Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả của chăm sóc vận động và giáo dục sức khỏe trước phẫu thuật thay khớp g...

Tài liệu Hiệu quả của chăm sóc vận động và giáo dục sức khỏe trước phẫu thuật thay khớp gối toàn phần so với thường quy

.PDF
92
3
77

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TUYÊN HIỆU QUẢ CỦA CHĂM SÓC VẬN ĐỘNG VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRƯỚC PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN SO VỚI THƯỜNG QUY LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TUYÊN . . i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN ......................................................................................................4 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC CHO NGƯỜI BỆNH THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN ................................................................12 1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN ................................................................16 1.4. THANG ĐIỂM ĐAU VAS (VISUAL ANALOG SCALE) .............22 1.5. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................24 1.6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ... ...........................................................................................................24 1.7. HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG .......................................................25 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................27 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................27 2.3 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ......................................................36 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................37 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............37 3.2 TẦM VẬN ĐỘNG ............................................................................41 3.3 CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI .........................................42 3.4 THANG ĐIỂM ĐAU VAS ...............................................................44 3.5 THỜI GIAN NẰM VIỆN SAU MỔ .................................................45 . . ii CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................46 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............46 4.2 TẦM VẬN ĐỘNG ............................................................................50 4.3 CHỨC NĂNG KHỚP GỐI ...............................................................52 4.4 THANG ĐIỂM ĐAU ........................................................................53 4.5 THỜI GIAN NẰM VIỆN..................................................................54 4.6 ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................55 4.7 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................56 KẾT LUẬN ...............................................................................................................57 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59 PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................69 PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................73 PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................74 PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................83 . . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Tiếng Anh ĐLC Độ lệch chuẩn HP Hậu phẫu TB Trung bình THKG Thoái hóa khớp gối TKGTP Thay khớp gối toàn phần XV Xuất viện BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) CPM Continous Passive Motion (máy tập gấp gối thụ động) P Pearson Correlation (tương quan) R Relationship (mối tương quan) VAS Visual Analog Scale (thang điểm đau) . . ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 – Lịch tập máy CPM tại khoa ....................................................................22 Bảng 3.1 – Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................37 Bảng 3.2 – Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ........................................37 Bảng 3.3 – Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................38 Bảng 3.4 – Đặc điểm chỉ số cơ thể (BMI) của đối tượng nghiên cứu ......................38 Bảng 3.5 – Chẩn đoán vào viện ................................................................................39 Bảng 3.6 – Tiền sử mổ khớp gối ...............................................................................39 Bảng 3.7 – Bệnh lý kèm theo ....................................................................................40 Bảng 3.8 – Sử dụng thuốc giảm đau .........................................................................40 Bảng 3.9 – Tầm vận động .........................................................................................41 Bảng 3.11 – Chức năng vận động khớp gối trước mổ ..............................................42 Bảng 3.12 – Chức năng vận động khớp gối sau mổ .................................................43 Bảng 3.13 – Mối tương quan giữa BMI, Tuổi, bệnh lý đi kèm với sự thay đổi chức năng vận động khớp gối ............................................................................................43 Bảng 3.14 – Thang điểm đau VAS ...........................................................................44 Bảng 3.15 – Mối tương quan giữa BMI, Tuổi, bệnh lý đi kèm với sự thay đổi VAS ...................................................................................................................................44 Bảng 3.16 – Thời gian nằm viện sau mổ ..................................................................45 Bảng 3.17 – Mối tương quan giữa BMI, Tuổi, bệnh lý đi kèm với sự thay thời gian nằm viện ....................................................................................................................45 Bảng 4.1 – Cỡ mẫu của các nghiên cứu ....................................................................47 . . iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Học thuyết tự chăm sóc .........................................................................26 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 – Tương quan giữa 2 phương pháp can thiệp với sự thay đổi tầm vận động khớp gối trước mổ và các ngày sau mổ ...........................................................52 Biểu đồ 4. 2 – Tương quan giữa 2 phương pháp can thiệp với sự thay thang điểm đau của người bệnh trước mổ và các ngày sau mổ ..........................................................54 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 – Giải phẫu khớp gối ....................................................................................5 Hình 1.2 – Khớp gối bị thoái hóa ................................................................................6 Hình 1.3 – Phân độ thoái hóa khớp .............................................................................8 Hình 1.4 – Khớp gối nhân tạo (Nguồn: MedlinePlus) ..............................................10 Hình 1.5 – Điều dưỡng chườm lạnh cho người bệnh................................................16 Hình 1.6 – Bài tập vận động cổ chân ........................................................................18 Hình 1.8 – Bài tập trượt gót chân ..............................................................................19 Hình 1.9 – Bài tập nâng thẳng chân ..........................................................................19 Hình 1.10 – Bài tập cơ mông ....................................................................................19 Hình 1.11 – Bài tập gấp và duỗi gối .........................................................................20 Hình 1.12 – Máy tập gấp gối thụ động CPM tại khoa ..............................................22 Hình 1.13 – Thước đo thang điểm đau......................................................................23 Hình 2.1 – Thước đo tầm vận động khớp gối ...........................................................31 Hình 2.2 – Cách đo tầm vận động khớp gối tư thế ngồi ...........................................31 Hình 2.3 – Cách sử dụng thang điểm đau .................................................................31 Hình 2.4 – Giáo dục sức khỏe trước mổ TKGTP .....................................................83 Hình 2.5 – Tập vận động trước mổ TKGTP .............................................................83 Hình 2.6 – Đo độ gấp gối sau mổ TKGTP ................................................................83 . . iv Hình 2.7 – Đo độ duỗi gối sau mổ TKGTP ..............................................................83 Hình 2.8 – Đo thang điểm đau (VAS) sau mổ TKGTP ............................................84 Hình 2.9 – Đánh giá chức năng ngồi sau mổ TKGTP ..............................................84 Hình 2.10 – Đánh giá chức năng đứng và đi sau mổ TKGTP ..................................84 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Thay khớp gối toàn phần (TKGTP) là phẫu thuật phổ biến được và được gia tăng trên toàn thế giới. Hơn 84.000 ca phẫu thuật TKGTP đã được thực hiện tại Anh [19]. Có 480.655 ca thay khớp gối từ năm 2012-2016 (2017, theo báo cáo thường niên của Mỹ). Ở việt Nam phẫu thuật thay khớp gối tại các bệnh viện lớn đã thực hiện rộng rãi. Theo thống kê 2015 của Bộ Y Tế Việt Nam có 1441 ca thay khớp gối. Phẫu thuật TKGTP là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng. Phẫu thuật TKGTP là giải pháp tối ưu giúp người bệnh giảm đau, nâng tầm vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống [40]. Phẫu thuật TKGTP là cuộc phẫu thuật lớn, đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần. Mặt khác phẫu thuật cũng có thể gây ra những biến chứng do vậy người bệnh phải biết để đề phòng và điều trị kịp thời những biến chứng sau mổ. Những vấn đề người bệnh thường gặp phải trước phẫu thuật: lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, thiếu kiến thức về bệnh. Vì vậy không thể thiếu vai trò của công việc chuẩn bị người bệnh trước mổ. Công việc này được thực hiện bởi một ê-kíp: bác sĩ điều trị, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, điều dưỡng…Trong đó vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc chuẩn bị người bệnh trước mổ. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh trước phẫu thuật để người bệnh giảm lo lắng, giảm đau, an tâm điều trị [54]. Bên cạnh đó chế độ tập vận động sau phẫu thuật TKGTP là rất cần thiết, phương pháp tập vận động sớm đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của phẫu thuật TKGTP làm tăng tầm vận động khớp gối và làm giảm tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật như thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu, cứng khớp và loét tỳ đè [59], [20]. Một số nghiên cứu cho thấy chăm sóc người bệnh vào giai đoạn tiền phẫu và hậu phẫu rất cần thiết [73], [17]. Phương pháp chăm sóc giáo dục sức khỏe và vận động trước và sau mổ cho người bệnh phẫu thuật TKGTP của điều dưỡng tại bệnh viện đã được nhiều tài liệu nghiên cứu chứng minh rằng góp phần cho việc điều trị tăng tầm vận động khớp gối, giảm đau, giảm nguy cơ biến chứng sau mổ, giảm thời gian nằm viện và nâng cao sự hài lòng [42], [35], [22]. . . Tại Việt Nam, vai trò của giáo dục sức khỏe và chăm sóc vận động còn bị xem nhẹ và hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả của chăm sóc vận động và giáo dục sức khỏe cho người bệnh trước mổ phẫu thuật thay khớp nói chung và TKGTP nói riêng. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Hiệu quả của giáo dục sức khỏe và chăm sóc vận động trước phẫu thuật thay khớp gối toàn phần so với thường quy”. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Kết hợp giáo dục sức khỏe và chăm sóc vận động trước và sau phẫu thuật TKGTP có giúp người bệnh đạt được các mục tiêu chức năng nhanh hơn, tăng hiệu quả giảm đau và rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh hay không? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá hiệu quả của phương pháp 1 là giáo dục sức khỏe và chăm sóc vận động trước và sau mổ so với phương pháp 2 là thường quy sau mổ. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. So sánh sự thay đổi tầm vận động sau mổ của người bệnh giữa 2 phương pháp. 2. So sánh thời gian người bệnh đạt được các mục tiêu của chức năng khớp gối (ngồi, đứng, đi) giữa 2 phương pháp. 3. So sánh sự thay đổi thang điểm đau của người bệnh giữa 2 phương pháp. 4. So sánh thời gian nằm viện của người bệnh giữa 2 phương pháp. . . CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI 1.1. TOÀN PHẦN 1.1.1. Giải phẫu khớp gối Khớp gối (hình 1.1) được cấu tạo bởi 4 thành phần chính: xương, sụn, dây chằng và gân. - Xương: Khớp gối bao gồm khớp giữa xương bánh chè với xương đùi và khớp giữa xương đùi với xương chày và với các diện khớp. - Sụn khớp: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau bánh chè được bao phủ bởi sụn khớp. Lớp sụn trơn nhẵn này có vai trò giúp cho khớp gối vận động dễ dàng hơn khi ta gấp hoặc duỗi gối. - Sụn chêm: giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày có hai miếng sụn hình chêm gọi là sụn chêm. - Dây chằng: các xương được liên kết với nhau nhờ hệ thống các dây chằng. Khớp gối có 4 dây chằng chính giúp liên kết các xương với nhau và vững khớp. + Các dây chằng bên: nằm ở hai bên của khớp gối, gồm có dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong nằm ở phía trong của khớp gối. + Các dây chằng chéo: nằm ở bên trong của khớp gối, gồm có dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, hai dây chằng này bắt chéo với nhau nên được gọi là dây chằng chéo. Các dây chằng này nằm bắt chéo nhau như kiểm soát các cử động ra trước và ra sau của khớp gối. - Gân: giúp liên kết cơ với xương. Các cơ ở phía trước đùi liên kết với xương bánh chè nhờ gân tứ đầu đùi và liên kết với xương chày nhờ gân bánh chè [15], [3] 1.1.2. Thoái hóa khớp gối 1.1.2.1. Định nghĩa thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch . Làm rối loạn về cấu trúc và chức năng của khớp gối [2]. . . Xương đùi Cơ tứ đầu đùi Xương bánh chè Các dây chằng bên Gân bánh chè Chỏm xương mác Lồi củ chày Bao khớp Lồi cầu đùi Dây chằng chéo sau Dây chằng chéo trước Hình 1.1 – Giải phẫu khớp gối. . . Hình 1.2 – Khớp gối bị thoái hóa [81]. 1.1.2.2. Tình hình thoái hóa khớp gối ở Việt Nam và trên thế giới Tỷ lệ hiện mắc thoái hóa khớp gối toàn cầu là gần 4% tác động trên 250 triệu người trên thế giới. Ở Mỹ có trên 27 triệu người mắc phải bệnh thoái hóa khớp (2010). Ở Anh trên 8 triệu người [34]. Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi trên 65 tuổi [21]. Tổ chức Y Tế Thế Giới ước đoán rằng thoái hoá khớp là nguyên nhân gây tàn tật ít nhất 10% dân số trên 60 tuổi và thoái hoá khớp ảnh hưởng cuộc sống của hơn 20 triệu người Mỹ. THKG có tỉ lệ tàn tật ngang bằng với bệnh phổi và bệnh tim mãn tính. Ở Châu Á dân số đang già hóa, ước tính trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi, năm 2008 từ 6.8% tăng lên 16.2% năm 2040. Kinh tế các quốc gia Châu Á dần vào ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên tuổi thọ càng cao. Chưa có công trình chính thức trong y văn Việt Nam nói đến vấn đề dịch tễ học của THKG. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng theo tuổi tác và thời gian. THKG có khoảng 4,9% đối với nữ và 4,6% đối với nam dưới 26 tuổi mắc bệnh, độ tuổi 27-45, tỉ lệ này là 19,3% với nữ và 18,6% đối với nam và tỷ lệ này tăng vọt lên gần 50% khi ở tuổi 46-60. Tỉ lệ thoái hóa khớp gối là 88,5% ở người bệnh trên 70 tuổi và 100% ở người trên 90 tuổi. Đa số bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người lao động với đặc thù là công việc chân tay (chiếm 80,6%). Thường xuyên nâng vật . . nặng, gấp gối, quỳ, đứng lâu (trên 2 giờ mỗi ngày) và đi bộ trên 3km/ngày là nguyên nhân làm thúc đẩy thoái hóa khớp gối [6],[7],[9] 1.1.2.3. Nguyên nhân - yếu tố nguy cơ [38] Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối là sự liên quan tổng hợp của các yếu tố như: - Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ THKG càng tăng. Khớp gối bị thoái hóa dần dần theo thời gian và tuổi tác. - Giới tính: Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở nữ cao hơn 0,87 lần so với nam giới [9]. Do sự khác biệt về giải phẫu, chấn thương trước đó, các vấn đề di truyền và nội tiết tố. Do sự khác biệt về mặt giải phẫu giữa nam và nữ về kích thước xương [28]. Sự khác biệt nội tiết tố giữa nam và nữ có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh viêm khớp. Phụ nữ mãn kinh, có nguy cơ THKG do có liên quan đến việc giảm estrogen [62]. Những người dễ bị thoái hóa khớp gối gồm người có tiền sử chấn thương khớp gối, nữ giới, béo phì. Chỉ riêng yếu tố béo phì chiếm 25% nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Nữ béo phì nguy cơ thoái hóa khớp gối rất cao. - Thể trọng: trọng lượng cơ thể là yếu tố thuận lợi, làm tăng sức đè nặng lên khớp gối, dần dần khớp gối bị bào mòn và dẫn đến thoái hóa. - Nghề nghiệp: do trọng lực quá tải mà khớp gối phải chịu đựng trong thời gian dài. - Tiền sử chấn thương khớp gối: gãy xương chày, gãy xương bánh chè, đứt dây chằng chéo, tổn thương sụn chêm. - Nhiễm khuẩn: thấp khớp, hoại tử xương [55]. 1.1.2.4. Triệu chứng lâm sàng - Các mức độ: + Sụn khớp mòn không hoàn toàn, giảm độ dầy của sụn khớp, dẫn đến cản trở vận động, gây đau. + Sụn khớp mòn hoàn toàn, mất hoàn toàn sụn khớp, xương với xương tiếp xúc với nhau, có hiện tượng ăn mòn xương, gây đau đớn cho người bệnh. - Triệu chứng . . + Đau: Ép xương bánh chè đau, ấn khe khớp đau, gấp duỗi gối đau, đau vùng gối nhất là khi ngồi xổm, đứng lâu, đi bộ, leo cầu thang, đau nhiều về đêm. + Cứng khớp + Sưng gối + Lo lắng, trầm cảm - Dấu hiệu + Vận động gối có tiếng kêu lạo xạo. + Hạn chế vận động, biến dạng lệch trục. + Biến dạng gối, yếu cơ. + Tràn dịch khớp gối, mất vững khớp - Phân độ THKG dựa theo hình ảnh X-quang: hệ thống phân loại KellgrenLawrence chia THKG thành 4 độ [44]: + Độ I-nghi ngờ: có hình ảnh gai xương li ti. + Độ II-nhẹ: có gai xương nhưng không hẹp khe khớp. + Độ III-vừa: gai xương nhiều, hẹp khe khớp vừa, xơ hóa xương dưới sụn, có thể biến dạng bề mặt xương. + Độ IV-nặng: gai xương lớn, hẹp khe khớp rõ hoặc mất khe khớp, biến dạng xương. Hình 1.3 – Phân độ thoái hóa khớp . . 1.1.2.5. Điều trị Mục tiêu điều trị là làm mất hoặc giảm triệu chứng đau, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. - Điều trị không dùng thuốc + Giáo dục bệnh nhân + Thể dục + Giảm cân + Bệnh nhân béo phì với THKG nên giảm cân ít nhất là 5% trọng lượng cơ thể. + Dụng cụ hỗ trợ: Gậy, đế giầy chống sốc, băng thun khớp gối . - Dùng thuốc: Thuốc kháng viêm, giảm đau như: Paracetamol, NSAID, ức chế COX-2, Diacerein, Acid hyaluronic, Corticoid. - Phẫu thuật + Cắt lọc nội soi + Ghép sụn xương tự thân + Ghép sụn xương đồng loại + Đục xương sửa trục + Bơm tế bào gốc + Thay khớp gối nhân tạo - Chỉ định: THKG nặng mà không đáp ứng với điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc, người bệnh đau biến dạng khớp và suy giảm chức năng khớp gối làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [69]. + Ưu điểm: giảm đau và phục hồi chức năng, thay thế được mặt sụn khớp bị hư. + Khuyết điểm: tỉ lệ thất bại cao ở người trẻ và trung niên, nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, có tuổi thọ khớp trung bình từ 10-15 năm [6],[14],[56]. 1.1.3. Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần 1.1.3.1. Khái quát về phương pháp thay khớp gối toàn phần - Thay khớp gối là một phẫu thuật thường qui để thay thế cho khớp gối bị hư hại, bị bào mòn. Được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không thể giúp làm . 0. giảm đau hay khôi phục lại được chức năng khớp giúp mang lại sự hài lòng cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh [23], [24]. Trong năm 2008, có 650.000 ca TKGTP đã được thực hiện tại Hoa Kỳ. Hơn 77.500 ca TKGTP được thực hiện ở Anh vào năm 2009. Số ca phẫu thuật TKGTP là phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 1,4/1 [56]. - Cấu tạo khớp gối nhân tạo toàn phần: gồm ba thành phần chính là phần lồi cầu đùi, phần mâm chày làm bằng hợp kim kim loại và mảnh chèn nằm giữa hai thành phần trên làm bằng polyethylen chất lượng cao. Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ trên dưới 15 năm, nhất là khi khớp thay mới được chăm sóc phù hợp. Phẫu thuật TKGTP có xi măng là tiêu chuẩn vàng hiện nay. Thời gian sử dụng được 10-14 năm chiếm 94-98% [41]. Hợp kim ở đùi Cobalt-chromium khớp với polyethylene ở mâm chày thường được sử dụng nhất trong phẫu thuật, các phần xương và sụn bị hư hại của xương đùi, xương chày và xương bánh chè được cắt bỏ và thay bằng một khớp nhân tạo làm bằng hợp kim loại, các chất dẻo và polymer chất lượng cao. Khớp gối nhân tạo có thể xoay và trượt khi gập gối. Hình 1.4 – Khớp gối nhân tạo (Nguồn: MedlinePlus) 1.1.3.2. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp gối - Chỉ định: THKG độ IV- tổn thương nhiều mặt sụn khớp, kèm theo biến dạng, lệch trục gây đau và ảnh hưởng đến khả năng đi đứng của người bệnh. - Chống chỉ định: . 1. + Tuyệt đối:  Nhiễm trùng khớp gối.  Nhiễm trùng đang hoạt động ở vị trí khác.  Rối loạn chức năng hệ thống duỗi.  Bệnh lý mạch máu nặng.  Biến dạng gối quá ưỡn.  Khớp gối đã hàn khớp với chức năng tốt. + Tương đối:  Tổn thương da vùng phẫu thuật (nhiễm trùng, vẩy nến…).  Tiền sử viêm xương tủy vùng quanh gối.  Bệnh lý khớp thần kinh (Charcot arthropathy).  Béo phì. 1.1.3.3. Biến Chứng - Shock giảm thể tích. - Xẹp phổi. - Viêm phổi. - Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi. - Nhiễm trùng khớp gối. - Cứng khớp - Lỏng khớp - Biến chứng mạch máu thần kinh. - Bí tiểu. - Táo bón hoặc ứ phân. . 2. 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC CHO NGƯỜI BỆNH THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN 1.2.1. Chăm Sóc Người Bệnh Trước Phẫu Thuật TKGTP 1.2.1.1. Tư vấn giáo dục sức khỏe Quá trình chuẩn bị người bệnh trước mổ là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Công tác chuẩn bị của Điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị. Điều dưỡng cần nắm rõ những thông tin cơ bản về người bệnh, những bệnh lý kèm theo, những khó khăn và phản ứng của người bệnh trước mổ, đánh giá những xét nghiệm tiền phẫu, lượng giá những thay đổi của cơ thể có thể gặp những nguy cơ biến chứng liên quan đến phẫu thuật. Tư vấn giải đáp cho người bệnh những thắc mắc cũng như nhu cầu người bệnh như lợi ích cuộc mổ, thời gian mổ, những vấn đề cần làm trước mổ, các tư thế nên tránh sau mổ, dụng cụ hỗ trợ giảm đau, nhằm giảm lo lắng liên quan đến phẫu thuật, giúp người bệnh an tâm, ngủ ngon, ổn định huyết áp chuẩn bị cho ngày phẫu thuật [66]. Người điều dưỡng sẽ tập cho người bệnh những động tác vận động giúp người bệnh có thể tự vận động sớm ngay sau mổ. Cung cấp cho người bệnh các thông tin về bệnh của mình, về cách vận động và phòng ngừa biến chứng. Mang lại sự hài lòng cho người bệnh sau phẫu thuật TKGTP [75]. Giáo dục sức khỏe trước mổ giúp người bệnh giảm đau, nâng cao kiến thức giúp người bệnh quản lý đau sau mổ tốt hơn [51]. 1.2.1.2. Chuẩn bị trước mổ - Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. - Chuẩn bị người bệnh trước mổ: dặn nhịn ăn uống hoàn toàn trước phẫu thuật nếu: chất lỏng 6 giờ, chất rắn 8 giờ [27]. - Tắm bằng xà bông sát khuẩn chiều và sáng trước khi đi mổ. - Người bệnh lo lắng thì điều dưỡng lắng nghe, giải thích và trấn an. - Thông tin về thời gian nằm viện. - Giải thích các thắc mắc trong phạm vi chuyên môn. 1.2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần [67], [58] 1.2.2.1. Dinh dưỡng .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất