Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum...

Tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum

.DOC
40
5156
66

Mô tả:

nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum” giúp chúng ta đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách miền núi, chính sách cho người nghèo trong thời gian qua và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện tốt các chính sách này của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian đến
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum Sinh viên thực hiện : Dương Thị Lam Giang Lớp : B14K19.3PHKT Giảng viên hướng dẫn : Đào Thị Nhung Kon Tum, Tháng 4 năm 2016 0 UBND TỈNH KON TUM BAN DÂN TỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP Kính gửi: Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong thời gian từ ngày 20/ 02 / 2014 đến ngày 29 /4 / 2016, Đơn vị chúng tôi có nhận sinh viên Dương Thị Lam Giang MSSV ........................ của Trường đến thực tập tại đơn vị, Sau khi hoàn tất quá trình thực tập, chúng tôi có nhận xét về tinh thần, thái độ,năng lực thực tập của sinh viên Dương Thị Lam Giang như sau: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Kon Tum, Ngày ... tháng ... năm ... Lãnh đạo đơn vị (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ...., Ngày ... tháng ... năm ... (Ký, ghi rõ họ và tên) 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................4 I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................4 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................5 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................5 V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI..................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................6 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ........................6 1.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ...................................6 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN TỘC ....................6 1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC ...................................................7 1.4 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC .............................7 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA .............................................10 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG .................................................................10 2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.........................................................17 2.3. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH KON TUM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ...........................................................................21 2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ..................................................................22 2.4.1. Các chính sách đầu tư sử dụng nguồn lực, chính sách đầu tư phát triển bền vững.........................................................................................................................22 2.4.2. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề.....................................26 2.4.3. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.....................................................27 2.4.4. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số ........................28 2.4.5. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, chính sách phát triển thể dục, thể thao, chính sách phát triển du lịch ..........................................................................29 2.4.6. Chính sách y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe .............................................30 2.4.7. Chính sách thông tin - truyền thông .............................................................30 2.4.8. Chính sách phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý ..........................................30 2.4.9. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái .......................................................31 2.4.10. Chính sách quốc phòng, an ninh .................................................................31 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................32 2.6. HẠN CHẾ ........................................................................................................33 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................35 KẾT LUẬN ............................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................38 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển", “thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam”1 là những quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Kon Tum đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS. Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là một tỉnh nghèo trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao... Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum” giúp chúng ta đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách miền núi, chính sách cho người nghèo trong thời gian qua và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện tốt các chính sách này của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian đến. 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 70, 81 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề tài có mục đích đánh giá những ưu điểm, phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chú trọng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh. 5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về chính sách dân tộc Chương 2 - Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum trong thời gian qua Chương 3 - Đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt chính sách dân tộc ở tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một hệ thống chủ trương, giải pháp tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc là nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các DTTS có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp. Chính sách dân tộc nằm trong chính sách xã hội nhưng không đồng nhất với chính sách xã hội, vì chính sách xã hội là chính sách về con người, chăm lo bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, nó chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa các dân tộc để có chủ trương, giải pháp phù hợp đối với các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính sách miền núi có nội dung quan trọng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, vì đồng bào các DTTS thường sống ở miền núi, nhưng giữa hai chính sách này không đồng nhất. Vì chính sách dân tộc chỉ quan tâm đến các điều kiện đặc thù của các DTTS, trong khi đó ở miền núi không chỉ có đồng bào các DTTS mà còn có số lượng đáng kể dân tộc Kinh lên sinh sống. Có nhiều cách phân loại chính sách dân tộc khác nhau, theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung chính sách dân tộc được chia làm 13 nhóm chính sách: đầu tư và sử dụng nguồn lực; đầu tư phát triển bền vững; phát triển giáo dục và đào tạo; cán bộ người DTTS; người có uy tín ở vùng DTTS; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển thể dục, thể thao vùng DTTS; phát triển du lịch vùng DTTS; y tế, dân số; thông tin - truyền thông; phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; bảo vệ môi trường, sinh thái; quốc phòng, an ninh. 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ DÂN TỘC Dưới góc độ hoạt động của các nhà cách mạng vì giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen luôn quan tâm và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức và thuộc địa. Để giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để trên lập trường giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen chủ trương tiến hành thủ tiêu Nhà nước tư sản xây dựng một nhà nước kiểu mới, không còn đối kháng giai cấp nữa. 6 Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc, dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga, Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh dân tộc”. Theo Lênin, các dân tộc dù lớn hay là nhỏ dù đông người hay ít người đều có nghĩa vụ, quyền lợi ngang nhau mà không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa với dân tộc khác. Đây là sự bình đẳng hoàn toàn, một sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC Sinh thời, vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Người luôn kêu gọi và chủ trương các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam phải bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau. Trong thư gửi Đại hội các DTTS Miền Nam tại Pleiku từ ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”2. Đây chính là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong chính sách dân tộc của mình là: “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”3. 1.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Giai đoạn 1930 - 1945, từ sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong giai đoạn này, Nước ta ở hoàn cảnh một cổ hai tròng, chịu số phận của một dân tộc thuộc địa nửa phong kiến. Vấn đề dân tộc - quốc gia là mục tiêu hàng đầu có ý nghĩa tác động chi phối đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với với chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Do đó, ngay sau khi giành độc lập, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập Nha Dân tộc thiểu số để theo dõi, quản lý các vấn đề dân tộc. Giai đoạn 1945 - 1954, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Giai đoạn này, nhân dân cả nước lại một lần nữa bước vào trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại Đại hội lần thứ II (02/1951), Đảng ta đã khẳng định: các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ 2 3 Sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958, t.1, tr.85-86 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 70 7 nhau để kháng chiến và kiến quốc, kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây thù hằn, chia rẽ dân tộc của đế quốc và lũ Việt gian. Đồng thời, cải thiện đời sống cho các DTTS, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo để họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục. Giai đoạn 1955 - 1975, kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ở giai đoạn này, tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hoà bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất Đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới. Giai đoạn 1976 đến nay, Nước ta hoàn toàn được giải phóng, kiến thiết, mở cửa và hội nhập quốc tế. Từ sau ngày Đất nước hoàn toàn được giải phóng, công tác dân tộc một lần nữa được khẳng định, bổ sung, cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội IV của Đảng (1976): thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt các dân tộc đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Quan điểm này tiếp tục được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ở Nước ta, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS.”4. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác dân tộc làm tiền đề cho sự ra đời hàng loạt chính sách nhằm giúp đỡ đồng bào các dân tộc dần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, xóa bỏ dần những hủ tục, thành kiến lạc hậu, cụ thể như: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị (khóa VI) về một chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị định số 05/2011/NĐ- 4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.244 8 CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định 449/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020… 9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Toàn tỉnh có 9 huyện và 01 thành phố với 102 xã, phường, thị trấn gồm: Khu vực I: 25 xã, phường, thị trấn; Khu vực II có 19 xã; Khu vực III có 58 xã; có 61 xã và 50 thôn đặc biệt khó khăn ở xã khu vực I và II thuộc diện đầu tư Chương trình 135 năm 2016; có 2 huyện thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ là: huyện Kon Plông, và huyện Tu Mơ Rông; có 03 huyện được hưởng cơ chế đầu tư của Nghị quyết 30a theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là huyện Đăk Glei, Kon Rẫy và Sa Thầy. Dân số trung bình năm 2015 khoảng 500 ngàn người; dân tộc thiểu số chiếm 55,18%, có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ như: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre. 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý : Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km). - Địa hình: Đồi, núi chiếm khoảng 2/5 diê ên tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có đô ê dốc cao như núi Ngọc Linh (cao 2.598 m), ngọn Bon San (cao 1.939 m), ngọn Ngọc Kring (cao 2.066 m). Mă êt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối; xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray. - Khí hâ âu: Kon Tum thuô êc vùng khí hâ êu nhiê êt đới gió mùa cao nguyên. Nhiê êt đô trung bình trong năm dao đô nê g trong khoảng 22 - 230C, biên đô ê nhiê êt đô ê ê dao đô nê g trong ngày 8 - 90C. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. - Thủy văn: Nguồn nước mặt chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, gồm có Sông Sê San do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăk Bla hợp thành. Các sông, suối khác: phía Đông Bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi, 10 phía Bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng Bắc-Nam gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San. Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng... của nguồn nước thuâ ên lợi cho viê êc xây dựng các công trình thủy điê nê , thủy lợi. - Đất đai: Kon Tum có diê ên tích tự nhiên 9.689,61 km², chiếm khoảng 17,7% diê ên tích Tây Nguyên, 3,1 % diện tích cả nước; thuận lợi cho việc bố trí sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là bố trí sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với sinh lý của từng loại cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị sử dụng đất như: cao su, cà phê, bời lời... 2.1.2 Đặc điểm đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các DTTS đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Về đặc điểm kinh tế: Ngoài dân tộc Kinh sinh sống với các hoạt động kinh tế phát triển, sản xuất chính của đồng bào DTTS chủ yếu là làm nương rẫy; cây lương thực chính là lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu. Qua các cuộc vận động phát triển kinh tế - xã hội, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đã tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của đồng bào các DTTS, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi về cơ sở vật chất nhằm nâng cao sự hiểu biết, trình độ dân trí về tổ chức sản xuất, biết kỹ thuật canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp và kỹ thuật bảo vệ rừng. Đồng thời, biết giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, tăng cường khả năng hòa nhập, bình đẳng dân tộc trong tiến trình phát triển. - Về đặc điểm đời sống: Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của đồng bào dân tộc vẫn theo thói quen thả rông. Ngoài sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng bào dân tộc còn có một số ngành thủ công truyền thống, tuy nhiên do trình độ tay nghề còn thấp nên sản phẩm làm ra chủ yếu mang tính chất trao đổi, chưa đủ phát triển mạnh thành thị trường kinh tế. Hiện nay, những nghề này đang từng bước được phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống. Do trình độ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật của đồng bào DTTS còn thấp nên phương thức sản xuất còn lạc hậu, hiệu quả lao động thấp. Mặt khác, việc sản xuất và tiêu dùng còn thiếu kế hoạch, không tính toán lâu dài nên làm cho cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. - Về văn hóa, xã hội:Văn hóa các DTTS tỉnh Kon Tum rất đa dạng và đặc sắc là kho tàng văn hóa dân gian hết sức phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và mang phong cách chung của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, nổi bật là cồng 11 chiêng xoang, nhà Rông, Sử thi, lễ hội, các điệu dân ca, dân vũ với các nhạc cụ độc đáo như: Đinh tút, Ting ning, Rơ rưng, Klôngpút; các lễ hội dân gian phản ánh thế giới quan tín ngưỡng đa thần của người dân như: Lễ ăn trâu, Lễ bỏ mả, Lễ cúng máng nước, Lễ mừng nhà Rông mới, Lễ ăn cơm mới, Lễ đóng cửa kho lúa,... nên có một sức hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu, các khách thăm quan, du lịch. Như vậy, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của nhân dân, và nhất là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào DTTS đang ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất ở địa phương ổn định và bền vững. 2.1.3. Văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum - Nhà ở: Trước đây, hầu hết các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum đều cư trú trên nhà sàn truyền thống. Nhà sàn có kết cấu kiến trúc thô sơ, chủ yếu làm mộc bằng đôi bàn tay với công cụ thô sơ và nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: cột và khung mái làm bằng gỗ, phên vách làm bằng tre nứa, mái lợp bằng cỏ tranh. Mỗi dân tộc có hình dáng, quy mô, kết cấu kiến trúc nhà sàn khác nhau, ví dụ người Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai…nhà sàn là nhà dài với hộ gia đình lớn (dòng họ) cư trú, mái nhà có hình lưỡi rìu bổ ngửa lên trời (hình hai bàn tay chum lại như khấn vái thần linh), còn dân tộc Giẻ - Triêng thì mái nhà sàn có hình con thuyền độc mộc lật úp lại với hộ gia đình nhỏ và vừa cư trú… Tùy vào điều kiện kinh tế, sự vững mạnh của một gia đình mà họ xây nhà ở bề thế hay vừa phải. Mỗi nhà sàn đều có sàn lộ thiên, nơi dừng chân của các thành viên trong gia đình trước khi vào nhà. Tùy từng dân tộc mà sàn lộ thiên có nhà chồ để che nắng, che mưa… Hiện nay, với xu thế phát triển của xã hội, nguyên vật liệu truyền thống ngày càng khan hiếm các dân tộc đã chuyển ngôi nhà sàn dài sang ngôi nhà sàn vừa với hộ gia đình nhỏ cư trú. Ngôi nhà sàn truyền thống mới chuyển đổi này của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đang bị mai một dần, thậm chí một số thôn làng đã không còn ngôi nhà sàn và thay vào đó sự hiện diện ngày càng nhiều ngôi nhà trệt được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại với vật liệu bền vững (gạch, xi măng, cốt thép). - Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà Rông) Đa số các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum đều có nhà sinh hoạt cộng đồng - nhà Rông, đây là nơi hội họp, giải quyết các công việc hệ trọng của làng, nơi sinh hoạt, học tập của cộng đồng làng…. Tùy vào địa hình, đặc điểm của từng tộc người mà nhà Rông được xây dựng với kiểu dáng, kết cấu kiến trúc và sự bề thế khác nhau để tạo nên nét riêng biệt của từng dân tộc chẳng hạn như nhà Rông của người Ba Na, 12 Gia Rai, Rơ Măm có sàn nhà cao, bề ngang tương đối hẹp, với bộ khung mái cao vút tạo cho nhà Rông có vóc dáng cao thanh thoát, còn nhà Rông của người Xơ Đăng, Giẻ - Triêng (nhánh Giẻ), Brâu có sàn nhà, bộ khung mái tương đối thấp, bề ngang rộng tạo cho nhà Rông có vóc dáng đồ sộ và nhà Rông của người Giẻ Triêng (nhánh Triêng) thì có kết cấu kiến trúc, hình dáng tương tự như nhà ở nhưng to hơn, không gian sinh hoạt lớn hơn nhà ở. Với xã hội ngày càng phát triển, nhiều luồng văn hóa ngoại lai du nhập ngày càng mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập… đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò, vị trí, giá trị của nhà Rông trong đời sống đồng bào. Hiện nay, nhiều nhà Rông ở các làng đồng bào các DTTS tại chỗ đang ít phát huy giá trị vốn có như nơi học tập, sinh hoạt của các trai làng… thay vào đó nhà Rông đang dần sử dụng làm nơi hội họp, học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Ðảng và Nhà nước, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa mới như: Thông tin lưu động, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật... do các cơ quan, đoàn thể tổ chức nhằm nâng cao hưởng thụ văn hóa mới và kích thích sáng tạo văn hóa quần chúng ở trên địa bàn. Mặt khác, do nguyên vật liệu truyền thống ngày càng khan hiếm nên kết cấu kiến trúc của nhà Rông đang có sự thay đổi, mai một và một số làng không có nhà Rông hoặc có nhà Rông nhưng xây dựng theo lối kiên cố hóa bằng vật liệu bê tông cốt thép không còn giữ giá trị truyền thống của nhà Rông. Bên cạnh đó, việc định cư, tách hộ lập vườn đã phần nào thu hẹp không gian của nhà Rông (sân của nhà Rông) hoặc nhà Rông được xây dựng không nằm ở trung tâm của làng như truyền thống.… - Nghề thủ công truyền thống Nghề thủ công của đồng bào các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum chủ yếu là dệt vải thổ cẩm, đan lát, nghề rèn, nghề tạc tượng nghề gốm,…Nghề thủ công truyền thống phát triển ở mỗi vùng cư trú, mỗi tộc người khác nhau, ví dụ như: nghề rèn phát triển ở tộc người Xơ Đăng (nhánh Tơ Đrá) họ biết khai thác quặng trong tự nhiên và luyện thành sắt thép để chế tác các công cụ lao động sản xuất, vũ khí…; nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất ở cộng đồng tộc người Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng với cách bài trí hoa văn sặc sỡ; nghề gốm phát triển tộc người Ba Na (nhánh Jơ Lơng);...Tuy nhiên, hiện nay với xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nhiều sản phẩm của khoa học công nghệ ra đời với giá rẻ, chất lượng tốt hơn, tiện lợi trong sử dụng, dễ mua,…góp phần làm cho nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum đang bị mai một dần và mất đi vị trí độc tôn vốn có trong cộng đồng. Nhiều thôn, làng đồng bào ít duy trì, phát huy nghề thủ 13 công truyền thống, thế hệ trẻ ngày càng không biết về các kỹ thuật chế tác trong nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, rèn, dệt,…. - Ẩm thực Ẩm thực truyền thống của các đồng bào DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum rất phong phú và đa dạng, các món ẩm thực đều chế biến từ những nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên như măng, rau dớn, rau diệu, hoa chuối, môn rừng, cây chuối rừng, các loại thú rừng, tôm, cua, cá dưới các con sông, suối… Tuy cách chế biến thô sơ, mộc mạc nhưng có hương vị đậm đà của núi rừng, có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo sức khỏe và cuốn hút người thưởng thức. Các món ẩm thực truyền thống điển hình của đồng bào các DTTS tại chỗ phải kể đến như: thịt nướng xiên chấm với gia vị lá é hoặc tiêu rừng, các món nướng trong ống lồ ô, nướng bằng lá chuối rừng, gỏi cá, các món chế biến từ các loại rau rừng, bánh nếp, cháo, rượu cần … Các món ẩm thực, ngoài việc duy trì sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, thì sự phong phú của ẩm thực được đồng bào các DTTs tại chỗ chú trọng phô diễn trong các ngày lễ hội của gia đình, cộng đồng. Hiện nay, các món ẩm thực truyền thống của các DTTS tại chỗ vẫn duy trì, bảo tồn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. - Trang phục truyền thống Trang phục truyền thống của các DTTS tại chỗ được làm ra từ nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên hoặc do con người trồng như vỏ cây, bông… Trang phục của mỗi tộc người đều có nét độc đáo riêng nhất là việc trang trí màu sắc, hoa văn…tạo nên sự phong phú về trang phục truyền thống của các tộc người tỉnh Kon Tum. Màu sắc chủ đạo của các DTTS tại chỗ là màu đen, đỏ, vàng, trắng, chàm…là màu được cộng đồng khai thác từ tự nhiên. Hoa văn trang trí trên trang phục đều lấy cảm hứng từ cảnh vật, sắc màu thiên nhiên như hình rau dớn, hình sóng nước, ngôi sao, hình kỷ hà…để tô màu thêm sặc sỡ của trang phục truyền thống. Ví dụ như: Khố của người Giẻ - Triêng được tạo hoa văn trang trí sặc sỡ cùng với nhiều sợi tua màu đỏ, trên các sợi tua có đính hạt cườm nhỏ dọc chân và thân khố, còn khố của người Ba Na, Gia Rai, Rơ Măm…thì trang trí đơn giản hơn với một giải hoa văn ở chân khố…. Với sự vận động, phát triển của xã hội thì trang phục truyền thống của các DTTS tại chỗ cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của con người. Nếu như từ thuở sơ khai thì trang phục truyền thống được làm từ vỏ cây rồi dần dần chuyển sang dùng sợi bông trồng trên các nương rẫy và hiện nay chủ yếu dùng các sợi chỉ, len công nghiệp vốn dễ mua và sử dụng đồng thời màu sắc phong phú hơn. 14 Hiện nay, với ngành công nghiệp dệt may ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra các sản phẩm - trang phục bền, gọn, sử dụng tiện lợi trong sinh hoạt lao động sản xuất, giữ ấm tốt, giá thành rẻ, dễ mua, đáp ứng về thời trang với đại đa số người dân… cộng đồng các DTTS tại chỗ đã thích ứng và chuyển sang mặc trang phục hiện đại (quần tây, áo sơ mi, quần jeans, áo thun), còn trang phục thổ cẩm truyền thống vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng thì nay đang mất dần vai trò và ít phát huy giá trị, đồng bào ít mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt thường nhật, chỉ mặc trang phục truyền thống trong những dịp lễ hội của làng hoặc các ngày hội văn hóa do các ngành, các cấp tổ chức. - Tiếng nói, chữ viết Mỗi DTTS tại chỗ đều có tiếng nói riêng của mình góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa Kon Tum trong đó có tiếng nói. Tiếng nói của các DTTS tại chỗ thuộc hai ngữ hệ chính là ngữ hệ Nam Đảo (dân tộc Gia Rai) và Ngữ hệ Nam Á ( dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Rơ Măm, Brâu), tuy nhiên chỉ có một số dân tộc có chữ viết được phiên âm theo chữ Latinh, như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai…. Theo sự phát triển của xã hội, các DTTS tại chỗ đang giao thoa, gắn kết tạo mối giao hòa trong cộng đồng chung của các tộc người trong cộng đồng tộc người Việt từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng đến vùng cao trên khắp mọi miền đất nước... Tiếng nói chung là tiếng phổ thông nhưng sinh hoạt trong cộng đồng làng là tiếng nói của từng tộc người. Hiện nay, tỉnh Kon Tum đang phổ biến tiếng nói, chữ viết của một số đồng bào các DTTS tại chỗ có chữ viết như tiếng Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng…trong cộng đồng, cho các cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước bằng hình thức phổ cập giáo dục, phát bằng tiếng DTTS tại chỗ trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh của địa phương và Trung ương… Thực tế hiện nay, các thế hệ trẻ của đồng bào các DTTS tại chỗ đang có xu hướng sử dụng phổ biến tiếng phổ thông (tiếng Việt) trong cộng đồng các thôn làng, đây là một điều đáng mừng để cộng đồng các dân tộc được hòa đồng và gắn kết với nhau. Đồng thời, cũng là điều đáng lo ngại có nguy cơ mai một, mất đi tiếng nói, chữ viết của các DTTS tại chỗ trong tương lai. - Tri thức dân gian Đời sống chủ yếu gắn với núi rừng, nương rẫy và hoạt động sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, đồng bào các DTTS tại chỗ đã đúc kết cho mình những tri thức về thự nhiên vũ trụ rất sâu sắc để có thể thích nghi và hòa hợp với điều kiện khác nghiệt của tự nhiên. Họ biết lựa chọn các sản vật sẵn có trong tự nhiên để phục vụ nhu cầu sống hàng ngày, ví dụ như: Dùng vỏ của một số loại cây để làm trang phục che chắn, bảo vệ cơ thể; dùng vỏ của cây rừng làm thuốc để bắt cá dưới các con 15 suối, lựa chọn một số loại lá, củ, quả của một số cây trong tự nhiên để chế biến thành các món ẩm thực thường nhật; lúc trời hoàng hôn mà bầu trời xuất hiện hiện tượng màu vàng đỏ (người Ba Na gọi là ang moi) thì báo hiệu sắp bước vào mùa khô hạn; khi đi săn trong rừng sâu vào ban đêm thì đồng bào dựa vào các chòm sao mà định hướng đường đi…. - Lễ hội, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ Như đã nói ở trên, tỉnh Kon Tum có sáu DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo riêng tạo cho Kon Tum có một nền văn hóa phong phú, đa dạng. Một trong những nét văn hóa, độc đáo, nổi trội nhất hội tụ đầy đủ các loại hình văn hóa truyền thống phải kể đến là lễ hội truyền thống. Có thể phân thành ba loại cơ bản như sau: + Lễ hội liên quan trong sản xuất: Lễ làm máng nước, lễ tỉa lúa, lễ ăn lá lúa, lễ mừng lúa mới, lễ mở kho lúa, lễ ăn lúa thừa…. + Lễ hội liên quan đến vòng đời người: Lễ đặt tên, lễ thổi tai, lễ trưởng thành, lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ cho người già, lễ cúng bệnh tật, lễ tang ma, lễ bỏ mã cho người chết… + Lễ hội liên quan đến các hoạt động khác của cộng đồng: Lễ lập làng mới, lễ mừng nhà Rông mới, lễ mừng nhà mới, lễ dời làng, lễ cúng làng…. Hiện nay, với xã hội ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế truyền thống có sự thay đổi theo hướng hội nhập, không gian cũng thay đổi theo hướng văn minh… làm cho lễ hội truyền thống của các DTTS tại chỗ đang bị mai một dần, phần lễ (tín ngưỡng) cầu kỳ đang bị lược bỏ dần để phù hợp với thời đại, nhất là ở những đồng bào dân tộc cư trú gần với các khu trung tâm đô thị, đồng bào theo các tôn giáo mới….hầu như bỏ hẳn phần lễ mà chỉ tập trung vào phần hội, các hoạt động dân ca, dân vũ. - Tôn giáo, tín ngưỡng Từ thời xa xưa, các DTTS tại chỗ với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên và chi phối sự thành bại, tốt xấu, hay dở trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh sự sợ hãi hay e ngại, tâm lí ngưỡng mộ hay sùng bái, cũng từ đó đồng bào nhìn nhận tự nhiên như những đấng linh thiêng, thần thánh để thờ cúng. Với quan niệm “Vạn vật hữu linh” đã tạo nên trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào các DTTS tại chỗ là tín ngưỡng đa thần. Tín ngưỡng dân gian được hoạt động thông qua các lễ tục thờ cúng (lễ hội truyền thống) các thần linh, tổ tiên, các thần linh được thờ cúng như thần lúa, thần đất, thần rừng, thần núi, thần nước, thần sấm sét, thần nhà Rông, 16 chiêng, ché…Trong các lễ hội, phần lễ là yếu tố thần thánh và quan trọng nhất tạo nên sự trang trọng, tính linh thiêng của lễ hội. Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian là hai hình thái của tín ngưỡng được cộng đồng các dân tộc thực hành từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đều phát huy vai trò củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, làm cho cộng đồng đối xử với nhau rất bình đẳng, dân chủ và bác ái, nhìn vạn vật xung quanh con người có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, góp phần hướng con người sống theo hướng tích cực “Sống tốt đời đẹp đạo”…góp phần ổn định an ninh trật tự trong cộng đồng các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum 2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.2.1. Đặc điểm tình hình Năm 1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 72/QĐUB về việc thành lập Ban Dân tộc - Định canh định cư - Kinh tế mới trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Đến năm 1996, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum sát nhập Ban Dân tộc - Định canh định cư - Kinh tế mới vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời tổ chức lại Ban Dân tộc - Định canh định cư - Kinh tế mới thành Chi cục Dân tộc Định canh định cư và Vùng kinh tế mới trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum. Năm 2000, Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Kon Tum được thành lập theo quyết định số 45/2000/QĐ-UBND, ngày 18/12/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Ngày 18/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2004/NĐ-CP về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, sau đó Uỷ ban Dân tộc và Bộ Nội vụ có Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT-UBDTBNV ngày 06/5/2004 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. Ngày 23/5/2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 18/2005/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum. 2.2.2. Tổ chức bộ máy - Bộ máy của Ban gồm có 01 Trưởng ban, 03 Phó Trưởng ban và 4 phòng chuyên môn, giúp việc (Văn phòng Ban, Phòng Chính sách dân tộc, Thanh Tra Ban, Phòng Tuyên truyền - Địa bàn) - Tổng số cán bộ công chức Ban Dân tộc (đến cuối tháng 12/2016) có 22 cán bộ, công chức và người lao động, trong đó có 10 cán bộ công chức là nữ, 07 cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số. 17 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ được giao a. Vị trí, chức năng - Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. - Ban Dân tộc chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc. - Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; trụ sở đặt tại thành phố Kon Tum. b. Nhiệm vụ, quyền hạn được giao Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLTUBDT-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp huyện. Cụ thể: - Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: + Dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân tộc và nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; + Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc; + Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban; Trưởng, Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: + Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc; + Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của Ban theo quy định của pháp luật; 18 + Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao cho đồng bào dân tộc thiểu số; chủ trì, phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, vùng căn cứ địa cách mạng và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác liên quan đến chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc ở vùng dân tộc thiểu số trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và công chức được bố trí làm công tác dân tộc đối với các huyện chưa đủ điều kiện thành lập Phòng Dân tộc và công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về công tác dân tộc. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc được phân công theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan