Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Hợp đồng thực hiện một số công việc...

Tài liệu Hợp đồng thực hiện một số công việc

.DOCX
7
186
75

Mô tả:

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT DÂN SỰ 3 ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC 1. Khái quát chung về hợp đồng có đối tượng là công việc 1.1. Định nghĩa hợp đồng có đối tượng là công việc Sự thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự mà theo đó, một bên thực hiện một công việc nhất định cho bên kia trong một thời hạn theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định 1.2. Các loại hợp đồng thực hiện một công việc - Hợp đồng dịch vụ - Hợp đồng gia công - Hợp đồng gửi giữ 1.3. Các đặc điểm của hợp đồng có đối tượng là công việc - Mang các đặc điểm chung của hợp đồng - Đối tượng là công việc có kết quả không tạo ra tài sản mới (trừ hợp đồng gia công) - Là loại hợp đồng song vụ - Là loại hợp đồng đền bù, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác - Chủ thể thực hiện công việc ngoài việc có năng lực chủ thể dân sự, còn có thể phải chịu các điều kiện nhất định hoặc phải có chứng chỉ, giấy phép cho phép thực hiện công việc - Tính chất, nội dung, phương thức thực hiện, kết quả công việc căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên, ngoài ra còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện được qui định trong pháp luật. 2. Hợp đồng dịch vụ 2.1. Khái niệm ( Điều 513 BLDS 2015) Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. 2.2. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ ( Điều 514 BLDS) Công việc có tính chất dịch vụ không tạo ra tài sản mới - Điều kiện về công việc: + Có khả năng thực hiện + Tính chất, nội dung, mục đích của công việc không trái pháp luật và đạo đức xã hội + Nếu pháp luật qui định phải tuân thủ các điều kiện dịch vụ. 2.3. Đặc điểm - Hợp đồng có đền bù - Hợp đồng song vụ - Đối tượng là công việc có tính chất dịch vụ không tạo ra kết quả mới - Công việc được thực hiện trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định. Lưu ý: nguyên tắc xác định thời hạn của hợp đồng dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn. Nội dung - Điều khoản cơ bản; - Điều khoản thông thường; - Điều khoản tùy nghi Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng dịch vụ khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: tính chất, khối lượng công việc) 2.4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ Xác định theo hình thức của hợp đồng: - Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng - Hợp đồng bằng văn bản thường: tính từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng. - Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký: tính từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký (Trừ trường hợp pháp luật qui định khác) 2.5. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ a. Bên cung ứng dịch vụ – Chủ thể cung cấp hoặc thực hiện dịch vụ - Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng dịch vụ - Phải mang quốc tịch Việt Nam và được phép hành nghề ở Việt Nam - Nếu pháp luật qui định thì phải đảm bảo các điều kiện thực hiện công việc dịch vụ: được cấp chứng chỉ, giấy phép hành nghề hoặc kinh doanh… b. Bên thuê dịch vụ – chủ thể thuê bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc - Phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ hợp đồng dịch vụ - Nếu pháp luật qui định về các điều kiện thuê dịch vụ thì phải đảm bảo các điều kiện đó 2.6. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ a. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ  Nghĩa vụ - Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi. - Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. - b. -  Quyền Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ  Nghĩa vụ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.  Quyền - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc. - Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. 2.7. Trả tiền dịch vụ a. Phương thức xác định giá dịch vụ - Theo thỏa thuận các bên - Nếu không có thỏa thuận thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. - Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. b. Phương thức thanh toán giá dịch vụ - Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.8. Chấm dứt hợp đồng dịch vụ - Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ) - Chấm dứt theo thỏa thuận - Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ - Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; - Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng 2.9. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành. 3. Hợp đồng gửi giữ a. Khái niệm Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng mà trong đó một bên (bên gửi giữ) chuyển giao tài sản của mình cho bên kia (bên nhận gửi giữ) gìn giữ, bảo quản trong một thời hạn nhất định và bên gửi giữ thanh toán tiền công cho bên nhận gửi giữ nếu có thỏa thuận. b. Đặc điểm - Mang các đặc điểm chung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện nói riêng; - Bản chất của hợp đồng gửi giữ: Bên gửi giữ chuyển giao quyền chiếm hữu tạm thời tài sản gửi giữ cho bên nhận gửi giữ để gìn giữ, bảo quản tài sản đó mà không có quyền sử dụng, định đoạt. Ngoài trừ, việc sử dụng tài sản gửi gắn liền với công việc gửi giữ hoặc các bên có thỏa thuận khác; - Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. c. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ - Công việc gìn giữ, bảo quản tài sản gửi giữ: Phòng ngừa các hành vi chiếm hữu trái pháp luật đối với tài sản, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro, sự hao mòn tự nhiên của tài sản… d. Hình thức của hợp đồng gửi giữ - Bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật qui định hình thức bắt buộc thì phải tuân thủ theo hình thức đó; - Một số hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu. e. Chủ thể của hợp đồng gửi giữ – Nội dung 14 - Bên gửi giữ: Chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu tài sản? Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung gửi giữ… - Bên nhận gửi giữ: các chủ thể có đăng kinh doanh hoặc không có đăng ký kinh doanh. Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng gửi giữ. Nếu pháp luật yêu cầu các điều kiện riêng về chủ thể và hành nghề thì bên nhận gửi giữ phải đảm bảo các điều kiện này. f. Giá gửi giữ (đối với hợp đồng có đền bù) - Theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định g. Thời hạn gửi giữ – Nội dung 16 - Theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định. Lưu ý: trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn. 4. Hợp đồng gia công a. Khái niệm - Hợp đồng gia công là hợp đồng mà theo đó, bên nhận gia công phải thực hiện một công việc có kết quả là tạo ra một tài sản mới theo khuôn mẫu và nguyên, vật liệu của bên thuê gia công b. Đặc điểm: - Mang đặc điểm chung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng có đối tượng là công việc nói riêng; - Là loại hợp đồng có đối tượng là công việc có kết quả tạo ra tài sản mới; - Kết quả của công việc gia công phải theo khuôn mẫu mà bên gia công yêu cầu. Lưu ý: Nếu pháp luật đã qui định tiêu chuẩn riêng cho tài sản gia công thì bên gia công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn này; - Là loại hợp đồng đền bù. c. Hình thức của hợp đồng - Hợp đồng miệng; - Hợp đồng văn bản, có thể phải theo hình thức được qui định trong pháp luật. d. Đối tượng của hợp đồng gia công - Công việc được vật thể hóa (tạo ra một tài sản mới, có tính chất, tính năng sử dụng mới từ các nguyên, vật liệu ban đầu): - Về nguyên tắc, nguyên, vật liệu tạo ra tài sản mới do bên gia công cung cấp Lưu ý: Xác định các tiêu chuẩn từ phía pháp luật áp đặt cho cho công việc gia công và tài sản gia công e. Chủ thể của hợp đồng gia công - Bên gia công: người có yêu cầu về tạo ra tài sản mới theo khuôn mẫu của họ. Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp vói tính chất, nội dung hợp đồng gia công; - Bên nhận gia công: Người thực hiện công việc gia công. Phải đảm bảo năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng gia công. Ngoài ra, nếu pháp luật qui định các tiêu chuẩn, điều kiện riêng về chủ thể, hành nghề thì bên gia công phải tuân thủ. Lưu ý: Xác định bên gia công trong các trường hợp bên gia công không phải là chủ sở hữu nguyên, vật liệu; nguyên, vật liệu không đảm bảo số lượng, chất lượng để tạo ra tài sản theo khuôn mẫu mà bên gia công đặt ra. f. Nội dung của hợp đồng gia công - Điều khoản cơ bản; - Điều khoản thông thường; - Điều khoản tùy nghi Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng gia công khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: không thỏa thuận về khuôn mẫu đối với tài sản mới…) g. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gia công - Quyền và nghĩa vụ của bên gia công. Lưu ý: Trách nhiệm của bên gia công khi họ sử dụng nguyên, vật liệu của người khác, chậm tiếp nhận tài sản gia công, họ sử dụng tài sản gia công làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ… - Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công: Lưu ý: Trách nhiệm của bên nhận gia công trong trường hợp họ đưa tài sản tài sản gia công vào các giao dịch dân sự, thương mại; Tài sản gia công không đúng với khuôn mẫu của bên gia công; Trách nhiệm của bên nhận gia công khi không chuyển giao, chậm - - - chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng, không đủ tài sản gia công cho bên gia công; Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng gia công. h. Chấm dứt hợp đồng gia công Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ); Chấm dứt theo thỏa thuận; Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ; Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan