Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả của chương trình giáo dục người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo...

Tài liệu Hiệu quả của chương trình giáo dục người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo

.PDF
152
6
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC TUYẾT HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH TỰ CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ———— LÊ NGỌC TUYẾT HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH TỰ CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG Mã số: 60720501 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.BS Trần Thiện Trung TS.ĐD Katrina S. Einhellig THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Ngọc Tuyết iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ ......................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 4 1.1. Sơ lược về hệ tiêu hóa .............................................................................. 4 1.2. Tổng quan về hậu môn nhân tạo ............................................................ 6 1.2.1. Khái niệm về hậu môn nhân tạo ....................................................... 6 1.2.2. Phân loại hậu môn nhân tạo................................................................. 6 1.2.3. Các vấn đề cần giáo dục cho NB mới mang HMNT ...................... 8 1.3. Tổng quan về giáo dục sức khỏe ........................................................... 18 1.4. Các nghiên cứu liên quan trong 5 năm gần đây.................................. 19 1.5. Ứng dụng lý thuyết điều dưỡng trong nghiên cứu .............................. 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 23 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 23 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 23 2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................... 23 2.4. Tiến trình thực hiện nghiên cứu và quy trình thu thập dữ kiện ....... 25 2.5. Công cụ thu thập dữ kiện và thang điểm đánh giá ............................. 28 2.6. Kiểm soát sai lệch biện pháp khắc phục sai số .................................... 35 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 35 2.8. Liệt kê và định nghĩa các biến số .......................................................... 36 2.9. Y đức........................................................................................................ 38 iv CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 39 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 39 3.2. So sánh kiến thức của người bệnh trước và sau can thiệp .............. 43 3.3. So sánh thái độ và tự cảm nhận trước và sau can thiệp .................. 52 3.4. So sánh thực hành của người bệnh trước và sau can thiệp ............. 58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 67 4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................... 67 4.2. Kiến thức của người bệnh trước và sau can thiệp .............................. 69 4.3. Thái độ và tự cảm nhận của người bệnh trước và sau can thiệp ...... 74 4.4. Thực hành của người bệnh trước và sau can thiệp ............................ 77 4.5. Điểm mới, điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài ............................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 85 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐT Đại tràng HMNT Hậu môn nhân tạo HMNTĐT Hậu môn nhân tạo đại tràng HMNTRN - HT Hậu môn nhân tạo ruột non hồi tràng HT Hồi tràng NB Người bệnh RN Ruột non vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu ......................................................... 40 Bảng 3.2. Đặc tính của mẫu nghiên cứu ......................................................... 42 Bảng 3.3. So sánh kiến thức đúng chung về hậu môn nhân tạo ..................... 43 Bảng 3.4. So sánh về kiến thức về tự thay túi chứa hậu môn nhân tạo .......... 45 Bảng 3.5. So sánh kiến thức về xử lý khi có biến chứng hậu môn nhân tạo .. 47 Bảng 3.6. So sánh kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng ............................... 49 Bảng 3.7. Kiểm định cho tổng điểm kiến thức trước và sau can thiệp ........... 51 Bảng 3.8. So sánh về thái độ phù hợp trước và sau can thiệp ........................ 52 Bảng 3.9. Kiểm định cho tổng điểm thái độ trước và sau can thiệp ............... 54 Bảng 3.10. So sánh về tự cảm nhận bản thân trước và sau can thiệp ............. 55 Bảng 3.11. Kiểm định tổng điểm tự cảm nhận trước và sau can thiệp ........... 57 Bảng 3.12. So sánh về quy trình chuẩn bị trước và sau can thiệp .................. 58 Bảng 3.13. So sánh về quy trình tự thay túi trước và sau can thiệp................ 62 Bảng 3.14. Kiểm định tổng điểm thực hành trước và sau can thiệp: .............. 66 vii DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô tả Hệ tiêu hóa .............................................................................. 4 Hình 1.2. Các kiểu HMNT ................................................................................ 6 Hình 1.3. Mô tả về HMNT hồi tràng và HMNT đại tràng ........................... 7 Hình 1.4. Hai loại túi chứa thông dụng........................................................ 10 Hình 1.5. Mô tả thụt tháo ............................................................................... 16 Sơ đồ 1.1. Khung khái niệm lý thuyết điều dưỡng Orem ............................... 22 Sơ đồ 2.1. Dàn ý nghiên cứu ........................................................................... 25 Sơ đồ 2.2. Thời điểm thu thập số liệu ............................................................. 27 Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ người bệnh theo giới tính ..................................... 39 Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ người bệnh theo nghề nghiệp ............................... 40 Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ người bệnh theo khu vực sinh sống...................... 41 Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ người bệnh theo nhóm tuổi................................... 41 Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ người bệnh theo trình độ học vấn ......................... 41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tỷ lệ người bệnh có hậu môn nhân tạo (HMNT) vẫn còn phổ biến do xu hướng gia tăng các bệnh về đường tiêu hoá như ung thư đại trực tràng, bệnh túi thừa đại tràng, viêm loét đại tràng, chấn thương vùng bụng và các rối loạn chức năng khác. Trong số bệnh về đường tiêu hóa kể trên thì bệnh ung thư đại trực tràng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc người bệnh phải mang HMNT [48]. Theo Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người mắc ung thư đại trực tràng [47]. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật điều trị có mang HMNT bị ảnh hưởng nghiêm trọng [10], [12], [13], [15], [23], [25], [29], [32], [39], [44], [52], [58], [70]. Tác động nghiêm trọng nhất mà HMNT mang đến cho người bệnh là về mặt tâm lý và chức năng, hơn nữa việc phải sống với tình trạng thoát khí, phân, mùi không kiểm soát và học cách chăm sóc HMNT là một thách thức lớn đối với người bệnh [51]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 24% những người bệnh sau điều trị ung thư đại trực tràng có triệu chứng của trầm cảm [20]. Những vấn đề về thể chất, tâm lý và tình dục của người bệnh HMNT có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi xã hội của họ. Những người bệnh này có xu hướng hạn chế và xa lánh khỏi các hoạt động xã hội vì họ sợ sự xuất hiện các thay đổi và vấn đề kiểm soát ruột có thể dẫn đến những khó khăn xã hội, theo tác giả Brown & Randle [14]. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vì không kiểm soát được phân hoặc khí qua HMNT, hoạt động xã hội cá nhân ví dụ như tham gia phim ảnh, chơi thể thao, tham gia vào các hoạt động giải trí, tham gia thờ phượng, thực hiện tẩy rửa tôn giáo và những lời cầu nguyện, cũng như cuộc sống và công việc của người bệnh đã bị ảnh hưởng một cách tiêu cực theo các tác giả Herek và cộng 2 sự [27], Black và cộng sự [12], Simmons và cộng sự [55],[56]. Tác giả Karadag và cộng sự [32] cho thấy rằng hầu hết người bệnh thể hiện trạng thái cô lập bản thân mạnh mẽ, xu hướng trở thành hướng nội và cô đơn vì họ sợ sự rò rỉ ở HMNT và mùi hôi, các tác giả lập luận rằng những vấn đề ảnh hưởng tâm sinh lý người bệnh khi có HMNT có thể được loại bỏ bằng việc cung cấp đào tạo và tư vấn tại các Bệnh viện. Việc chăm sóc HMNT có thể được chia làm 2 giai đoạn cơ bản: giai đoạn đầu kéo dài từ ngay sau khi phẫu thuật cho đến khoảng 3 ngày sau phẫu thuật HMNT cần được nhân viên y tế chăm sóc bằng kỹ thuật vô khuẩn để ngăn ngừa việc nhiễm trùng khi phần da của vết mổ chưa lành hẳn [66]. Giai đoạn sau đó nhân viên y tế có thể giáo dục và hướng dẫn người bệnh, thân nhân người bệnh cách thay túi và chăm sóc lỗ mở HMNT. Việc giáo dục tự chăm sóc này cần kết hợp nhiều phương tiện nhằm có thể cải thiện tổng thể về kiến thức, thái độ và hành vi của người bệnh về việc tự chăm sóc HMNT [34]. Việc chăm sóc đúng cách HMNT đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, tuy nhiên người bệnh có HMNT vẫn chưa có đầy đủ nhu cầu cho thông tin cần thiết trong hệ thống y tế [54]. Hiện nay tại Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, có rất ít nghiên cứu về vấn đề tự chăm sóc HMNT của người bệnh được công bố, chỉ có một nghiên cứu khảo sát bước đầu về kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc của người bệnh có HMNT của tác giả Lê Thị Hoàn thực hiện vào năm 2013 [4], chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu về hiệu quả giáo dục người bệnh tự chăm sóc HMNT. Chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu để trả lời câu hỏi chương trình giáo dục người bệnh tự chăm sóc HMNT sẽ làm thay đổi kiến thức, thái độ, tự cảm nhận và thực hành thay túi chứa của người bệnh như thế nào? 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: So sánh kiến thức, thái độ, tự cảm nhận và thực hành của người bệnh trước và sau chương trình giáo dục người bệnh tự chăm sóc HMNT. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu. 2. Đánh giá sự khác biệt về kiến thức, thái độ và tự cảm nhận của người bệnh về hậu môn nhân tạo trước và sau chương trình giáo dục tự chăm sóc. 3. Đánh giá sự khác biệt về thực hành quy trình thay túi chứa dịch/phân HMNT của người bệnh trước và sau chương trình giáo dục tự chăm sóc. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 . Sơ lược về hệ tiêu hóa Hình 1.1. Hệ tiêu hóa [3] Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn, bao gồm miệng là cơ quan đầu tiên tiếp nhận thức ăn, tiếp đến là thực quản, vận chuyển thức ăn để đi vào dạ dày, bên trong dạ dày có chứa dịch tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn, sau đó thức ăn đi qua ruột non, đây là nơi mà hầu hết các hoạt động tiêu hóa và hấp thu xảy ra, sau đó phần còn lại sẽ được đưa xuống đại tràng, trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn, hậu môn cũng chính là cơ quan cuối cùng của ống tiêu hóa. Gan và tuyến tụy sản xuất dịch tiêu hóa khác nhau giúp hấp thu thức ăn ở cả ruột non và ruột già. Hệ tiêu hóa bao gồm tuyến tiêu hóa và ống tiêu hóa, trong ống tiêu hóa thì các cơ quan thuộc ống tiêu hóa trên là: khoang miệng, lưỡi, hầu, thực quản và dạ dày; các cơ quan thuộc ống tiêu hóa dưới bao gồm: ruột non, đại tràng và trực tràng. 5 1.1.1 Ruột non Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m, đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Ruột non có chức năng tiêu hóa và hấp thu: hấp thu các chất điện giải và nước, tiêu hóa và hấp thu glucid, protid, lipid, vitamin. 1.1.2 Đại tràng, trực tràng và hậu môn Đại tràng bắt đầu từ phần tận cùng của ruột non đến hậu môn. Đại tràng gồm nhiều đoạn khác nhau:  Manh tràng là một túi cùng, phình to, nằm ở hố chậu phải.  Đại tràng lên đi dọc mạng mỡ phải lên sát tận mặt dưới gan.  Đại tràng ngang đi ngang từ phía sau gan sang phía lách.  Đại tràng xuống đi dọc theo mạng mỡ trái từ cực dưới lách xuống. Đại tràng ngang và đại tràng xuống hợp với nhau thành một góc gọi là góc lách.  Đại tràng sigma di động không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng. Trực tràng và hậu môn: Trực tràng nằm trong tiểu khung, đó là một ống phình ra nên còn gọi là bóng trực tràng. Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp, ngắn khoảng 3 - 4cm, nhẵn gọi là ống trực tràng. Ở đoạn này có các cơ vòng và cơ hậu môn, là nơi tiếp giáp phần da của mông với niêm mạc ống trực tràng. 6 1.2. Tổng quan về hậu môn nhân tạo 1.2.1. Khái niệm về hậu môn nhân tạo Hậu môn nhân tạo là một chỗ mở chủ động của ruột non, hồi tràng hay đại tràng trên thành bụng, tạm thời hay vĩnh viễn, phân di chuyển trong lòng ruột qua chỗ mở này thoát ra ngoài vào một túi gắn ở thành bụng, các lỗ thoát này không có van hoặc cơ nên người mang HMNT sẽ không thể kiểm soát sự di chuyển của phân ra ngoài [5], [7], [64]. 1.2.2. Phân loại hậu môn nhân tạo Thông thường chúng ta có 3 phương pháp để phân loại HMNT: dựa theo thời gian người bệnh phải mang HMNT, dựa theo cấu tạo đoạn ruột được đưa ra làm HMNT hoặc dựa vào cách phẫu thuật viên tạo ra HMNT.  Về mặt thời gian người bệnh phải mang HMNT chúng ta có thể chia làm 2 loại: HMNT tạm thời và HMNT vĩnh viễn.  Về mặt phương pháp tạo ra HMNT của phẫu thuật viên, thông thường có 3 loại HMNT: HMNT kiểu đầu tận, HMNT kiểu vòng lặp và HMNT kiểu 2 đầu xa nhau. HMNT kiểu đầu tận HMNT kiểu quai Hai HMNT cách rời Hình 1.2. Các kiểu HMNT [62] - HMNT kiểu đầu tận: sau khi cắt đoạn đại tràng, đưa đầu trên ra ngoài làm HMNT và đầu dưới đóng lại trong phẫu thuật Hartman hoặc cắt bỏ luôn đoạn hậu môn - trực tràng, khoét bỏ tầng sinh môn trong phẫu thuật Miles [43]. 7 - HMNT kiểu quai: đưa một quai đại tràng di động ra ngoài ổ bụng có một que thuỷ tinh hoặc ống cao su cứng xuyên qua mạc treo để tránh tụt quai ruột vào trong ổ bụng, đính quai đi với quai đến và cố định vào thành bụng. Sau 24-48 giờ xẻ một lỗ trên đoạn đại tràng đưa ra ngoài da để thoát phân [56], [69]. - HMNT hai đầu xa nhau, đầu trên và đầu dưới của đoạn ruột đều được cố định lên thành bụng, cách rời nhau, trường hợp người bệnh có 2 HMNT như vậy ít gặp hơn.  Về mặt đoạn ruột đưa ra làm HMNT chúng ta có thể chia HMNT làm 2 loại: Hậu môn nhân tạo ruột non - hồi tràng (HMNTRN - HT) Hậu môn nhân tạo đại tràng (HMNTĐT) HMNT ĐẠI TRÀNG Vị trí HMNT ĐT Phần ĐT bị loại bỏ HMNT HỒI TRÀNG TRÀNG/RUÔT NON Vị trí HMNT HT/RN Ruột non Phần ĐT bị loại bỏ Hình 1.3. Mô tả về HMNT [65] 8 1.2.3. Các vấn đề chung trong tự chăm sóc cần giáo dục cho NB mới mang HMNT 1.2.3.1. Các giai đoạn tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật Người bệnh sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh, thông tin về việc phẫu thuật và phải mang HMNT tạm thời hoặc vĩnh viễn là một quá trình khó khăn trong diễn biến tâm lý và cuộc sống [56]. Hầu như tất cả người bệnh đều sẽ trải qua bốn giai đoạn sau phẫu thuật. Mỗi người bệnh có thể trải nghiệm các giai đoạn của sự thích nghi theo một trật tự và mức độ khác nhau, 4 giai đoạn này bao gồm sốc hoặc hoảng loạn, từ chối, thừa nhận và thích ứng. Sốc hoặc hoảng loạn: thông thường xảy ra ngay sau khi giải phẫu. Người bệnh không thể xử lý thông tin và có thể là khóc, lo lắng và quên, giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Từ chối: giai đoạn này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và trì hoãn quá trình thích ứng. Trong giai đoạn này, người bệnh từ chối hoặc giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và tự bảo vệ mình trước những tác động của cuộc khủng hoảng. Thừa nhận: khi người bệnh chuyển sang bước tiếp theo của sự thừa nhận sẽ bắt đầu đối mặt với tình hình thực tế, người bệnh bị thay đổi cơ thể có thể trải qua thời kỳ trầm cảm, thờ ơ, oán giận, cay đắng và lo lắng. Thích ứng: trong giai đoạn này tình trạng đau buồn cấp tính bắt đầu giảm dần đương đầu với tình huống của mình một cách xây dựng và bắt đầu thiết lập các cấu trúc mới. Họ phát triển một giá trị mới. Giai đoạn này có thể mất một đến hai năm. Trong thời gian hậu phẫu người bệnh cần có sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng mà đặc biệt là nhân viên y tế, người điều dưỡng cần hướng dẫn chi tiết, khoa học dựa trên các kiến thức về bệnh và cách chăm sóc cho người bệnh, khuyên người bệnh tham gia vào các câu lạc bộ người bệnh có HMNT nhằm 9 có thể tìm hiểu các kinh nghiệm thực tế về việc tự chăm sóc HMNT [31]. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có: diễn đàn câu lạc bộ HMNT do công ty Holister thành lập. Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thành lập phòng tư vấn miễn phí về lỗ mở thông ra da nhằm giúp người bệnh và thân nhân biết cách chăm sóc HMNT cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đường dây nóng 08 39 525 690 tư vấn miễn phí 24/7. Bên cạnh đó câu lạc bộ Chăm sóc lỗ mở thông ra da Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sinh hoạt định kỳ, hiện nay có hơn 700 người là thành viên thường xuyên, tham gia các buổi sinh hoạt định kỳ nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm chăm sóc HMNT và các lỗ mở ra da khác. Người điều dưỡng cần khuyến khích người bệnh có HMNT đối phó với các vấn đề này, ngoài việc giải quyết các vấn đề dịch vụ, chăm sóc cần cung cấp thêm đào tạo và tư vấn tâm - sinh lý phải kết hợp các khía cạnh xã hội. Những dịch vụ này phải được duy trì và phù hợp với nhu cầu của người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu và sau khi xuất viện, từ đó khả năng của người bệnh về việc thích ứng với những thay đổi có ảnh hưởng đến đời sống xã hội sẽ được cải thiện. Liệu pháp can thiệp giáo dục do điều dưỡng thực hiện đóng vai trò quan trọng vì chúng đảm bảo thích ứng xã hội ở những người có một HMNT, bao gồm việc duy trì các dịch vụ đào tạo và tư vấn cá nhân để giúp người bệnh tăng ý thức về khả năng của bản thân, kết nối người bệnh với hệ thống hỗ trợ xã hội. Thích ứng xã hội cũng có thể được hỗ trợ bởi các câu lạc bộ người bệnh có HMNT. Việc này giúp người bệnh nhận ra họ không đơn độc. Họ có thể chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của họ và đề nghị giải quyết vấn đề và tăng cường hỗ trợ xã hội. 10 1.2.3.2. Chăm sóc da quanh HMNT Người bệnh nên lưu ý về da quanh HMNT giống như da ở các vùng khác của bụng. Việc chăm sóc da bao gồm: thay túi chứa và chăm sóc lỗ mở sau khi HMNT ra phân, chăm sóc tốt phần da quanh HMNT: rửa da bằng xà - phòng trung tính sau đó lau khô mỗi khi thay túi dán HMNT, theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng để có thái độ xử trí kịp thời . Khi người bệnh thay túi chứa dịch/phân ở HMNT cần áp dụng quy trình thay túi để đạt hiệu quả chăm sóc tốt nhất [2], [59], [60]. Đối với người bệnh có HMNT, việc theo dõi khi chăm sóc là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa, phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng như: nhiễm khuẩn da xung quanh HMNT, chảy máu từ mạc theo đại tràng đưa ta hay trên thành đại tràng, hoại tử ruột, tụt HMNT, sa ruột, nhiễm trùng da xung quanh, thủng đại tràng, viêm đại tràng, hẹp HMNT, thiếu máu - hoại tử lỗ mở, sa niêm mạc đại tràng, rò hậu môn, tiêu không tự chủ [6], [9], [11], [33], [53]. 1.2.3.3. Các dụng cụ hỗ trợ chăm sóc HMNT Hình 1.4. Hai loại túi chứa thông dụng [1] Hệ thống túi chứa khác nhau sẽ có những ưu khuyết điểm riêng, tùy thuộc vào đặc điểm da, thói quen và kinh tế mà người bệnh lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân [59]. Ngoài ra người bệnh còn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm đi kèm để hỗ trợ trong việc chăm sóc HMNT và vùng da xung quanh [1]. 11 1.2.3.4. Chế độ dinh dưỡng Trong vài tháng đầu tiên sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh cần phải thích ứng với sự thay đổi chức năng của ruột. Sau khi người bệnh đã hoàn toàn bình phục và HMNT hoạt động ổ định, người bệnh sẽ có thể theo một chế độ ăn uống khỏe mạnh bình thường. Người điều dưỡng khi hướng dẫn người bệnh về chế độ dinh dưỡng cần chú ý hai vấn đề chính là: thức ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và không gây ảnh hưởng đến chức năng của HMNT [8], [62]. Người bệnh mang HMNT nên uống nhiều nước (1,5 - 2l/ngày), đối với người bệnh có HMNT hồi tràng ra da, cần chú ý sự mất nước và rối loạn điện giải [2], [5], [7], [8], [22], [59], [62]. Thói quen ăn chậm và nhai kỹ nhằm giúp qúa trình thoát phân được thuận lợi, người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích nhu động ruột như thuốc xổ, bia, rượu, gia vị cay...Người bệnh cần biết thông tin về các loại thức ăn ảnh hưởng đến sự bài tiết qua HMNT (phụ lục). Đối với mỗi cá nhân người bệnh khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của thức ăn sẽ khác nhau, do đó đối với những loại thức ăn mới, người bệnh nên thử từng chút một để theo dõi đáp ứng của cơ thể và thích nghi với quá trình tiêu hóa và bài tiết [2], [8], [59]. Người bệnh cần lưu ý hạn chế nhai kẹo cao su, ăn sau 20 giờ và không hút thuốc, đồng thời bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế khí thoát ra HMNT gây bất tiện trong sinh hoạt và giao tiếp. Nhằm mục đích ngăn ngừa mùi khó chịu thoát ra từ HMNT, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm tạo mùi như bông cải xanh, bắp cải, hành tây, cá, tỏi, hành, tiêu, ớt trong chế độ ăn uống. 12 1.2.3.5. Chế độ sinh hoạt chung Người bệnh vẫn tắm rửa bình thường, tuy nhiên trong lúc tắm tránh chà xát lên niêm mạc HMNT, sau khi tắm người bệnh có thể thay túi chứa phân mới, không nên dùng khăn hay gạc cứng lau khô HMNT vì dễ gây trầy xước [2], [59]. Người bệnh sau khi hồi phục vẫn có thể mặc quần áo như trước khi phẫu thuật, cần chú ý sự vừa vặn, túi chứa có thể để trong hoặc ngoài đồ lót. Hiện nay đã có những sản phẩm đồ lót hỗ trợ cho người có HMNT [59]. Người bệnh nên tăng dần mức độ hoạt động thường ngày cho đến khi gần giống với mức độ hoạt động và làm việc trước khi mắc bệnh, tuy nhiên cần xem xét điều kiện sức khỏe và tư vấn của bác sĩ điều trị. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Zhang Tie - Ling [74] ở Trung Quốc đã tìm thấy rằng việc người bệnh làm việc và tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống. Sau khi phẫu thuật, quá trình cơ thể người bệnh tiêu hóa và hấp thụ các loại thuốc có thể bị ảnh hưởng, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của cơ thể mỗi khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào và đến tư vấn bác sĩ điều trị ngay khi có những phản ứng bất thường [59]. Người bệnh có thể thay túi chứa dịch/phân ở HMNT phù hợp theo tình trạng hiện tại của người bệnh, người bệnh cần chú ý không để dịch/phân quá đầy, dễ gây bục keo dán và tổn thương vùng da xung quanh HMNT [59]. Khi thực hiện thay túi chứa phân/dịch tại HMNT người bệnh cần lưu ý làm sạch vùng da, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ để tẩy lông, chăm sóc các vết xước da để hạn chế tổn thương thêm khi dán keo túi chứa. Người bệnh nên theo dõi việc thoát dịch/phân ở HMNT để phát hiện các bất thường và xử trí kịp thời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất