Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Hoat động sv với giữ gìn văn hóa dân tôc chuẩn...

Tài liệu Hoat động sv với giữ gìn văn hóa dân tôc chuẩn

.DOC
16
221
127

Mô tả:

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: TUỔI TRẺ - VĂN HÓA – HỘI NHẬP A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cho các lớp B. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH TỔ CHỨC BUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thực hành tổ chức nghiêm túc và linh hoạt kế hoạch đã xây dựng ở phần trên C. GIAI ĐOẠN SAU KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ban tổ chức rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị, việc tổ chức thực hiện: + Những thành công và nguyên nhân + Những mặt hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục đối với lần tổ chức sau 1 A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chủ đề: TUỔI TRẺ - VĂN HÓA – HỘI NHẬP 1. MỤC TIÊU Sau khi tổ chức xong hoạt động, học sinh có thể: 1.1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa loại hình văn hóa dân gian vè cũng như ý nghĩa của cuộc thi. - Biết được một số loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu trong đời sống hàng ngày như: hò vè, quan họ, bài chòi các trò chơi dân gian…. - Biết cách chơi một số trò chơi dân gian như: nhảy sạp, đập niêu 1.2. Kĩ năng - Phát triển kỹ năng sưu tầm, nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc. - Kỹ năng tổ chức một số trò chơi dân gian, và thể hiện một số loại hình văn hóa khác. - Vận dụng được các loại hình văn hóa dân gian như vè, hò, quan họ, bài chòi, các trò chơi dân gian… để truyền được thông điệp của chương trình. - Vận dụng sáng tạo giai điệu dân ca của một số nước vào hình thức nhảy sạp truyền thống của dân tộc 1.3. Thái độ - Trân trọng nền văn hóa, lịch sử dân tộc mình và tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa của họ. - Coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Phê phán và chối bỏ những loại hình văn hóa không phù hợp - Yêu thích việc vận dụng loại hình văn hóa dân gian như: vè, hò, quan họ, bài chòi, các trò chơi dân gian… để truyền tải thông điệp của chương trình - Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc với những đặc trưng nổi bật. Đồng thời, hứng thú với việc kết hợp các loại hình văn hóa dân gian của nước nước mình với các nước khác trên thế giới. - Tự tin trong biểu diễn; yêu thích với các loại hình diễn xướng dân gian. 2 - Có thái độ hợp tác tích cực trong những hoạt động chung. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 2.1. Nội dung Hoạt động giáo dục xoay quanh các vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế. Cụ thể là các hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cùng việc trải nghiệm các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian như dân ca, trò chơi dân gian, trang phục dân gian… 2.2. Hình thức - Tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa 3 lớp khối 12 Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng - Hoạt động bao gồm 4 phần chính sau: Hoạt động 1: Phần thi chào hỏi: Hát vè xưng danh Hoạt động 2: Phần thi hiểu biết: Bàn tròn văn hóa Hoạt động 3: Phần thi tài năng: Diễn xướng dân gian Hoạt động 4: Phần thi trải nghiệm: Đập niêu tìm vàng 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN THAM GIA 3.1. Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8hh00, ngày 25/10/2013 3.2. Địa điểm: Tại Hội trường A5, Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng 3.3. Đơn vị tổ chức: Đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng 3.4. Thành phần tham gia: Học sinh khối 12 Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng 4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 4.1. Ban tổ chức - BTC ra thông báo: Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, thể lệ… trước 01 tháng - GVCN triển khai kế hoạch hoạt động cho các lớp - Chuẩn bị Hội trường, âm thanh, ánh sáng… - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và giao lưu - Chuẩn bị nội dung và phương tiện một số phần thi thuộc về ban tổ chức - Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho BGK 3 - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi 4.2. Học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công người thực hiện - Chuẩn bị các nội dung thi và luyện tập - Chuẩn bị trang phục - Chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ giao lưu 4.3. Các phương tiện chủ yếu - Sân khấu, âm thanh, ánh sáng - Nhạc cụ, trang phục, hình ảnh, tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu, các bảng cho điểm, hoa tươi, phần thưởng… 4 5. CHƯƠNG TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 5.1. Khai mạc (10 phút) Đón tiếp đại biểu và ổn định tổ chức Văn nghệ chào mừng Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 5.2. Tổ chức hoạt động (75 phút) Hoạt động 1. Chào hỏi: Hát vè xưng danh Hoạt động 2: Hiểu biết: Bàn tròn văn hóa Hoạt động 3: Tài năng: Diễn xướng dân gian Hoạt động 4: Giao lưu khách mời Hoạt động 5: Trải nghiệm: Đập niêu tìm vàng 5.3. Kết thúc (5 phút) Công bố kết quả và trao thưởng Tổng kết, đánh giá Kết thúc 5 6. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chủ đề: “TUỔI TRẺ - VĂN HÓA – HỘI NHẬP” - Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8h00, ngày 25 tháng 10 năm 2013 - Địa điểm: Hội trường A5, Trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng 6.1. Phần khai mạc 6.1.1. Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức 2 Nam và 2 Nữ HS đứng trước cửa chính Hội trường đón tiếp đại biểu 6.1.2. Văn nghệ chào mừng - Tam ca: Cây đa quán dốc. Trình bày: khách mời Park Chan Hương, Mario Mai Lê, Xỉn Phăn Thạc Ngọc. 6.1.3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi a. Tuyên bố lí do - Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các bạn học sinh; tạo cơ hội để các em thể hiện sự hiểu biết, tài năng và sự sáng tạo. - Hiểu biết thêm về các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc và của nhân loại - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc và trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát triển và hội nhập các giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc và nhân loại. b. Giới thiệu đại biểu - Thầy giáo: Bùi Văn Vân – Hiệu Trưởng nhà trường - Thầy giáo: Hoàng Thế Hải - Bí thư BCH Đoàn Trường - Ông: Nguyễn Văn Quang - Đại diện Hội phụ huynh học sinh - Thầy cô giáo trong trường và các em học sinh khối 12 Trường THPT Lê Quý Đôn c. Giới thiệu ban giám khảo và các đội thi - Cô giáo: ThS. Trương Thị Diễm - Tổ trưởng tổ Văn học - Cô giáo: Nguyễn Thị Mai - Phó Bí thư Đoàn Trường 6 - Ông: Nguyễn Văn Anh - Chuyên viên sở văn hóa – thể thao và du lịch TP Đà Nẵng - Thư ký: hai học sinh đến từ hai lớp 12 - Ba đội chơi đến từ 3 lớp của khối 12, mỗi đội gồm 5 thành viên 6.1.4. Thông qua chương trình hoạt động Theo chương trình hoạt động ở trên 6.1.5. Phát biểu khai mạc Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 6.2. Phần nội dung chương trình hoạt động Hoạt động 1 Chào hỏi: Hát vè xưng danh 1. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa loại hình văn hóa dân gian vè cũng như ý nghĩa của cuộc thi. - Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng điệu vè để thực hiện màn chào hỏi, biểu đạt thông điệp của đội. - Thái độ: Yêu thích việc vận dụng loại hình văn hóa dân gian vè để truyền tải thông điệp của đội; Có thái độ hợp tác tích cực trong những hoạt động chung. 2. Nội dung Các đội có màn chào hỏi ra mắt giới thiệu về đội của mình và thông điệp của đội. 3. Hình thức Thông qua biểu diễn các tiết mục vè có thể kèm theo nhạc cụ như phách, chén nhỏ giới thiệu về đội của mình. 4. Thể lệ - Mỗi đội có 3 phút thể hiện màn chào hỏi - Thứ tự biểu diễn theo bốc thăm trước đó - Toàn đội thi xuất hiện trên sân khấu giới thiệu về đội mình thông qua biểu diễn một bài vè ngắn, có thể kèm theo nhạc cụ như phách, chén nhỏ…. 5. Tiêu chí đánh giá 7 - Đảm bảo thời gian. Nếu quá 30 giây – 1 phút trừ 3 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 5 điểm. - Các sáng tác, tác phẩm đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với chủ đề. - Trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với nội dung. - Biểu diễn hay, sáng tạo, nghệ thuật. 6. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có) 7. Thời gian Thời gian: 15 phút Hoạt động 2 Hiểu biết: Bàn tròn văn hóa 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được những kiến thức liên quan đến văn hóa dân tộc như các lễ hội dân gian, trang phục truyền thống, các di sản văn hóa… Biết được một số loại hình văn hóa tiêu biểu trong đời sống hàng ngày như: hò vè, bài chòi, quan họ, các trò chơi dân gian…. - Kĩ năng: Phát triển các kĩ năng hoạt động trí tuệ (phản xạ nhanh, hệ thống và chọn lọc kiến thức một cách khoa học, chính xác…). - Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc với những đặc trưng nổi bật; thông qua việc tìm hiểu, hình thành ý thức trong việc giữ gìn và phát huy những bản sắc lâu đời đó. 2. Nội dung 8 Các đội thi tài về chủ đề: phong tục tập quán, trang phục truyền thống, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, các di sản văn hóa của các dân tộc… HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO PHẦN THI TÌM HIỂU Chủ đề 1: Loại hình diễn xướng dân gian Câu 1. Trong hội hát bài chòi, chòi nào trúng ba con bài mà người hô thai xướng tức là chòi đó “tới” (giành chiến thắng). Chòi chiến thắng báo hiệu việc “tới” bằng hình thức gì? A. Xổ một hồi mõ dài B. Đánh một hồi trống C. Lắc lục lạc D. Gõ kẻng Đáp án: A. Xổ một hồi mõ dài Câu 2. Hát Ả Đào là hình thức nghệ thuật của vùng miền nào? A. Vùng Nghệ Tĩnh B. Vùng Trị Thiên C. Miền Nam D. Miền Bắc Đáp án: D. Miền Bắc Câu 3. Hát Chầu văn là hình thức lễ nhạc gắn với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng nào trong các tín ngưỡng dân gian Việt Nam? A. Tín ngưỡng phồn thực B. Tín ngưỡng Tam phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần C. Tín ngưỡng Tứ pháp D. Tín ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Đáp án: D. Tín ngưỡng Tứ phủ (Bà Trời, Bà Chúa Thượng, Bà Nước, Bà Đất) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) Chủ đề 2: Lễ hội truyền thống Câu 4. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra vào ngày nào? 9 A. Ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm B. Ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm C. Ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán hàng năm D. Ngày 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm Đáp án: A. Ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm Câu 5. Hội Lim diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm là một trong những lễ hội lớn của cái nôi văn hóa Kinh Bắc. Lễ hội này diễn ra ở tỉnh thành nào miền Bắc nước ta? A. Hà Nội B. Phú Thọ C. Bắc Ninh D. Thái Nguyên Đáp án: C. Bắc Ninh (Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, hiện nay là thị trân Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Chủ đề 3: Trang phục truyền thống Câu 6. Điểm nổi bật để phân biệt trang phục của người Thái Trắng và người Thái Đen là? A. Màu sắc B. Hoa văn trên váy C. Hình dạng cổ áo D. Khăn piêu đội đầu Đáp án: C. Hình dạng cổ áo (Người Thái Trắng: cổ áo hình chữ V; người Thái Đen: cổ tròn, đứng) Câu 7. Người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam là? A. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát B. Vua Minh Mạng C. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp D. Vua Gia Long 10 Đáp án: A. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát Chủ đề 4: Di sản văn hóa Câu 8. Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ 4 với chức năng? A. Nơi thờ phụng thánh thần, tổ chức cúng tế thần linh của vương triều Chăm Pa B. Nơi chôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích, các thầy tu nhiều quyền lực của vương triều Chăm Pa C. Nơi thờ phụng thánh thần và chôn cất các vị vua của vương triều Chăm Pa D. Cả A và B đều đúng Đáp án: D. Cả A và B đều đúng Câu 9. Hội An từng là một trung tâm của Phật giáo sớm của Đàng Trong với đa số các ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Ngôi chùa có nguồn gốc lâu đời nhất ở Hội An là? A. Chùa Phúc Lâm B. Chùa Kim Bửu C. Chùa Vạn Đức D. Chùa Chúc Thánh Đáp án: D. Chùa Chúc Thánh (tương truyền được xây dựng vào năm 1454) 3. Hình thức Phần thi được tổ chức tương tự như chương trình “Chiếc nón kì diệu” trên truyền hình. Các đội sẽ quay để chọn câu hỏi liên quan đến văn hóa truyền thống của dân tộc. 4. Thể lệ - Các đội quay chọn chủ đề câu hỏi, MC sẽ đưa ra câu hỏi có nội dung tương ứng với chủ đề mà đội đã quay được. - Mỗi câu hỏi có 4 đáp án gợi ý để chon 1 đáp án đúng nhất - Mỗi đội sẽ có 3 lần quay chọn chủ đề câu hỏi 11 - Mỗi đội có 30 giây để suy nghĩ và trả lời cho một câu. Nếu trả lời sai, đội khác giành quyền trả lời (chỉ đội bấm chuông trước được giành quyền trả lời). 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. - Trả lời đúng đáp án 6. Cách chấm điểm - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 90 điểm/9 câu - Đội quay chọn chủ đề trả lời đúng được 10 điểm/câu, đội giành quyền trả lời nếu trả lời đúng chỉ được 5 điểm 7. Thời gian Thời gian: 15 phút Hoạt động 3 Tài năng: Diễn xướng dân gian 1. Mục tiêu - Kiến thức: Biết và trình diễn được các hình thức diễn xướng dân gian dân tộc - Kĩ năng: Vận dụng các hình thức diễn xướng dân gian truyền tải được thông điệp về văn hóa dân gian. - Thái độ: Tự tin trong biểu diễn; yêu thích với các loại hình diễn xướng dân gian. 2. Nội dung Mô phỏng các hình thức diễn xướng dân gian quen thuộc như hát dân ca, bài chòi, hò, diễn tuồng…., qua đó thể hiện tài năng và bản sắc riêng của đội mình. 3. Hình thức Các đội biểu diễn các hình thức diễn xướng dân gian tự chọn (hát dân ca, bội, hò, bài chòi, chèo, tuồng, cải lương…). 4 Thể lệ - Mỗi đội có 5 phút để thể hiện tiết mục diễn xướng dân gian - Thứ tự biểu diễn theo bốc thăm trước đó 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá dưới 1 phút trừ 5 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 10 điểm. - Các tiết mục đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với chủ đề 12 - Trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với nội dung phần trình diễn - Biểu diễn hay, sáng tạo, nghệ thuật. - Khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong đội thi 5. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có). 6. Thời gian - Thời gian tối đa cho toàn bộ phần thi: 20 phút Hoạt động 4 Giao lưu khách mời – khán giả: Nhảy sạp truyền thống 1. Mục tiêu - Kiến thức: + Biết được những làn điệu dân ca của một số dân tộc. + Biết được các bước nhảy sạp cơ bản. - Kĩ năng: Vận dụng sáng tạo giai điệu dân ca của một số nước vào hình thức nhảy sạp truyền thống của dân tộc. - Thái độ: + Hứng thú đối với hình thức sinh hoạt dân gian quen thuộc của đồng bào vùng Tây Bắc. + Hứng thú với việc kết hợp các loại hình văn hóa dân gian của nước mình với các nước khác trên thế giới. 2. Nội dung Giao lưu, sinh hoạt cộng đồng với khách mời, khan giả 3. Hình thức 13 Nhảy sạp cùng khách mời và khán giả 4. Thời gian Thời gian nhảy sạp giao lưu là 10 phút Hoạt động 5 Trải nghiệm: Đập niêu tìm vàng 1. Mục tiêu - Kiến thức: Biết được cách chơi trò chơi đập niêu - Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng hoạt động và tư duy (xác định phương hướng, điều chỉnh sức, phản xạ nhanh…) - Thái độ: Yêu thích trò chơi dân gian đập niêu của dân tộc 2. Nội dung Trò chơi dân gian đập niêu truyền thống 3. Hình thức Bịt mắt đập niêu 4. Thể lệ - Sân khấu được chia làm 3 khoảng không gian, mỗi đội 1 khoảng không gian - Mỗi khoảng không gian của mỗi đội được treo 05 niêu - Mỗi đội cử 01 đại diện lên thi tài - Người chơi sẽ bị bịt mắt, dưới sự hỗ trợ của các thành viên trong đội hoàn thành nhiệm vụ đập vỡ các niêu của đội mình. - Các đội chơi thi tài cùng lúc - Sẽ có một vài niêu đặc biệt chứa “vàng”, nếu đập trúng những niêu này đội đó sẽ được cộng điểm. 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian - Đập vỡ được nhiều niêu 6. Cách chấm điểm - Đội đập được nhiều niêu nhất sẽ được 30 điểm, đội nhiều thứ 2 sẽ được 20 điểm và đội nhiều thứ 3 sẽ được 10 điểm - Với mỗi niêu đặc biệt được đập vỡ sẽ được cộng thêm 5 điểm vào điểm tổng kết cuối trò chơi. 14 - MC kiểm tra và đọc điểm 6. Thời gian Thời gian: 15 phút 6.3. Phần tổng kết - Thư kí tổng kết điểm của toàn bộ các nội dung thi của các đội - Công bố kết quả và trao giải - Tổng kết, rút kinh nghiệm: + Ý nghĩa, tầm quan trọng của hội thi đối với việc giữ gìn, phát triển và hội nhập các giá trị văn hóa của dân tộc + Biểu dương những cố gắng, nỗ lực, thành công, sự sáng tạo của học sinh, phát hiện những nhân tố mới + Những việc cần phải làm thêm, cần bổ sung để hoạt động sau tốt hơn. - Kết thúc: Một bài hát tập thể khép lại chương trình II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Ban tổ chức - Ban tổ chức ra thông báo: Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, thể lệ…trước 01 tháng - Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch hoạt động cho các lớp ngay sau khi nhận được thông báo - Triển khai, chuẩn bị Hội trường, âm thanh, ánh sáng… - Triển khai, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và kịch mở màn - Triển khai, chuẩn bị nội dung một số phần thi thuộc về ban tổ chức - Xây dựng tiêu chí đánh giá cho BGK - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi …. 2. Học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công người thực hiện - Chuẩn bị các nội dung thi và luyện tập - Chuẩn bị trang phục - Chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ giao lưu B. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH TỔ CHỨC BUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 15 Diễn ra theo chương trình chi tiết đã xây dựng KHAI MẠC (10 phút) Đón tiếp đại biểu và ổn định tổ chức Văn nghệ chào mừng Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (75 phút) Hoạt động 1. Chào hỏi: Hát vè xưng danh Hoạt động 2: Hiểu biết: Bàn tròn văn hóa Hoạt động 3: Tài năng: Diễn xướng dân gian Hoạt động 4: Giao lưu khách mời Hoạt động 5: Trải nghiệm: Đập niêu tìm vàng TỔNG KẾT (5 phút) Thư kí tổng kết điểm của toàn bộ các nội dung thi của các đội Công bố kết quả và trao thưởng Tổng kết, đánh giá Kết thúc C. GIAI ĐOẠN SAU KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ban tổ chức rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị, việc tổ chức thực hiện: + Những thành công và nguyên nhân + Những mặt hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục đối với lần tổ chức sau 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng