Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học...

Tài liệu Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học

.DOC
14
193
149

Mô tả:

Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học Bài làm: 1. Tên đề tài: Tăng cường biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Lý do nghiên cứu Trung tâm GDTX có các nhiệm vụ: Tổ chức các chương trình giáo dục; Điều tra nhu cầu học tập; Tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX và tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp. Vậy các trung tâm GDTX làm thế nào để thực hiện tốt chức năng quản lý? Làm thế nào phát huy có hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường? Làm cách nào để các thầy cô an tâm công tác và đem hết tâm huyết của mình để giảng dạy? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng cả Bổ túc THPT + Nghề trong khi đầu vào của học sinh quá thấp ....? Trong quản lý chúng ta đều biết rằng mọi điều không hẳn là cố định hay bất biến. Các khía cạnh thuận và nghịch cũng thường thường chuyển hoá lẫn nhau. Một đội ngũ thầy giáo có trình độ cao, là nhân tố mạnh của nhà trường nhưng nếu không biết quản lí để họ ganh đua, đố kị nhau hoặc trì trệ, ỷ lại sẽ kiềm chế sự phát triển của đơn vị. Nếu có biện phát quản lý hoạt động dạy học tốt sẽ kích thích sự tìm tòi sáng tạo giáo viên từ đó giúp nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ những yêu cầu của xã hội và thực tế đơn vị tác giả lựa chon đề tài: “ Tăng cường biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo”. 3. Lịch sử nghiên cứu - Đã có các đề tài nghiên cứu về việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học văn hoá ở các trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhưng chưa đề cập việc nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. - Thêm vào đó, các đề tài trước đây đưa ra nhiều biện pháp quản lý chung. Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung các biện pháp quản lí chất lượng dạy học của giáo viên. 4. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. - Đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc - Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu những biện pháp quản lý của Ban Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo. - Thời gian: Từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2010 - 2011. 6. Mẫu khảo sát Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh 8 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc 7. Câu hỏi nghiên cứu Cần tăng cường biện pháp quản lý nào sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề ? 8. Giả thuyết nghiên cứu Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giáo viên sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. 9. Phương pháp chứng minh luận điểm - Quan sát trực tiếp hoạt động quản lý dạy học. - Phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, học sinh và giáo viên. - Phân tích, tổng hợp và nhận xét các số liệu trong hồ sơ quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học của nhà trường. 10. Các luận cứ thu thập * Luận cứ lý thuyết + Các khái niệm: - Quản lí là gì? Quản lí gồm những biện pháp nào? - Chất lượng dạy học? - Chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề? - Các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề? + Mối quan hệ giữa công tác quản lí và việc nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề: Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giáo viên sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh Bổ túc THPT + Nghề. * Luận cứ thực tế - Thực tế quản lý tại các Trung tâm GDTX hiện nay cho thấy, công tác quản lý chuyên môn của ban giám đốc còn nhiều hạn chế, bất cập thiếu trọng tâm. Về chuyên môn thiếu kiểm tra đôn đốc, ít tham gia công tác dự giờ, công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ do vậy thiếu thông tin ngược để rút kinh nghiệm giảng dạy hoặc nương nhẹ, dễ dãi trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giáo viên. - Việc thực hiện quản lý dạy học 2 buổi/ngày ( sáng học văn hoá, chiều học nghề) chưa sâu sát, đôi khi phó mặc cho bộ phận quản lý chuyên môn thực hiện mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ và sự linh động, sáng tạo để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đơn vị và khả năng học tập của học sinh. - Hoạt động giảng dạy của giáo viên còn nặng về thuyết trình, diễn giảng khiến giờ học nặng nề, chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Một số giáo viên ngại khó chưa tổ chức cho các em làm thí nghiệm, thực hành để các em phát hiện, khám phá tri thức. Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy mang nặng tính chất đối phó khi có kiểm tra đã gây cho học sinh tâm lí chán trường dẫn đến tình trạng bỏ giờ, trốn tiết và thậm chí bỏ học. Vì vậy mà chất lượng và hiệu quả dạy học thấp. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Bước vào thế kỷ XXI cùng với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ, sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội và xu thế hội nhập của thế giới, việc đổi mới nội dung, chương trình đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các hoạt động dạy học. Phát triển giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt. Theo Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Trung tâm GDTX có các nhiệm vụ: Tổ chức các chương trình giáo dục; Điều tra nhu cầu học tập; Tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX và tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp. Vậy các trung tâm GDTX làm thế nào để thực hiện tốt chức năng quản lý? Làm thế nào phát huy có hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường? Làm cách nào để các thầy cô an tâm công tác và đem hết tâm huyết của mình để giảng dạy? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng cả Bổ túc THPT + Nghề trong khi đầu vào của học sinh quá thấp ....? Trong quản lý chúng ta đều biết rằng mọi điều không hẳn là cố định hay bất biến. Các khía cạnh thuận và nghịch cũng thường thường chuyển hoá lẫn nhau. Một đội ngũ thầy giáo có trình độ cao, là nhân tố mạnh của nhà trường nhưng nếu không biết quản lí để họ ganh đua, đố kị nhau hoặc trì trệ, ỷ lại sẽ kiềm chế sự phát triển của đơn vị. Nếu có biện phát quản lý hoạt động dạy học tốt sẽ kích thích sự tìm tòi sáng tạo giáo viên từ đó giúp nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ những yêu cầu của xã hội và thực tế đơn vị tác giả lựa chon đề tài: “ Tăng cường biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo”. 2. Lịch sử nghiên cứu - Đã có các đề tài nghiên cứu về việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học văn hoá ở các trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhưng chưa đề cập việc nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. - Thêm vào đó, các đề tài trước đây đưa ra nhiều biện pháp quản lý chung. Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung các biện pháp quản lí chất lượng dạy học của giáo viên và việc duy trì nề nếp học ập của học sinh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. - Đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc - Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu những biện pháp quản lý của Ban Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Thời gian: Từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2010 - 2011 5. Mẫu khảo sát Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh 8 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc 6. Vấn đề nghiên cứu Cần tăng cường biện pháp quản lý nào sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề ? 7. Giả thuyết nghiên cứu Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. 8. Phương pháp chứng minh luận điểm - Quan sát trực tiếp hoạt động quản lý dạy học. - Phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, học sinh và giáo viên. - Phân tích, tổng hợp và nhận xét các số liệu trong hồ sơ quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học của nhà trường. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị Phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận của việc tăng cường quản lí nâng cao chất lượng cho học sinh Bổ túc THPT + Nghề. Chương II: Đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III: Những biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận của việc tăng cường quản lí nâng cao chất lượng cho học sinh Bổ túc THPT + Nghề. 1.1. Khái niệm quản lý. Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định. Quản lý có 4 chức năng cơ bản bao gồm: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo và Kiểm tra. * Các biện pháp quản lý 1.2.1. Công tác quản lí giáo viên. 1.2.2. Công tác quản lí học sinh. 1.2.3. Công tác quản lí cơ sở vật chất, thiết bị. 1.2.4. Công tác quản lí hành chính. 1.2. Khái niệm chất lượng dạy học Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người đó lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện và vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học. * Khái niệm chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. Chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề là khả năng nắm vững và toàn diện tri thức phổ thông và được rèn luyện kỹ năng thực hành trên các thiết bị và công nghệ tiên tiến. * Các tiêu chí đánh giá chất lượng Bổ túc THPT + Nghề - Người học được cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình giáo dục, các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình học tập. - Người học được rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức và kỹ năng sống; được tạo điều kiện để rèn luyện nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể. - Người học tích cực học tập nhằm phát triển các năng lực chuyên môn và thực hành nghề nghiệp. - Người học được rèn luyện kỹ năng thực hành trên các thiết bị và công nghệ tiên tiến. - Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học được thực hiện có hiệu quả. - Người tốt nghiệp được khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; người tốt nghiệp đáp ứng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và yêu cầu của thị trường lao động. 1.3. Mối quan hệ giữa quản lí và nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giáo viên sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh Bổ túc THPT + Nghề. Chương II: Đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1. Đặc điểm tình hình Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề - Đầu năm học theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành về thực hiện nhiệm vụ năm học. Ban giám đốc có xây dựng kế hoạch năm học, chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cả năm và kế họach tháng để các tổ, nhóm chuyên môn căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch tổ, nhóm. Tuy kế hoạch được xây dựng nhưng thiếu kiểm tra đôn đốc, ít tham gia dự giờ, công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên chưa kịp thời,thiếu chặt chẽ do vậy thiếu nguồn thông tin ngược để rút kinh nghiệm giảng dạy hoặc nương nhẹ, dễ dãi trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giảng dạy và giáo dục của giáo viên. - Chưa phát huy vai trò quản lý chuyên môn của tổ trưởng, nhóm trưởng. Việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá giáo viên còn dàn trãi, chưa nhấn mạnh điều gì là quan trọng nhất để giáo viên cần phải đầu tư. - Chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của GVCN lớp. - Chưa ưu tiên hay huy động nguồn lực tập trung cho việc dạy và học. Khách quan: Do đặc thù hoạt động của Trung tâm GDTX có nhiều đối tượng người học theo các chương trình học khác nhau, việc quản lí, chỉ đạo, triển khai công việc còn nhiều lúng túng, bất cập và hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và sự linh động, sáng tạo để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đơn vị và khả năng học tập của học sinh. 2.3. Tác dụng của việc tăng cường biện pháp quản lý đến nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. * Ưu điểm: - Có xây dựng kế hoạch dạy học, chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch thực hiện. - Huy động được các nguồn lực bên ngoài để thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát triển cơ sở vật chất của trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. * Hạn chế: - Quản lý mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự kiểm tra cụ thể, sâu sát, chưa phát huy sức mạnh nội lực. Xử lý sai phạm của CBGV đôi khi còn nặng về tình cảm. - Chưa đi sâu phân tích số liệu các kết quả giảng dạy để tìm ra nguyên nhân để từ đó tập trung xử lý khâu yếu nhất - Việc sắp xếp giáo viên giảng dạy mỗi khối lớp không đảm bảo sự hài hoà giữa thầy cô có thâm niên và những thầy cố giáo trẻ, để xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy. Chưa tạo điều kiện và mạnh dạn phát huy năng lực đội ngũ giáo viên trẻ. - Việc chỉ đạo thực hiện chương trình, phân phối tiết dạy chưa khoa học, thực hiện chia thời khóa biểu thường xuyên xáo trộn hoạt động dạy học. - Việc cung cấp thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hiện chưa kịp thời. Chương III: Những biện pháp tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề tại Trung tâm GDTX Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc. 3.1. Những căn cứ tăng cường biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. 3.1.1. Hoạt động chỉ đạo 3.1.2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên 3.1.3. Hoạt động học tập của học sinh 3.2. Tác dụng của việc tăng cường biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên đến việc nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề. 3.2.1. Vai trò của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT + Nghề - Giáo viên là một chủ thể có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người dạy và người học - mối quan hệ trọng tâm của giáo dục. Mục đích của nền giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân. Giáo viên là người trực tiếp tác động đến quá trình phát triển về đạo đức, tri thức và nhân cách của người học. - Đối với học sinh học tại các trung tâm GDTX là những học sinh có chất lượng đầu vào thấp, lại cùng một lúc tham gia hai chương trình đào tạo song song là học Bổ túc THPT và nghề. Vì vậy giáo viên chính là người có vai trò quan trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của các em. 3.2.2. Một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên - Tập trung mọi nguồn lực cho việc dạy và học đây chính là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự tồn tại của nhà trường - Phải tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học và xem đây là một việc làm thường xuyên, có nề nếp, có tính chủ động để thực sự trở thành nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển bền vững. Xây dựng kế hoạch dạy học, chia thời khóa biểu thực hiện chương trình phải hợp lý, ổn định. - Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên. Tập trung chỉ đạo đổi mới về phương pháp ở giáo viên. Coi trọng việc thực hiện vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp: vừa bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn nhân lực chất lượng, vừa nâng cao việc học đại trà, giúp các em đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng theo qui định, đặc biệt cá thể hoá đối tượng học sinh yếu kém, có kế hoạch phụ đạo cho từng em để đạt chuẩn kiến thức. - Chú trọng việc phản hồi thông tin về kết quả giảng dạy của từng tổ, từng giáo viên, từng học sinh trong mỗi năm học. - Thực thiện tốt việc phân cấp quản lý, phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn. Thực hiện các chế độ, quyền lợi kinh tế cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn (giảm tiết và thực hiện chế độ phụ cấp) phối hợp cùng lãnh đạo trường kiểm tra giáo viên theo kế hoạch đã định và kiểm tra đột xuất. - Huy động các lực lượng đoàn thể tham gia giám sát việc thực hiện nề nếp kỷ cương, giờ giấc làm việc gắn liền với các phong trào thi đua, tổ chức sơ tổng kết để đánh giá kiểm điểm rút kinh nghiệm, khen thưởng những điển hình tích cực trong dạy học. Chú trọng việc phản hồi thông tin về kết quả giảng dạy của từng tổ, từng giáo viên, từng học sinh trong mỗi năm học. Qua kiểm tra có nhận xét, đánh giá, điều chỉnh kịp thời các sai sót và căn cứ cơ sở đó để bình xét, đánh giá thi đua cuối năm. - Cần quan tâm xây dựng chế độ sử dụng giáo viên hợp lí và cải thiện điều kiện làm việc của GV, tạo điều kiện cho GV không ngừng nâng cao trình độ, pháp triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.2. Khuyến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Cao Đàm: Phương pháp nghiên cứu khoa học( Xuất bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. 2. Vương Tất Đạt: Logic học đại cương( Xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 3. Trần Khánh Đức: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 4. Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên( Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 5. Thông tư 23/2011/TT-BGDĐT Ban hành qui định về tiêu chí đánh giá chất lượng dạy nghề ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng