Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Học thuyết giá trị...

Tài liệu Học thuyết giá trị

.DOCX
7
437
104

Mô tả:

Chương 1:Học thuyết giá trị ( Đỗ Kiến Ngọc) Câu 1:Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế:  Sản xuất tự cấp ,tự túc: Là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.  Sản xuất hàng hóa: Là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa chỉ có thể ra đời khi có đủ hai điều kiện sau:  Phân công lao động xã hội.  Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.  Phân công lao động xã hội :Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau. + Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động ,do đó dẫn đến sự chuyên môn hóa về sản xuất. + Do có sự phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài sản phẩm nhất định=>Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi học phải trao đổi sản phẩm cho nhau.  Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất + Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất ,và người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. + Do sự sở hữu khác nhau này đã làm cho những người sản xuất độc lập ,đối lập với nhau ,nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên học phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. + Muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua – bán hàng hóa ,tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Câu 2:Trình bày đặc trưng của sản xuất hàng hóa? Sản xuất hàng hóa ra đời đã giúp cho con người thoát khỏi tình trạng mông muội ,xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.  Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán ,không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.  Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã hội .Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở ,mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.  Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị ,là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng. Câu 3:Trình bày ưu thế của sản xuất hàng hóa?  Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc ,chuyên môn hóa ,hợp tác hóa ngày càng tăng,mối liên hệ giữa các ngành ,các vùng ngày càng chặt chẽ ,nó xóa bỏ tính tự cấp tự túc ,bảo thủ ,trì trệ của nền kinh tế ,đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.  Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất –kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.Muốn vậy thì phải ra sức cải tiến kĩ thuật ,hợp lí hóa hóa sản xuất và nâng cao chất lượng ,cải tiến quy trình ,mẫu mã hàng hóa,..Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội ,thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.  Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về quy mô,trình độ kĩ thuật,công nghệ và khả năng thỏa mãn nhu cầu ...Vì vậy ,sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với ngày nay.  Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở ,thúc đẩy giao lưu kinh tế ,văn hóa ,tạo điều kiện nâng cao ,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Tuy nhiên nó cũng có một số mặt tiêu cực:  Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.  Tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế -xã hội.  Phá hoại môi trường sinh thái,... Câu 4:Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa? Khái niệm:Hàng hóa là sản phẩm của lao động ,có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi ,mua bán. Hai thuộc tính của hàng hóa:  Giá trị  Giá trị sử dụng.  Giá trị:Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. + Chất của giá trị là lao động,vì vậy ,sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. + Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. + Gía trị là một phạm trù lịch sử,gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. + Gía trị là nội dung ,là cơ sở của giá trị trao đổi,còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. (Gía trị trao đổi là một quan hệ về số lượng ,là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.Ví dụ:1m vải=10kg thóc).  Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. + Ví dụ:Gía trị sử dụng của cơm là để ăn ,của áo là để mặc,... + Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải một lúc mà phát hiện hết mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học –kĩ thuật. + Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. + Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. + Giá trị sử dụng được thể hiện thông qua quá trình sử dụng hay tiêu dùng. + Con người ở bất kì thời đại nào cũng cần đến các giá trị sư dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của mình. + Một vật khi đã là hàng hóa thì nó nhất thiết phải có giá trị sử dụng. + Nhưng không phải bất kì vật gì có giá trị sử dụng đều là hàng hóa.Muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán ,để trao đổi hay nó phải có giá trị trao đổi. Câu 5: Trình bày tính hai mặt của sản xuất lao động hàng hóa? Tính hai mặt của sản xuất lao động hàng hóa:  Lao động cụ thể  Lao đông trừu tượng Lao động cụ thể Lao động trừu tượng Khái niệm:Lao động cụ thể là lao động Khái niệm:Lao động trừu tượng là lao có ích dưới một hình thức cụ thể của động của người sản xuất hàng hóa khi đã những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó .Hay nói cách khác nó là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung. Đặc trưng:Mỗi lao động cụ thể thì có Đặc trưng: mục đích riêng,đối tượng riêng,phương +Nó là nhân tô duy nhất tạo ra giá trị của tiện riêng ,phương pháp riêng và kết quả hàng hóa. riêng. Nó là phạm trù vĩnh viễn. +Là phạm trù lịch sử. +Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất Ví dụ :Lao động cụ thể của người thợ mộc Ví dụ:Lao động giữa người thợ mộc và người thợ may,khi xét về mặt lao động cụ thể thì chung hoàn toàn khác nhau,nhưng nếu gạt bỏ chúng sang một bên thì chỉ còn Mục đích Sản xuất ra cái có một cái chung là phải tiêu phí sức bắp bàn ,cái ghế,.. thịt,trí óc,… Đối tượng Gỗ,… Phương tiện Bào,đục,cưa,máy tiện,… Phương pháp Thao tác cưa,đục,đẽo,.. Kết quả Tạo ra sản phẩm là chiếc bàn,ghế,… Câu 6:Trình bày về lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng.  Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.  Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.  Thước đo lượng giá trị của hàng hóa: + Thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. (Thời gian lao động cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội ,tức là với một trình độ kĩ thuật trung bình,trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.) + Thòi gian lao động xã hội cần thiết gần sát với với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.  Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:  Năng suất lao động  Mức độ phức tạp của lao động - Năng suất lao động:Là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sẩn xuất ra một đơn vị sản phẩm.Có hai loại:Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.  Năng suất lao động của xã hội càng tăng => tổng khối lượng hàng hóa tăng=>tổng khối lượng hàng hóa thu về tăng=>Lượng giá trị kết tinh trong một đơn vị hàng hóa giảm.=>giá trị giảm.==>Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.  Cường độ lao động tăng=>tổng khối lượng hàng hóa tăng=>tổng khối lượng giá trị hàng hóa tăng=>tổng khối lượng giá trị hàng hóa thu về tăng=>lượng giá trị kết tinh trong một đơn vị hàng hóa không thay đổi.==>cường độ lao động tỉ lệ thuận với lượng giá trị của hàng hóa. (cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương ,là sự căng thẳng ,mệt nhọc của người lao động). - Mức độ phức tạp của lao động:  Lao động giản đơn  Lao động phức tạp + Lao động giản đơn:là lao động mà bất kì người bình thường nào cũng có thể thực hiện được. + Lao động phức tạp :là lao động đòi hỏi phải được đào tạo ,huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian thì lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn. Các –mác viết: “lao động phức tạp thực chất chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa ,hay nói đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên. Câu 7:Trình bày bản chất của tiền tệ? Tiền tệ là hình thái giá trị của hàng hóa,là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác; nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Câu 8:Trình bày chức năng của tiền tệ? Tiền tệ có 5 chức năng chính:      Thước đo giá trị Phương tiện lưu thông Phương tiện cất trữ Phương tiện thanh toán Tiền tệ thế giới. Tìm hiểu từng chức năng:  Thước đo giá trị: + Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. + Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.(Gía cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa). + Giá cả hàng hóa chịu sự ảnh hưởng của :giá trị hàng hóa;giá trị của tiền;quan hệ cung-cầu về hàng hóa.  Phương tiện lưu thông: + Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa:H-T-H + Tiền tệ xuất hiện dưới hình thức:Vàng thỏi,bạc nén,tiền đúc,tiền giấy,.. + Quy luật lưu thông tiền giấy: “việc phát hành tiền giấy phỉa được giới hạn trong số lượng vàng bạc do tiền giấy đó tượng trưng ,lẽ ra phải lưu thông thật sự”.  Phương tiện cất trữ: + Tiền được rút khỏi lưu thông đưa vào cất trữ. + Để làm phương tiện cất trữ thì ,tiền phải có đủ giá trị ,tức là tiền ,vàng,bạc. + Nếu sản xuất tăng,lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông.Nếu sản xuất giảm ,lượng hàng hóa lại ít thì một phàn hàng hóa rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ.  Phương tiện thanh toán: + Tiền được dùng để trả nợ,nộp thuế,trả tiền mua chịu hàng,.. + Khi sản xuất trao đổi phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ dẫn đến việc mua bán chịu thì người mua là con nợ còn người bán là chủ nợ.  Tiền tệ thế giới: + Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. + Lúc này tiền phải trở về trạng thái ban đầu của nó là vàng.Vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng ,phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của của cải nói chung trong xã hội. Câu 7:Trình bày hiểu biết của em về quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát?  Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.Nó diễn ra theo quy luật:Tổng số gái cả hàng hóa chia cho số vòng lưu thông các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.  Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu htoong vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát.  Lạm phát vừa:Chỉ số giá cả gia tăng dưới 10%/năm.  Lạm phát phi mã:-----------------------trên 10%/năm.  Siêu lạm phát:.---------------------------tăng lên hàng trăm,nghìn lần và hơn nữa. Câu 8:Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị?  Nội dung cảu quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tê căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,ở đâu có sản xuất và trao đỏi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.  Yêu cầu chung của quy luật giá trị: + Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Và trong lưu thông cũng như vậy,nghĩa là phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. + Giá trị là cơ sở của giá cả ,còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị ,nên giá cả phụ thuộc vào giá trị. + Hàng hóa nào có nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ càng cao và ngược lại. + Giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố như là cạnh tranh,cung-cầu,sức mua của đồng tiền. Câu 9:Trình bày tác động của quy luật giá trị?  Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: + Điều tiết sản xuất tức là điều hòa ,phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành ,các lĩnh vực của nền kinh tế. + Nếu ở một ngành nào đó mà cungTư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng và ngược lại. + Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường.  Thứ hai,kích thích cải tiến kĩ thuật ,hợp lí hóa sản xuất ,tăng năng xuất lao động ,thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.  Thứ ba,thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo. + Người có điều kiện sản xuất thuận lợi ,có trình độ và kiến thức cao nên hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động cần thiết =>giàu nên nhanh chóng và ngược lại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan