Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào lông nội sọ...

Tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào lông nội sọ

.PDF
126
1
91

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ TRẦN THỊ MAI LINH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SAO BÀO LÔNG NỘI SỌ LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ TRẦN THỊ MAI LINH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SAO BÀO LÔNG NỘI SỌ Chuyên ngành: Ngoại Thần Kinh & Sọ Não Mã số: CK 62 72 07 20 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS.BS. HUỲNH LÊ PHƢƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 . . . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả TRẦN THỊ MAI LINH . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3 1.1. Lịch sử điều trị u sao bào và u sao bào lông....................................................3 1.1.1. Trên thế giới............................................................................................3 1.1.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................6 1.2. Mô học của u sao bào .....................................................................................8 1.2.1. U sao bào ................................................................................................8 1.2.2. Bệnh nguyên ...........................................................................................9 1.2.3. Các phân loại u sao bào ........................................................................11 1.2.4. U sao bào lông ......................................................................................12 1.3. Đặc điểm lâm sàng của u sao bào lông..........................................................14 1.3.1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ ................................................................14 1.3.2. Dấu hiệu thần kinh khu trú ...................................................................16 1.4. Hình ảnh học của u sao bào lông ...................................................................17 1.4.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não ...................................................................17 1.4.2. Chụp cộng hưởng từ sọ não ..................................................................18 1.5. Điều trị phẫu thuật .........................................................................................25 1.5.1. Trước phẫu thuật ...................................................................................25 1.5.2. Kỹ thuật mổ ..........................................................................................26 1.5.3. Điều trị hậu phẫu ..................................................................................26 1.6. Các phương pháp điều trị khác ......................................................................27 . . CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............28 2.1 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................28 2.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................28 2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................28 2.4 Tiêu chuẩn chọn bệnh ....................................................................................28 2.5 Tiêu chuẩn loại trừ .........................................................................................28 2.6 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................43 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ....................................................................43 3.2 Kết quả điều trị phẫu thuật.............................................................................52 3.3 Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật lấy u sao bào lông ...................58 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................72 4.1 Kết quả điều trị phẫu thuật.............................................................................72 4.2 Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật lấy u sao bào lông ...................91 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BỆNH ÁN PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACS : American cancer society BRAF : B-Raf CHT : Cộng hưởng từ (MRI) CLVT : Cắt lớp vi tính (CT scan) CT scan : Computed tomography scan DNT : Dãn não thất FLAIR : Fluid attenuated inversion recovery GCS : Glasgow coma scale GOS : Glasgow outcome scale IDH : Isocitrate dehydrogenase KPS : Karnofski performance scale MRI : Magnetic Resonance Imaging PTV : Phẫu thuật viên RNA : Ribonucleic acid TM : Tĩnh mạch T1W : T1-weighted images T2W : T2-weighted images TSC : Tuberous sclerosis complex USB : U sao bào . . USBL : U sao bào lông VP shunt : Ventriculoperitoneal shunt WHO . : World Health Organization . DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH - VIỆT American cancer society : Hiệp hội ung thư Mỹ Astrocytoma : U sao bào Computed tomography scan : Chụp cắt lớp vi tính Endoscopic third ventriculostomy : Nội soi mở sàn não thất III External ventricular drainage : Dẫn lưu não thất ra ngoài Fluid attenuated inversion recovery : Hiện tượng hồi phục đảo ngược đồng hóa dịch Glasgow coma scale : Thang điểm hôn mê Glasgow Glasgow outcome scale : Thang điểm kết cục Glasgow Karnofski performance scale : Chỉ số hoạt động cơ thể Karnofski Magnetic Resonance Imaging : Hình ảnh cộng hưởng từ Pilocytic astrocytoma : U sao bào lông Tuberous sclerosis complex : Xơ cứng củ phức tạp Ventriculoperitoneal shunt : Dẫn lưu não thất vào ổ bụng World Health Organization : Tổ chức y tế thế giới . 0. DANH MỤC CÁC BẢNG Số thứ tự Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân độ u sao bào theo WHO 2007 ....................................................... 11 Bảng 2.1: Thang điểm hôn mê Glasgow ................................................................ 31 Bảng 2.2: Phân độ hoạt động cơ thể theo WHO .................................................... 31 Bảng 2.3: Đối chiếu giữa 3 hệ thống đánh giá ....................................................... 32 Bảng 2.4: Thang điểm hoạt động cơ thể Karnofsky (KPS) ................................... 33 Bảng 2.5: Thang điểm hoạt động cơ thể Lansky .................................................... 33 Bảng 3.1: Tỉ lệ theo nhóm tuổi ............................................................................... 43 Bảng 3.2: Phân bố vị trí u và nhóm tuổi................................................................. 47 Bảng 3.3: Kích thước và vị trí u ............................................................................. 49 Bảng 3.4: Đặc điểm nốt ở thành nang .................................................................... 51 Bảng 3.5: Đặc điểm phù quanh u ........................................................................... 52 Bảng 3.6: Đặc điểm mổ lấy u ................................................................................. 53 Bảng 3.7: Mức độ lấy u và vị trí u .......................................................................... 54 Bảng 3.8: Mức độ truyền máu ................................................................................ 55 Bảng 3.9: Biến chứng của phẫu thuật..................................................................... 56 Bảng 3.10: Các trường hợp tái phát u .................................................................... 58 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả WHO ................................. 58 . 1. Bảng 3.12: Mối liên quan giữa giới tính và kết quả WHO lúc xuất viện .............. 59 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nơi sinh sống và kết quả WHO ............................ 60 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa triệu chứng động kinh với kết quả WHO ............. 60 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa triệu chứng mờ mắt với kết quả WHO ................. 61 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa triệu chứng yếu chi với kết quả WHO ................. 61 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa triệu chứng rối loạn dáng đi với kết quả WHO.... 62 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa triệu chứng đau đầu với kết quả WHO ................ 62 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa triệu chứng nôn ói với kết quả WHO ................... 63 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa triệu chứng chóng mặt với kết quả WHO ............ 63 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa điểm GCS trước mổ và kết quả WHO lúc xuất viện .......................................................................................................................... 64 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa vị trí u và kết quả WHO ....................................... 64 Bảng 3.23: Mối liên quan giữa kích thước u và kết quả WHO .............................. 65 Bảng 3.24: Mối liên quan giữa mức độ lấy u và kết quả WHO ............................. 65 Bảng 3.25: Mối liên quan giữa đầu nước trước mổ và kết quả WHO ................... 66 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa xuất huyết trong u và kết quả WHO .................... 67 Bảng 3.27: Mối liên quan giữa hình ảnh nốt thành và kết quả WHO .................... 67 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa vị trí u và tỉ lệ tái phát .......................................... 68 Bảng 3.29: Mối liên quan giữa kích thước u và tỉ lệ tái phát ................................. 69 Bảng 3.30: Mối liên quan giữa mức độ lấy u và tỉ lệ tái phát ................................ 69 Bảng 3.31: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tỉ lệ tái phát..................................... 70 . 2. Bảng 3.32: Mối liên quan giữa giới tính và tỉ lệ tái phát ....................................... 70 Bảng 4.1: So sánh kích thước u giữa các tác giả .................................................... 77 Bảng 4.2: Đặc điểm xuất huyết trong USBL giữa các nghiên cứu ........................ 79 . 3. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Số thứ tự Trang Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ theo giới tính ............................................................................. 44 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ theo nhóm tuổi và giới tính ....................................................... 44 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ theo nơi sinh sống của bệnh nhân ............................................. 45 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ các triệu chứng khởi phát bệnh ................................................. 46 Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ vị trí u ........................................................................................ 47 Biểu đồ 3.6: Kích thước u ...................................................................................... 49 Biểu đồ 3.7: Đặc điểm bản chất của u .................................................................... 51 Biểu đồ 3.8: Mổ đặt VP Shunt ............................................................................... 53 Biểu đồ 3.9: Kết quả WHO lúc xuất viện................................................................. 5 . 4. DANH MỤC CÁC HÌNH Số thứ tự Tên hình Trang Hình 1.1: Tế bào 2 cực, thon dài như lông ............................................................. 13 Hình 1.2: Những sợi Rosenthal .............................................................................. 14 Hình 1.3: USB ở tiểu não trên CT scan.................................................................. 18 Hình 1.4: USBL trên MRI ...................................................................................... 20 Hình 1.5: USBL vùng giao thoa – hạ đồi ............................................................... 21 Hình 1.6: USBL dây thần kinh thị giác .................................................................. 22 Hình 1.7: USB thùy thái dương.............................................................................. 22 Hình 1.8: USBL thùy đính ..................................................................................... 23 Hình 1.9: USBL dạng nhú nhầy vùng giao thoa – hạ đồi ...................................... 24 Hình 1.10: USBL dạng nhú nhầy trên CHT........................................................... 25 Hình 2.1: Tư thế phẫu thuật ................................................................................... 35 Hình 2.2: Kỹ thuật mổ vi phẫu. .............................................................................. 36 Hình 2.3: Kỹ thuật mổ vi phẫu (tiếp theo) ............................................................. 37 Hình 2.4: Tư thế “park bench” và đường rạch da cạnh giữa ................................. 38 Hình 2.5: Mổ lấy u ................................................................................................. 38 Hình 2.6: Tư thế phẫu thuật các u vùng trán .......................................................... 39 Hình 2.7: Các đường mở sọ u vùng trán ................................................................ 39 . 5. Hình 2.8: Tư thế bệnh nhân phẫu thuật các u vùng thái dương ............................. 40 Hình 2.9: Các đường mở sọ u vùng thái dương ..................................................... 40 Hình 2.10: Tư thế phẫu thuật các u vùng chẩm ..................................................... 40 Hình 2.11: Đường mở sọ u vùng chẩm .................................................................. 41 . 6. MỞ ĐẦU Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ (ACS) năm 2017, u não chiếm tỉ lệ 4,1% trong tổng số các loại ung thư mới phát hiện của cơ thể [80], nằm trong nhóm 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh lý ung thư. Số bệnh nhân u não ở Mỹ là hơn 23.000 trường hợp [Error! Reference source not found.]. Tỉ lệ mắc u não tại Mỹ giai đoạn 2010-2014 là 6,6/100.000 dân, trong khi đó thống kê năm 2000 tại Việt Nam là 1,3/100.000 dân. Theo ghi nhận ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1977 thì tỉ lệ u não và hệ thần kinh trung ương chiếm tỉ lệ 1,6% các loại ung thư [1],[13]. Đến năm 2000, tỉ lệ này là 2% [13]. Điều này cho thấy rằng xuất độ u não có khuynh hướng gia tăng trong vài thập niên gần đây. Tuy u não có xuất độ thấp hơn các loại ung thư khác nhưng tỉ lệ tử vong cao. Trong số u nguyên phát của hệ thần kinh trung ương, u sao bào (USB) là loại u thường gặp nhất với số ca mới hằng năm tại Mỹ là 16.000 ca [Error! Reference source not found.],[49]. Đây là loại u trong trục phổ biến xuất phát từ tế bào sao. U sao bào có thể phát triển ở mọi vị trí trong não và gặp ở các độ tuổi khác nhau. U sao bào bao gồm các loại: u sao bào lông, u sao bào lan tỏa, u sao bào thoái sản và u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng. Trong các loại trên, u sao bào lông (USBL) được xếp trong nhóm u sao bào có độ ác thấp. U sao bào lông chỉ chiếm 0,6 – 5,1% u nội sọ và 1,7 – 7% của u thần kinh đệm [9],[13],[21]. Nhưng u sao bào lông là một trong những u thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ, chiếm 30% trong nhóm u tế bào thần kinh đệm ở trẻ em [54]. Một số nghiên cứu chỉ ra tần suất mắc USBL ước tính 4,8/1 triệu người trong một năm. Tỉ lệ sống 5 năm thường cao, dao động tuỳ theo các nghiên cứu khác nhau từ 77% đến 95% [1],[54]. Do đó, tỉ lệ tử vong của u sao bào lông không chỉ phụ thuộc vào độ mô học mà còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, vị trí, kích thước và phương pháp phẫu thuật lấy u. Vấn đề chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời bằng những phương pháp mổ thích hợp là những yêu cầu cần thiết. Những thập niên đầu thế kỷ XX, các . 7. u não nói chung được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, mạch não đồ, não thất đồ và sau đó là phẫu thuật thăm dò, nên kết quả còn nhiều hạn chế. Theo bốn thập niên qua, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời các phương tiện chẩn đoán hiện đại như máy cắt lớp điện toán, máy cộng hưởng từ, máy chụp hình mạch máu xóa nền bằng kỹ thuật số giúp chẩn đoán chính xác và kịp thời các khối u nội sọ. Từ khi phương pháp vi phẫu thuật ra đời với những phương tiện ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện cho ngành phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thần kinh nói riêng có những bước phát triển không ngừng. Hiện nay, việc sử dụng kính vi phẫu trong phẫu thuật mổ lấy u não nói chung và USB nói riêng ngày càng được mở rộng tại nhiều trung tâm y khoa của Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về USB được thực hiện tại nước ta từ nhiều lĩnh vực bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và đột biến gen sinh u trên nhiều nhóm đối tượng bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về USBL - một phân nhóm của USB. Phẫu thuật lấy toàn bộ USBL là đặc biệt cần thiết, giúp cải thiện được thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân. Căn cứ theo tài liệu y văn và những dữ liệu lâm sàng thu thập được, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào lông nội sọ” với mong muốn được đóng góp một phần trong điều trị bệnh lý u não, bên cạnh đó nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong và di chứng cho người bệnh. Quá trình thực hiện bao gồm 2 mục tiêu sau: Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật của u sao bào lông nội sọ Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào lông nội sọ . 8. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ U SAO BÀO VÀ U SAO BÀO LÔNG 1.1.1. Trên thế giới Harvey William Cushing (1869-1939), người sáng lập hội phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ, là một trong những người có đóng góp to lớn nhất trong phẫu thuật u não trong rất nhiều khía cạnh, từ những hiều biết về giải phẫu, sinh lý, bệnh học u não, đến những kỹ thuật trong cuộc mổ. Phẫu thuật u tế bào đệm giai đoạn đầu chủ yếu là giải ép, được áp dụng rộng rãi cho đến năm 1940. Sau đó quan điểm phẫu thuật thay đổi với chiều hướng lấy u [98]. Cushing đã phẫu thuật hơn 2000 trường hợp u não. Ông chấp nhận quan điểm phẫu thuật lấy u triệt để đồng thời bảo tồn mô não kế cận. Năm 1901-1912, tỷ lệ tử vong phẫu thuật u tế bào đệm của Cushing là 30,9%, nhưng trong thời gian sau đó tỷ lệ này giảm xuống còn 11% [86]. USBL ban đầu được xác định trong một nghiên cứu 76 trường hợp USB ở tiểu não của Harvey Cushing vào năm 1931 [40]. Trong báo cáo đầu tiên này, USBL xuất hiện đơn độc đặc biệt ở vị trí tiểu não, có giới hạn rõ, thâm nhiễm ít vào mô não xung quanh và có tỉ lệ sống còn cao nhất trong nhóm u tân sinh ở não [40]. Đến năm 1920, liệu pháp xạ trị được xử dụng để điều trị u tế bào đệm ở não. Cho đến ngày nay, phương pháp này vẫn còn giữ vai trò rất quan trọng trong điều trị u tế bào đệm. Trong thế kỷ XX, các phương pháp khác như là hóa trị, liệu pháp miễn dịch, nhiệt liệu pháp, liệu pháp quang động đã được giới thiệu và cũng thu được một số kết quả [30] Năm 1946, Virchow mô tả lân đầu tiên đặc điểm mô thần kinh đệm và đưa ra bảng phân loại u não có liên quan đến các tế bào thần kinh đệm [16]. Tuy nhiên cách phân loại này khó khăn trong áp dụng thực tế và không thực sự tốt trong tiên lượng. Năm 1949, Kernohan và cộng sự đưa ra hệ thống phân độ 4 bậc dựa trên mức độ biệt hóa, tính theo tỷ lệ cao nhất đến thấp nhất của mô bình thường, tương ứng với sự tăng nổi trội đặc tính thoái sản ở những u có độ ác cao. USB độ III và IV được xem u nguyên bào thần kinh đệm và rất khó để phân biệt hoàn toàn hai u này. Hệ thống phân độ của Kernohan là nền tảng phân độ mô học u tế bào đệm. Hệ . 9. thống này vẫn chưa hoàn hảo vì USB độ thấp biệt hóa cao (Well-differentiated low grade astrocytoma) và USBL được xếp vào nhóm I. Ngày nay, những u này được xem là khác biệt, dựa vào đặc điểm sinh học và tiên lượng [76]. Năm 1995, Nitta và Sato nghiên cứu 101 trường hợp u sao bào ác tính trên lều được điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, kết quả phẫu thuật lấy toàn bộ u cho kết quả tốt hơn lấy một phần hay gần hết u [98]. Các nghiên cứu gần đây chứng minh thời gian sống còn của bệnh nhân, chất lượng sống phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lấy u. Và quan trọng hơn là phải cân bằng khả năng lấy u với việc bảo tồn các vùng chức năng của não [34] [38]. Một nghiên cứu phân tích đa trung tâm với 90 báo cáo từ năm 1990 - 2000, bao gồm 8091 bệnh nhân u tế bào thần kinh đệm ở những vùng chức năng được phẫu thuật, tỷ lệ khiếm khuyết thần kinh sau mổ là 3,4% ở những bệnh nhân có sử dụng phương pháp lập bản đồ trong mổ bằng kích thích điện sinh lý, 8,2% ở những bệnh nhân không sử dụng phương pháp này. Tỷ lệ lấy gần hết u ở hai đối tượng lần lượt là 75% và 58%. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng xác định được bản đồ các vùng chức năng [38]. Năm 2004, tác giả Kelly K. Koeller mô tả đặc điểm hình ảnh học đặc hiệu cho USBL trên hình ảnh CHT là một khối tổn thương dạng nang có nốt bắt thuốc ở thành nang, phù hiếm gặp. Những đặc điểm khác của u thì không đặc hiệu như vị trí của u có thể gặp ở mọi vị trí trong hệ thần kinh trung ương như: tiểu não, đường dẫn truyền thị giác, đồi thị, tủy sống… Tính chất vôi hóa của USBL tuy ít gặp nhưng thường thấy ở u nằm trên đường dẫn truyền thị giác, vùng hạ đồi – đồi thị và u có xu hướng trải rộng ra xung quanh [57]. Năm 2007, WHO đưa ra bảng phân loại các khối u của hệ thần kinh trung ương. Đây là lần phân chia thứ 7 được WHO đưa ra và hiện đang được sử dụng rộng rãi. Những lần trước đó, sự phân độ cơ bản dựa đi theo nguyên lý được đưa ra của Bailey và Cushing (1926), dựa vào đặc tính hình thái học và hóa mô miễn dịch [42]. Hiện nay, u sao bào được chia làm 9 loại, trong đó có 4 loại u sao bào độ ác . 0. tính cao, đó là U sao bào thoái sản (độ III), u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (độ IV), u nguyên bào thần kinh đệm đa hình tế bào khổng lồ (độ IV), Gliosarcoma (độ IV). U nguyên bào thần kinh đệm tế bào khổng lồ và Gliosarcoma là các dạng mô học ít gặp của u nguyên bào thần kinh đệm [42]. Trong năm 2007, tác giả Carsten Stuer báo cáo 44 trường hợp USBL ở người lớn trong vòng 10 năm với kết quả khá bất ngờ ở thời điểm đó do kết quả giải phẫu bệnh USBL có mức độ ác tính cao với 5% USBL có WHO độ III ở lần mổ đầu tiên và 9% độ III ở lần phẫu thuật lấy u tái phát. Tỉ lệ tái phát được ghi nhận lên đến 30% và tỉ lệ tử vong là 18%. USBL vị trí trên lều cũng chiếm tỉ lệ 45%. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ phẫu thuật lấy u và phân độ giải phẫu bệnh là yếu tố tiên lượng cho sống còn của bệnh nhân. Việc cố gắng lấy được càng nhiều u là yếu tố quan trọng chính yếu cho tình trạng lâm sàng của bệnh nhân về sau. Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, những ứng dụng hình ảnh học (từ siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ…) và chất phát huỳnh quang trong mổ được áp dụng ở nhiều trung tâm và gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả và lợi ích thực sự các kỹ thuật này [28]. Năm 2014, nhiều nghiên cứu của các tác giả Acerbi, Piquer tiến hành các phẫu thuật dùng chất huỳnh quang hỗ trợ trong mổ cho thấy tính an toàn và tỉ lệ cải thiện khả năng lấy trọn u đáng kể. [3131] Năm 2016, Ahmed Adullah sử dụng cộng hưởng từ chức năng để tìm ra vùng chức năng đồng thời lập kế hoạch phẫu thuật có hiệu quả tương đương với phương pháp kích thích điện thế trong mổ. Điều này giúp các phẫu thuật viên có một công cụ hữu ích. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được nghiên cứu thêm về tính hiệu quả và tính an toàn, nhất là đối với những nước có nguồn tài nguyên kỹ thuật hạn chế [26] Ngày nay, xuất hiện càng nhiều các nghiên cứu về sinh học phân tử, nổi bật lên vai trò của các đột biến gien và kéo theo các nghiên cứu trong ngành hóa dược trong các điều trị các thuốc đánh trúng đích. Một trong các đột biến được nghiên cứu nhiều nhất đó là các đột biến IDH1 (isocitrate dehydrogenase 1). Đột biến IDH1 trong nhiều nghiên cứu có mối liên quan tới thời gian sống còn dài hơn và vì .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất