Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Nhận định Luật hình sự Phần chung...

Tài liệu Nhận định Luật hình sự Phần chung

.DOCX
25
35086
232

Mô tả:

STòa ány hungry, STòa ány foolish Cụm 1: Luật hình sự Việt Nam Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ là những QUAN HỆ XÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ. Trả lời: Sai Đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ là quan hệ pháp luật hình sự, là QUAN HỆ XÃ HỘI phát sinh khi có 1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là 1 tội phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 QUAN HỆ đặc biệt giữa NHÀ NƯỚC và người thực hiện hành vi phạm tội (là QUAN HỆXÃ HỘI phát sinh giữa NHÀ NƯỚC và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm). Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ là all các QUAN HỆ XÃ HỘI phát sinh khi có 1 tội phạm được thực hiện. Trả lời: Sai Đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ là QUAN HỆ XÃ HỘI phát sinh giữa NHÀ NƯỚC và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Câu 3: Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Trả lời: Đúng Sự kiện pháp lý làm phát sinh QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ là hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Hành vi phạm tội có thể do nhiều ngành luật điều chỉnh khác nhau. Câu 4: Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ của người phạm tội. Trả lời: Sai Chủ thể của QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1 bên là NHÀ NƯỚC và 1 bên là người phạm tội. Phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy: NHÀ NƯỚC có quyền buộc người phạm tội phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật mà không bị cản trở hoặc hạn chế bởi bất kỳ thế lực của tổ chức hay cá nhân nào. Mức độ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người phạm tội và người bị hại. Câu 5: Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự. Trả lời: Sai QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ chấm dứt khi người phạm tội được miễn TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ hoặc chấp hành xong các nghĩa vụ của mình đối với NHÀ NƯỚC. Còn bãi nại của người bị hại chỉ có giá trị dân sự nên không là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ. Luật Hình sự Trang 1 STòa ány hungry, STòa ány foolish Câu 6: Trong Phần Các tội phạm của BỘ LUẬT HÌNH SỰ, mỗi điều luật chỉ quy định 1 QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ. Trả lời: Sai Trong Phần các tội phạm của BỘ LUẬT HÌNH SỰ, mỗi điều luật thường quy định 1 tội phạm cụ thể. Nhưng bên cạnh đó cũng có trường hợp 1 điều luật quy định 2 hoặc nhiều tội phạm cụ thể. VD: Điều 230 BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự) quy định 6 tội phạm cụ thể. Câu 7: Phần quy định trong QPPL tại khoản 1 Điều 201 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là loại quy định viện dẫn. Trả lời: Đúng Quy định viện dẫn là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó thì phải xem xét thêm các quy định khác của PL. Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 201 BỘ LUẬT HÌNH SỰ về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác. Và quy định của PL xem xét thêm là: văn bản quy định về việc quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác Câu 8: Phần quy định trong QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ tại khoản 1 Điều 78 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là loại quy định mô tả. Trả lời: Đúng Quy định mô tả là quy định không những nêu tên tội phạm mà còn mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Quy định tại khoản 1 Điều 78 BỘ LUẬT HÌNH SỰ có nêu tên tội phạm: “Công dân Việt Nam nào”, có mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm: “câu kết với nước ngoài”. Câu 9: Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 136 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là loại chế tài tương đối dứt khoát. Trả lời: Đúng Chế tài tương đối dứt khoát là loại chế tài nêu mức tối thiểu và mức tối đa hoặc mức tối đa của hình phạt. Chế tài quy định tại khoản 1 Điều 136 BỘ LUẬT HÌNH SỰ có nêu mức tối thiểu (1 năm tù) và mức tối đa (5 năm tù). Câu 10: Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 133 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là loại chế tài lựa chọn. Trả lời: Sai Chế tài lựa chọn là loại chế tài nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án có thể lựa chọn 1 trong những hình phạt đó để áp dụng đối với trường hợp phạm tội được nêu trong phần quy định. Luật Hình sự Trang 2 STòa ány hungry, STòa ány foolish Chế tài quy định tại khoản 1 Điều 133 BỘ LUẬT HÌNH SỰ có nêu mức tối thiểu (3 năm tù) và mức tối đa (10 năm tù). Câu 11: BỘ LUẬT HÌNH SỰ Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Trả lời: Sai BỘ LUẬT HÌNH SỰ Việt Nam không những có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có hiệu lực đối với hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 6 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 12: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Trả lời: Sai Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi mà tội phạm ấy có 1 trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam: + Thực hiện trọn vẹn hành vi phạm tội trên lãnh thổ VIỆT NAM. + Bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ VIỆT NAM. Câu 13: BỘ LUẬT HÌNH SỰ Việt Nam không có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trước khi nó có hiệu lực thi hành. Trả lời: Đúng Theo khoản 3 Điều 7 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: “... các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”. Như vậy, với điều luật trên thì Tòa án có thể khẳng định rằng, BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM không có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trước khi nó có hiệu lực, cũng có thể là BỘ LUẬT HÌNH SỰ Việt nam có hiệu lực áp dụng đối với 1 số trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trước khi nó có hiệu lực thi hành. Cụm 2: Tội phạm và cấu thành tội phạm Câu 1: Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là mức hình phạt do TÒA ÁN áp dụng đối với người phạm tội. Trả lời: Sai Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này,...” thì căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XÃ HỘI của hành vi được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 2: Những tội phạm bị tòa tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng. Trả lời: Sai Luật Hình sự Trang 3 STòa ány hungry, STòa ány foolish Theo khoản 3 Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì tội phạm ít nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù + tội nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù. + tội phạm rất nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù. Từ trên, Tòa án có thể thấy rằng tội phạm nghiêm trong và tội phạm rất nghiêm trong không giới hạn mức tối thiểu, nên có thể mức thấp nhất là dưới 3 năm tù, vì khi xét xử những tội phạm trên, TÒA ÁN có thể quyết định mức hình phạt nhẹ hơn quy định của BỘ LUẬT HÌNH SỰ do đương sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 và Điều 47 BỘ LUẬT HÌNH SỰ hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Câu 3: Trong 1 tội danh luôn có cả 3 loại CTTP: CT cơ bản, CT tăng nặng và CT giảm nhẹ. Trả lời: Sai CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong LUẬT HÌNH SỰ. Phân loại theo mức độ nguy hiểm: + CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. + CTTP tăng nặng: là CTTP bao gồm các dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho XÃ HỘI của tội phạm tăng lên đáng kể (dấu hiệu định khung tăng nặng). + CTTP giảm nhẹ: là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho XÃ HỘI của tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định khung giảm nhẹ). Mỗi tội danh đều có CTTP cơ bản, ngoài ra có thể có 1 hoặc nhiều CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Không nhất thiết phải có đủ cả 3 loại CTTP. Cụ thể Điều 94 BỘ LUẬT HÌNH SỰ quy định “tội giết con mới đẻ”: chỉ có CTTP cơ bản. Câu 4: Trong CTTP giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội. Trả lời: Sai CTTP giảm nhẹ: là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho XÃ HỘI của tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định khung giảm nhẹ). Câu 5: Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho XÃ HỘI là tội phạm có CTHT. Trả lời: Sai CTTP hình thức là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI được thực hiện. Luật Hình sự Trang 4 STòa ány hungry, STòa ány foolish CTTP cắt xén: là CTTP mà mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Như vậy, 1 tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho XÃ HỘI ngoài CTTP hình thưc ra thì còn có CTTP cắt xén. Câu 6: Khách thể của tội phạm là các QUAN HỆXÃ HỘI mà LUẬT HÌNH SỰ có nhiệm vụ điều chỉnh. Trả lời: Sai Khách thể của tội phạm là QUAN HỆ XÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm phải là các QUAN HỆ XÃ HỘI mà NHÀ NƯỚC muốn duy trì, bảo vệ; đối tượng bị tội phạm xâm hại là QUAN HỆ XÃ HỘI được NHÀ NƯỚC bảo vệ. Câu 7: Mỗi tội phạm chỉ có 1 khách thể trực tiếp. Trả lời: Sai Khách thể trực tiếp của tội phạm là QUAN HỆXÃ HỘI cụ thể được PLUẬT HÌNH SỰ bảo vệ và bị 1 tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Tất cả các tội phạm trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ đều có khách thể trực tiếp. Thông thường mỗi tội phạm chỉ có 1 khách thể trực tiếp. Tuy nhiên, cũng có 1 số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp - đó là trường hợp hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều QUAN HỆXÃ HỘI khác nhau được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ mà mỗi QUAN HỆXÃ HỘI chỉ thể hiện được 1 phần bản chất nguy hiểm cho XÃ HỘI của hành vi, phải kết hợp tất cả các QUAN HỆXÃ HỘI bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho XÃ HỘI của hành vi phạm tội ấy. VD: Hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại 2 QUAN HỆXÃ HỘI là QUAN HỆ sở hữu và QUAN HỆ nhân thân (Điều 133, 134, 135). Câu 8: Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Trả lời: Đúng Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các QUAN HỆXÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Mỗi hành vi phạm tội, khi xâm hại bất kỳ QUAN HỆXÃ HỘI cụ thể nào đều trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến khách thể chung. Khách thể chung của tội phạm được quy định tại Điều 1 và Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 9: Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XÃ HỘI. Trả lời: Sai Luật Hình sự Trang 5 STòa ány hungry, STòa ány foolish Đối tượng tác động của tội phạm là 1 bộ phận của khách thể của tội phạm, khi hành vi phạm tội tác động đến sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QUAN HỆXÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm: Chủ thể của QUAN HỆXÃ HỘI, Nội dung của QUAN HỆXÃ HỘI, Đối tượng vật chất của QUAN HỆXÃ HỘI. Như vậy, một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì vẫn bị coi là gây thiệt hại cho XÃ HỘI. Và sự khắc phục này được xếp vào tình tiết giảm nhẹ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ được quy định tại Điều 46 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 10: Mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội phạm. Trả lời: Sai Mọi hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Nhưng không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, hành vi phạm tội gây thiệt hại cho khách thể nhưng không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động so với trước khi bị tác động. VD: A lấy trộm xe máy trị giá 10 triệu đồng của B. Hành vi này gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B; làm biến đổi tình trạng bình thường của chiếc xe (đang trong sự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hợp pháp của B thì nay nằm trong sự quản lý của A); nhưng A mang xe về, cất đi và không làm cho xe bị hư hỏng, không gây thiệt hại cho đối tượng tác động. Câu 11: Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ. Trả lời: Sai Đối tượng tác động của tội phạm là 1 bộ phận của khách thể của tội phạm, khi hành vi phạm tội tác động đến sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QUAN HỆXÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ. Đối tượng điều chỉnh của LUẬT HÌNH SỰ là QUAN HỆXÃ HỘI phát sinh giữa NHÀ NƯỚC và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Câu 12: Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể. Trả lời: Sai Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các bộ phận hợp thành khách thể: + Chủ thể của QUAN HỆXÃ HỘI: là con người với tư cách vừa là 1 thực thể tự nhiên, vừa là 1 thực thể XÃ HỘI. + Nội dung của QUAN HỆXÃ HỘI: là hoạt động bình thường của các chủ thể khi tham gia vào các QUAN HỆXÃ HỘI thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định (nghĩa vụ phải xét xử đúng pháp luật, công bằng, nghiêm minh của thẩm phán...). Luật Hình sự Trang 6 STòa ány hungry, STòa ány foolish + Đối tượng vật chất của QUAN HỆXÃ HỘI: là các vật hoặc các lợi ích mà qua đó QUAN HỆXÃ HỘI phát sinh và tồn tại (hình thức vật chất của QUAN HỆXÃ HỘI) – khách thể của QUAN HỆXÃ HỘI. Câu 14: Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần. Trả lời: Sai Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại 1 QUAN HỆXÃ HỘI và cùng bị chi phối bởi 1 ý định phạm tội cụ thể, thống nhất. Phạm tội nhiều lần là thực hiện 1 tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất là 1 lần và chưa bị xét xử. + Trong trường hợp phạm tội nhiều lần người phạm tội bị coi là phạm tội tội cụ thể nhiều lần. Các hành vi phạm tội và hậu quả của các hành vi đó trong các lần phạm tội có tính độc lập với nhau. + Trong trường hợp tội liên tục, người phạm tội không bị coi là phạm tội nhiều lần. Hành vi phạm tội của họ là hành vi tổng hợp của các hành vi cụ thể và hậu quả của tội phạm cũng là tổng hợp các hậu quả của những hành vi cụ thể. Câu 15: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong CTTPCB. Trả lời: Sai Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các QUAN HỆXÃ HỘI được LUẬT HÌNH SỰ bảo vệ. CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. CTTP cơ bản bao gồm: + CTTP hình thức: là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI được thực hiện. + CTTP vật chất: là CTTP mà mặt khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI đã gây ra hậu quả luật định. Câu 16: MQUAN HỆNQ giữa hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI và hậu quả nguy hiểm cho XÃ HỘI là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có CTHT. Trả lời: Sai MQUAN HỆNQ giữa hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI và hậu quả nguy hiểm cho XÃ HỘI là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có CTVC. Câu 17: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Luật Hình sự Trang 7 STòa ány hungry, STòa ány foolish TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI. Chỉ khi người có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có sự phát triển bình thường về tâm - sinh lý sẽ có khả năng lựa TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ khi đã đạt độ tuổi nhất định - tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Năng lực này có thể sẽ không có hoặc bị loại trừ do mắc các bệnh nhất định liên quan đến hoạt động tâm thần. Người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng không có năng lực TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Điều 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: “1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”. Người mất NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ thì phải bao gồm cả hai dấu hiệu y học và tâm lý, không thể xác định ngay được người đó thuộc trường hợp nào. Để biết 1 người có phải chịu trách nhiệm hình sự không Tòa án xét hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: Nếu 1 người thực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Trong trường hợp này, 1 người không đủ NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ nên không có lỗi. NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI. Chỉ người có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người trong tình trạng không có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của XÃ HỘI liên quan đến hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI, không đánh giá được hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm Trường hợp thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: 1 người có thể phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Vì khi phạm tội, người này vẫn có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, có khả năng điều khiển hành vi. Chỉ sau khi gây án người này mới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi. Do đó, người này bắt buộc phải chữa bệnh và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra. Như vậy, Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ có thể sẽ phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ về tội mà mình gây ra. Câu 18: Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 98 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Trả lời: Đúng Khoản 2 Điều 98 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: “Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”, mức tối đa của khung hình phạt là 10 năm tù, như vậy đây là tội phạm rất nghiêm trọng với lỗi vô ý theo khoản 3 Điều 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Luật Hình sự Trang 8 STòa ány hungry, STòa ány foolish Mặt khác theo khoản 2 Điều 12 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì người này không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Câu 19: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại. Trả lời: Sai Lỗi là thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Câu 20: Xử sự của 1 người được coi là không có lỗi nếu gây thiệt hại cho XÃ HỘI trong trường hợp không có tự do ý chí. Trả lời: Đúng Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho XÃ HỘI bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của XÃ HỘI. Như vậy, Xử sự của 1 người được coi là không có lỗi nếu gây thiệt hại cho XÃ HỘI trong trường hợp không có tự do ý chí. Câu 21: Nhận thức được hậu quả cho XÃ HỘI tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý gián tiếp. Trả lời: Sai Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XÃ HỘI, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (khoản 2 Điều 9 BỘ LUẬT HÌNH SỰ). Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho XÃ HỘI, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Câu 22: Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ về xử sự gây thiệt hại cho XÃ HỘI được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Trả lời: Đúng Cưỡng bức thân thể là trường hợp “biểu hiện” ra bên ngoài của 1 người đã gây thiệt hại cho XÃ HỘI nhưng họ không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi. Như vậy, trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể thì TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ được loại trừ (không phạm tội). Câu 23: Người bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ về xử sự gây thiệt hại cho XÃ HỘI được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Trả lời: Sai Luật Hình sự Trang 9 STòa ány hungry, STòa ány foolish Bị cưỡng bức về tinh thần là trường hợp 1 người làm hoặc không làm 1 việc gây thiệt hại cho NHÀ NƯỚC, cho tập thể hoặc cho công dân khác do bị người khác cưỡng ép bằng những thủ đoạn đe dọa khác nhau. Hành vi nguy hiểm đáng kể cho XÃ HỘI này có thể vẫn bị coi là tội phạm nếu không thỏa mãn các điều kiện của tình trạng (bị) cưỡng bức; hoặc không bị coi là tội phạm khi thỏa mãn điều kiện của tình trạng (bị) cưỡng bức. Như vậy, Người bị cưỡng bức về tinh thần thì có thể sẽ phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ về xử sự gây thiệt hại cho XÃ HỘI được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 24: Tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI. Trả lời: Đúng Tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ được quy định tại Điều 12 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Lỗi ở đây là về mặt XÃ HỘI: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho XÃ HỘI bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của XÃ HỘI. Khi đạt đến 1 độ tuổi nhất định thì sẽ có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ nhất định: khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ và NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI. Câu 25: Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Trả lời: Sai Sai lầm về pháp luật là sự hiểu làm của chủ thể về tính chất pháp lý của hành vi mà người đó thực hiện + Người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình là tội phạm nhưng thực tế luật không quy định hành vi đó là tội phạm. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. + Người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình không phải là tội phạm nhưng thực tế luật quy định hành vi đó là tội phạm. Trong trường hợp này, người có hành vi vẫn phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ vì hành vi mà người đó thực hiện được quy định trong LUẬT HÌNH SỰ và người thực hiện hành vi có lỗi. Cụm 3: Các chế định liên quan đến tội phạm Câu 1: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLUẬT HÌNH SỰ. Trả lời: Sai Luật Hình sự Trang 10 STòa ány hungry, STòa ány foolish Việc biểu lộ ý định phạm tội là 1 bước trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng nói chung nó chưa có tính chất nguy hiểm đáng kể cho XÃ HỘI, bởi vì nó chưa phải là sự bắt đầu thực hiện ý định phạm tội và cũng không phải bất cứ người nào có ý định phạm tội đều nhất thiết thực hiện ý định ấy nên bản thân biểu lộ ý định phạm tội đứng 1 cách độc lập chưa thực sự đe dọa gây nguy hiểm đáng kể cho XÃ HỘI. Vì thế, về nguyên tắc thì biểu lộ ý định phạm tội không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Tuy nhiên, trong 1 số ít trường hợp đặc biệt tuy chỉ mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang tính nguy hiểm đáng kể cho XÃ HỘI nên LUẬT HÌNH SỰ quy định là 1 tội độc lập. (Điều 103 và khoản 3 Điều 84 BỘ LUẬT HÌNH SỰ). Câu 2: Mức độ thực hiện tội phạm là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Trả lời: Đúng Theo quy định tại Điều 52 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì người Tòa án quy định mức hình phạt của người chuẩn bị phạm tội sẽ thấp hơn so với người phạm tội chưa đạt; người phạm tội chưa đạt sẽ có mức hình phạt thấp hơn so với tội phạm đã hoàn thành. Các hình phạt được quy định trong phần các tội phạm là hình phạt được quy định trong trường hợp tội phạm đã hoàn thành. Câu 3: Tội phạm có CTTPHT thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Trả lời: Sai Phạm tội chưa đạt: Điều 18 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. CTTPHT: hành vi là dấu hiệu bắt buộc. + CTTPHT bao gồm 1 hành vi khách quan => TP hoàn thành. + CTTPHT bao gồm nhiều hành vi, chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan => PT chưa đạt. VD: Điều 111 BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Tội hiếp dâm), Điều 134 BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản)... Câu 5: Tội phạm có CTVC được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Trả lời: Sai Tội phạm có CTTPVC, tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu quả nguy hiểm cho XÃ HỘI được nêu CTTP xảy ra hậu quả luật định - CTTPVC: hậu quả là dấu hiệu bắt buộc (hậu quả pháp lý). - TP có CTVC hoàn thành khi có hậu quả xảy ra. => Khi người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của TP nhưng chưa xảy ra hậu quả luật định thì không thể coi là TP đã hoàn thành. Luật Hình sự Trang 11 STòa ány hungry, STòa ány foolish Câu 6: Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành. Trả lời: Đúng Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Tội phạm có thể kết thúc ở thời điểm nào đó thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc có thể trùng thời điểm tội phạm hoàn thành, nhưng cũng có thể xảy ra sau thời điểm tội phạm hoàn thành. Câu 7: Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành. Trả lời: Đúng (câu 6) Câu 8: Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Trả lời: Sai - Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm TP đã thỏa mãn được hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. - Thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế là thời điểm hành vi phạm tội kết thúc. => Thời điểm TP hoàn thành có thể trùng hoặc không trùng với thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế. VD: Điều 93 BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Tội giết người). Trong trường hợp, A thực hiện hành vi cầm dao đâm vô ngực B vào ngày 25/10 nhưng đến ngày 27/10 B mới chết. Tức là thời điểm tội phạm hoàn thành là ngày 27/10 vì tại thời điểm này xảy ra hậu quả như luật định là B chết. Thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế là ngày 25/10 vì sau thời điểm này A không thực hiện thêm bất cứ hành động nào khác. Câu 9: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm. Trả lời: Sai Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm được đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. - Điều 19 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: Phải đáp ứng đủ 2 điều kiện + Phải trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. + Tự nguyện, dứt khoát. => Miễn TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ => Không bị coi là TP. Luật Hình sự Trang 12 STòa ány hungry, STòa ány foolish Theo Điều 19 BLDS qui định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. VD: Điều 230 BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Tội tài trợ khủng bố),.. Câu 10: Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm 1 cách tự nguyện và dứt khoát thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trả lời: Sai - Điều 19 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: Phải đáp ứng đủ 2 điều kiện + Phải trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. + Tự nguyện, dứt khoát. - Tự nguyện, dứt khoát chấm dứt việc phạm tội nhưng phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành thì mới được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Câu 12: Mọi trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý thực hiện 1 tội phạm là đồng phạm. Trả lời: Sai Theo quy định tại Điều 20 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì: - Có 2 người trở lên + cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm (liên kết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau). - Phải đủ tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ và có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (Điều 12, 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ) VD: A, B cùng thực hiện một tội phạm được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ nhưng A bị tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này không được coi là đồng phạm dù đáp ứng đủ điều kiện về số lượng và cùng tham gia thực hiện tội phạm vì A thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ nên không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Câu 13: Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả chung của tội phạm. Trả lời: Sai + Khi các đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP – đông phảm giản đơn – thì hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm. + Khi có sự phân công vai trò giữa những người “cùng thực hiện tội phạm” – đồng phạm phức tạp – thì chỉ hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung; còn hành vi của những người khác thì thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó. Câu 14: Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. Luật Hình sự Trang 13 STòa ány hungry, STòa ány foolish Trả lời: Sai Trong đồng phạm không cần có sự bàn bạc thỏa thuận trước giữa những người cùng thực hiện tội phạm. VD: Nhà A chưa có tủ lạnh nhân cơ hội trung tâm thương mại ở gần nhà A bị cháy nên A tranh thủ chạy vào hôi của để lấy cái tủ lạnh mang về nhà nhưng vì tủ lạnh to quá 1 mình A không khiêng được nên trong lúc đó A quan sát thấy B cũng hôi của đang tìm cách khiêng cái máy giặt về, nên A nhờ B phụ với mình khiêng cái tủ lạnh về nhà A, rồi lát nữa A sẽ giúp B khiêng máy giặt về nhà B. B đồng ý và cùng thực hiện hành vi với A. Như vậy, giữa A và B không có sự bàn bạc thỏa thuận trước về hành vi trộm tủ lạnh mang về nhà A cũng như trộm máy giặt mang về nhà B mà chỉ khi A không tự mình thực hiện hành vi của mình nên phải nhờ đến B để hoàn thành hành vi phạm tội của mình. Câu 15: “Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. Trả lời: Sai Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện 1 tội phạm. Trong quá trình cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm, mục đích phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau. Đối với những tội phạm không quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì các đồng phạm không buộc phải có chung dấu hiệu “cùng mục đích”. Như vậy, dấu hiệu mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với người phạm tội trong mọi trường hợp. Câu 16: Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Trả lời: Sai Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt thì những người thực hành phải có đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó. Nếu không, họ chỉ có thể là người giúp sức, hoặc cá biệt họ có thể phạm tội khác. Người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục không buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt này. Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội. Trả lời: Sai Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm: - Tự mình thực hiện một phần hoặc toàn bộ hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Luật Hình sự Trang 14 STòa ány hungry, STòa ány foolish - Không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng có hành vi cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Câu 18: Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của người thực hành. Trả lời: Đúng Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Vì vậy, khi giải quyết các vấn đề về định tội danh, xác định giai đoạn phạm tội, đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã được thực hiện các đồng phạm, phải căn cứ vào hành vi của người thực hành. Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm. Trả lời: Sai Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người giúp sức: - Giúp sức trước, trong khi tội phạm chưa kết thúc. - Giúp sức sau khi tội phạm kết thúc + có hứa hẹn trước. Câu 20: Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người thực hành bắt Tòa ány vào việc thực hiện tội phạm. Trả lời: Sai + Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt Tòa ány vào việc thực hiện tội phạm. + Có khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm đang thực hiện nhưng chưa kết thúc. Câu 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức. Trả lời: Sai + Khi có sự phân công vai trò giữa những người “cùng thực hiện tội phạm” – đồng phạm phức tạp. + Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. (khoản 3 Điều 20 BỘ LUẬT HÌNH SỰ). Câu 22: Những người đồng phạm khác phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ đối với mọi tội phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế. Trả lời: Sai Luật Hình sự Trang 15 STòa ány hungry, STòa ány foolish Nguyên tắc xác định TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ của những ngươì đồng phạm ngoài nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm còn có: + Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm. + Nguyên tắc cá thể hoá TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ của những ngươì đồng phạm. Theo khoản 2 Điều 3 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thể hiện chính sách hình sự của VIỆT NAM là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Đó là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối...khoan hồng đối với ngươì tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngươì đồng phạm, lập công chuộc tội... Câu 23: Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm. Trả lời: Sai + Muốn giúp sức trong đồng phạm thì hành vi hứa hẹn phải thực hiện trước khi tội phạm kết thúc. + Hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có không được hứa hẹn trước thì bị coi là hành vi liên quan đến CTTP độc lập dưới hình thức che dấu tội phạm (Điều 21 BỘ LUẬT HÌNH SỰ). Câu 24: Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XÃ HỘI của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội. Trả lời: Đúng Tính nguy hiểm cho XÃ HỘI của tội phạm thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các QUAN HỆXÃ HỘI được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính khách quan cho nên tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng là loại trừ tính chất phạm tội. Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi là những tình tiết làm cho hành vi thực hiện tuy có gây ra những thiệt hại nhất định nhưng không bị xem là tội phạm. Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi: - Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. - Tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi: là tình tiết làm cho người thực hiện hành vi tuy gây ra những thiệt hại nhất định nhưng không có lỗi. Câu 25: Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Trả lời: Đúng (câu 24). Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Là 1 trong 2 tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Đây chính là cơ sở pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không Luật Hình sự Trang 16 STòa ány hungry, STòa ány foolish phải là tội phạm, bảo đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội Câu 26: Tình trạng không có năng lực TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Trả lời: Đúng Theo quy định tại Điều 13 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì người ở trong tình trạng không có NLTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây cũng là tình tiết loại trừ tính có lỗi, tính chất phạm tội của hành vi. Tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người này nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Câu 27: Trong phòng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn công mới có quyền phòng vệ. Trả lời: Sai Theo quy định tại Điều 15 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì: Phòng vệ chính đáng nhằm: - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức. - Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác. Câu 29: Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trả lời: Sai - Vượt quá giới hạn phòng vệ được quy định tại khoản 2 Điều 15 BLLUẬT HÌNH SỰ: hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. - Phạm tội do phòng vệ quá muộn: hành vi chống trả khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Câu 30: Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết. Trả lời: Sai Hành vi của con người vẫn có thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết. Tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, việc gây thiệt hại là vì một động cơ và mục đích tốt nên đã làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại. Có nghĩa là hành vi của con người vì một động cơ và mục đích tốt không thể là nguồn gnuy hiểm trong tình thế cấp thiết. Nguồn nguy hiểm đa dạng, sự nguy hiểm này không chỉ do con người gây ra mà còn có thể là do thiên nhiên như bão lụt, hạn hán,... hoặc do súc vật gây ra. Luật Hình sự Trang 17 STòa ány hungry, STòa ány foolish Câu 31: Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra. Trả lời: Sai Phòng vệ trong giới hạn cần thiết nghĩa là người phòng vệ trên cơ sở tự đánh giá về những điều kiện khách quan và chủ quan để quyết định biện pháp và mức độ chống trả mà người đó cho là “cần thiết” nhằm ngăn chặn hành vi tấn công. Sự “cần thiết” của hành vi phòng vệ không đòi hỏi sự tương xứng về công cụ, phương tiện, hoặc sự tương đồng về mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công và hành vi phòng vệ gây ra. Thực tiễn vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn “cần thiết” ngay cả khi thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. Câu 32: Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục tình trạng nguy hiểm. Trả lời: Sai Theo quy định tại Điều 16 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Cụm 4: Hình phạt và quyết định hình phạt Bài tập hình sự Câu 1: Án tích là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự. Trả lời: Đúng TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong LUẬT HÌNH SỰ do TÒA ÁN áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. Hình thức của TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ bao gồm việc kết án về một tội phạm, phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và mang án tích. Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án. Trong mối quan hệ với TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ thì án tích là một trong những hình thức của TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Câu 2: Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt. Trả lời: Sai TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ chấm dứt khi không còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội. Trong thực tiễn, TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ chấm dứt khi người phạm tội được miễn TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ hoặc được xóa án tích. Như vậy, TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ chấm dứt khi phải thực hiện xong 3 hình thức của TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. Luật Hình sự Trang 18 STòa ány hungry, STòa ány foolish Câu 3: Ngăn ngừa người khác phạm tội là mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt. Trả lời: Sai Mục đích của hình phạt là kết quả cuối cùng của Nhà nước mong muốn đạt được khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt là kết quả mà Nhà nước mong muốn đạt được khi dùng hình phạt tác động trực tiếp đến người phạm tội. Như vậy, theo Điều 27 BỘ LUẬT HÌNH SỰ mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt là mục đích trừng trị và mục đích cải tạo giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Còn ngăn ngừa người khác phạm tội là mục đích phòng ngừa chung của hình phạt. Câu 4: Người phạm tội kinh doanh trái phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 159 BỘ LUẬT HÌNH SỰ thì có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trả lời: Sai Quy định tại Điều 159 BỘ LUẬT HÌNH SỰ không có quy định hình phạt bổ sung nên không thể áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Câu 5: Mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều phải khấu trừ thu nhập của người bị kết án. Trả lời: Sai Theo Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 30/10/2000 và Luật thi hành án: người bị kết án phải bị khấu trừ 1 phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ NHÀ NƯỚC..... Trong trường hợp đặc biệt như hoàn cảnh gia đình đông con, khó khăn mà bản thân người bị kết án là lao động chính hoặc người bị kết án không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập nhưng không đáng kể..., thì TÒA ÁN có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Câu 8: Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các hình phạt chính. Trả lời: Sai Vì theo điều 1 Nghị định sô 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt cấm cư trú và quản chế có quy định: “Quản chế là hình phạt bổ sung đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BLDS quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn, sinh sống và cải tạo ở môt địa phương nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soat, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương”. Quản chế là HPBS áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm ANQG, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BỘ LUẬT HÌNH SỰ quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở 1 địa phương nhất định từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong HP tù, có kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. HPBS là loại HP không được tuyên độc lập mà chỉ được tuyên kèm với HPC. Luật Hình sự Trang 19 STòa ány hungry, STòa ány foolish Như vậy, quản chế chỉ tuyên kèm với hình phạt chính là tù có thời hạn, còn tù chung thân thì không có. Câu 10: Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt. Trả lời: Đúng BPTP là các biện pháp hình sự được quy định trong BỘ LUẬT HÌNH SỰ, do các CQ tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho XÃ HỘI, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho HP. Câu 12: Không áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” (điểm h Khoản 1 Điều 48 BỘ LUẬT HÌNH SỰ) trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý. Trả lời: Đúng./337 Giáo trình. Câu 13: Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Trả lời: Sai Phạm tội nhiều lần là thực hiện 1 tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất là 1 lần và chưa bị xét xử. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Khi áp dụng tình tiết tăng nặng này cần nghiên cứu kỹ hướng tại mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP. Câu 15: Mọi trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị coi là tái phạm. Trả lời: Sai Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. (Khoản 1 Điều 49 BỘ LUẬT HÌNH SỰ). Như vậy, trường hợp bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới được coi là tái phạm khi tội mới đó thuộc: + phạm tội do cố ý. + phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Câu 16: Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm. Trả lời: Sai Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 BỘ LUẬT HÌNH SỰ. Câu 17: Mọi trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tòa án được áp dụng Điều 47 BỘ LUẬT HÌNH SỰ khi quyết định hình phạt. Luật Hình sự Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan