Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả phương pháp nâng xoang có sử dụng mô sợi huyết giàu tiểu cầu (prf) kết ...

Tài liệu Hiệu quả phương pháp nâng xoang có sử dụng mô sợi huyết giàu tiểu cầu (prf) kết hợp cấy implant đồng thời

.PDF
153
1
132

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- HỒ THỊ THỦY TIÊN HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP NÂNG XOANG CÓ SỬ DỤNG MÔ SỢI HUYẾT GIÀU TIỂU CẦU (PRF) KẾT HỢP CẤY IMPLANT ĐỒNG THỜI Ngành: RĂNG HÀM MẶT Mã số: NT 62 72 28 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ ĐỨC LÁNH TS.BS. VÕ CHÍ HÙNG HỒ CHÍ MINH - 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan, chưa từng được công bố và bảo vệ trong bất kì học vị nào. Kí tên Hồ Thị Thủy Tiên . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .......................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 1.1 Tổng quan về nâng xoang .............................................................................................. 3 1.1.1 Giải phẫu và sinh lý xoang hàm trên ..................................................................... 3 1.1.2 Các kĩ thuật nâng xoang ........................................................................................ 6 1.1.3 Phương pháp nâng xoang hở không ghép ............................................................. 8 1.1.4 Nâng xoang hở với PRF ....................................................................................... 12 1.2 Các phương pháp chồng phim CBCT ......................................................................... 18 1.3 Sự vững ổn của implant ............................................................................................... 20 1.3.1 Định nghĩa ............................................................................................................ 20 1.3.2 Các phương pháp đo độ vững ổn của implant ..................................................... 22 1.3.3 Kĩ thuật phân tích tần số cộng hưởng .................................................................. 24 1.3.4 Chỉ số độ vững ổn của implant (ISQ ).................................................................. 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26 2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 26 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 27 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................. 27 2.2.2 Dụng cụ và trang thiết bị nghiên cứu................................................................... 27 2.2.3 Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................... 28 2.2.4 Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................... 46 . . 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................... 46 2.4 Kiểm soát sai lệch thông tin ........................................................................................ 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 49 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 49 3.1.1 Đặc điểm dịch tễ................................................................................................... 49 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và phim CBCT trước phẫu thuật .......................................... 50 3.2 Đặc điểm lâm sàng trong phẫu thuật ........................................................................... 53 3.2.1 Thể tích máu tự thân sử dụng ............................................................................... 53 3.2.2 Kích thước implant sử dụng ................................................................................. 54 3.2.3 Thời gian phẫu thuật ............................................................................................ 54 3.3 Chiều cao xương 6 tháng sau phẫu thuật ..................................................................... 55 3.4 Độ vững ổn của implant .............................................................................................. 56 3.4.1 Độ vững ổn của sơ khởi của implant ................................................................... 56 3.4.2 Độ vững ổn của implant sau phẫu thuật 6 tháng ................................................. 57 3.5 Biến chứng trong và sau phẫu thuật ............................................................................ 58 3.5.1 Biến chứng trong phẫu thuật................................................................................ 58 3.5.2 Biến chứng sau phẫu thuật ................................................................................... 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 61 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 61 4.1.1 Đặc điểm dịch tễ................................................................................................... 61 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và CBCT trước phẫu thuật ................................................... 62 4.2 Chiều cao xương sau phẫu thuật.................................................................................. 72 4.2.1 Sự thay đổi chiều cao xương sau phẫu thuật 6 tháng .......................................... 72 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chiều cao xương ..................................... 73 4.3 Độ vững ổn của implant .............................................................................................. 79 4.3.1 Phương pháp đánh giá ......................................................................................... 79 4.3.2 Sự thay đổi của độ vững ổn của implant sau 6 tháng phẫu thuật ........................ 79 4.4 Biến chứng trong và sau phẫu thuật ............................................................................ 80 4.4.1 Biến chứng trong phẫu thuật................................................................................ 80 4.4.2 Biến chứng sau phẫu thuật ................................................................................... 82 4.5 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 83 . . 4.6 Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................... 83 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 84 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Từ viết tắt CBCT Cone Beam Nghĩa Tiếng Việt Computed Kĩ thuật chụp cắt lớp với chùm tia Tomography DICOM Digital hình nón Imaging and Tiêu chuẩn ảnh số và truyền thông Communication in Medicine trong y tế EGF Epidermal Growth Factor Yếu tố tăng trưởng biểu mô GBR Guided Bone Regeneration Tái tạo xương có hướng dẫn IGF Insulin-like Growth Factor Yếu tố tăng trưởng giống insulin IL Interleukin Interleukin ISQ Implant Stability Quotient Chỉ số vững ổn của implant PDGF Platelet Derived Growth Factor Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu RFA Resonance Frequency Analysis Phân tích tần số cộng hưởng rhPDGF- Recombinant human PDGF-BB yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu BB cầu tái tổ hợp BB Transforming Growth Factor Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng TGF-β TNF-α . beta beta Tumor Necrosis Factor alpha Yếu tố hoại tử khối u alpha . ii Vascular Endothelial Growth Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch VEGF Factor . máu . iii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT Nghĩa Tiếng Việt Tên Tiếng Anh Alveolar Antral Artery Động mạch xoang Bone Morphogenetic Protein Protein tạo dạng xương Epidermal Growth Factor Yếu tố tăng trưởng biểu mô Image registration/ fusion/ Chồng hình/ chồng phim superimposition Implant stability Sự vững ổn của implant Implant Stability Quotient Chỉ số vững ổn của implant Insulin-like Growth Factor Yếu tố tăng trưởng giống insulin Landmark-based technique Kĩ thuật (chồng phim) dựa trên các điểm mốc Osteoprogenior cell Tế bào tiền thân tạo xương Platelet Concentrate Therapy Liệu pháp sử dụng tiểu cầu đậm đặc Platelet Derived Growth Factor Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu Platelet Rich Fibrin Mô sợi huyết giàu tiểu cầu Platelet Rich Plasma Huyết tương giàu tiểu cầu Posterior Superior Alveolar Artery Động mạch huyệt răng trên sau Recombinant human PDGF-BB Yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu tái tổ hợp BB . . iv Surface-based technique Kĩ thuật (chồng phim) dựa trên bề mặt Transducer/ Smartpeg Đầu dò Transforming Growth Factor beta Yếu tố chuyển dạng beta Trap door technique Kĩ thuật cửa sập Tumor Necrosis Factor alpha Yếu tố hoại tử khối u alpha Vascular Endothelial Growth Factor Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu Voxel Đơn vị thể tích Voxel based-superimposition technique Kĩ thuật (chồng phim) dựa trên đơn vị thể tích Wall gone/ complete osteotomy Kĩ thuật cửa sổ trống Wall off/ repositioned bony window Kĩ thuật đặt lại cửa sổ . . v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nghiên cứu về kĩ thuật nâng xoang hở không ghép kết hợp cấy implant đồng thời ......................................................................................................11 Bảng 1.2. So sánh các tính chất của PRF, A-PRF và A-PRF+ .............................16 Bảng 1.3. Các nghiên cứu về kĩ thuật nâng xoang hở với PRF kết hợp cấy implant đồng thời....................................................................................................................17 Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ...............................................................43 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..................................................49 Bảng 3.2. Tuổi và giới tính của mẫu nghiên cứu..................................................49 Bảng 3.3. Độ há miệng của bệnh nhân trước phẫu thuật ......................................50 Bảng 3.4. Kích thước xương trước phẫu thuật .....................................................50 Bảng 3.5. Độ dày thành ngoài xoang ....................................................................51 Bảng 3.6. Độ dày màng xoang..............................................................................51 Bảng 3.7. Góc hợp bởi thành ngoài và thành trong xoang ...................................52 Bảng 3.8. Đường kính vòng nối trong xương giữa động mạch xương ổ răng trên sau và động mạch dưới ổ mắt....................................................................................52 Bảng 3.9. Sự hiện diện của vách xoang ................................................................53 Bảng 3.10. Thể tích máu sử dụng .........................................................................53 Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật...........................................................................54 Bảng 3.12. So sánh thời gian phẫu thuật của hai nhóm có độ dày thành ngoài xoang <2 và ≥2 mm .............................................................................................................55 Bảng 3.13. Chiều cao xương trước và sau phẫu thuật ..........................................55 Bảng 3.14. Lực đặt implant ..................................................................................56 . . vi Bảng 3.15. Độ vững ổn sơ khởi của implant ........................................................57 Bảng 3.16. Độ vững ổn của implant tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật ..........57 Bảng 3.17. Độ vững ổn của implant lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng ..57 Bảng 3.18. Biến chứng trong phẫu thuật ..............................................................58 Bảng 3.19. Mức độ sưng mặt trước và sau PT .....................................................59 Bảng 3.20. Biến chứng sau phẫu thuật .................................................................59 . . vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kích thước implant sử dụng trong nghiên cứu ................................54 Biểu đồ 3.2. Chiều cao xương trước PT và sau PT 6 tháng .................................56 Biểu đồ 3.3. Độ vững ổn của implant tại thời điểm PT và sau PT 6 tháng ..........58 . . viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2-1. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu ..............................................................48 . . ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Xương hàm trên nhìn từ một bên với các thành ngoài của xoang hàm trên: nền ổ mắt (màu hồng), thành trước (màu vàng) và thành sau (màu tím) ...........3 Hình 1.2. Sự phát triển của PRF lỏng và các thế hệ PRF theo triết lí li tâm tốc độ chậm [121].................................................................................................................13 Hình 1.3. Chồng hình dựa trên các điểm mốc .....................................................19 Hình 1.4. Chồng phim dựa trên bề mặt bằng phần mềm Invivo nha khoa. Màu trắng và xanh tương ứng với hình trước và sau điều trị ....................................................19 Hình 1.5. Giao diện chồng phim của phần mềm OnDemand3D ..........................20 Hình 1.6. Hình ảnh mô tả hướng các lực tác dụng lên implant trong quá trình thực hiện chức năng. .........................................................................................................21 Hình 1.7. Hệ thống đo độ vững ổn của implant hiện nay (Osstell ISQ, Osstell, Thụy Điển) ..........................................................................................................................25 Hình 2.1. Bộ dụng cụ nâng xoang hở DASK .......................................................27 Hình 2.2. Hình trong miệng và mẫu hàm sau khi lên giá khớp ............................28 Hình 2.3. Sắp răng nhựa tháo lắp vào vị trí các răng mất ....................................29 Hình 2.4. Máng hướng dẫn chụp phim với các vị trí côn gutta percha ở điểm giữa các mặt nhai, ngoài và trong mỗi răng mất đánh dấu trung tâm vị trí đặt implant dự kiến. ...........................................................................................................................29 Hình 2.5. Máng hướng dẫn chụp phim .................................................................30 Hình 2.6. Đo độ sưng theo chiều ngang và chiều dọc ..........................................31 Hình 2.7. Thu thập số liệu trên phim CBCT (n: độ dày thành ngoài xoang; h: chiều cao xương ban đầu; AB: chiều rộng xương ban đầu) ...............................................32 Hình 2.8. Đo độ dày màng xoang tại vị trí thấp nhấp của nền xoang ..................33 . . x Hình 2.9. Ghi nhận sự hiện diệna của vách xoang trên hình ảnh toàn cảnh của phim CBCT trước PT .........................................................................................................33 Hình 2.10. Xác định sự hiện diện và đường kính động mạch xương ổ trên sau ..34 Hình 2.11. Đo góc hợp bởi thành ngoài và thành trong xoang hàm trên phim CBCT ...................................................................................................................................34 Hình 2.12. Máu sau khi quay ly tâm phân tách thành ba lớp, khối PRF nằm ở giữa ...................................................................................................................................35 Hình 2.13. Hai khối PRF sẽ được ghép vào khoảng trống giữa màng xoang và nền xoang, khối còn lại được ép thành màng che cửa sổ xương mặt ngoài xoang. ........36 Hình 2.14. Tạo vạt, bóc tách vạt toàn phần bộc lộ thành ngoài xoang hàm .........37 Hình 2.15. Mở cửa sổ xương bằng mũi khoan kim cương trong bộ DASK ........38 Hình 2.16. Bóc tách màng xoang bằng các cây bóc tách thuộc bộ DASK. .........38 Hình 2.17. Khoan xương, đặt implant. .................................................................39 Hình 2.18. Đo độ vững ổn sơ khởi của implant theo hai chiều ngoài trong và gần xa ...............................................................................................................................39 Hình 2.19. Đặt PRF vào hốc tạo bởi màng xoang và nền xoang ..........................40 Hình 2.20. Che cửa sổ xương bằng màng PRF ....................................................40 Hình 2.21. Khâu đóng vạt bằng chỉ Vicryl 3-0. ...................................................40 Hình 2.22. Đo độ vững ổn của implant 6 tháng sau phẫu thuật bằng máy đo Osstell ISQ. ...........................................................................................................................41 Hình 2.23. Hình ảnh chồng phim trước PT và sau PT 6 tháng bằng phần mềm OnDemand3D ...........................................................................................................42 Hình 2.24. Các công cụ thuộc chức năng chồng phim .........................................43 Hình 4.1. Vòng nối trong xương và ngoài xương giữa động mạch dưới ổ mắt và động mạch xương ổ trên sau. ....................................................................................69 . . xi Hình 4.2. Vị trí nghiên cứu được ghi nhận có vách xoang theo chiều ngoài trong ...................................................................................................................................70 Hình 4.3. Implant với thiết kế chóp tròn ..............................................................77 Hình 4.4. Trường hợp thủng màng xoang trong nghiên cứu ................................82 . . 1 MỞ ĐẦU Hiện tượng tiêu xương ổ và mở rộng xoang hàm trên sau mất răng là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu xương, cản trở việc đặt implant [89]. Để giải quyết vấn đề này, Tatum, Boyne và James đã đề xuất phương pháp nâng xoang hở ghép xương vào những năm 80 của thế kỉ hai mươi nhằm gia tăng kích thước xương theo chiều đứng ở vùng răng sau hàm trên [30],[98]. Trải qua hơn bốn thập kỉ tồn tại và phát triển, kĩ thuật nâng xoang hở đã trở thành giải pháp tương đối hiệu quả và đáng tin cậy trong điều trị thiếu xương vùng răng sau hàm trên. Kĩ thuật nâng xoang hở thường đi kèm với ghép xương; sau khi mở cửa sổ xương, màng xoang được bóc tách và nâng lên đến chiều cao cần thiết; khoảng trống giữa nền xoang và màng xoang sẽ được lấp đầy bởi mô xương ghép (xương tự thân, đồng loại, dị loại hay tổng hợp). Các loại vật liệu ghép đều cho thấy tính hiệu quả trong nâng xoang, tuy nhiên mỗi loại có những nhược điểm nhất định. Xương tự thân là chuẩn vàng trong các vật liệu ghép lại đòi hỏi tạo vị trí phẫu thuật thứ hai, tăng nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật cho bệnh nhân, đồng thời lượng xương thu được có hạn. Xương đồng loại có đặc tính kích tạo xương và dẫn tạo xương, xương dị loại cũng có khả năng dẫn tạo xương, tuy nhiên cả hai loại xương này đều chứa nguy cơ gây phản ứng thải loại miễn dịch và truyền bệnh cho người nhận nếu không được xử lí đúng chuẩn. Xương tổng hợp chỉ có đặc tính dẫn tạo xương, các loại vật liệu này đều có giá thành cao, dẫn đến gia tăng chi phí điều trị. Năm 2004, Lungren đề xuất phương pháp nâng xoang hở không ghép [61]. Trong kĩ thuật của Lungren, sau khi lật vạt bộc lộ thành ngoài xoang, tác giả tiến hành mở cửa sổ xương, bóc tách màng xoang, sau đó khoan xương tạo hốc xương đặt implant và sau cùng đặt lại cửa sổ xương mà không sử dụng thêm vật liệu ghép như quy trình thông thường. Implant được đặt cùng lúc với nâng xoang có vai trò nâng đỡ màng xoang, giữ khoảng cho xương mới hình thành. Theo sau Lungren, nhiều tác giả đã . . 2 thực hiện nghiên cứu và báo cáo về hiệu quả của phương pháp nâng xoang hở không ghép kết hợp đặt implant đồng thời [26], [28], [36], [38], [116] Tuy nhiên, vấn đề trở ngại là tạo cục máu đông để lấp đầy và duy trì sự ổn định trong khoảng trống giữa màng xoang và nền xoang. Việc sử dụng thêm khối huyết tương giàu tiểu cầu (PRF) vào vùng này là một giải pháp củng cố thêm hiệu quả của phương pháp nâng xoang không ghép. PRF là một dạng tiểu cầu đậm đặc được Choukroun giới thiệu năm 2001. Sau quá trình quay li tâm, máu phân tách thành ba lớp, lớp hồng cầu bên dưới, khối PRF ở giữa và trên cùng là huyết thanh nghèo tế bào. Khối PRF với cấu trúc khung fibrin, tiểu cầu, bạch cầu và các yếu tố tăng trưởng giúp hóa hướng động, kích thích sự kết tập, tăng sinh và biệt hóa các loại tế bào, tăng cường tân tạo mạch máu, thúc đẩy quá trình lành thương và kích thích tái tạo mô [121]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả kĩ thuật nâng xoang hở không ghép kết hợp cấy implant đồng thời, trong đó sử dụng PRF đặt dưới màng xoang, có thể mở ra một chọn lựa điều trị tiết kiệm hơn về chi phí, rút ngắn thời gian phẫu thuật và lành thương cho các bệnh nhân có chỉ định nâng xoang hở cấy implant đồng thời. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Mục tiêu tổng quát: Khảo sát hiệu quả kĩ thuật nâng xoang hở không ghép kết hợp cấy implant đồng thời Mục tiêu chuyên biệt: 1. Mô tả đặc điểm vùng mất răng sau hàm trên của các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nâng xoang hở có sử dụng mô sợi huyết giàu tiểu cầu và đặt implant đồng thời. 2. Đánh giá chiều cao xương đạt được sau 6 tháng nâng xoang trên phim CBCT 3. Đánh giá độ vững ổn của implant lúc cấy và 6 tháng sau cấy implant. . . 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về nâng xoang 1.1.1 Giải phẫu và sinh lý xoang hàm trên Xoang hàm trên là xoang lớn nhất trong các xoang của hộp sọ, cấu trúc gồm một trần, một đỉnh và ba thành. Thành trong là thành ngoài hố mũi. Thành ngoài tương Hình 1.1. Xương hàm trên nhìn từ một bên với các thành ngoài của xoang hàm trên: nền ổ mắt (màu hồng), thành trước (màu vàng) và thành sau (màu tím) ứng với mặt trước xương hàm trên. Thành sau là mặt dưới thái dương của xương hàm trên. Đỉnh đến mỏm gò má xương hàm trên. Trần là mặt ổ mắt, nền là mỏm huyệt răng của xương hàm trên [8]. Niêm mạc xoang hàm trên liên tục với niêm mạc của ổ mũi. Lỗ đổ của xoang hình bầu dục đổ vào ngách mũi giữa ở phễu xương sàng. Chức năng của xoang hàm trên đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, một vài chức năng của xoang hàm bao gồm cộng hưởng âm, chức năng khướu giác, giữ ấm và làm ẩm không khí, và giảm trọng lượng hộp sọ [12]. 1.1.1.1 Thể tích và kích thước xoang hàm trên Xoang hàm trên trung bình dài từ 28,9 đến 47,6 mm, cao từ 30,0 đến 43,7 mm, và rộng từ 9,3 đến 35,3 mm. Thể tích trung bình của xoang từ 10,5 đến 18 ml [12]. . . 4 1.1.1.2 Lỗ xoang hàm trên Lỗ xoang hàm nằm ở vị trí phía dưới ra trước của mặt trên thành trong xoang (hay thành ngoài ổ mũi). Vị trí này giữ cho dịch trong xoang không dẫn lưu theo chiều trọng lực mà phụ thuộc vào chuyển động dạng “sóng vỗ” của các lông chuyển. Kích thước trung bình của lỗ xoang là 2,4 mm. Kích thước này nhỏ hơn nhiều so với kích thước thật sự của lỗ mở trên xương do niêm mạc bao phủ chiếm phần lớn lỗ xoang [52]. Thành trong xoang là cấu trúc quan trọng bật nhất, đảm nhận vai trò dẫn lưu dịch trong xoang. Sự sưng nề nhẹ đường vào lỗ xoang hay vùng sưng do quá trình viêm trong viêm mũi dị ứng, chấn thương, gây cản trở sự lưu thông dịch, lâu dài sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính. Việc xác định vị trí và tính toàn vẹn của phức hợp lỗ-ngách rất quan trọng khi lên kế hoạch nâng xoang [52]. 1.1.1.3 Mạch máu nuôi dưỡng Ba mạch máu cấp máu cho xoang hàm trên bao gồm: động mạch dưới ổ mắt, động mạch mũi bên sau và động mạch huyệt răng trên sau. Mặc dù cần lưu ý sự hiện diện của chúng để tránh biến chứng chảy máu trong quá trình phẫu thuật nhưng tình trạng xuất huyết trầm trọng tương đối hiếm vì các động mạch chính không đi vào vùng phẫu thuật [109]. 1.1.1.4 Màng xoang Màng Schneiderian lót mặt trong xoang và được bao phủ bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Màng xoang có thể chịu trách nhiệm chính trong sự tái tạo xương sau nâng xoang theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm [54],[123]. Thông thường, độ dày màng xoang thay đổi từ 0,13 đến 0,5 mm. Tuy nhiên, hiện tượng viêm hay dị ứng có thể làm dày khu trú hay toàn bộ màng xoang. Những trường hợp như vậy cần bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng điều trị, đưa màng xoang về lại tình trạng sinh lý trước khi thực hiện nâng xoang. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất