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [24],[31],[49]. 1.1.3. Dịch tễ học đái tháo đƣờng Bệnh đái tháo đường chiếm 60-70% bệnh nội tiết [21]. Theo số liệu của hiệp hội đái tháo đường quốc tế năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm 4% dân số toàn cầu, năm 2015 có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường [52]. Theo WHO, năm 2025 ước tính 300-330 triệu người mắc đái tháo đường chiếm 5,4% dân số toàn cầu. Tỷ lệ đái tháo đường típ 2 cao nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương tiếp theo là người Mỹ gốc Mehico, người Mỹ gốc Âu, tiếp đó là người Đông Nam Á và người Mỹ gốc Phi [2]. Có đến 30-50% bệnh nhân mắc ĐTĐ típ 2 không được chẩn đoán [17]. Theo nghiên cứu của tác giả Roglic, số tử vong tăng thêm do ĐTĐ ước tính lên đế 2,9 triệu người vào năm 2000, chiếm khoảng 5,2% của mọi tử vong trên toàn thế giới và đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm [66]. Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh đái tháo đường cũng đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 1,2%, 0,96% và 2,52% [3]. Mới đây theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam là 5% dân số (khoảng 4,5 triệu người) và 7,2% tại các thành phố lớn. Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu dịch tễ của tác giả Đỗ Thị Ngọc Diệp vào năm 2008 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 30 đến 69 là 7%. Tác giả Tạ Thị Tuyết Mai tỷ lệ đái tháo đường mới phát hiện ở bệnh nhân trung niên từ 40 đến 60 tuổi là 11,2% [4],[12] . . . 6 Hình 1.1: Dự báo số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới, giai đoạn 2000-2030 “Nguồn: Harrison's principles of internal medicine, 17th edition” Biểu đồ 1.1. Mười quốc gia có dân số ĐTĐ cao nhất thế giới năm 2013. “Nguồn: IDF Diabetes ATLAS, 6 edition” . . 7 1.1.4. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đƣờng [32],[31] Tiêu chuẩn chẩn đoán Tiêu chuẩn áp dụng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999, theo đó chẩn đoán ĐTĐ được khẳng định nếu có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: Glucose máu lúc đói (nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ) ≥ 7 mmol/l, ít 1. nhất hai lần. Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l, kết hợp với các triệu chứng kinh điển 2. của tăng glucose máu là: Uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sút cân. Glucose máu 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết 3. bằng 75 gram glucose ≥ 11,1 mmol/l. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - 2016) có thêm một tiêu chuẩn là HbA1c ≥ 6,5% làm với phương pháp sắc ký lỏng ở phòng thí nghiệm theo chương trình chuẩn hóa HbA1c quốc gia của Hoa Kỳ-chuẩn hóa theo nghiên cứu DCCT. Phân loại đái tháo đường:  ĐTĐ típ 1: tế bào beta bị hủy, thường dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.  ĐTĐ típ 2: có thể thay đổi từ tình trạng đề kháng insulin ưu thắng với thiếu insulin tương đối đến giảm tiết insulin chủ yếu và đề kháng insulin nhẹ.  Các típ đặc hiệu khác: - Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen. - Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. - Bệnh lý tụy ngoại tiết. - Bệnh nội tiết (hội chứng Cushing, to đầu chi, u tiết glucagon,...). . . 8 - Tăng glucose huyết do thuốc, hóa chất (vacor, pen tamidin, corticoid, hormon tuyến giáp, diazoxid...). - Nhiễm siêu vi như Rubella bẩm sinh hay Cytomegalovirus. - Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không thường gặp khác.  ĐTĐ thai kỳ. Trong đó ĐTĐ típ 1 và típ 2 chiếm đa số. 1.1.5. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này. Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Trong đó hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm. Nhiễm toan ceton là tình trạng thiếu hụt insulin máu trầm trọng, giảm thể tích tuần hoàn, gây tăng áp lực thẩm thấu, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc và điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10% [22]. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao >8g/L, áp lực thẩm thấu máu tăng >350 mosmol/kg gây tình trạng mất nước, suy thận, có đường niệu. Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [16],[22] . Các biến chứng mạn của ĐTĐ được phân chia thành hai loại là biến chứng mạch máu và không phải mạch máu [1],[17] . Trong đó biến chứng thận do đái tháo đường là một biến chứng quan trọng nhất. . . 9 - Các biến chứng mạch máu: + Biến chứng mạch máu nhỏ: Biến chứng mắt, biến chứng thần kinh. + Biến chứng mạch máu lớn bao gồm: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên. - Các biến chứng không phải mạch máu bao gồm: + Bệnh lý thần kinh tự động: tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu... + Bệnh lý thần kinh. + Biến chứng nhiễm trùng. + Biến chứng bàn chân 1.2. BIẾN CHỨNG THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ 1.2.1. Sinh lý bệnh: Cơ chế tổn thương thận trong đái tháo đường phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó hai thay đổi chức năng quan trọng trong bệnh nhân ĐTĐ là thay đổi chuyển hóa và thay đổi huyết động (tăng áp lực cầu thận) đóng vai trò chính dẫn tới những thay đổi một loạt các yếu tố biến đổi trong cấu trúc thận [71]. Đối với ĐTĐ típ 1, diễn biến bệnh thận mạn sẽ thông qua 5 giai đoạn : tăng lọc cầu thận -> thay đổi cấu trúc dày màng đáy cầu thận và tăng sinh trung mô -> tiểu đạm vi lượng -> suy thận mạn [15]. Đối với ĐTĐ típ 2 thì có sự khác biệt do có sự góp phần của nhiều yếu tố như thời gian đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu tạo nên cơ chế bệnh sinh phức tạp nên ngay lúc mới chẩn đoán có thể bệnh nhân đã có tăng huyết áp, tiểu albumin. Ngoài ra, khoảng 20% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 diễn tiến đến đến bệnh thận mạn nhưng không có albumin trong nước tiểu [46]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất