Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh...

Tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh

.PDF
99
1
134

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN LỆ DUNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ HẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN LỆ DUNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ HẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Xuân Huy Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Luận văn tốt nghiệp với đề tài Hình tượng nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu, dẫn chứng đƣa ra là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã công bố trƣớc đó. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm với lời cam đoan của mình ! Việt Trì, ngày ……tháng……năm 2018. Tác giả luận văn Trần Lệ Dung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Ngữ văn “ Hình tƣợng nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Huy- thầy đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin đƣợc cảm ơn các thầy cô lãnh đạo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, khoa Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Tác giả luận văn Trần Lệ Dung iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ....................................................................... 2 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 11 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 1.6. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 13 1.7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13 CHƢƠNG 1. NHÂN VẬT DÃ SỬ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA VŨ HẠNH....................................................................................................... 14 1.1. Nhân vật dã sử .......................................................................................... 14 1.1.1. Quan niệm về nhân vật trong tác phẩm văn học ................................... 14 1.1.2. Nhân vật dã sử ....................................................................................... 14 1.2. Quan niệm nghệ thuật của Vũ Hạnh ........................................................ 19 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ..................................................... 19 1.2.2. Quan niệm về sáng tác văn học............................................................. 22 1.3. Khái quát về truyện ngắn của Vũ Hạnh .................................................. 24 1.3.1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn................................................ 24 1.3.2. Nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh ................................... 26 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 28 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ HẠNH ............................................................................................. 30 2.1. Nhân vật bi kịch ....................................................................................... 30 2.1.1. Bi kịch của sự đổ vỡ .............................................................................. 30 2.1.2. Bi kịch của sự không hoàn hảo ............................................................. 33 2.1.3. Bi kịch của sự dang dở .......................................................................... 35 iv 2.2. Nhân vật lầm lạc....................................................................................... 37 2.2.1. Lầm lạc trong nhận thức ....................................................................... 37 2.2.2. Lầm lạc trong hành động....................................................................... 40 2.3. Cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh khi xây dựng hình tƣợng nhân vật dã sử ..................................................................................................................... 44 2.3.1. Cảm quan lãng mạn ............................................................................... 44 2.3.2. Cảm quan hiện thực .............................................................................. 47 2.3.3. Sự kết hợp các sắc thái trong cảm quan thẩm mĩ của Vũ Hạnh ........... 49 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 51 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ HẠNH ................................... 52 3.1.Tổ chức điểm nhìn trần thuật để làm tăng tính dã sử................................ 52 3.1.1. Điểm nhìn từ nhân vật ........................................................................... 52 3.1.2. Điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện.............................................................. 54 3.2. Tổ chức chi tiết, sự kiện, tình huống kiểu truyện cổ................................ 57 3.2.1.Tổ chức phối kết chi tiết quá khứ - hiện tại - tƣơng lai ......................... 57 3.2.2.Tổ chức sự kiện ( cốt truyện) ................................................................. 62 3.2.3.Tổ chức tình huống truyện ..................................................................... 65 3.3. Không gian và thời gian huyền thoại hóa nhân vật dã sử ........................ 71 3.3.1. Không gian huyền thoại ........................................................................ 72 3.3.2. Thời gian huyền thoại ........................................................................... 75 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Hoàn cảnh xã hội và văn hóa của đô thị miền Nam 1954 - 1975 Văn xuôi đô thị miền Nam thời kì từ 1954 đến 1975 tồn tại trong bối cảnh hết sức đặc biệt: Chiến tranh kéo dài, công cuộc kháng chiến gian khổ để thống nhất đất nƣớc và sự va chạm của hai nền văn hóa Đông – Tây. Lực lƣợng sáng tác đông đảo nhƣng phân hóa thành nhiều xu hƣớng khác nhau. Và nhƣ một tất yếu, từ trong đời sống sôi sục của quần chúng, “Phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc” đƣợc hình thành và ngày càng phát triển. Ngày 9/10/1966, tại hội trƣờng Quốc gia âm nhạc, 112 Nguyễn Du- Sài Gòn, Ban chấp hành Trung ƣơng Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc đã chính thức ra mắt công chúng. Phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc thực sự trở thành một làn sóng văn hóa đi sâu vào mọi ngả đƣờng của đời sống và tác động đến đội ngũ nhà văn và các sáng tác văn chƣơng của họ. Trong đó, Vũ Hạnh là cái tên sáng giá nhất. 1.1.2. Tác giả Vũ Hạnh Vũ Hạnh (tên thật là Nguyễn Đức Dũng) sinh năm 1926, tại Quảng Nam. Ngƣời ta biết đến Vũ Hạnh với các bút danh nhƣ Cô Phƣơng Thảo, Nguyên Phủ, Minh Hữu, Hoàng Thành Kì…, làm việc không mệt mỏi trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà ngƣời ta còn biết đến ông nhƣ một nhà cách mạng giàu lòng yêu nƣớc, dũng cảm, khôn khéo hoạt động trong lòng địch. Trong quá trình đấu tranh gian khổ ấy, Vũ Hạnh không chỉ nổi tiếng với những sáng tác nhƣ: Người chủ tiệm (kịch), Vượt thác (tập truyện ngắn, 1963), Ngôi trường đi xuống (tập truyện, 1966), Lửa rừng ( tiểu thuyết, 1966), Con chó hào hùng ( truyện, 1973), …mà còn nổi tiếng với những tiểu luận: Đọc lại Truyện Kiều ( 1960), Tìm hiểu văn nghệ ( 1970)… 2 Vũ Hạnh là nhà văn mà sự nghiệp, tên tuổi đã đƣợc xác định trong văn học Việt Nam hiện đại và đặc biệt là văn học 1954 - 1975 (ở miền Nam). Ông cùng thời với Sơn Nam, Võ Hồng, Trang Thế Hy và nhiều nhà văn khác. Văn xuôi Vũ Hạnh gắn liền với vùng đất Nam Trung Bộ cũng nhƣ Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc của miền Nam. Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về Vũ Hạnh và tác phẩm Vũ Hạnh, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ và hệ thống về thế giới hình tƣợng nhân vật dã sử trong các truyện ngắn của ông. 1.1.3. Lí do chọn đề tài Hình tượng nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh nhằm: + Nhận thức vấn đề nhân vật văn học bằng quan điểm lịch sử, vấn đề nhân vật dã sử trong hệ thống truyện kể của Vũ Hạnh là một cách tiếp cận sinh động. + Nhân vật dã sử đƣợc tiếp cận qua hệ thống truyện kể của nhà văn góp phần làm phong phú hơn cách tiếp cận đời sống của dòng văn học ở đô thị Sài Gòn, là một tiếng nói bản lĩnh trong một môi trƣờng văn hóa khắc nghiệt. + Tìm hiểu đề tài này, ngoài nhiệm vụ lí thuyết căn bản, đề tài còn góp phần giúp cho bạn đọc nâng cao năng lực đánh giá tác phẩm văn học, nhất là đối với tác phẩm văn xuôi – sử thi. 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Vũ Hạnh có các tập truyện ngắn nhƣ: Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964), Ngôi trường đi xuống (1966), Bút máu (1971), Con chó hào hùng (1974), Cô gái Xà Niêng (1974). Sau 1975 là các tập: Ăn Tết với một người điên (1985), Sông nước mênh mông (1995),... Về cuộc đời Vũ Hạnh và sáng tác của ông đã có những bài viết nhƣ: 3 Tác giả Phạm Thanh Hùng với bài viết Mảng truyện ngắn “đường rừng” của Vũ Hạnh, tạp chí Nhà văn số 8, 2006.Tkrong công trình này, tác giả đã đánh giá về chủ đề về đƣờng rừng trong truyện ngắn Vũ Hạnh, cụ thể những truyện ngắn sau đã đƣợc đƣa vào: Tết giữa rừng, Cây đàn trong núi, Vượt thác, Vàng tháp hời,Mùa xuân trên đỉnh non cao... Theo Phạm Thanh Hùng “Truyện ngắn đƣờng rừng của Vũ Hạnh góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của văn học yêu nƣớc, cách mạng vùng đô thị miền Nam trƣớc năm 1975... Trong hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh, thời kì 1954 - 1965 với sự xuất hiện của những truyện ngắn đƣờng rừng hay truyện có màu sắc hoan.g đƣờng hƣ huyễn, có sắc thái cổ tích, lịch sử chỉ là sự lựa chọn khác nhau của tác giả nhằm đạt hiệu quả đấu tranh cao nhất trong sự dò xét, đàn áp, sát hại của kẻ thù” [37; 59]. Nguyễn Xuân Huy với bài viết Vũ Hạnh và sự hưng vong của văn nghệ miền Nam trước 1975, tạp chí Nhà văn số 4, 2006, nghiên cứu khái quát về sự nghiệp phê bình văn học của Vũ Hạnh trên nhiều phƣơng diện. Tác giả đã đi sâu vào lĩnh vực phê bình của nhà văn với những đánh giá khách quan: Vũ Hạnh với những nhận định về truyện, Vũ Hạnh với những nhận định về kịch, Vũ Hạnh với những nhận định về thơ, Vũ Hạnh với các công trình nghiên cún - tuyển chọn... Nguyễn Xuân Huy viết: “Có thể nói, với lĩnh vực nghiên cứu phê bình, nhà nghiên cứu đã bỏ vào đấy nhiều tâm lực. Việc Vũ Hạnh sớm xác định cho mình một lí tƣởng nghệ thuật chân chính đã giúp cho ông có đƣợc niềm tin, sự hứng khởi và lòng đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Những bài tổng kết tình hình văn học, những bài phê bình các công trình biên khảo, đánh giá về các sáng tác mới trong suốt thời kì này của ông, đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về nền văn nghệ miền Nam. Từ đó, ta có thêm cơ sở đế nhìn lại nó, nhận lại những gƣơng mặt đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phức tạp của nền văn nghệ nƣớc nhà” [38; 109]. 4 Châu Anh với bài viết Vài nét về tác giả tác phẩm Vũ Hạnh, tạp chí Gia đình, số 15, 1998 có chú ý tổng kết về Vũ Hạnh[2] Nguyễn Thanh Du trong bài viết Nhà văn Vũ Hạnh trong lòng đô thị Sài Gòn (1954 - 1975), tạp chí Văn, 2003, có đƣa ra các nhận định về những truyện ngắn tiêu biểu của Vũ Hạnh. Nguyễn Thanh Du xác định: “Truyện ngắn của Vũ Hạnh phản ánh đa dạng, nhiều sắc màu khác nhau của cuộc sống nhân dân... Trong truyện ngắn, ông đã thể hiện đƣợc tƣ tƣởng yêu nƣớc - cách mạng và đồng thời ông cũng lấy tƣ tƣởng yêu nƣớc cách mạng làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của mình” [9; 17]. Thanh Lê trong bài viết Vũ Hạnh - nhà văn trí tuệ và cách mạng, báo Thế hệ trẻ, sổ 20 tháng 12, 1999 viết: “Hai mƣơi năm sống trong vùng Mỹ ngụy tạm chiếm, anh luôn dùng cây bút của mình để đấu tranh công khai chống văn hoá của địch ở vùng Sài Gòn Gia Định. Vũ Hạnh đã trở thành cây bút nòng cốt của tờ báo Tin Văn do anh làm Tống thƣ ký. Trong những thành công của anh, đáng chú ý nhất trên lĩnh vực phê bình có cuốn: Đọc lại Truyện Kiều đến nay vẫn còn nguyên giá trị”. Tác giả nhận xét: “Vũ Hạnh đã mở ra trƣớc mắt chúng ta những điều mới lạ của cái đẹp” [ 49; 20]. Trong bài viết Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan diêm Mác- xỉt ở đô thị miền Nam, báo Văn nghệ, số 109 Bộ mới 13-5-2010, Trần Hoài Anh đã đánh giá sự nghiệp phê bình của Vũ Hạnh: “Có thể nói, những bài phê bình của Vũ Hạnh đều thống nhất trên quan điểm đấu tranh chống văn học phi nhân bản, phi dân tộc, đề cao lòng yêu nƣớc, tinh thần tự hào, ý thức trách nhiệm của ngƣời cầm bút trƣớc cuộc sống và trƣớc vận mệnh dân tộc. Cảm hứng chủ đạo này đã ám ảnh suốt hành trình sáng tạo của nhà văn, không những ở lĩnh vực lý luận - phê bình mà cả trong lĩnh vực sáng tác”, “Có thể khẳng định Vũ Hạnh là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu không chỉ cho khuynh hƣớng phê bình chịu ảnh hƣởng quan điểm Mác-xít mà còn là 5 gƣơng mặt phê bình tiêu biểu của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam trƣớc đây cũng nhƣ của nền lý luận - phê bình văn học dân tộc hôm nay” [3; 13]. Ngô Thị Kim Cúc, trong Nhà văn Vũ Hạnh - Libero trong cuộc bảo vệ văn hóa dân tộc, báo Thanh niên, số 321 năm 2002 cho biết thêm, Vũ Hạnh: “Là ngƣời rất quen tên với bạn đọc phía Nam trƣớc 1975 với những Bút máu, Người Việt cao quý, Lửa rừng, Chất ngọc, Người chồng thời đại..., là một nhà giáo ảnh hƣởng trên nhiều thế hệ học trò yêu nƣớc, một trí thức đối lập với chính quyền Sài Gòn... hầu hết sách viết trƣớc 1975 đều có nội dung phản kháng” [7; 9] Trần Hữu Tá trong tác phẩm Nhìn lại một chặng đường văn học đã qua, riêng trong phần tuyển chọn tác phẩm của các cây bút có xu hƣớng “tiến bộ, yêu nƣớc” ở vùng đô thị miền Nam, đã đƣa ra đến 60 tác giả văn xuôi trong đó có Vũ Hạnh[72] Sự phát triển của “Phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc” đã chứng kiến sự bứt phá của những nhà văn nhƣ Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Vũ Hạnh, Lữ Phƣơng…Những tên tuổi này đã có những đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng một cơ sở lí luận và tạo nên sự tác động lớn đến thực trạng văn học lúc bấy giờ. Trong đó, Vũ Hạnh là cái tên tiêu biểu. Vũ Hạnh là một nhà văn gần gũi, nhiều ngƣời biết, nhiều ngƣời đọc, yêu thích và say mê tác phẩm của ông (chủ yếu là độc giả miền Nam). Có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Vũ Hạnh. Căn cứ vào những tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi phân chia quá trình nghiên cứu về nhà văn thành hai giai đoạn nhƣ sau: 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về Vũ Hạnh ở miền Bắc giai đoạn trước 1975 Khi nhận định về tác giả Vũ Hạnh, các nghiên cứu văn học miền Bắc đã nhìn ông bằng cái nhìn khách quan nhƣng cũng đầy khích lệ. Đa số họ đều 6 thấy giữa “ rừng văn nghệ” miền Nam vẫn có những “cây to” vƣơn cao lên đón ánh sáng mặt trời, mặc dù dƣới chân nó là “đêm tối và bùn lầy nhơ nhớp”. Vũ Hạnh đƣợc xem nhƣ một cây bút hiếm hoi đã dám nói lên tiếng nói thẳng thắn đánh thẳng vào “xã hội” văn nghệ đô thị miền Nam. Ngƣời đầu tiên nhận thấy sự khỏe khoắn của ngòi bút Vũ Hạnh là Đặng Thai Mai. Theo Đặng Thai Mai, Vũ Hạnh là một trong những cây bút phê bình có chất lƣợng đầu tiên ở miền Nam này [55] 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về Vũ Hạnh ở miền Nam giai đoạn trước 1975 Tƣ tƣởng tiến bộ trong văn học miền Nam đã đƣợc nhiều nhà văn vun đắp, xây dựng. Từ những ngƣời coi văn nghệ là vũ khí nhƣ Lữ Phƣơng, Nguyễn Trọng Văn đến những tác giả vừa sáng tác vừa phê bình nhƣ Đoàn Thêm, Nguyễn Ngu Í, từ những ngƣời vừa biểu diễn vừa sáng tác nhƣ Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng ... đều nói về ý thức dân tộc với một niềm tin tha thiết. Trong hoàn cảnh đó, Vũ Hạnh xuất hiện nhƣ một điểm sáng tƣ tƣởng. Ngƣời ủng hộ tƣ tƣởng của Vũ Hạnh nhiều nhất và ngƣời kế tục ông chiến đấu chống lại văn học nô dịch, suy đồi chính là Lữ Phƣơng. Lữ Phƣơng đề cao thái độ khách quan trong văn nghệ và tƣ tƣởng văn nghệ dân tộc của Vũ Hạnh. Lữ Phƣơng coi Vũ Hạnh là một bậc đàn anh trong văn giới, một ngƣời “mở đƣờng đáng tin cậy” [ 65]. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về Vũ Hạnh trong cả nước sau 1975: Đáng kể nhất là luận án PTS của Trần Hữu Tá “Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các thành thị miền Nam giai đoạn 19954- 1975” nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhà văn Vũ Hạnh nhƣ một trong các nhà văn tiến bộ miền Nam trƣớc 1975. Giáo sƣ Nguyễn Huệ Chi đánh giá đây chính là một điểm thành công của luận án. 7 Mấy năm gần đây, Trần Hoài Anh đã công bố một số công trình nghiên cứu trong đó tác giả cho rằng Vũ Hạnh là một tác giả tiêu biểu, đại diện cho khuynh hƣớng văn học ảnh hƣởng tƣ tƣởng Mac xit. [3] Năm 1998, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời quyển “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh” do Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên. Sách đã dành hẳn một chƣơng để nói về Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong ba mươi năm cách mạng và kháng chiến do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phƣơng, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá đồng biên soạn. Vũ Hạnh đƣợc nhắc đến nhƣ một nhà văn tiêu biểu cùng với các cây bút yêu nƣớc, những trí thức, những nghệ sĩ cao niên nhƣ Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê, các nhà thơ Hà Kiều, Phƣơng Đài, Phong Sơn, các nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Sơn Nam…[16] Năm 2000, trong cuốn Nhìn lại một chặng đường văn học của tác giả Trần Hữu Tá (Nxb Tp.HCM); Vũ Hạnh đƣợc giới thiệu là “nhà văn đáng kính trọng trong cả về tài năng và nhân cách” [73]. Năm 2013, luận án tiến sỹ của giảng viên Đại học Hùng Vƣơng- Phú Thọ: Nguyễn Xuân Huy đã trình bày rất đầy đủ, chính xác, khoa học về sự nghiệp văn chƣơng của Vũ Hạnh. Có thể coi đây là một trong những tài liệu có giá trị nhất tính đến thời điểm này [43]. Ngoài ra còn phải kể đến: Châu Anh với bài viết “Vài nét về tác giả, tác phẩm” (viết về Vũ Hạnh) nhân kỉ niệm Sài Gòn 300 năm (1998) đã giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Vũ Hạnh và văn chƣơng của ông [2]. Đó là tác giả Phạm Xuân Thông - Hội văn nghệ Ninh Thuận với bài viết :“Nhà văn Vũ Hạnh - chia đôi nhuận bút”, đăng trên Nguyệt san “Văn nghệ Dân tộc và miền núi” ngày 13/ 09/ 1998 . Ở bài viết này tác giả kể lại chuyện Vũ Hạnh đã viết phóng sự nhiều kì đăng trên tạp chí Công An thành phố Hồ Chí 8 Minh với nhan đề “Hoa Lan Nhung” dựa trên sự thật về ngƣời đàn ông có tên là Chamare Rá sống cách biệt với cộng đồng 18 năm nhƣ thế nào. Khi đƣợc nhận hai triệu tiền nhuận bút Vũ Hạnh đã đến biếu ông Rá một triệu ra sao. Từ đó tác giả ca ngợi tấm lòng hào hiệp của Vũ Hạnh [77] Rồi đến bài báo “Đọc Người Việt cao quý càng hiểu thêm tấm lòng nhà văn Vũ Hạnh” của Đặng Minh Hân - công tác tại Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Đồng Nai- đăng trên tờ báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 67, ngày 21/ 12/ 1992 ). Trong bài viết này tác giả ca ngợi ý nghĩa của tập sách khi nó đƣợc tái bản, khẳng định giá trị của tác phẩm và tấm lòng của Vũ Hạnh [17]. Thanh Lê với hai bài viết “ Vũ Hạnh - nhà văn trí tuệ và cách mạng”, “ Vũ Hạnh - cây bút tài năng, tràn đầy sức sống” đăng trên báo “Thế hệ trẻ” số 20, tháng 12 năm 1999 và báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Lê đã nói về ấn tƣợng của tác giả khi gặp Vũ Hạnh: đó là con ngƣời mà cuộc đời riêng đã mang định hƣớng xã hội: yêu nƣớc, trung thành với nhiệm vụ và nhân phẩm của mình. Còn trong sáng tác thì Vũ Hạnh có những đóng góp mới cho nền văn học vì thái độ lao động quên mình [49]. Ngày 10/1/2017 Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu Bộ sách Vũ Hạnh tuyển tập vừa đƣợc Giải Vàng của “Giải thƣởng Sách hay – 2016”. Vũ Hạnh là nhà văn cách mạng, sống hoạt động và sáng tác tại miền Nam thời chống Mỹ. Khi văn hóa Mỹ xâm nhập, ông đã đi đầu phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc. Bằng các sáng tác nhƣ Bút máu, tiểu luận Người Việt cao quý… ông đã đấu tranh chống lại làn sóng văn hóa nô dịch. Tuyển tập này chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu của ông và những bài báo nói về tác giả, tác phẩm Vũ Hạnh [Phụ lục] Tập 1 của tuyển tập gần 600 trang, chia làm 3 phần: Phần 1 Hồi ký (tiêu biểu là Một chặng đường bút mực); Phần 2 truyện ngắn (độc đáo với Bút máu, Chất ngọc, Vượt thác…); Phần 3 kịch (tiêu biểu là Người nữ tỳ, Đôi mắt dịu 9 hiền). Tập 2 của tuyển tập hơn 800 trang, gồm các phần: Phần 4 Truyện dài (với tác phẩm điển hình là Cô gái Xà Niêng); Phần 5 tiểu luận – phê bình (với Người Việt cao quý; Văn hóa và mạo hóa; các bài bình luận tác phẩm, tác giả văn học nhƣ Truyện Kiều – Nguyễn Du, Tú Xương, Nhất Linh, Khái Hưng…); Phần cuối là các bài báo viết về tác phẩm và tác giả Vũ Hạnh. Vũ Hạnh đã trở thành một cái tên quen thuộc của làng văn, làng báo Sài Gòn trƣớc năm 1975, ông đƣợc ví nhƣ một biểu tƣợng của tinh thần yêu nƣớc, bảo vệ văn hóa dân tộc. Từ điển thuật ngữ Văn học (NXB Khoa học xã hội năm 2000) đánh giá ông là “một cây bút nòng cốt, tâm huyết trong dòng văn học yêu nƣớc và cách mạng vùng tạm chiếm” [62; 30]. Trong buổi gặp mặt, giao lƣu với độc giả tại thành phố Hồ Chí Minh khi ra mắt “Tuyển tập Vũ Hạnh”, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh nhận xét: – Vũ Hạnh là một nhà văn đa tài, vừa viết tiểu thuyết, truyện ngắn, vừa viết nghiên cứu, lý luận, phê bình… mà thể loại nào ngòi bút Vũ Hạnh cũng đều tỏ ra sung sức, sắc sảo. Còn theo soạn giả Lê Hữu Thành thì: – Xuyên suốt 20 năm với các bút hiệu Vũ Hạnh, Cô Phương Thảo, Thiên Phú, Hoàng Thiên Lý…, Vũ Hạnh đã luôn “chiến đấu” bằng các bài báo, truyện ngắn, quyển sách kịp thời ứng phó với nhiều sự kiện: chống bọn bồi bút thì có Bút máu (đã được dịch sang tiếng Nga); khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời năm 1960, Vũ Hạnh chào mừng ngay bằng tác phẩm Lửa rừng (Chuyện nàng Y Kla) dày trên 300 trang; khi quân Mỹ đổ quân vào miền Nam thì có Người Việt cao quý khơi dậy lòng tự hào dân tộc… Nhiều cây viết của thế hệ sau ông tâm sự rằng: – Chúng tôi rất ngƣỡng mộ nhà văn Vũ Hạnh, từ thuở thiếu niên đã đƣợc đọc tập truyện Bút máu, chúng tôi đã khát khao đƣợc gặp nhà văn Vũ Hạnh. Bây giờ, chúng tôi cũng đƣợc xã hội công nhận là “nhà văn”, là đồng nghiệp của ông, khi đƣợc tiếp 10 xúc, trò chuyện cùng ông, chúng tôi càng cảm phục sâu sắc, đặc biệt là thái độ chân thành, trân trọng, cao quý nhà văn dành cho các tác giả nữ, ông luôn khuyến khích, động viên nhà văn nữ sáng tác. Chúng tôi đã từng nghĩ, rất cần có một khóa học để bồi dƣỡng “văn đức” trong giới cầm bút hiện nay, lấy nhà văn Vũ Hạnh làm điển hình học tập, trong bối cảnh đất nƣớc hiện nay, rất cần lan tỏa những giá trị, những di sản mà những nhà văn suốt đời dấn thân vì cộng đồng nhƣ Vũ Hạnh để lại đến thế hệ trẻ hôm nay. Trƣởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh – Thân Thị Thƣ đã có nhận định nhƣ sau: – Từ tƣ tƣởng đến hành động, nhà văn Vũ Hạnh đã bút chiến, luận chiến không mệt mỏi trên văn đàn, giữa báo giới, trƣớc công chúng. Ngoài những bài phỏng vấn, các bài báo giới thiệu về nhà văn Vũ Hạnh; những công trình nghiên cứu về Vũ Hạnh ở giai đoạn sau 1975 cũng nhiều và đầy đủ hơn giai đoạn trƣớc. Không chỉ vị trí của Vũ Hạnh đƣợc khẳng định bằng kiến thức văn học sử, mà giá trị văn chƣơng ông cũng đƣợc khám phá từ nhiều góc độ, với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nhân vật trong tác phẩm của Vũ Hạnh , đặc biệt là nhân vật dã sử trong các truyện ngắn, chỉ mới đƣợc nhắc đến rải rác trong một số bài viết và công trình nghiên cứu, chƣa có sự khảo sát hệ thống và chuyên sâu. Đây cũng là cơ hội cho ngƣời thực hiện đề tài này đƣợc bổ sung thêm và tìm hiểu kỹ hơn. Ngoài ra còn một vài bài viết khác đăng trên một vài tờ báo điện tử, chẳng hạn của Phạm Hồng Việt, Đọc lại Vũ Hạnh, 2010, trên http://www.baoquangnam.com.vn. Các nghiên cứu về Vũ Hạnh và sự nghiệp sáng tác của ông còn rất ít ỏi, về thể loại truyện ngắn của Vũ Hạnh lại càng ít hơn. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu đi trƣớc, 11 chúng tôi sẽ đi sâu hơn, chỉ ra những nét mới mẻ, những đóng góp của truyện ngắn Vũ Hạnh trên phƣơng diện hình tƣợng nhân vật dã sử . 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Vũ Hạnh là một tên tuổi lớn trong văn học hiện đại đô thị miền Nam 1954- 1975, một chiến sĩ cách mạng trong lòng địch. Thực hiện đề tài này, luận văn hƣớng tới các mục tiêu và nhiệm vụ sau: 1.3.1. Hiểu và đánh giá về nhân vật dã sử . 1.3.2. Qua nghiên cứu các truyện ngắn của Vũ Hạnh, chúng tôi tìm hiểu cách tổ chức hình tƣợng nhân vật dã sử trong các tác phẩm của ông. 1.3.3. Phân tích sự độc đáo trong kiểu nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh. 1. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Kiểu loại nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh viết trƣớc 1975. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Cụ thể, chúng tôi tập trung tìm hiểu các truyện Chất ngọc, Vượt thác đến Con chó hào hùng, Bút máu và một số truyện ngắn khác đƣợc Vũ Hạnh sáng tác trong khoảng thời gian từ 1958 đến 1974, đƣợc in thành sách sau đó. Chúng tôi không tính đến những truyện ngắn đƣợc in lẻ trên các báo hay tạp chí, các tiểu thuyết, các bài viết đã in hoặc chƣa in của Vũ Hạnh. Trong các truyện đã thống kê, chúng tôi chỉ nghiên cứu chuyên sâu về hình tƣợng nhân vật dã sử trong các tác phẩm. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp lịch sử Đây là phƣơng pháp nghiên cứu vừa có tính thực tiễn vừa có giá trị phƣơng pháp luận.Sự hình thành văn nghiệp của Vũ Hạnh đều chịu sự tác 12 động sâu sắc của những biến cố lịch sử. Nghiên cứu Vũ Hạnh nói riêng và văn học đô thị miền Nam nói chung nếu không đứng trên quan điểm lịch sử sẽ dễ sa vào phiến diện, lạc hậu. Vì vậy, coi trọng quan điểm lịch sử cũng là để chúng ta đảm bảo nguyên tắc nhận thức đối tƣợng theo hƣớng khoa học, hiện đại. 1.5.2. Phương pháp văn hóa học Phƣơng pháp này sẽ giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển của văn hóa tƣ tƣởng trong sự tiếp biến và ảnh hƣởng, trong sự đa tạp và thừa hƣởng của các hệ tƣ tƣởng chính thống và phi chính thống, trong sự phồn tạp của các kiểu phong tục, các kiểu lối sống, các loại nhân vật… tất cả sẽ đƣợc nhìn nhận trong sự sinh động vốn có của nó. Hơn nữa, việc sử dụng phƣơng pháp văn hóa học còn có ý nghĩa lớn là xác định tính chân thực và tính dân tộc của văn hóa, văn nghệ miền Nam nói chung và truyện ngắn của Vũ Hạnh nói riêng trên quan điểm và những giá trị dân tộc- hiện đại. 1.5.3. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một phạm trù rất quan trọng. Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tƣợng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tƣợng mà không có quan niệm về đối tƣợng [5; 23]. 1.5.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nói chuyện với chuyên gia, nhà văn: Qua những cuộc trò chuyện với chuyên gia và bản thân nhà văn giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về tác giả Vũ Hạnh và nhân vật dã sử trong truyện ngắn của ông. 13 1.5.5. Các thao tác phân tích, so sánh: Phân tích, so sánh là những thao tác cơ bản của khoa nghiên cứu văn học. Những vấn đề của văn học sẽ thiếu sáng tỏ nếu không đƣợc phân tích và so sánh, đối chiếu. Vũ Hạnh là một tác giả lớn của văn học miền Nam giai đoạn 1954- 1975. 1.6. Đóng góp của đề tài Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu sẽ đạt đƣợc các ý nghĩa khoa học cơ bản sau: - Hệ thống đƣợc loại hình nhân vật văn học và nhân vật dã sử trong hệ thống tổ chức hình tƣợng nghệ thuật trong văn chƣơng Vũ Hạnh giai đoạn 1954 – 1975. - Phân tích và hệ thống đƣợc cách tổ chức nhân vật dã sử trong truyện của Vũ Hạnh. - Đánh giá đƣợc những thành công của tác giả trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật dã sử trong thể loại truyện ngắn. 1.7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng: Chương 1: Nhân vật văn học và hình tượng con người trong truyện ngắn của Vũ Hạnh. Chương 2. Hình tượng nhân vật dã sử từ cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh 14 CHƢƠNG 1. NHÂN VẬT DÃ SỬ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA VŨ HẠNH 1.1. Nhân vật dã sử 1.1.1. Quan niệm về nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học chính là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hƣớng, trƣờng phái hoặc dòng phong cách trong dòng chảy của văn học. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép ngƣời tiếp nhận nêu lên những hiện tƣợng văn học nhƣ: văn học về “con ngƣời thừa” (trong văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi” (trong văn học Mĩ thế kỉ XX) … Nhân vật văn học là con ngƣời đƣợc nhìn nhận, đƣợc soi chiếu bởi hệ hình ý thức của chủ thể sáng tạo (nhà văn) nên luôn tiềm tàng năng lực nhận thức bên trong. Nhƣ vậy, nhân vật là một điểm không thể thiếu khi nghiên cứu các mối tƣơng quan trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Sự tồn tại của nhân vật văn học, trong đó có kiểu nhân vật dã sử chẳng qua là sự phản ánh ý thức hệ của nhà văn đã đƣợc nhận thức bằng hình tƣợng nghệ thuật sinh động. Do đó, nhìn nhận nhân vật văn học nói chung và kiểu nhân vật dã sử nói riêng của Vũ Hạnh là một cách để định lại giá trị tƣ tƣởng và giá trị thẩm mĩ trong cách tổ chức văn bản nghệ thuật của nhà văn, từ đó đánh giá lại đƣợc những đóng góp tinh thần quý giá của ông trong đời sống văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975. 1.1.2. Nhân vật dã sử 1.1.2.1. Khái niệm nhân vật dã sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng