Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả giảm đau của phương pháp “nút núm vú không sữa” ở trẻ sơ sinh đủ tháng...

Tài liệu Hiệu quả giảm đau của phương pháp “nút núm vú không sữa” ở trẻ sơ sinh đủ tháng

.PDF
18
1
138

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT) ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP “NÚT NÚM VÚ KHÔNG SỮA” Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG Mã số: 1738 - ĐHYD Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT) ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP “NÚT NÚM VÚ KHÔNG SỮA” Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG Mã số: 1738 - ĐHYD Chủ nhiệm đề tài TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018 . . Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài SV. Vũ Ngọc Hải – Y2011A TS. BS. Phạm Diệp Thùy Dương – Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Đơn vị phối hợp chính Khoa Hậu Sản – Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh . . 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... 2 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4 1.1. Tần suất chịu đau của trẻ sơ sinh ................................................................................. 4 1.2. Hậu quả của đau .......................................................................................................... 4 1.3. Các thang đánh giá đau ở trẻ sơ sinh ........................................................................... 5 1.4. Quản lý đau không dùng thuốc .................................................................................... 5 1.5. Xét nghiệm tầm soát sau sinh ...................................................................................... 6 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 7 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7 2.4. Vấn đề y đức của nghiên cứu ...................................................................................... 8 2.5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 8 2.6. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................................... 9 2.7. Kinh phí ....................................................................................................................... 9 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ....................................................................................................... 10 3.1. Bảng 3.1. Đặc điểm của trẻ sơ sinh ở 2 nhóm nghiên cứu ........................................ 10 3.2. Bảng 3.2. Điểm số đau NPASS ở các nhóm trẻ ........................................................ 11 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN.................................................................................................... 14 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN...................................................................................................... 15 . . 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm của trẻ sơ sinh. Bảng 3.2. Điểm số đau NPASS ở các nhóm trẻ. Bảng 3.3. Tỉ lệ biến cố ngoại ý của hai nhóm nghiên cứu DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Điểm thành phần của sự biểu hiện đau ở hai nhóm nghiên cứu Hình 3.2. Điểm N-PASS ở hai nhóm nghiên cứu Hình 3.3. Forest plot về hiệu số trung bình của điểm đau N-PASS giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ĐẶT VẤN ĐỀ Đau là vấn đề rất thường xuyên xảy ra trên trẻ sơ sinh. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh – đối tượng không thể diễn đạt những khó chịu và căng thẳng bằng lời – lại là đối tượng có thể “cảm nhận” đau nhiều hơn [12]. Vì vậy, dự phòng, đánh giá và quản lý đau đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh - đối tượng phải chịu thường xuyên nhất những thủ thuật gây đau tại các đơn vị chăm sóc [1, 5, 19, 28, 31], không chỉ bởi lý do y đức, nhân văn, mà còn nhằm tránh các biến chứng tiềm tàng do đau gây ra cho trẻ trong tương lai gần hay xa. Để đánh giá đau cho trẻ sơ sinh, có rất nhiều phương pháp và thang đánh giá đã được áp dụng. Trong đó, thang điểm NPASS đã được chứng minh về tính giá trị và tính tin cậy trên lâm sàng [16, 17]. Về quản lý đau, hiện cũng có một số lượng lớn các phương thức dự phòng và giảm đau, . . 3 được chia làm hai nhóm: điều trị dùng thuốc (dung dịch có đường như glucose và sucrose; thuốc giảm đau opioids như morphine và fentanyl; thuốc giảm đau non-morphine như acetaminophen và ketamine) và điều trị không dùng thuốc (bao bọc và chạm vào người trẻ, đặt trẻ ở tư thế gập người, nút núm vú có hoặc không có sữa, xoa bóp cho trẻ, tiếp xúc da kề da, cho trẻ uống sữa mẹ, kích thích đa giác quan, cho trẻ nghe nhạc, v.v…) [7, 21, 24, 27]. Với mong muốn góp phần giảm thiểu đau đớn cho trẻ sơ sinh trong quá trình chăm sóc và điều trị, và chưa tìm thấy trong y văn hiệu quả giảm đau của phương pháp nút núm vú không sữa khi đánh giá đau với thang điểm N-PASS, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp “nút núm vú không sữa” trên trẻ sơ sinh đủ tháng khi phải trải qua một thủ thuật gây đau cấp tính là chích gót chân, khi sử dụng thang điểm N-PASS để đánh giá mức độ biểu hiện đau. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Phương pháp “nút núm vú không sữa” có tác dụng giảm đau cho trẻ sơ sinh đủ tháng không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp “nút núm vú không sữa” khi trẻ sơ sinh đủ tháng được lấy máu gót chân làm xét nghiệm tầm soát sau sinh. Mục tiêu cụ thể: Sử dụng thang đánh giá đau NPASS ở 2 nhóm dân số trẻ được lấy máu gót chân làm xét nghiệm tầm soát sau sinh: Nhóm giảm đau bằng phương pháp “nút núm vú không sữa” và Nhóm không làm phương pháp giảm đau nào (nhóm chứng) 1. Xác định và so sánh các đặc điểm của trẻ sơ sinh trong 2 nhóm 2. So sánh điểm số đau giữa 2 nhóm sau khi trẻ được lấy máu gót chân 3. Xác định tỉ lệ các biến cố ngoại ý của 2 nhóm. . . 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tần suất chịu đau của trẻ sơ sinh Đau rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, vì trẻ sơ sinh là đối tượng luôn phải chịu các thủ thuật gây đau ngay trong những giờ đầu tiên của cuộc sống, dù là trẻ sinh đủ tháng hay non tháng, trẻ khỏe mạnh hay không khỏe mạnh [5, 19, 31]: lấy máu làm xét nghiệm tầm soát, kiểm tra đường huyết, hút đàm nhớt, đặt ống thông dạ dày, chích tĩnh mạch, ... Mỗi trẻ sơ sinh phải chịu trung bình 14 thủ thuật mỗi ngày, trong đó 84% được đánh giá là thủ thuật gây ra đau cho trẻ (điểm đau > 4 trên thang điểm 10) [31]. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh – đối tượng không thể diễn đạt bằng lời những khó chịu và căng thẳng – lại là đối tượng có thể “cảm nhận” đau nhiều hơn [12]. 1.2. Hậu quả của đau 1.2.1. Ngắn hạn Đau cấp tính tạo ra các thay đổi tức thời về nồng độ nội tiết tố stress, trạng thái hành vi, đặc điểm khóc, biểu hiện khuôn mặt, và cả trạng thái ngủ của trẻ sơ sinh. Các đáp ứng tự trị dẫn tới sự tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, đổ mồ hôi lòng bàn tay, các giai đoạn bão hòa và thay đổi áp lực nội sọ. Các thủ thuật hằng ngày như chích gót chân, tiêm tĩnh mạch hay cắt da quy đầu cũng như các phẫu thuật lớn đều có thể làm thay đổi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Các giai đoạn bão hòa và thay đổi áp lực nội sọ có thể liên quan đến đau cấp tính. Những giai đoạn này thường dẫn đến thiếu oxy mô, sau đó tăng oxy phản ứng, có thể làm thay đổi lưu lượng máu não và tổn thương chất trắng ở trẻ sinh non. Những thay đổi này có thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của xuất huyết trong não thất [12]. 1.2.2. Dài hạn Đau kéo dài hoặc đau lặp đi lặp lại làm trẻ sơ sinh mất ngủ và thay đổi trạng thái hành vi đột ngột hoặc kém thích nghi. Sự cấu tạo và phát triển não bộ phụ thuộc vào sự sao chép, di chuyển và biệt hóa các tế bào thần kinh, chức năng não bộ phụ . . 5 thuộc sự liên kết giữa các tế bào thần kinh đó. Vì vậy, khi trẻ phải chịu kích thích đau kéo dài hoặc đau lặp đi lặp lại (như viêm, phẫu thuật, thông khí, chăm sóc ở khoa Chăm sóc Sơ sinh Tăng cường, trẻ sẽ dễ bị kích động và tạo hiện tượng “windup”, dẫn tới hoạt hóa quá mức NMDA/EAA (N-methyl d-aspartate; excitatory amino acid), cuối cùng là gây tổn thương nghiêm trọng như: chết tế bào theo chương trình, cấu trúc và chức năng tế bào bị thay đổi, về lâu dài có thể làm trẻ giảm nhạy cảm với đau, rối loạn tăng động, rối loạn kém chú ý [11-13, 30]. 1.3. Các thang đánh giá đau ở trẻ sơ sinh Để đánh giá đau cho trẻ sơ sinh, rất nhiều phương pháp và thang đánh giá đã được áp dụng. Có một số thang đánh giá được cho là có nhiều ưu điểm trong đánh giá chính xác mức độ đau cũng như độ khách quan và tính dễ sử dụng [15, 17, 22, 23]. Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đánh giá và phân loại đau, có 5 thang đánh giá thường dùng đã được trải qua trắc nghiệm tâm thần nghiêm ngặt với nhóm chứng để đo phản ứng sinh lý và hành vi của trẻ khi bị đau [19]: Neonatal Facial Coding System (NFCS) [10, 26]; Premature Infant Pain Profile (PIPP) [2, 3, 18]; Neonatal Pain Agitation and Sedation Scale (NPASS) [16, 17]; Behavioral Indicators of Infant Pain (BIIP) [14]; Douleur Aiguë du Nouveau-né (DAN) [4]. Thang điểm NPASS trong đánh giá mức độ đau khi chích gót chân đã được nghiên cứu về tính chính xác và độ tin cậy trên lâm sàng. Trong nghiên cứu của Hummel và cộng sự năm 2010, điểm số đau NPASS được đo ở 2 nhóm trẻ: nhóm được chích gót chân và nhóm được chích gót chân giả (không gây đau) thì điểm NPASS lần lượt là 3.93 (±2.30) và 0.81 (±1.21) trên thang điểm 10, với Z=-6.429, P < 0.0001 [16]. 1.4. Quản lý đau không dùng thuốc Các phương pháp giảm đau không dùng thuốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý đau cho trẻ sơ sinh. Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc cùng với các phương pháp dùng thuốc, nhằm đem lại hiệu quả giảm . . 6 đau cao nhất cho trẻ. Cách thức giảm đau không dùng thuốc không hoàn toàn là điều trị thay thế, mà chính xác hơn thì chúng là các biện pháp hỗ trợ cho quản lý đau có dùng thuốc [6, 8, 27, 28]. Nhiều phương thức giảm đau không dùng thuốc đã được chứng minh là có tác dụng tốt cho các cơn đau từ nhẹ tới trung bình ở trẻ sơ sinh. Những liệu pháp này bao gồm: bao bọc và chạm vào người trẻ, đặt trẻ ở tư thế gập người, nút núm vú có hoặc không có sữa (Non-nutritive sucking (NNS)), xoa bóp cho trẻ, tiếp xúc da kề da [9], cho trẻ uống sữa mẹ, kích thích đa giác quan, cho trẻ nghe nhạc, v.v… [8, 19] Nút núm vú không sữa (Non-nutritive sucking (NNS)) – đặt một núm vú giả không có sữa vào miệng trẻ để kích thích động tác mút của trẻ đã được chứng minh là có hiệu quả và được khuyến cáo sử dụng để giảm đau cho trẻ đối với các thủ thuật gây đau hằng ngày [25]. Khi núm vú được đưa vào miệng trẻ sẽ kích thích xúc giác bằng miệng và kích thích các thụ thể cơ học ở miệng. Sau đó, động tác mút, thông qua trung gian cơ chế non-opioid, sẽ hoạt hóa con đường giảm đau nội sinh (endogenous analgesic pathway) trong não. Nhờ đó, nút núm vú không sữa giúp giảm đau tạm thời trong các thủ thuật: chích gót chân, cắt da quy đầu và tiêm ngừa [20, 29]. Hiệu quả của nó là tức thời nhưng cũng chấm dứt ngay khi ngưng mút và lấy núm vú ra khỏi miệng trẻ [20]. 1.5. Xét nghiệm tầm soát sau sinh Tại Việt Nam, từ năm 2002, chương trình sàng lọc sơ sinh đã được triển khai dần ở nhiều tỉnh thành, nhằm phát hiện sớm 3 bệnh: thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Sau sinh ít nhất 48 giờ, trẻ sẽ được điều dưỡng chích ở gót chân bằng một lancet, lấy 2 giọt máu nhỏ lên giấy thấm, trữ và mang đến phòng xét nghiệm. . . 7 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Dân số nghiên cứu: trẻ sơ sinh nằm với mẹ tại Khoa Hậu sản - Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào:  Trẻ 48-96 giờ tuổi, được lấy máu gót chân để làm xét nghiệm tầm soát sau sinh  Cân nặng lúc sinh 2500-4000 gram; 37-40 tuần tuổi thai  Sinh hiệu ổn định theo tuổi: o Nhịp thở: 30-50 lần/phút o Nhịp tim: 100-160 nhịp/phút.  Trẻ nằm yên hoặc không kích thích; chịu nút núm vú; bú mẹ hoàn toàn  Cha mẹ đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu 2.1.3. Tiêu chuẩn loại ra: có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:  Đã được thở oxy hay hồi sức lúc sinh  Trẻ có bất thường thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối loạn nhịp tim  Đang được theo dõi hay điều trị nhiễm trùng sơ sinh  Trẻ đang ngủ sâu, không đánh thức được 2.1.4. Cỡ mẫu: 293 trẻ sơ sinh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) không làm mù. 2.2.2. Các bước tiến hành  Chọn ngẫu nhiên 2 nhóm trẻ  Giải thích, lấy đồng thuận. Chuẩn bị trẻ, lấy sinh hiệu, bắt đầu cho nút núm vú.  Thủ thuật lấy máu gót chân (Heel pricks), vẫn cho trẻ nút núm vú. Điểm số đau NPASS được đánh giá trong vòng 60 giây, bắt đầu từ sau 120 giây tính từ khi . . 8 đâm lancet vào gót chân trẻ. Quay phim toàn bộ quá trình để đánh giá NPASS từ 120 giây trước lấy máu đến 180 giây sau lấy máu.  Điểm số đau NPASS sẽ được đánh giá độc lập bởi 2 người nghiên cứu khi xem video quay lại em bé trước, trong và sau khi được giảm đau. Nếu có sự bất đồng ý kiến, giảng viên hướng dẫn sẽ xem lại video của trẻ đó để đánh giá và cho quyết định cuối cùng.  Xử lý kết quả: thống kê mô tả và thống kê phân tích 2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số: Ba nhóm biến số: (1) Biến số các đặc điểm của dân số trẻ sơ sinh (2) Đánh giá đau – biến số các tiêu chí của thang điểm NPASS (3) Các biến cố ngoại ý: giảm độ bão hòa oxy, chậm nhịp tim, nôn ói 2.4. Vấn đề y đức của nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm y đức vì:  Lấy máu gót chân là xét nghiệm tầm soát sau sinh được thực hiện thường quy cho trẻ sau ít nhất 48h đầu tiên tại Khoa Hậu sản, trước khi xuất viện Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương. Khi đánh giá đau trong nghiên cứu này, chúng tôi không thực hiện thêm bất kỳ động tác nào gây đau cho trẻ, đồng thời không thu thêm bất kỳ kinh phí nào nhằm phục vụ nghiên cứu. Số hồ sơ, tên của bà mẹ có con tham gia nghiên cứu sẽ được giữ bí mật và mã hóa.  Nút núm vú không sữa là phương pháp giảm đau không dùng thuốc, không xâm lấn, gần gũi và dễ thực hiện.  Đề cương đã được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng Y đức của Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương trước khi tiến hành nghiên cứu. 2.5. Ý nghĩa của đề tài  Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng áp dụng phương pháp nút núm vú không sữa để xoa dịu trẻ trong các tình huống gây đau hằng ngày, hoặc dự . . 9 phòng trước khi trẻ chịu thủ thuật gây đau. Đây là phương pháp đơn giản, gần gũi, không xâm lấn, không tốn kém và dễ thực hiện.  Tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp giảm đau dùng thuốc và không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh. 2.6. Công cụ nghiên cứu 2.6.1. Máy đo SpO2 và nhịp tim cầm tay 2.6.2. Núm vú silicon tiêu chuẩn 2.6.3. Máy quay phim và bộ nhớ để lưu trữ video, hình ảnh 2.7. Kinh phí Máy đo SpO2 và nhịp tim cầm tay (mượn): Núm vú silicon tiêu chuẩn (200 cái) 0.000 VNĐ 4.000.000 VNĐ Công tác khác (in ấn tài liệu, phiếu đồng thuận, luận văn, máy quay phim, lưu trữ video, …): Tổng cộng kinh phí: . 500.000 VNĐ 4.500.000 VNĐ . 10 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ Trong nghiên cứu của chúng tôi, 293 trẻ sơ sinh đủ điều kiện chọn vào đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, có 146 trẻ thuộc nhóm can thiệp (nút núm vú không sữa) và 147 trẻ thuộc nhóm chứng (không nhận phương pháp giảm đau nào). 3.1. Bảng 3.1. Đặc điểm của trẻ sơ sinh ở 2 nhóm nghiên cứu N (%) hay Mean ± SD Nhóm can thiệp Nhóm chứng Tổng N=146 N=147 N=293 Nam 74 (50,7) 74 (50,3) 148 (49,5) Nữ 72 (49,3) 73 (49,7) 145 (50,5) Thường 118 (80,8) 117 (79,6) 235 (80,2) Mổ 28 (19,2) 30 (20,4) 58 (19,8) 49,53 ± 3,35 (h) 50,01 ± 4,67 (h) 49,77 ± 4,06 (h) 3 ngày 146 (100) 144 (98,0) 290 (99,0) 4 ngày 0 (0) 3 (2,0) 3 (1,0) 39,22 ± 0,99 39,26 ± 0,99 39,24 ± 0,99 37 14 (9,6) 14 (9,5) 28 (9,6) 38 17 (11,6) 16 (10,9) 33 (11,3) 39 38 (26,0) 35 (23,8) 73 (24,9) 40 77 (52,7) 82 (55,8) 159 (54,3) 3143 ± 320 3145 ± 346 3144 ± 333 2500-2999 47 (32,2) 46 (31,3) 93 (31,8) 3000-3499 75 (51,4) 71 (48,3) 146 (49,8) 3500-4000 24 (16,4) 30 (20,4) 54 (18,4) Đặc điểm Giới Hình thức sinh Tuổi Tuổi thai (tuần) CNLS (g) . . 11 Ở nhóm can thiệp và nhóm chứng, các đặc điểm về giới tính, hình thức sinh, tuổi lúc lấy máu, tuổi thai và cân nặng lúc sinh khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, có thể nói dân số nghiên cứu tương đồng ở cả hai nhóm nghiên cứu. 3.2. Bảng 3.2. Điểm số đau NPASS ở các nhóm trẻ Hình 3.1. Điểm thành phần của sự biểu hiện đau ở hai nhóm nghiên cứu Điểm số đau N-PASS được thể hiện theo 3 gam màu tương ứng với 3 mức độ đau: đau nhiều (xanh đậm), đau ít (xanh thường) và hầu như không đau (xanh nhạt). Hình 3.1 cho thấy sự biểu hiện đau ở nhóm chứng luôn cao hơn ở nhóm can thiệp, Bảng 3.2. Điểm N-PASS ở hai nhóm nghiên cứu . . 12 Mean ± SD Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Tổng N=146 N=147 N=293 Khóc/dễ kích thích 0,10 ± 0,30 1,32 ± 0,56 0,71 ± 0,76 < 2,2 x 10-16 Hành vi 0,29 ± 0,45 1,71 ± 0,46 1,00 ± 0,84 < 2,2 x 10-16 Nét mặt 0,43 ± 0,51 1,81 ± 0,39 1,12 ± 0,83 < 2,2 x 10-16 Trương lực tay, chân 0,15 ± 0,36 1,66 ± 0,52 0,91 ± 0,88 < 2,2 x 10-16 Dấu hiệu sinh tồn 0,22 ± 0,43 1,59 ± 0,57 0,90 ± 0,85 < 2,2 x 10-16 Điểm N-PASS 1,18 ± 1,24 8,08 ± 1,63 4,65 ± 3,75 < 2,2 x 10-16 Tổng điểm đau N-PASS ở nhóm can thiệp thấp hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Phương pháp nút núm vú không sữa đem lại hiệu quả giảm đau khi trẻ trả qua cơn đau cấp tính (lấy máu gót chân). Hình 3.2. Điểm N-PASS ở hai nhóm nghiên cứu . . 13 Ở nhóm can thiệp, điểm đau thấp nhất là 0 (không đau) và cao nhất là 5. Trong khi đó, ở nhóm chứng, điểm đau thấp nhất là 3 và cao nhất là 10 (rất đau). Hình 3.3. Forest plot về hiệu số trung bình của điểm đau N-PASS giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng Forest plot về hiệu số trung bình của điểm đau N-PASS giữa hai nhóm cho thấy sự biểu hiện đau ở nhóm chứng là nặng nề hơn so với nhóm can thiệp bằng nút núm vú không sữa. 3.3. Bảng 3.3. Tỉ lệ biến cố ngoại ý của hai nhóm nghiên cứu Trong suốt thủ thuật, không có biến cố ngoại ý nào như giảm SpO 2, chậm nhịp tim, nôn ói được ghi nhận ở cả hai nhóm nghiên cứu. . . 14 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN Kết quả của chúng tôi cho thấy phương pháp nút núm vú không sữa có hiệu quả giảm đau cấp tính cho trẻ sơ sinh đủ tháng, với điểm đau lần lượt là 1,18 ± 1,24 và 8,08 ± 1,63 ở nhóm can thiệp và nhóm chứng, p < 2,2x10-16. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước về hiệu quả giảm đau cấp tính của phương pháp này trên trẻ sơ sinh. Điểm mạnh của nghiên cứu này là cỡ mẫu dân số lớn (293 trẻ sơ sinh). Điều này cho phép hạn chế sai lệch do cỡ mẫu nhỏ gây ra. Cỡ mẫu này được chúng tôi tính toán từ hàm power.t.test của phần mềm thống kê R. Từ đó, đảm bảo được tính tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Hơn nữa, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đã được áp dụng nghiêm ngặt và khách quan bằng 400 lá thăm hoàn toàn giống nhau về màu sắc và kích thước, trong đó 200 lá thăm nhóm nút núm vú và 200 lá thăm nhóm chứng. Phương pháp ngẫu nhiên này cho phép hạn chế sai lệch do lấy mẫu. Một điểm mạnh khác là điểm đau N-PASS đã được đánh giá độc lập bởi hai nghiên cứu viên. Nếu có sự bất đồng, giảng viên hướng dẫn sẽ xem lại video và cho kết quả đánh giá cuối cùng. Việc quay video đảm bảo sự đánh giá khách quan hơn, so với đánh giá đau tại chỗ, trong môi trường bệnh viện với các yếu tố gây mất tập trung như: tiếng ồn, thủ thuật gây đau, sự có mặt của bệnh nhân và người nhà, v.v... Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn tồn tại một số điểm yếu. Chúng tôi chưa đánh giá mức độ đau của trẻ ở những trạng thái khác nhau: khi trẻ thức hay khi trẻ ngủ. Đã có kết quả nghiên cứu chứng minh rằng trạng thái ngủ hoặc nằm yên tĩnh của trẻ khi chịu thủ thuật gây đau cũng là một yếu tố làm giảm điểm đau. Thêm vào đó, mức độ đau của trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào người thực hiện lấy máu gót chân. Vì vậy, chúng tôi hạn chế tối đa khác biệt này bằng cách chuẩn hóa: tất cả trẻ đều được lấy máu gót chân bằng lancet với độ sâu và độ rộng chuẩn bởi một điều dưỡng đã được huấn luyện về kỹ năng lấy máu gót chân. . . 15 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng với cỡ mẫu lớn để đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp nút núm vú không sữa khi trẻ sơ sinh đủ tháng phải chịu thủ thuật lấy máu gót chân làm xét nghiệm tầm soát sau sinh. Theo kết quả của nghiên cứu này, điểm đau của trẻ sơ sinh thuộc nhóm can thiệp (nhận phương pháp nút núm vú không sữa) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với điểm đau của trẻ sơ sinh thuộc nhóm chứng (không nhận giảm đau) ở tất cả các phân nhóm : giới tính, hình thức sinh, tuổi lấy máu, tuổi thai và cân nặng lúc sinh. Khi đánh giá từng tiêu chí của thang điểm đau N-PASS (Khóc/dễ kích thích, Hành vi, Nét mặt, Trương lực tay, chân, Dấu hiệu sinh tồn), kết quả tương tự về hiệu quả của phương pháp nút núm vú không sữa cũng được chứng minh. Kết quả này cho phép kết luận phương pháp nút núm vú không sữa là phương pháp hiệu quả trong dự phòng và giảm đau cấp tính ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, một phương pháp giảm đau khác (dùng thuốc hay không dùng thuốc) hoặc sự kết hợp nhiều phương pháp giảm đau vẫn cần được cân nhắc trong trường hợp trẻ không chịu nút núm vú, để đạt hiệu quả giảm đau cao nhất cho trẻ, và phòng tránh các hậu quả hay di chứng do đau gây ra cho trẻ. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất