Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả khử khuẩn và tác động lên sự ổn định kích thước dấu alginate của dung d...

Tài liệu Hiệu quả khử khuẩn và tác động lên sự ổn định kích thước dấu alginate của dung dịch sodium hypochlorite

.PDF
95
8
57

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ĐẶNG ĐĂNG KHOA HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN VÀ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC DẤU ALGINATE CỦA DUNG DỊCH SODIUM HYPOCHLORITE LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG ĐĂNG KHOA HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN VÀ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC DẤU ALGINATE CỦA DUNG DỊCH SODIUM HYPOCHLORITE Ngành: Răng - Hàm - Mặt Mã số: 8720501 LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGÔ THỊ QUỲNH LAN 2. TS. NGUYỄN QUỐC TRƯỞNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả ĐẶNG ĐĂNG KHOA . . MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... i Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh ...................................................... ii Danh mục bảng................................................................................................ iii Danh mục biểu đồ - sơ đồ ............................................................................... iv Danh mục hình ................................................................................................ v MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong nha khoa ................................................... 3 1.2. Kiểm soát lây nhiễm qua dấu nha khoa .................................................. 12 1.3. Hiệu quả của chất khử khuẩn dấu nha khoa............................................ 14 1.4. Sự ổn định kích thước của dấu nha khoa ................................................ 17 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 24 2.3. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ....................................................... 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27 2.5. Thu thập và phân tích số liệu ................................................................. 37 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 39 3.1. Hiệu quả khử khuẩn dấu ......................................................................... 39 3.2. Sự ổn định kích thước dấu ...................................................................... 43 . . Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 48 4.1. Hiệu quả khử khuẩn dấu alginate của dung dịch sodium hypochlorite ............................................................................... 48 4.2. Tác động của dung dịch sodium hypochlorite lên sự ổn định kích thước dấu alginate ......................................................................... 50 4.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 52 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 58 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CFU Colony forming units: Số khúm vi khuẩn hình thành cs Cộng sự DC Dụng cụ DDKK Dung dịch khử khuẩn ĐLC Độ lệch chuẩn KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KK Khử khuẩn KL Kim loại n Cỡ mẫu NC Nghiên cứu NaOCl Sodium hypochlorite (Javen) NVYT Nhân viên y tế PTPHCN Phương tiện phòng hộ cá nhân TB Trung bình TC Thạch cao TK Tiệt khuẩn VK Vi khuẩn VLLD Vật liệu lấy dấu . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH Chất khử khuẩn Disinfectant Dấu nha khoa Dental impression Dung dịch khử khuẩn Disinfecting solution Hiệu quả khử khuẩn Effect of disinfection Khay lấy dấu Impression tray Khử khuẩn Disinfection Khử nhiễm Decontamination Kiểm soát nhiễm khuẩn Infection control Mẫu hàm thạch cao Gypsum cast, stone model Nhiễm khuẩn chéo Cross infection Sự ổn định kích thước Dimensional stability Tiệt khuẩn Sterilization Vật liệu lấy dấu Impression material . . iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Trình tự mặc và tháo các phương tiện phòng hộ cá nhân .............. 7 Bảng 1.2. Hệ thống mã màu các dụng cụ đựng chất thải ............................. 11 Bảng 1.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả khử khuẩn dấu .......................... 16 Bảng 1.4. Phân loại vật liệu lấy dấu theo tính chất đàn hồi ........................ 18 Bảng 1.5. Công thức các thành phần bột trong vật liệu lấy dấu alginate ..... 19 Bảng 1.6. Một số nghiên cứu về sự ổn định kích thước dấu alginate sau khử khuẩn bằng sodium hypochlorite .................................... 22 Bảng 2.1. Tổng hợp vật liệu và phương tiện nghiên cứu ............................. 26 Bảng 3.1. Số khúm vi khuẩn đếm được khi xử lí bằng sodium hypochlorite ..................................................................... 39 Bảng 3.2. Số khúm vi khuẩn đếm được khi xử lí bằng nước tiệt khuẩn ...... 40 Bảng 3.3. Sự thay đổi số lượng vi khuẩn trước và sau khi xử lí dấu .......... 40 Bảng 3.4. Hiệu quả giảm số lượng vi khuẩn ................................................ 41 Bảng 3.5. Khoảng cách các điểm mốc theo chiều ngang trên mẫu hàm ...... 43 Bảng 3.6. Khoảng cách các điểm mốc theo chiều đứng trên mẫu hàm ....... 44 Bảng 3.7. Sai lệch kích thước và phần trăm sai lệch theo chiều ngang ....... 45 Bảng 3.8. Sai lệch kích thước và phần trăm sai lệch theo chiều đứng ......... 46 Bảng 4.1. Hiệu quả khử khuẩn dấu alginate của dung dịch sodium hypochlorite trong một số nghiên cứu.......................................... 49 Bảng 4.2. Tác động của chất khử khuẩn sodium hypochlorite lên sự ổn định kích thước dấu alginate trong các nghiên cứu ...... 51 Bảng 4.3. Thiết bị đo kích thước được sử dụng trong các nghiên cứu ........ 55 . . iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Số lượng vi khuẩn trước và sau xử lí dấu ................................ 41 Biểu đồ 3.2. Hiệu quả giảm số lượng vi khuẩn giữa hai nhóm .................... 42 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ giảm vi khuẩn giữa hai nhóm .......................................... 42 Sơ đồ 1.1. Chu trình lây truyền bệnh .............................................................. 4 Sơ đồ 2.1. Tóm tắt qui trình nghiên cứu hiệu quả khử khuẩn ...................... 28 Sơ đồ 2.2. Tóm tắt qui trình nghiên cứu sự ổn định kích thước ................... 33 Sơ đồ 4.1. Đánh giá hiệu quả khử khuẩn và sự ổn định kích thước trên cùng một mẫu nghiên cứu.................................................... 57 . . v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Mẫu hàm nhựa ............................................................................. 26 Hình 2.2. Máy scan ATOS Core 200 ........................................................... 26 Hình 2.3. Ống nghiệm và đĩa thạch cấy vi khuẩn ........................................ 27 Hình 2.4. Tủ ủ 37oC ...................................................................................... 27 Hình 2.5. Xịt khử khuẩn dấu ....................................................................... 29 Hình 2.6. Đặt dấu trong túi nhựa ................................................................. 29 Hình 2.7. Phết vi khuẩn ............................................................................... 30 Hình 2.8. Cho tăm bông vào ống nghiệm..................................................... 30 Hình 2.9. Pha loãng dung dịch cấy vi khuẩn ............................................... 30 Hình 2.10. Vi khuẩn hình thành trên đĩa thạch ở 3 độ pha loãng ............... 31 Hình 2.11. Khúm vi khuẩn hình thành trên đĩa thạch trước và sau khử khuẩn dấu bằng dung dịch sodium hypochlorite .................. 31 Hình 2.12. Khúm vi khuẩn hình thành trên đĩa thạch trước và sau rửa dấu bằng nước......................................................................... 31 Hình 2.13. Đếm số khúm vi khuẩn trên đĩa thạch ....................................... 32 Hình 2.14. Lấy dấu trên mẫu hàm chuẩn ..................................................... 34 Hình 2.15. Dấu alginate lấy từ mẫu hàm chuẩn và được đặt trong túi nhựa ............................................................................... 34 Hình 2.16. Các mẫu hàm thạch cao nghiên cứu .......................................... 35 Hình 2.17. Scan mẫu hàm và tạo mẫu 3D ................................................... 36 Hình 2.18. Tạo điểm mốc A trên mẫu hàm 3D ........................................... 36 Hình 2.19. Liên kết mẫu 3D hàm thạch cao (màu xám) với mẫu 3D hàm chuẩn (màu xanh) ........................................................... 37 . . 1 MỞ ĐẦU Kiểm soát nhiễm khuẩn là một vấn đề vô cùng cần thiết trong thực hành nha khoa. Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua nước bọt và máu có chứa các vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn [14]. Dấu lấy từ miệng bệnh nhân được xem là nguồn lây nhiễm gián tiếp do mang theo một lượng vi sinh vật từ nước bọt và máu [29]. Như vậy, bác sĩ cũng như trợ thủ, nhân viên và kĩ thuật viên nha khoa đều có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình lấy dấu và đổ mẫu. Để tránh lây nhiễm, sau khi lấy dấu ra khỏi miệng và trước khi đổ mẫu cần áp dụng những qui trình khử khuẩn dấu thích hợp, trong đó việc sử dụng hóa chất khử khuẩn ngày càng trở nên phổ biến. Việc rửa các vật liệu sau khi lấy dấu dưới vòi nước được thực hiện nhằm loại bỏ các mảnh vỡ mảng bám, máu và nước bọt. Tuy nhiên hiệu quả làm giảm lượng vi khuẩn trên dấu khi rửa bằng nước là không cao [18]. Do đó, chất khử khuẩn được sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn. Việc lựa chọn một chất khử khuẩn tùy thuộc vào loại vật liệu lấy dấu, phải làm giảm vi khuẩn một cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước của dấu. Alginate là vật liệu thường được sử dụng nhất để lấy dấu trong nha khoa, tuy nhiên dấu alginate dễ biến dạng do bị mất nước hoặc ngấm nước. Có nhiều hóa chất được đề nghị sử dụng cho việc khử khuẩn dấu alginate, trong số đó sodium hypochlorite là một chất khử khuẩn có nhiều ưu điểm nổi bật như phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng nhanh, dễ sử dụng, không gây kích ứng và tương đối rẻ tiền [20]. Ở nước ta, sodium hypochlorite được Bộ y tế hướng dẫn sử dụng để khử khuẩn bề mặt làm việc và dụng cụ y tế nhưng chưa có một hướng dẫn cụ thể cho qui trình khử khuẩn riêng về dấu nha khoa [2-4]. Ngoài ra, các nghiên cứu về thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở răng hàm mặt cũng chưa . . 2 khảo sát về biện pháp khử khuẩn để tránh lây nhiễm đối với dấu nha khoa [5, 6, 9]. Vì thế, vấn đề khử khuẩn dấu nha khoa và chất khử khuẩn dấu thích hợp, nhất là dấu alginate, là rất đáng quan tâm. Khử khuẩn dấu alginate trong nha khoa cần được đánh giá kết hợp hai khía cạnh đó là hiệu quả khử khuẩn và tác động lên sự ổn định kích thước của dấu. Từ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hiệu quả khử khuẩn và tác động lên sự ổn định kích thước dấu alginate của dung dịch sodium hypochlorite với các mục tiêu như sau: Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả khử khuẩn và tác động lên sự ổn định kích thước dấu alginate của dung dịch sodium hypochlorite 5,25%. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá và so sánh số lượng vi khuẩn nuôi cấy được lấy từ dấu alginate giữa hai thời điểm trước và sau khi khử khuẩn bằng dung dịch sodium hypochlorite 5,25%. 2. Đánh giá và so sánh khoảng cách giữa các điểm mốc trên mẫu hàm chuẩn và mẫu hàm thạch cao được đổ từ dấu alginate lấy trên mẫu hàm chuẩn đó có xử lí bề mặt dấu bằng dung dịch sodium hypochlorite 5,25%. Câu hỏi nghiên cứu: Dung dịch sodium hypochlorite có làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn trên dấu alginate và tác động đến sự ổn định kích thước dấu ở mức cho phép hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Dung dịch sodium hypochlorite làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn trên dấu alginate và tác động đến sự ổn định kích thước dấu ở mức cho phép. . . 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG NHA KHOA Kiểm soát nhiễm khuẩn là áp dụng các biện pháp, cách thức bảo vệ cho nhân viên chăm sóc răng miệng và bệnh nhân chống lại và hạn chế sự lây nhiễm bệnh. Mầm bệnh có thể lây nhiễm chéo (nhiễm khuẩn chéo) từ bệnh nhân đến nhân viên chăm sóc răng miệng, từ nhân viên chăm sóc răng miệng đến bệnh nhân và từ bệnh nhân đến bệnh nhân. 1.1.1. Sự lây nhiễm trong điều trị răng miệng Sự lây nhiễm từ người này sang người khác cần: - Nguồn lây nhiễm: người nhiễm bệnh - Phương tiện để tác nhân gây bệnh truyền qua: máu, nước bọt, dụng cụ dính máu, nước bọt và mảnh mô có mầm bệnh - Cách thức lây truyền: hít, nuốt, tiếp xúc... Nguồn lây nhiễm Trong thực hành nha khoa, nguồn lây nhiễm chủ yếu là con người, bao gồm: - Người được biết có nhiễm bệnh - Người trong tình trạng báo trước chắc chắn nhiễm bệnh - Người khỏe mạnh có mang mầm bệnh Tác nhân gây bệnh Nhân viên chăm sóc răng miệng và bệnh nhân có thể chịu lây nhiễm các mầm bệnh nhiễm khuẩn như lao, HBV, HCV, HIV, Herpes simplex, viêm đường hô hấp cấp do virus, Staphylococci, Streptococci và những vi khuẩn, vi rút hiện diện từ nhiễm khuẩn của miệng và hô hấp. . . 4 Sơ đồ 1.1. Chu trình lây truyền bệnh [4] Tác nhân Các vi sinh vật gây bệnh như HBV, HIV Vật chủ cảm nhiễm Người bị nhiễm tác nhân gây bệnh Nguồn chứa Nơi tác nhân sống, ví dụ đất cát, không khí, động vật, con người Đường vào Nơi tác nhân xâm nhập vào vật chủ tiếp theo Đường ra Nơi tác nhân rời ổ chứa (vật chủ) Lây truyền Phương thức làm thế nào để tác nhân lây truyền từ vị trí này sang vị trí khác Đường lây truyền: Có ba đường lây truyền chính là lây qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí. Lây qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất, được chia làm 2 loại là tiếp xúc trực tiếp (với tác nhân gây bệnh) và tiếp xúc gián tiếp (qua trung gian vật chứa tác nhân gây bệnh). Cách thức lây nhiễm: Vi sinh vật gây bệnh có thể lây nhiễm cho nhân viên chăm sóc răng miệng và bệnh nhân bằng cách: + Tiếp xúc trực tiếp với máu, nước bọt, dịch tiết của miệng + Tiếp xúc gián tiếp qua những vật nhiễm khuẩn như thiết bị, dụng cụ hay bề mặt làm việc . . 5 + Tiếp xúc với dịch tiết của mũi, miệng dưới dạng giọt sương bắn từ người bệnh với khoảng cách ngắn như ho, hắt hơi, nói chuyện + Hít không khí nhiễm khuẩn Sự lây nhiễm kết hợp với các yếu tố thuận lợi: Tác nhân lây nhiễm độc hại và đủ số lượng, môi trường cho phép mầm bệnh sống sót và tăng trưởng; đường lây truyền mầm bệnh đến vật chủ, cách lây truyền vào vật chủ, độ nhạy của vật chủ. Kiểm soát nhiễm khuẩn hữu hiệu là ngăn chặn lây nhiễm bằng cách cắt đứt một hay nhiều yếu tố thuận lợi. 1.1.2. Kiểm soát lây nhiễm Phòng ngừa chuẩn: Trước nguy cơ lây nhiễm, những biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đề nghị “Phòng ngừa chuẩn” áp dụng cho máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất thải (ngoại trừ mồ hôi), da trầy xước, niêm mạc và tổn thương do vật sắc nhọn. Mục đích của phòng ngừa chuẩn là làm giảm nguy cơ lây truyền vi sinh vật từ nguồn nhiễm khuẩn tại cơ sở điều trị. Nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn là coi tất cả mọi người bệnh và nhân viên y tế đều có nguy cơ truyền bệnh và nguy cơ nhiễm bệnh. Trong điều trị răng miệng cần thực hiện tốt phòng ngừa chuẩn để dự phòng nhiễm khuẩn. Bảo vệ cá nhân [3] Bảo vệ cá nhân là một phần rất quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn. Các yếu tố chính trong bảo vệ cá nhân gồm có: tiêm chủng, vệ sinh tay, biện pháp phòng hộ cá nhân và phòng tránh bị thương do vật sắc nhọn. Tiêm chủng: Yêu cầu đặt ra đối với nhân viên là không mang mầm bệnh trước khi đảm nhiệm hoặc hỗ trợ một qui trình nha khoa. Một số loại vaccine được khuyên tiêm ngừa là: viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, cúm. . . 6 Vệ sinh tay: Trong quá trình điều trị bệnh nhân, đôi bàn tay của nhân viên chăm sóc răng miệng rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rửa tay là biện pháp đầu tiên trong phòng ngừa chuẩn. Rửa tay với mục đích là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trên da tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, đồng thời rửa tay góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn trong điều trị. Tùy theo kĩ thuật chăm sóc và điều trị mà thực hiện qui trình rửa tay khác nhau, ví dụ như qui trình rửa tay thường qui, rửa tay phẫu thuật, sát khuẩn tay. Ghi nhớ là rửa tay cả trước và sau điều trị. Phương tiện phòng hộ cá nhân Những phương tiện bảo vệ trong quá trình khám và điều trị giúp cho nhân viên chăm sóc răng miệng hạn chế sự tiếp xúc với mầm bệnh gồm: áo choàng, nón, khẩu trang, găng tay, kính đeo mắt… Áo choàng, tạp dề: Áo choàng và tạp dề cũng là một phần quan trọng của các phương tiện phòng hộ cá nhân và được sử dụng để ngăn chặn quần áo nhân viên y tế tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể khác tránh phơi nhiễm vi khuẩn. Ngoài găng tay ra, cần sử dụng áo choàng nếu có nguy cơ dịch hoặc máu của người bệnh bắn tóe lên người nhân viên y tế. Kính đeo mắt, tấm kính che mặt: Cần mang khi làm thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt, chăm sóc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tốt nhất là dùng mạng che mặt (face shields) hay kính bảo hộ (goggles). Mắt kính thông thường sẽ không đủ để bảo vệ khi có văng tóe máu. Sau mỗi ca làm việc, các kính bảo hộ và mặt nạ che mặt phải được khử trùng mức độ cao. Mang kính bảo hộ cho bệnh nhân để bảo vệ được phía bên của mắt bệnh nhân nằm ngửa. Khẩu trang: Thời gian mang khẩu trang 30-60 phút, nên thay mới khi thấm nước, vấy máu, nước bọt và cho mỗi bệnh nhân. Khẩu trang dùng một lần chỉ nên dùng một lần, không bỏ túi để dùng lại. . . 7 Găng tay: Chỉ dùng 1 lần. Thay găng sau mỗi lần điều trị, trong điều trị kéo dài. Sử dụng găng tay nhằm mục đích: - Bảo vệ người bệnh tránh sự lây truyền các tác nhân gây bệnh khi nhân viên y tế thực hiện các thao tác vô khuẩn. - Bảo vệ tay nhân viên y tế bằng cách tạo hàng rào ngăn cách không cho máu và dịch của người bệnh tiếp xúc với da tay của NVYT, ngăn cách các tác nhân hoá học gây kích ứng da và giữ nguyên được cảm giác của da tay. Bảng 1.1. Trình tự mặc và tháo các phương tiện phòng hộ cá nhân [3] Trình tự Mặc các PTPHCN Tháo các PTPHCN 1 Xác định PTPHCN cần thiết Tháo găng và áo choàng 2 Mặc áo choàng Rửa tay 3 Đeo khẩu trang - Tháo bỏ mũ - Tháo bỏ kính mắt từ phía sau - Tháo tấm che mặt từ phía sau 4 - Mang kính mắt Rửa tay - Mang tấm che mặt nếu cần - Mũ tùy ý, không bắt buộc 5 Mang găng tay trùm cổ tay Tháo khẩu trang: - Nhấc dây dưới trước - Nhấc dây trên - Tránh sờ vào mặt trước khẩu trang . . 8 Xử lí khi tổn thương do vật sắc nhọn Các thương tích do vật sắc nhọn (kim tiêm, lưỡi dao mổ) có tiềm năng lây truyền bệnh nghiêm trọng vì chúng có liên quan đến máu, là đường lây truyền tiếp xúc trực tiếp. Sau khi sơ cứu ngay lập tức, người bị thương nên được đánh giá và cần phải xem xét dự phòng viêm gan loại B và/hoặc dự phòng HIV. Cần phải kiểm tra lí do bị thương do vật sắc nhọn và các qui trình phẫu thuật được sửa đổi để ngăn ngừa xảy ra trở lại [37]. Xử lí dụng cụ, vật liệu và bề mặt làm việc - Dụng cụ nha khoa đưa vào mô mềm hoặc xương (ví dụ như kìm nhổ răng, lưỡi dao mổ, đục xương, bàn chải phẫu thuật, dao mổ rạch quanh răng) đều được xếp vào nhóm dụng cụ thiết yếu bắt buộc phải tiệt khuẩn sau mỗi lần sử dụng hoặc vứt bỏ. - Dụng cụ nha khoa không đưa vào mô mềm và xương (như xi ranh hút nước, tụ điện hỗn hợp) nhưng có thể tiếp xúc với mô mềm ở miệng và chịu được nhiệt mặc dù được phân loại là dụng cụ bán thiết yếu, cần được tiệt khuẩn hoặc tối thiểu là khử khuẩn mức độ cao. - Các tay khoan tối thiểu phải được khử khuẩn giữa hai bệnh nhân và tiệt khuẩn cuối ngày, chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Khử nhiễm: là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ. Khử nhiễm bao gồm: làm sạch – khử khuẩn – tiệt khuẩn. Làm sạch: là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làm sạch là một . . 9 bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn được tối ưu. Có thể dùng máy rửa, máy siêu âm hoặc rửa bằng tay. Tuy nhiên, nên sử dụng thiết bị làm sạch tự động giúp tăng hiệu quả làm sạch, giảm bị thương do vật sắc nhọn và giảm lây nhiễm. Khử khuẩn: là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Để khử khuẩn có thể dùng các phương pháp như: nhiệt (đun nước sôi), vật lí (siêu âm, tia cực tím), hoặc dùng hóa chất. Có 3 mức độ khử khuẩn: cao, trung bình và thấp. + Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn. + Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. + Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. Tiệt khuẩn: là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn. Tiệt khuẩn là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu qui trình được khép kín không gián đoạn và làm tốt các bước sẽ đảm bảo hiệu quả tiệt khuẩn cao. Dụng cụ sau khi đã được tiệt khuẩn sẽ đạt tình trạng vô khuẩn. Vô khuẩn là tình trạng sạch của vật dụng, dụng cụ sau khi đã được khử và tiệt khuẩn đúng qui trình nhiệt độ, thời gian, áp suất. Có 4 giai đoạn: làm sạch → đóng gói → tiệt khuẩn → lưu trữ vô khuẩn. Các phương pháp tiệt khuẩn: hơi nóng, hóa chất, bức xạ, plasma khí. Phương . . 10 pháp hấp hơi nước ở nhiệt độ cao vẫn là phương pháp an toàn nhất và phổ biến nhất. Trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, việc khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ điều trị là một nguyên tắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt tại các cơ sở điều trị răng hàm mặt. Những dụng cụ cho điều trị răng miệng như kềm nhổ răng, tay khoan, mũi khoan, trâm nội nha... đều bị nhiễm khuẩn và cần phải được tiệt khuẩn theo đúng qui trình trước khi sử dụng lại. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn - Số lượng và vị trí của tác nhân gây bệnh trên dụng cụ - Khả năng bất hoạt các vi khuẩn của hóa chất khử khuẩn - Nồng độ và hiệu quả của hóa chất khử khuẩn - Những yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn - Chất hữu cơ và vô cơ - Thời gian tiếp xúc với hóa chất - Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra (biofilm) Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ - Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp. - Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm vô khuẩn và an toàn cho đến khi sử dụng. - NVYT phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ khi xử lý các dụng cụ. - Dụng cụ y tế trong các cơ sở KBCB phải được quản lý và xử lý tập trung. Lưu giữ và bảo quản dụng cụ - Dụng cụ sau tiệt khuẩn phải được lưu giữ ở nơi quy định bảo quản chất lượng dụng cụ đã tiệt khuẩn. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất