Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả của việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng trên việc giảm tỷ lệ viêm ph...

Tài liệu Hiệu quả của việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng trên việc giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan máy thở

.PDF
127
2
54

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ---------------- LÊ THỊ NGỌC HÂN HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TĂNG TẦN SUẤT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRÊN VIỆC GIẢM TỶ LỆ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN MÁY THỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ---------------- LÊ THỊ NGỌC HÂN HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TĂNG TẦN SUẤT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRÊN VIỆC GIẢM TỶ LỆ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN MÁY THỞ Mã số: 8720301 Ngành: Điều dưỡng LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.LÊ THỊ ANH THƯ PGS.TS. ALISON MERRILL TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả Lê Thị Ngọc Hân . . ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Tổng quan về viêm phổi liên quan máy thở: ...................................... 6 1.1.1. Khái niệm về viêm phổi liên quan máy thở:..................................... 6 1.1.2. Tình hình viêm phổi liên quan máy thở trên thế giới: ...................... 6 1.1.3. Tình hình viêm phổi liên quan máy thở ở Việt Nam:....................... 7 1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây VPLQMT ............................................. 8 1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây VPLQMT: .................................................. 9 1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2017 .................................... 13 1.1.7. Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa VPLQMT .................... 16 1.2. Tổng quan về tác động của vệ sinh răng miệng đến tình trạng viêm phổi trên bệnh nhân thở máy: .................................................................. 21 1.2.1. Tổng quan về chăm sóc răng miệng cho người bệnh thở máy ....... 21 1.2.1.1. Mục đích, phân loại chăm sóc răng miệng .................................. 21 1.2.2.Tình hình chăm sóc răng miệng cho người bệnh thở máy: ............. 31 1.2.3. Những nghiên cứu liên quan đề tài: ................................................ 33 1.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ..................................................... 35 1.4. Mô hình học thuyết và ứng dụng ....................................................... 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 41 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 41 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .................................................... 41 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................... 41 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................... 41 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................... 41 2.4. Cỡ mẫu: ................................................................................................ 42 2.5. Kỹ thuật chọn mẫu: ............................................................................ 42 2.6. Tiêu chí chọn mẫu:.............................................................................. 43 2.6.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh: ................................................... 43 2.6.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ......................................................................... 43 . . 2.7. Phương pháp thu thập số liệu:........................................................... 44 2.8. Công cụ thu thập số liệu: .................................................................... 44 2.9. Các biến số và định nghĩa biến số: .................................................... 44 2.10 . Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: ........................................... 48 2.11. Qui trình thực hiện nghiên cứu: ...................................................... 49 2.12. Y đức trong nghiên cứu:................................................................... 51 2.13. Ứng dụng của nghiên cứu: ............................................................... 51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 53 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:........................................................ 53 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................... 53 3.1.2 : Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu .................................. 53 3.1.3. Chẩn đoán trước can thiệp .............................................................. 54 3.1.4. Đánh giá tình trạng răng miệng người bệnh theo BOAS trước can thiệp........................................................................................................... 54 3.1.5. Tình t rạng người bệnh trước can thiệp: ....................................... 55 3.2. Kết quả sau can thiệp ngày thứ ba .................................................... 57 3.2.1. Điểm BOAS sau 48 giờ can thiệp.................................................. 57 3.2.2. Tình trạng viêm phổi liên quan máy thở ........................................ 58 3.2.3. Đặc điểm vi sinh vật ....................................................................... 59 3.2.4. Tình hình sử dụng kháng sinh ngay từ đầu.................................... 59 3.2.5. Đường đưa kháng sinh vào cơ thể .................................................. 59 3.2.6. Số lượng kháng sinh dùng cho một bệnh nhân............................... 60 3.2.7.Nhóm kháng sinh ............................................................................. 61 3.2.8 Ảnh hưởng của VPLQMT ............................................................... 62 3.2.9. Thời gian nằm viện giữa 2 nhóm có VPLQMT và không có VPLQMT .................................................................................................. 62 3.3. Các yếu tố nguy cơ của VPLQMT .................................................... 63 3.3.1. Yếu tố nguy của của VPLQMT trong nhóm chứng ....................... 65 3.3.2 Yếu tố nguy cơ của VPLQMT trong nhóm can thiệp ..................... 67 3.3.3. So sánh các giá trị trong nhóm VPLQMT với nhóm không VPLQMT ...................................................................................................................... 68 . . CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 70 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 70 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học :............................................................... 70 4.1.2. Đặc điểm về chẩn đoán bệnh : ........................................................ 70 4.1.3. Những yếu tố nguy cơ VPLQMT liên quan đến chăm sóc và điều trị trước can thiệp : ........................................................................................ 72 4.2. Viêm phổi liên quan máy thở ............................................................. 75 4.2.1. Tỷ lệ VPLQMT ngày thứ 3 sau thở máy ........................................ 75 4.2.2. Vi khuẩn gây VPLQMT được phân lập từ mẫu đờm ..................... 77 4.2.3. Kháng sinh dùng cho người bệnh: .................................................. 79 4.2.4. Các yếu tố nguy cơ của VPLQMT ................................................. 81 4.2.5. Ảnh hưởng của VPLQMT ............................................................. 82 4.3. Chăm sóc răng miệng cho người bệnh thở máy qua nội khí quản:82 4.4. Điểm mạnh và điểm yếu ..................................................................... 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90 KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 92 Phụ lục 1: BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ luc 2: QUY TRÌNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG BẰNG GÒN, GẠC Phụ lục 3: Công cụ đánh giá sức khỏe răng miệngBeck Oral Assessment Scale (BOAS) Phụ lục 3: TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VIÊM PHỔI LIÊN QUAN MÁY THỞ . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BC Bạch cầu CSRM Chăm sóc răng miệng ĐD Điều dưỡng HSTC Hồi sức tích cực NB Người bệnh NKQ Nội khí quản NVYT Nhân viên y tế SKRM Sức khỏe răng miệng TNNNCKS Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát VPBV Viêm phổi bệnh viện VPLQMT Viêm phổi liên quan máy thở TIẾNG ANH BOAS Beck Oral Assessment Score CDC Centers for Disease Control and Prevention CPIS Clinical Pulmonary Infection Score ECDC the European Centre for Disease Prevention and . . Control HPM Health promotion model ICU Intensive care unit NHSN National Healthcare Safety Network VAP Ventilator- associated pneumonia . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây VPLQMT ở Việt Nam ...................... 9 Bảng 1.1.6. Điểm nhiễm trùng phổi lâm sàng(Clinical Pulmonary Infection Score ................................................................................................................ 15 Bảng 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................ 53 Bảng 3.1. 2 Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu................................ 53 Bảng 3.1.3. Chẩn đoán trước can thiệp ........................................................... 54 Bảng 3.1.4. Tình trạng răng miệng người bệnh theo BOAS trước can thiệp . 55 Bảng 3.1.5. Tình trạng người bệnh trước can thiệp ........................................ 56 Bảng 3.2.1 Điểm BOAS sau 48 giờ can thiệp ............................................... 57 Bảng 3.2.2. Tình trạng xuất hiện VPLQMT ngày thứ 3 thở máy ................... 58 Bảng 3.2.3.Đặc điểm vi sinh vật ..................................................................... 59 Bảng 3.2.4 Tình hình sử dụng kháng sinh ngay từ đầu ................................. 59 Bảng 3.2.5 Đường dùng kháng sinh................................................................ 59 Bảng 3.2.6 Số lượng kháng sinh dùng cho một bệnh nhân ............................ 60 Bảng 3.2.7 Nhóm kháng sinh .......................................................................... 61 Bảng 3.2.8 Ảnh hưởng của VPLQMT ............................................................ 62 Bảng 3.2.9 Thời gian nằm viện ....................................................................... 62 Bảng 3.3.Các yếu tố nguy cơ của VPLQMT .................................................. 63 Bảng 3.3.1.Yếu tố nguy của của VPLQMT trong nhóm chứng ..................... 65 Bảng 3.3.2. Yếu tố nguy cơ của VPLQMT trong nhóm can thiệp ................. 67 Bảng 3.3.3. So sánh các giá trị trong nhóm VPLQMT với nhóm không VPLQMT ........................................................................................................ 68 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.2.1.2. Đánh giá sức khỏe răng miệng BOAS ...................................... 25 Hình 1.2.1.3. Qui trình chăm sóc răng miệng cho người bệnh có nội khí quản ......................................................................................................................... 30 Hình 1.4. MÔ HÌNH NÂNG CAO HÀNH VI SỨC KHỎE HPM ................ 38 Hình 2.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán VPLQMT .................................................... 47 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi liên quan máy thở (VPLQMT) là tình trạng viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thông khí nhân tạo bằng máy thở thông qua nội khí quản hoặc mở khí quản [97]. Tần suất mắc VPLQMT là 968% [53] có sự chênh lệch ở các khu vực trên thế giới: tại Hoa Kỳ tần suất mắc là 0,0-4,4/ 1000 ngày thở máy [136], ở Châu Âu và Nam Mỹ là 8,8/ 1000 ngày thở máy [111], Tây Âu là 12,2/ 1000 ngày thở máy [128]. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển, thu nhập thấp như ở Châu Á tần suất mắc VPLQMT được ghi nhận là cao hơn nhiều [59], tần suất này đến 15,1/ 1000 ngày thở máy [59]. Ở Việt Nam, tần suất mắc VPLQMT được ghi nhận tại bệnh viện Bạch Mai là 24,8/ 1000 ngày thở máy đạt tỷ lệ là 30,0-55,3% và ở bệnh viện Chợ Rẫy tỷ lệ này là 49,3%. Tỷ lệ mắc VPLQMT chiếm khoảng 10% so với viêm phổi bệnh viện[148]. Mặc dù tần suất và tỷ lệ mắc thấp nhưng đến 52% gây trầm trọng hơn bệnh hiện mắc, đe dọa tính mạng người bệnh [125] và gây hậu quả là làm kéo dài thời gian điều trị tại khoa hồi sức tích cực (HSTC) đến 6-7 ngày, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện, tăng nguy cơ mắc bệnh, đau đớn cho người bệnh đặc biệt là tăng tỷ lệ tử vong 30-70% [73], [82], [116], [135] . Một vấn đề thường gặp ở người bệnh thở máy là tình trạng sức khỏe răng miệng kém do sự hình thành mảng bám ở răng [38], [41] dẫn đến sự thay đổi hệ thực vật vùng khoang miệng, vi khuẩn gram dương được thay thế bằng sự gia tăng số lượng của vi khuẩn Gram âm [50], gây ra các vấn đề ở vùng khoang miệng như nha chu, hơi thở hôi, nứt môi, viêm họng [38]. Đặc biệt là, trong điều kiện thuận lợi là người bệnh có ống nội khí quản, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp ở người bệnh thở máy, làm gia tăng nguy cơ bị mắc VPLQMT[50]. Kết quả của một số nghiên cứu đã tiết đưa ra bằng . . 2 chứng về vi khuẩn có trong răng mảng bám là nguyên nhân gây viêm phổi liên quan đến máy thở [89, 91]. Do đó, cung cấp chăm sóc răng miệng được coi là một khía cạnh cơ bản của chăm sóc điều dưỡng trong khoa HSTC. CSRM cho NB thở máy đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện và ghi nhận là có hiệu quả làm sạch dịch tiết ứ đọng vùng hầu họng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên giúp nâng cao sức khỏe răng miệng cho người bệnh và giảm tỷ lệ VPLQMT [79], [88], [106], [108], [130]. Mặc dù CSRM rất quan trọng đối với NB thở máy, tuy nhiên trên thực tế, việc thực hành CSRM không thống nhất ở các cơ sở y tế về cách thức thực hiện cũng như số lần thực hiện, một khảo sát của Lê Lan Anh [2] tại bệnh viện Nhi Trung Ương tháng 2/2009 ghi nhận kết quả như sau có 83% bác sĩ và điều dưỡng cho biết CSRM có tác dụng ngăn ngừa VPLQMT, tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng thuyết phục nên có 25,4% nhân viên trả lời không bao giờ CSRM cho người bệnh thở máy. Tại Việt Nam, nhiều nhân viên điều dưỡng vẫn chưa hiểu tầm quan trọng của CSRM trên người bệnh thở máy nên họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo qui định[28]. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu về CSRM cho NB thở máy chỉ tập trung vào công cụ, vật liệu để CSRM. Rất ít nghiên cứu nói về tần suất thực hiện CSRM cho NB thở máy. Trong khi nhiều khuyến cáo trên thế giới cũng như theo qui định của Bộ Y tế về việc thực hành CSRM cho người bệnh thở máy có khuyến cáo cho nhân viên điều dưỡng nên CSRM cho người bệnh thở máy mỗi 2 lần/ ngày nếu sử dụng bằng bàn chải hoặc mỗi 2-4 giờ/ lần nếu chỉ sử dụng gòn, gạc và dung dịch sát khuẩn [46], bằng chứng về hiệu quả của việc tăng tần suất CSRM trong việc làm giảm tình trạng viêm phổi liên quan máy thở hiện nay còn rất ít, tại Việt Nam chỉ có một nghiên cứu khi tiến hành đánh giá hiệu quả của vệ sinh khoang miệng trên NB thở máy có so sánh hiệu quả của việc tăng tần suất CSRM từ một lần/ ngày sang 3 lần / ngày và ghi nhận được kết quả là . . 3 có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ VPLQMT nhưng được thực hiện ở đối tượng nhi. Chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của việc tăng tần suất CSRM ở người lớn thở máy. Khoa HSTC bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là nơi tiếp nhận điều trị cho NB nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng viên [5]. Khoa HSTC của bệnh viện cũng là nơi có số lượng NB thở máy nhiều nhất trong bệnh viện. Thực hành CSRM cho NB thở máy được tiến hành mỗi 8-12 giờ/ lần/ ngày bằng gòn, gạc và dung dịch nước muối sinh lý NaCl0,9% theo qui trình CSRM do bệnh viện xây dựng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện nói về hiệu quả cụ thể của việc CSRM cũng như tần suất thực hiện với tình trạng VPLQMT. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “Hiệu quả của việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng trên việc giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan máy thở” ở người lớn có thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả khi tăng tần suất CSRM trên việc giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan máy thở và tạo tiền đề để thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan phương pháp chăm sóc răng miệng cho người bệnh thở máy để từ đó các cơ sở y tế sẽ áp dụng rộng rãi và đúng theo các khuyến cáo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh thở máy, giảm gánh nặng cho người bệnh, gia đình và ngành y tế. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau: “Việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng từ 3 lần/ ngày sang 4 giờ/ lần có hiệu quả trên việc giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan máy thở ở người bệnh thở máy hay không ?” Giả thuyết nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau: “Việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng từ 3 lần/ ngày sang 4 giờ/ lần sẽ làm giảm tỷ lệ VPLQMT từ 68% còn 30%.” . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của việc tăng tần suất chăm sóc răng miệng từ 3 lần/ ngày sang 4 giờ lần trên việc giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan máy thở tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang thời gian từ tháng 03/2019 – 06/2019. 2. Mục tiêu cụ thể: 1. So sánh tỷ lệ viêm phổi ở nhóm người bệnh có thở máy nhận chăm sóc răng miệng theo qui định của bệnh viện 3 lần/ ngày và tỷ lệ viêm phổi ở nhóm người bệnh có thở máy nhận chăm sóc răng miệng mỗi 4 giờ / lần/ ngày. 2. Mối liên quan giữa việc tăng tần suất CSRM với tỷ lệ VPLQMT. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 6 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về viêm phổi liên quan máy thở: 1.1.1. Khái niệm về viêm phổi liên quan máy thở: Theo hướng dẫn mới nhất năm 2016 của Hội Lồng ngực Mỹ (The American Thoracic Society) và Hội Bệnh nhiễm trùng Mỹ (Infectious Diseases Society of America) đã định nghĩa các thuật ngữ viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên quan máy thở như sau: [97] − Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là viêm phổi xuất hiện sau khi vào viện 48 giờ mà không có biểu hiện hoặc ủ bệnh tại thời điểm vào viện. − Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQMT) là viêm phổi xuất hiện sau khi đặt ống nội khí quản 48 giờ. 1.1.2. Tình hình viêm phổi liên quan máy thở trên thế giới: Tỷ lệ mắc VPLQMT có sự chênh lệch ở các khu vực khác nhau. Ở Hoa kỳ theo báo gần đây nhất của Mạng lưới an toàn y tế quốc gia (NHSN) năm 2012-2013 thì tỷ lệ VPLQMT trung bình cộng gộp là thấp chỉ từ 0,0-4,4/1000 ngày thở máy, trong khi đó tỷ lệ VPLQMT ở các khu vực khác cao hơn nhiều [136]. Theo báo cáo của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc tế (INICC), tóm tắt dữ liệu của 50 quốc gia trong giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ VPLQMT là 12,2/1000 ngày thở máy (95% CI, 12.0 - 12.4)[128]. MartinLoeches và cộng sự phân tích gần 3000 bệnh nhân ICU từ 114 ICU ở châu Âu và Nam Mỹ trong năm 2013- 2014 và ghi nhận được tỷ lệ mắc VPLQMT là 8,8/1000 ngày thở máy[111]. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 7 Ở Châu Á, một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về VPLQMT ở người lớn, tần suất VPLQMT chung được ghi nhận là 15,1 (khoảng tin cậy 95%, 12,1-18.0) [59]. Theo báo cáo của của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc tế, tỷ lệ VPLQMT có giảm so với 10 năm trước, tỷ lệ VPLQMT năm 2002 là 24.1 (95% CI 22,8-25,5) gần gấp đôi tỷ lệ VPLQMT được quan sát trong giai đoạn 2010-2015 [128]. Tỷ lệ tử vong do VPLQMT được ghi nhận ở các khu vực khác nhau trên thế giới: ở Ấn Độ tỷ lệ tử vong là 37- 47,3%, Pakistan là 58%, Trung Quốc là 25,8% và ở Thái Lan là 26-28 % [68] [84] 1.1.3. Tình hình viêm phổi liên quan máy thở ở Việt Nam: Tại Việt Nam, vấn đề về VPLQMT cũng là vấn đề đáng quan tâm của ngành y tế Tỷ lệ VPLQMT ở bệnh viện Bạch Mai ghi nhận từ 2011-2015 là 30,055,3% với tần suất 24,8/1000 ngày thở máy [11]. Tác giả Phạm Hồng Trường (2005) [30] ghi nhận tần suất mắc VPLQMT ở bệnh viện Chợ Rẫy là 47,0%, Trần Đình Phùng (2016) [23] ghi nhận tần suất mắc ở Bệnh viện Chợ Rẫy là 49,3%, như vậy đã có sự tăng nhẹ tần suất mắc VPLQMT mặc dù hiện nay công tác phòng và điều trị VPLQMT đã có nhiều bước phát triển và cải tiến. Ngoài ra còn 1 số tác giả đã ghi nhận tình hình VPLQMT ở những bệnh viện khác như Trần Minh Giang (2012) đã thực hiện nghiên cứu ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định ghi nhận tần suất mắc là 29,7%, còn ở bệnh viện Quân Y 175 tần suất này là 27,4% do Nguyễn Đức Thành(2009) ghi nhận, đến năm 2017 vừa qua tần suất này đã tăng lên là 43,4%, tăng gần 1,5 lần, trong đó VPLQMT sớm chiếm 50,8% , VPLQMT xuất hiện muộn chiếm 49,2% [17]. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 8 Tỷ lệ tử vong do VPLQMT ghi nhận ở Việt Nam như sau: Bệnh viện Quân Y 175 năm 2009 [16] là 32,7%; bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 là 48,8%, năm 2016 [23] là 34,7%; bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2012 là 57,4% 1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây VPLQMT Trên thế giới: Theo báo cáo của các tổ chức : Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (the European Centre for Disease Prevention and Control: ECDC), Mạng lưới an toàn y tế quốc gia (National Healthcare Safety Network:NHSN), Canada và Pháp, căn nguyên vi sinh vật được phân lập trong VPLQMT rất đa dạng. Dữ liệu được báo cáo bởi ECDC giai đoạn 2014-2016, vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là Pseudomonas aeruginosa theo sau là Staphylococcus aureus, Klebsiella spp và Escherichia coli [35, 36]. Ở Pháp, một nghiên cứu hồi cứu tiến hành trong 5 năm ghi nhận vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là Enterobacteriaceae [128]. Một nghiên cứu tiến cứu được thực hiện ở Châu Âu ghi nhận vi khuẩn được phân lập trong VPLQMT là Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii và Stenotrophomonas maltophilia[104]. Weineret và cộng sự mô tả các mẫu kháng kháng sinh cho VAP báo cáo với Mạng lưới an toàn y tế quốc gia từ năm 2011 và 2012 phân lập vi khuẩn trong VPLQMT là Staphylococcus và Pseudomonas aeruginosa. Ở Châu Á, kết quả phân lập vi khuẩn trong VPLQMT thu được kết quả là Acinetobacter baumannii (26%) và Pseudomonas aeruginosa (22%) là nguyên nhân hàng đầu của VAP; Staphylococcus aureus gây ra 14%[59]. Tại Việt Nam Các nghiên cứu tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy nhận thấy tác nhân gây viêm phổi liên quan máy thở thường gặp là các vi khuẩn Gram âm [10, 21] . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 9 Bảng 1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây VPLQMT ở Việt Nam Vi khuẩn BV Bạch Mai Acinetobacter BV Chợ Rẫy 2011 [26] 2013[24] 2015[4] [21] 59% 56.7% 66.2% 61% 7% 8.5% 8.8% 11.7% 17% 11.4% 11.8% 10.4% 4.1% 0% 0% 1% 1.4% 2.9% 5.2% 13% 6.4% 0% 11.7% 1% 2.7% 11.7% 0% 13% 0% baumannii Pseudomonas aeruginosa Klebsiella pneumonia Stenotrophomonas 0% maltophilia Escherichia coli Staphylococcus aureus Streptococcus pneumonia Nấm 0% 1.1.5. Các yếu tố nguy cơ gây VPLQMT: − Các yếu tố thuộc về người bệnh: Trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi, người béo phì, người bệnh phẫu thuật bụng, ngực, đầu và cổ, người bệnh có bệnh lý nặng kèm theo như có rối loạn . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 10 chức năng phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bất thường lồng ngực, chức năng phổi bất thường, suy giảm miễn dịch, mất phản xạ ho nuốt. Người bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm tăng nguy cơ viêm phổi hít, một số tình trạng chấn thương như bỏng, chấn thương đầu. [143] [110] Tình trạng hôn mê được ghi nhận có liên quan đến sự xuất hiện của VPLQMT (OR: 40,3; KTC: 3,3-423,1), tuổi cao, bỏng, các chấn thương cũng cho thấy có mối liên quan cao với VPLQMT (OR>5; KTC 0,9-30,3). Các bệnh lý mãn tính hay ADRS có mối liên hệ chặt chẽ với VPLQMT, trong khi đó giới tính có mối liên quan nhưng thấp hơn. [110] Ngoài ra viêm phổi còn gây ra do sự gia tăng xâm nhập và định cư của vi khuẩn vùng hầu họng, do khi suy giảm miễn dịch trong một số trường hợp bệnh nặng, các vi khuẩn định cư sẵn vùng hầu họng bình thường không có khả năng hoạt động gây bệnh do tế bào biểu mô niêm mạc miệng được phủ một lớp Fibronectin ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn Gram âm, khi bệnh, lớp này mất đi làm cho các loại vi phát triển mạnh mẽ và có khả năng gây bệnh, điều này giải thích tỷ lệ vi khuẩn gram âm thường nhiều hơn vi khuẩn gram dương.[76] − Các yếu tố nguy cơ VPLQMT liên quan đến chăm sóc và can thiệp: Đặt nội khí quản, mở khí quản, đặt lại nội khí quản Mặc dù thở máy có liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân nhất là những bệnh nhân suy hô hấp hoặc không tự thở được, tuy nhiên do thở máy, người bệnh bắt buộc phải được đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, đây là yếu tố nguy cơ đầu tiên và liên quan đến VPLQMT, thời gian người bệnh thở máy tỷ lệ thuận với tỷ lệ xuất hiện VPLQMT. Khi bệnh nhân được đặt nội khí .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất