Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn nam cao...

Tài liệu Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn nam cao

.PDF
91
1
85

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao’’ là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Tâm ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS Phạm Tuấn Anh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Ngữ văn – Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn trường THPT Chuyên Hùng Vương – cơ quan nơi tôi công tác, cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân đã luôn là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành luận văn này. Việt Trì, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Tâm iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO10 1.1. Quan niệm về “cái hài” ...................................................................................... 10 1.2. Cái hài trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX ................................................ 11 1.3. Cái hài trong hệ thống giá trị thẩm mĩ của truyện ngắn Nam Cao .................... 21 1.3.1.Cái hài và cái bi ................................................................................................ 21 1.3.2.Cái hài và cái cảm thương ................................................................................ 26 1.3.3. Sắc thái thẩm mĩ của cái hài trong hệ thống giá trị thẩm mĩ của Nam Cao .... 28 CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM HÀI HƯỚC TRONGTRUYỆN NGẮN NAM CAO ............................................................................................................. 35 2.1. Quan niệm về cái hài hước (humor)................................................................... 35 2.2. Quan niệm về hài hước nghịch dị\ ..................................................................... 37 2.2.1. Cái nghịch dị (Grotesque) ............................................................................... 37 2.2.2. Hài hước nghịch dị .......................................................................................... 41 2.3. Các kiểu xung đột – tình huống hài hước .......................................................... 41 2.3.1. Xung đột mục đích – kết quả .......................................................................... 42 2.3.2. Xung đột thực chất – biểu hiện ....................................................................... 45 iv 2.3.3. Bi hài ............................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT HÀI HƯỚC NGHỊCH DỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ....................................................................................... 53 3.1.Nhân vật xấu xí, dị biệt về nhân dạng ................................................................. 53 3.2. Nhân vật méo mó, lệch lạc về nhân cách, tâm hồn ............................................ 63 3.3. Hài hước nghịch dị – “tính dục” ........................................................................ 73 KẾT LUẬN.................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Giai đoạn 1930 – 1945 có thể xem là một trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đa dạng nhất của văn học dân tộc với sự ra đời của nhiều trào lưu gắn liền với những tên tuổi lớn. Nếu trong văn xuôi lãng mạn có Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân; Thơ mới có Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... thì dòng văn học hiện thực phê phán chúng ta có Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao. Đây là những cây bút mà sự nghiệp văn chương của họ là lời mời gọi không ngừng sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại. Nam Cao(1917 – 1951) là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông xuất hiện trên văn đàn văn học khi mà trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Mặc dù là người đến muộn nhưng ông đã tìm được cho mình một lối đi riêng. Nếu như các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đều tập trung phản ánh những mâu thuẫn, xung đột xã hội thì sáng tác của Nam Cao lại đi sâu thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật. Mặc dù cuộc đời cầm bút không dài nhưng nhà văn Nam Cao đã dành tặng cho đời một sự nghiệp sáng tác phong phú vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian để tỏa sáng. Trong sự nghiệp của mình, Nam Cao thành công nhất ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của ông giàu về tư tưởng, xuất sắc về nghệ thuật nên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và công chúng yêu văn học. Vì vậy, nó là một di sản vô cùng quý báu cần được giới thiệu, tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo. 1.2. Cái hài là một đặc tính vốn có của đời sống và là một phạm trù mĩ học thu hút sự lí giải của nhiều độc giả. Cái hài xuất hiện trong văn học Việt nam ngay từ buổi sơ khai, được thể hiện qua nhiều dạng thức phong phú và thăng trầm theo những biến thiên của các hình thái xã hội khác nhau. Giai đoạn trước 1945, cái hài từng là phạm trù thẩm mĩ quan trọng làm nên sự đa dạng của văn học dân tộc. Văn xuôi trào phúng đầu thế kỉ XX xuất hiện hai cây bút tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan và 2 Vũ Trọng Phụng. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy trong sáng tác của họ, cái hài như nhu cầu tự nhiên của đời sống, mang tính chất nhiều chiều, lưỡng hợp. Cái hài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường được nhấn mạnh ở sắc thái châm biếm, đả kích. “Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản và ác liệt”[29;130]. Nguyễn Công Hoan tiếp nối dòng trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, ông nhìn đời như một tấn tuồng, nhân vật diễn trò là những gì thuộc về con đẻ thời Tây. Trần Văn Hiếu trong bài Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan khẳng định: “Tác phẩm của ông được xem như một mảng màu không thể thay thế trên bức tranh trào phúng... của văn học thời kỳ 1930 – 1945”[18;459]. Còn Vũ Trọng Phụng, có một thời, cái hài trong văn chương của ông không được đánh giá cao. Bởi theo Phong Lê trong bài Tìm hiểu lịch sử cái gọi là vấn đề Vũ Trọng Phụng giải thích rằng: “nó chạm vào chỗ thiêng nhất, nhạy cảm nhất trong quan niệm nghệ thuật, vốn gắn rất chặt với quan niệm chính trị và quan niệm đạo đức ở xứ ta”[24;4]. Hoàng Ngọc Hiến trong bài Dị ứng với cái rởm – một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng đã khẳng định: “Số đỏ là một tác phẩm trào phúng hài hước”, bởi ông đã thể hiện được “Tình cảm hài hước chế giễu những gì đáng khinh ghét, đồng thời làm dịu đi những tình cảm khinh ghét...”[24;11]. Dưới con mắt của Vũ Trọng Phụng, đời là tấn đại hài kịch mà kẻ đạo diễn chính là số mệnh. Số mệnh đạo diễn tất cả cho nên bất kì ai cũng đều có thể trở thành diễn viên hề, dù họ ở địa vị xã hội nào. Trong Số đỏ, “đời là toàn bộ xã hội tư sản thành thị láo nháo buổi Âu hóa. Ở đó, không chỉ một cá nhân làm trò, diễn trò mà dường như tất cả đều trở thành con rối múa may quay cuồng những trò vô nghĩa lý do sự giật dây của định mệnh”[18;12]. So với Nguyễn Công Hoan, cách nhìn đời của Vũ Trọng Phụng sâu hơn, triết lý hơn, khái quát hơn. Bên cạnh Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng , tiếng cười trong sáng tác của nhà văn Nam Cao cũng đem lại cho người đọc một cái nhìn mới về sự vận động của thẩm mĩ hiện đại trong văn học Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn trước 1945. Trong bài viết Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao, tác 3 giả Vương Trí Nhàn cho rằng: “Sự nhạy cảm với những cái kỳ quặc, thích gọi tên chúng ra, đưa bằng được chúng vào truyện, đấy là một cảm hứng nghệ thuật không thể che giấu ở ngòi bút tác giả Chí Phèo”[25;455]. Dù Nam Cao viết về đề tài người nông dân hay đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở giai đoạn sáng tác trước hay sau Cách mạng tháng Tám thì mỗi tác phẩm của ông đều “chứa đựng một sự cắt nghĩa hài hước về cuộc đời”, bởi cuộc đời thật “buồn cười”, con người thật “đáng cười, đáng thương, đáng trọng”. Tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười ra nước mắt gắn với trạng huống bi kịch về phần xác của con người, đó là “cái đói và miếng ăn”. Có thể nói, hài hước nghịch dị là sở trường của Nam Cao. Những hình tượng quái đản trong Chí Phèo, Nửa đêm, Lang Rận ... đều gắn với bi kịch của thân phận con người. Cái hài trong truyện ngắn Nam Cao có ý nghĩa “khai tử và tái sinh”, đã góp phần khẳng định vị trí, tầm vóc của một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. 1.3. Trong sáng tác văn học, truyện ngắn của Nam Cao được đánh giá cao và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông khá nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu về tác phẩm của nhà văn là một việc làm cần thiết. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhiều luận văn, luậnán tìm hiểu về Nam Cao nhưng có lẽ chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu hài hước nghịch dị trong truyện ngắn của ông. Với đề tài “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao”, tôi xin góp thêm một góc nhìn về truyện ngắn của nhà văn hiện thực xuất sắc này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Vấn đề nghiên cứu tác giả - tác phẩm Trọn đời Nam Cao sống trong chế độ cũ, cho đến khi qua đời năm 1951, nhà văn chưa kịp được hưởng một sự đánh giá xứng đáng. Phải đến khi ông mất mới có bài viết về ông. Rồi cũng lại phải trên 10 năm, sau khi tiểu thuyết Sống mòn và hai tập truyện ngắn được in ra thì giá trị Nam Cao mới được khẳng định. Từ chuyên luận Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức năm 1961, rồi qua hai lần làm tuyển tập Nam Cao, năm 1975 và năm 1987 giá trị Nam Cao đã dần được định vị vững chãi. 4 Cho đến nay các công trình nghiên cứu về tác giả – tác phẩm của Nam Cao rất phong phú và đa dạng, đồ sộ về số lượng và kết tinh về chất lượng. Theo Trần Đăng Suyền, tác giả cuốn sách Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao cho biết, gần nửa thế kỷ qua đã có hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Nam Cao. Trong đó có những bài viết của tác giả cùng thời với Nam Cao và của các học giả nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh... Bằng niềm đam mê nghiên cứu, các tác giả đã không ngừng phát hiện ra những nét độc đáo, tài hoa trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao như thi pháp truyện ngắn, nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật khắc họa tâm lí, bút pháp tự sự, lối kể chuyện... Năm 1952, Nguyễn Đình Thi có bài viết về Nam Cao in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (1956) đã nhận định: “Anh thù ghét những sách phù phiếm, nói những chuyện rắc rối của những kẻ ăn no ngồi rồi, không biết làm gì cả. Anh nhìn rõ cái chế độ đầy đọa và làm trụy lạc con người...”[7;44]. Trong lời giới thiệu Nam Cao tác phẩm, tập 1 (Nhà xuất bản văn học Hà Nội, 1976), Hà Minh Đức đã đánh giá sâu sắc vị trí, vai trò của nhà văn Nam Cao trong nền văn học Việt Nam. Từ một nhà văn đang tìm đường, nhận đường, tâm hồn Nam Cao đã dần thay đổi để có một cái nhìn đúng đắn về cuộc sống. Ông khẳng định: “Ngòi bút Nam Cao như một con dao trích lạnh lùng lách sâu vào cơ thể bệnh tật của xã hội, phơi bày ra không tiếc thương trên trang giấy những ung nhọt tấy đau đang hủy hoại hoặc thầm lặng, hoặc gấp rút cuộc sống con người. Ngòi bút Nam Cao tỉ mỉ đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời ghi lấy từng chi tiết, từng hơi thở của cuộc sống, bắt sự sống hiện hình như nó đang bị hủy hoại, giẫy giũa quằn quại ngoài kia[...] nhưng rồi tác giả không kìm nén được tiếng nấc đau thương, nghẹn ngào khi thấy những con người lương thiện bị xô đẩy vào vòng tội lỗi[...]. Nam Cao có một tâm hồn biết lắng nghe, một tiếng nói tha thiết biết an ủi và vỗ về từ bên trong để chia sẻ lòng mình đến mọi cuộc đời nghèo khổ”[5;7,8]. Cũng theo Hà Minh Đức, Nam Cao là nhà văn xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt nam thời kì 1930 – 1945. 5 Trong sáng tác của mình, Nam Cao viết một cách say sưa, cay đắng về miếng ăn, “miếng ăn” là “miếng nhục” vì nó đã hủy diệt nhân tính của những người nông dân nghèo như bà cái đĩ trong Một bữa no hay Chí Phèo trong Chí Phèo...; nó kéo cuộc sống của người tri thức ghì sát đất, nó biến những ước mơ lí tưởng, triết lí của người tri thức thành huênh hoang, giả dối và khôi hài (Đời thừa, Trăng sáng...). Trong cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam chân dung và phong cách, Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá: “Nếu như tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người”[29;283]. Năm 1992, cuốn Nghĩ tiếp về Nam Cao của nhà xuất bản Hội nhà văn đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời, con người, tài năng và phong cách Nam Cao qua các công trình nghiên cứu có giá trị sâu sắc. Trần Đăng Suyền trong bài viết Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn thì cho rằng: “Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý” mà “cái gốc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo... Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận độ tài năng của con người...”[27;36,42]. Trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền, tái bản lần thứ 3, năm 2008 đã khẳng định mạnh mẽ hơn nữa tài năng, phong cách Nam Cao: “Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.”[41;7]. Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng sự nghiệp của nhà văn Nam Cao vẫn được tìm hiểu và ngày càng tỏa sáng. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học với các đề tài xung quanh cuộc đời, con người, sự nghiệp của Nam Cao của nhiều thế hệ khác nhau, điều đó cho thấy sức hút kì lạ của nhà văn tài năng và tâm huyết này. Càng đọc Nam Cao, ta càng tiếp cận một chân lý: “Nam Cao là một đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”[41;9]. 6 2.2. Vấn đề nghiên cứu hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao Phong Lê trong bài Nam Cao nhìn từ cuối thế kỉ cho rằng: “Ở văn Nam Cao gần như có đủ các chất liệu: hài và bi, trào phúng và chính luận, triết lí và trữ tình, nghịch dị và nhàm tẻ, thô nhám và chất thơ...”[27;22]. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về Nam Cao và sáng tác của ông đều ở khía cạnh hiện thực và nhân đạo, cái đói và miếng ăn, cái bi kịchtrong cuộc sống con người...; mà chưa có công trình nghiên cứu nào trọn vẹn về hài hước nghịch dị trong truyện ngắn. Nói đến chất hài trong sáng tác văn học giai đoạn 1930 – 1945 người ta nghĩ ngay đến hai nhà văn trào phúng Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan với gần 200 truyện ngắn đặc sắc đã đưa ông đến đài vinh quang của bậc thầy truyện ngắn nước nhà. Vũ Trọng Phụng chỉ cần nhắc đến Số đỏ cũng đủ “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải). Còn Nam Cao, từ trước tới nay chưa ai coi ông là nhà văn trào phúng, mặc dù người ta vẫn nhận ra chất hài hước độc đáo của ông. Theo bài viết Vài suy ngẫm về tiếng cười trong sáng tác của Nam cao trước Cách mạng tháng Tám của Lê Nam Linh thì tiếng cười “thường đến đột ngột và lai rai trong mạch truyện, thường làm hé ra những nụ cười không thành tiếng của độc giả”. Và tác giả bài viết đi vào lí giải hai thủ pháp chính tạo tiếng cười trong sáng tác Nam Cao: Một là; Để “nội tâm nhân vật lý sự”. Thủ pháp này, Nam Cao thường dành cho người nông dân, đó là những người nông dân bần cùng đang dần tha hóa, biến dạng đến thảm hại mất dần nhân cách. Viết về họ, tiếng cười bật ra ở cách biện bạch, lí sự cùn trong cái lí sự của nội tâm nhân vật. Hai là “Phanh phui tâm lý nhỏ nhen”. Thủ pháp này dành cho nhân vật tiểu tư sản, những con người luôn bị dày vò vì nghèo túng nhưng lại cố làm ra vẻ trang nghiêm đạo mạo. Tiếng cười thốt ra day dứt, ngậm ngùi, “Tiếng cười ấy tạo cho Nam Cao có màu sắc hơn, giọng văn triết lý của Nam Cao trở nên bớt khô khan hơn, nặng nề hơn: Triết lý mà hài hước, hài hước mà triết lý thâm trầm”[9]. Bài viết Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao của Lê Thị Đức Hạnh nhận xét: “Tuy không phải là đặc điểm phổ biến nổi đậm như chất triết lý, nhưng chất hài ở 7 ngòi bút Nam Cao được biểu hiện kín đáo, có khi thấy ở từng truyện, từng ý hoặc qua những hình ảnh, câu chữ... với một sắc thái riêng, là một trong những nét góp phần tạo nên sự độc đáo của truyện ngắn Nam Cao”[27;103]. Tác giả cũng cho rằng, đọc truyện ngắn Nam Cao dễ dàng bắt gặp ở chỗ này, chỗ khác các cung bậc khác nhau của cái hài và “Nếu như tiếng cười của Nguyễn Công Hoan giòn giã, phũ phàng, khoái trá, tiếng cười của Ngô Tất Tố dí dỏm, sâu sắc, thâm trầm, tiếng cười của Vũ Trọng Phụng hài hước, giễu cợt sâu cay thì tiếng cười của Nam Cao thấm lẩn, đượm vẻ bi thương, nhiều khi pha chất triết lý”[27;110]. Và chính vì điều đó nên truyện ngắn Nam Cao dễ trầm lắng và nặng nề suy tư. Tác giả Trần Thị Việt Trung trong bài Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác Nam Cao đã khẳng định: “Việc xuất hiện một loạt các nhân vật xấu xí, kỳ dị, ở trong tác phẩm của Nam Cao là một việc làm đầy dụng ý của tác[...]. Sự bế tắc đến mức dồn nén đã xô đẩy con người vào ngõ cụt của cuộc đời”[27;127]. Những con người méo mó, dị dạng về tâm hồn và nhân cách ấy là những người dân lao động hiền lành. Họ là sản phẩm của xã hội đen tối. Chính xã hội thực dân nửa phong kiến đã biến họ từ những con người lương thiện, đẹp đẽ, cao quý thành những kẻ đần độn, ngu ngơ bị loại bỏ ra khỏi xã hội loài người. Vương Trí Nhàn trong bài viết Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao cho rằng nghịch dị là trái ngược với cái thông thường “một dạng tồn tại của sự vật, dạng méo mó xệch xạc”. Ở truyện ngắn Nam Cao, các nhân vật không có tính kỳ quái, hoang tưởng, biến hình. Sáng tác của ông, “các nhân vật thường khi vẫn là con người với những mong muốn tầm thường của họ, cái kỳ quái có được miêu tả thì cũng là một thứ kỳ quái có nhiều dây dưa với những hình hài những kích thước con người hàng ngày...chẳng qua bị lỡ tay xô đẩy nên méo mó xẹo xọ đi một chút mà thôi”[27;93]. Theo ông, cái kỳ dị không phải chỉ hiện ra ở dạng dương tính mà còn có dạng âm tính. “Và đấy cũng là một khía cạnh làm cho chất nghịch dị này mang sắc thái riêng của con người Việt nam, xã hội Việt Nam”[27;93]. Tác giả Bích Thu trong bài Sức sống của một sự nghiệp văn chương thì lại cho rằng: “Với cái nhìn nghệ thuật của mình, cuộc đời hiện ra trong tác phẩm 8 Nam Cao như tự nó vốn như thế. Cái bình thường và cái không bình thường, chất hiện thực và chất quái dị tồn tại bên nhau. Nhưng tính chất trái chiều ấy không phải không có sức hút trong phong tục và trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam.”[7;35]. Nhìn chung, các tác giả đã ít nhiều đề cập tới cái hài hước, cái nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao song chưa phải là những bài viết, bài nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Chúng tôi sẽ tiếp thu và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm rõ hơn “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao” 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của đề tài Cho đến thời điểm hiện tại khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao” thì dường như chưa có một công trình khoa học nào thực sự chuyên sâu về đề tài này. Luận văn nhằm làm rõ hơn một phương diện thẩm mĩ trong thi pháp truyện ngắn Nam Cao đồng thời thấy được tài năng của nhà văn trong nghệ thuật viết truyện . Hài hước nghịch dị là một phạm trù khó và phức tạp. Hiện nay còn rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau và ngày càng được mở rộng phong phú hơn. Nắm bắt và lí giải hài hước nghịch dị không phải là vấn đề dễ dàng, tuy nhiên, chúng tôi mong muốn với đề tài này cố gắng đi tìm hiểu nét độc đáo riêng trong truyện ngắn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, lí giải để làm rõ hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Xác định một số khái niệm: Cái hài, hài hước, nghịch dị, hài hước nghịch dị. - Trình bày các luận điểm về hài hước nghịch dị trong truyện Nam cao. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu nhất của Nam Cao trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 ở cả hai đề tài người nông dân và người trí thức nghèo và một số tác phẩm, công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao qua các phương diện: Cái hài trong truyện ngắn Nam Cao, các kiểu xung đột hài hước, nhân vật hài hước nghịch dị. Với đề tài “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao”, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của đề tài dựa trên lý thuyết hài hước, nghịch dị của văn học hiện đại và hậu hiện đại vốn đã được công nhận và thống nhất trong giới nghiên cứu phê bình lâu nay. Luận văn này tập trung phân tích, đánh giá những biểu hiện phong phú và hiệu quả thẩm mĩ của hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao để thấy được những nét riêng độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài “Hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao”, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp so sánh: So sánh vấn đề được đề cập tới trong luận văn với những tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và văn học thế giới để thấy được những khám phá riêng về cái hài hước nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao. Phương pháp phân tích – tổng hợp: đưa ra những dữ kiện để phân tích, đánh giá. Phương pháp vận dụng cách tiếp cận của thi pháp học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Vị trí của cái hài trong truyện ngắn Nam Cao. Chương 2 : Quan niệm hài hước trong truyện ngắn Nam Cao. Chương 3 : Nhân vật hài hước nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao. 10 CHƢƠNG 1. VỊ TRÍ CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 1.1. Quan niệm về “cái hài” Cái hài là phạm trù mỹ học cơ bản. Cái hài được xem là một trong những phương tiện biểu hiện của tình cảm thẩm mĩ trong sự đối xứng với cái bi. Biểu hiện của cái hài rất phong phú, đa dạng. Nó vừa là phương thức của cái khôi hài vừa được bắt nguồn từ chính cơ sở khách quan của cái khôi hài. Cái hài được chuyển tải đến đời sống bằng công cụ sắc bén là tiếng cười. Các nhà mĩ học Hi Lạp cổ đại như Platon, Arixtote đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về cái hài. Platon cho rằng “Thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc”. Arixtote quan niệm: Cái hài trước hết phải là cái xấu, nhưng chỉ là một bộ phận của cái xấu , những cái xấu thuộc phạm vi đạo đức nó vô hại, hài kịch chân chính bởi vậy không bao gồm hình thức chế giễu mà chỉ là một hình thức trào lộng đem lại cái cười với mục đích mua vui. Quan điểm mĩ học của Arixtote đã chỉ ra được bản chất của cái hài đó là cái xấu nhưng ông mới chỉ nhấn mạnh giá trị giải trí mua vui mà chưa quan tâm đến ý nghĩa phê phán, khả năng phủ định của nó về mặt xã hội. Các nhà triết học cổ điển Đức như Kant, Hegel cũng quan tâm đến việc lí giải cái hài. Theo Kant, cái hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Hegel quan niệm hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái có cơ sở hư ảo với cái có ý nghĩa, cái bền vững và chân lí. Từ những phát hiện trên, ta có thể thấy cái hài được sinh ra từ mâu thuẫn, tương phản hay không tương xứng. Nói cách khác: Tiếng cười cùng tác động và ý nghĩa thẩm mĩ của nó bao giờ cũng được phát hiện và biểu hiện dưới ánh sáng của một lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ. Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã khái quát: Cái hài là “phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận về phương diện xã hội – thẩm mĩ”[13;36]. Như vậy, cái hài gắn với tiếng cười, chứa đựng tiếng cười, cái hài là một hiện tượng gây cười. Cái hài thuộc về khách 11 thể thẩm mĩ còn cái cười lại thuộc về chủ thể thẩm mĩ. Tuy nhiên, không phải mọi cái cười đều có quan hệ với cái hài. Cái hài còn bao hàm một ý nghĩa xã hội sâu sắc gắn liền với sự khẳng định lí tưởng thẩm mĩ cao cả. Giáo trình Mỹ học đại cương (PGS -TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên) cũng kết luận: Cái hài “là cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực...”. Có thể nói, cái hài là một trong những phẩm chất thẩm mĩ chủ đạo tạo nên đặc trưng thẩm mĩ đa dạng của văn học. Có ba yếu tố tạo nên cái hài: Một là, bản chất mang “tính hài” của đối tượng; hai là, sự cường điệu của “đường nét, kích thước”; Ba là, sự “sắc bén, hóm hỉnh” của người thể hiện. Có thể nói, cái hài là một trong những phẩm chất thẩm mĩ chủ đạo tạo nên đặc trưng thẩm mĩ đa dạng của văn học. Trước hết, cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lí tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mĩ. Ví dụ: như tính hay xu nịnh, gia trưởng, tham ăn, lươn lẹo trong từng con người và cả trong các mối quan hệ xã hội. Arixtote cho rằng: Cái xấu đã đến mức đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước. Cái hài còn gắn với tiếng cười tích cực. Đó là tiếng cười dí dỏm, mỉa mai, châm biếm một cái nhẹ nhàng nhưng lại có sức mạnh chống lại cái xấu. Trong mĩ học hiện đại, liên quan tới yếu tố cười của cái hài, ít hay nhiều đều gắn với yếu tố tục, cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Chẳng hạn như câu: “Trời cho cái mẽ bên ngoài – Để che đậy cái sơ sài bên trong”(Tú Mỡ). Trong đời sống, cái hài có nhiều loại và sự đa dạng của nó phụ thuộc vào tính chất nhiều màu vẻ của đối tượng có thể gây cười lẫn chủ thể cười. Có hai dạng tồn tại khách quan của nó, đó là hài hước và châm biếm. 1.2. Cái hài trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX Cái hài trong văn học Việt Nam truyền thống mang bản chất mỹ học. Chúng ta đã biết đến tiếng cười trong trẻo của người bình dân; tiếng cười lạc quan, vui mà tếu của Hồ Xuân Hương; tiếng cười nhẹ nhàng, thâm thúy, hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến; tiếng cười dữ dội, quyết liệt, sâu cay như “mảnh vỡ thủy tinh” của Tú 12 Xương và tiếng cười thâm trầm đầy chất trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Rồi đến tiếng cười trong văn xuôi hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và nằm sâu trong hệ hình văn học Việt Nam truyền thống là tiếng cười “đau đớn và u ám” của Nam Cao. Đó là một chuỗi cười dài trong truyền thống văn học, văn hóa Việt Nam. Rabơle, nhà nhân văn chủ nghĩa Pháp thời Phục Hưng nhận xét rằng: cười là một đặc tính của con người. Tiếng cười thể hiện phong phú đời sống tâm hồn trí tuệ, tình cảm của loài người. Văn học dân gian gắn với văn hóa dân gian Forklore, tiếng cười cất lên với nhiều cung bậc. Trong mảng ca dao hài hước, các nhân vật xấu xí chính là đối tượng của tiếng cười. Chân dung những người phụ nữ lôi thôi, nhếch nhác, bẩn thỉu; những người đàn ông xấu xí, thô kệch ... được miêu tả một cách hài hước nghịch dị. Đây là chân dung của người phụ nữ có tất cả những nét khiếm khuyết: “Lỗ mũi mười tám gánh lông.../ Đêm nằm thì gáy o o.../ Đi chợ thì hay ăn quà.../Trên đầu những rác cùng rơm...”. Hiện lên trong bài ca là chân dung biếm họa của người vợ ở hình dáng và tính cách. Người phụ nữ ấy không chỉ xấu xí, bẩn thỉu mà còn lười nhác, hay ăn quà vặt. Nhưng cái xấu xí đó lại trở thành cái hay, cái đẹp trong tình cảm yêu quý, chiều chuộng của người chồng. Thế mới biết khi yêu cái gì cũng đẹp cũng đáng yêu. Ông cha ta còn có những câu nói về hình tượng dị biệt của người chồng trong gia đình “Chồng gì chồng bé – Bé tẻo tèo teo – Chân đi cà kheo”. Người chồng trong bài ca dao được vẽ bằng tiếng cười hài hước về sự vô giá trị. Và còn nhiều câu ca dao như: “Chồng hen lấy vợ cũng hen – Đêm nằm cò cử như kèn thổi đôi”; “chuột chù chê khỉ rằng hôi – Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm!”... Tiếng cười trong ca dao Việt Nam mang thật nhiều ý nghĩa. Đến văn học trung đại, tiếng cười trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương có đầy đủ các cung bậc của tiếng cười nhân loại. Tiếng cười trong thơ bà có sự giao thoa, hòa quyện giữa tiếng cười dân gian và văn hóa bác học. Bằng tiếng cười độc đáo, “Bà chúa thơ Nôm” đã tạo ra một mô thức nghệ thuật về con người lệch chuẩn. Hình ảnh các vua chúa, quân tử, văn nhân, sư sãi đã chút bỏ y phục vàng son trở về làm con người phàm tục qua tiếng cười suồng sã. Đọc “Sư hổ mang” của Hồ Xuân 13 Hương, tiếng cười nghịch dị đã được hồi sinh: “Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta – Đầu thì trọc lốc, áo không tà – Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm – vãi núp sau lưng sáu bảy bà – Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe – Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha...”[20;35,36]. Sự hài hước ở đây thật nghịch dị bởi những người tu hành nhưng làm những việc trái với luân thường đạo lí chưa rũ bỏ được dục vọng bản năng: hoang dâm vô độ. Vì vậy, sự xuất hiện của “hài hước Xuân Hương đã tạo ra những sang chấn, khiến ý thức thẩm mĩ thời trung đại thêm một nhân tố phá vỡ sự cân bằng đã tới hạn”[1;147]. Tác giả Mai Trương Huy thì cho rằng: Tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương chứa đựng tiếng cười toàn dân và cảm hứng hiện thực phồn thực, bình dị. Và đến văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, “cái hài thực sự đã gia nhập chính thức vào hệ thống thẩm mĩ đồng thời với sự thay đổi lớn lao của cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về thế giới, về sự sống trong tính phổ quát nhân loại”[1;148]. Ở thời kì này, thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ. Xã hội Âu hóa với những đặc trưng của nó đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Những giá trị truyền thống tốt đẹp bị lấn át. Điều này làm cho cái hài trỗi dậy mạnh mẽ, tiêu biểu là ở các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng. Nam Cao đã tìm cho mình một lối đi riêng trong việc khám phá, phát hiện cái hài để tạo ra những chân dung kì lạ trong văn học và trở thành những hình tượng nhân vật bất hủ một đi không trở lại. Nguyễn Công Hoan là “cây” trào phúng xuất sắc. Ông có sở trường viết truyện trào phúng theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Từ năm 1930 – 1932 nhà văn đã cho ra đời hơn hai mươi truyện ngắn và nhanh chóng trở thành một nhà văn sáng giá. Nối tiếp tiếng cười hóm hỉnh trong văn học dân gian và trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn hiện thực đậm chất hài, hóm hỉnh và sâu sắc. Đối tượng của cái hài trong truyện ngắn của ông đa dạng, sắc độ của tiếng cười nhiều cung bậc với nghệ thuật trào phúng linh hoạt, giàu cá tính. Văn Nguyễn Công Hoan được ví “như mũi tên nhằm vào một loại đối tượng của xã hội” là “loại văn tiễn đưa tất cả những gì lỗi thời đi vào vương quốc 14 của bóng tối”[24;8]. Xuất phát từ cái nhìn cuộc đời là sân khấu hài kịch và con người chỉ là những kẻ diễn trò, tác giả đã phơi bày được bộ mặt thật của xã hội đương thời. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Kẻ giàu thì “ăn ngập mày ngập mặt”, người nghèo thì “suốt đời đói rách”. Từ đó, nhà văn đã khám phá những cái vô lý bất công trong xã hội cũ bằng vũ khí muôn màu muôn vẻ của cái hài. Nguyễn Công Hoan không có khả năng tổ chức những “chuỗi cười dài” như trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng mà tiếng cười của ông được gói gọn trong những truyện rất ngắn. Bằng óc quan sát, trí tưởng tượng và tư duy nghệ thuật của mình, nhà văn đã phát hiện ra những mẫu thuẫn trào phúng, tình thế có tính chất hài hước. Chẳng hạn như Tinh thần thể dục là mẫu thuẫn giữa cái vẻ mĩ miều bên ngoài giả tạo rất vui, rất thoải mái: xem bóng đá, với thực chất bên trong của kẻ bị trị: là tai họa đối với người dân cày đầu tắt mặt tối. Đó là mâu thuẫn hài kịch, là sự vênh váo giữa hình thức và nội dung tạo ra tiếng cười vừa giễu cợt vừa châm biếm đả kích. Từ đó tác giả phê phán tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Truyện ngắn “Người ngựa, ngựa người” là tình thế oái oăm của hai nạn nhân trong xã hội thành thị xưa: anh phu xe (ngựa người) muốn kiếm thêm vài đồng mua lon gạo cho vợ con trong đêm ba mươi thì lại phải chở không công cho gái giang hồ ế khách (người ngựa). Câu chuyện đã tạo ra xung đột bi hài kịch, chuyện thật như bịa tạo sự đột ngột, bất ngờ. Tiếng cười bật ra đau xót cho kiếp “ngựa người và người ngựa”. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “nhiều tác phẩm chỉ xây dựng chung quanh mâu thuẫn giữa cái vỏ và cái ruột của một nhân vật: vỏ thì chí hiếu, ruột đại bất hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ’), vỏ tiết hạnh, ruột dâm ô (Một tấm gương sáng...), vỏ oai vệ, ruột lưu manh (Đồng hào có ma...), vỏ lịch sự, sang trọng, ruột xỏ xiên, bần tiện (cái ví ấy của ai? Mất cái ví, thằng điên...)”[29;138]. Cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Công Hoan rất vui và có duyên. Cái hài của ông khiến kẻ thù cũng phải bật cười. Ông ưa sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại và những liên tưởng bất ngờ để tô đậm những bức chân dung biếm họa 15 nhưng ấn tượng nhất vẫn là các nhân vật phản diện. Nhà văn từng khẳng định: “Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt”. Các nhân vật phản diện trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan tuy khác nhau về tên gọi, địa vị nhưng chúng đều có một ngoại hình béo tốt, phì nộn, đều có tính cách độc ác, xấu xa, đê tiện. Đây là chân dung quan huyện Hinh trong Đồng hào có ma: “có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được”[37;61], hay nhà tư sản trong Báo hiếu: trả nghĩa cha: “Cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng thẳng như cái hộp”[37;61]. Ngoại hình béo tốt của một “bà” trong truyện Phành phạch cũng được Nguyễn Công Hoan miêu tả mang đầy tính châm biếm: “cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và “bốn chân tay ngắn chùn chùn”. Bà nằm đó nhưng không ai biết đó là người mà tưởng “một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi...”. Trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, nhân vật được xây dựng không có độ vênh giữa ngoại hình và tính cách. Ngoại hình nào thì tính cách ấy. Đó là kiểu nhân vật loại hình. Nghệ thuật phóng đại của Nguyễn Công Hoan đã “tạo nên được biết bao trận cười đậm đà khoái chá”[29;143].Và tiếng cười như thế chính là vũ khí của cái thiện, giúp phê phán đẩy lùi, xóa bỏ những mặt tiêu cực trong cuộc sống. Bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng là nhà văn trào phúng bậc thầy trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nói đến tiếng cười trong sáng tác của nhà văn này, tác giả Văn Tâm trong bài Vũ Trọng Phụng trong rừng cười nhiệt đới đã cho rằng: “Một vạt “rừng cười nhiệt đới” vụt xuất hiện với những cây cười thuộc loại gỗ tứ thiết: Nguyễn Công Hoan, người kể chuyện tiếu lâm thời Tây cười rộ thống khoái, Tô Hoài cười nửa miệng ngán ngẩm, Ngô Tất Tố cười nụ thâm nho, Tam Lang cười khẩy nhọn hoắt, Nam Cao cười nhếch mép lạnh lùng, Tú Mỡ cười nhấm nháy hóm hỉnh. Đồ Phồn cười nửa miệng cay độc... Và vươn cao ngọn trên rừng cười tứ thiết ấy là cây cười loại chò cổ thụ Vũ Trọng Phụng với các giai điệu cười có thanh điệu, tiết tấu, âm sắc, trường độ và cường độ đa dạng...”[31;93]. Sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc” có một vị trí đặc biệt. Phần lớn các tác phẩm của ông đều có tính hài và thành công rực rỡ nhất của nghệ thuật trào phúng là tiểu 16 thuyết Số Đỏ – một tác phẩm mà “không ai bắt chước được, không ai theo kịp được”(Vũ Bằng – Những cây cười tiền chiến – Sài Gòn – 1971). Với tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng xứng đáng là “bậc thầy trào phúng”. Ở tác phẩm này, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung hài hước. Nhà văn có biệt tài khai thác những cái nghịch dị (grotesque), cái ngẫu nhiên trong cuộc sống. Hài hước nghịch dị trong tác phẩm Số đỏ chủ yếu là sự kết hợp những cái không thể kết hợp như bi – hài, giả – thật, đạo đức – vô đạo đức; ở kiểu hình tượng vật chất xác thịt như hình tượng em Chã, bà phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ; ở những nhân vật đeo mặt nạ dù không có lễ hội hóa trang nào: Cô Tuyết lẳng lơ luôn đeo mặt nạ đoan trang, bà phó Đoan dâm đãng lại đeo mặt nạ tiết hạnh khả phong. Cái hài trong tác phẩm thể hiện ngay ở cách đặt tên nhân vật: Bà phó Đoan nhưng không đoan chính; bà Văn Minh nhưng không văn minh, ông Typn tân tiến nửa vời; Minđơ, Mintoa cảnh binh hạng năm hay nhiễu sách. Ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện trong Số đỏ là thứ ngôn ngữ “đầu đường xó chợ”, thứ ngôn ngữ bị đuổi ra khỏi “salon, sách vở”. Trong tiểu thuyết Số đỏ, tiếng cười Vũ Trọng Phụng bật ra ở những đối tượng cụ thể. Đối với người dân bình thường thì tiếng cười gắn với cảm quan trào lộng, hài hước, bông lơn nhẹ nhàng. Nhà văn hài hước với sự thật thà của thầy tướng số, bông lơn với hành động của chị hàng mía, đùa vui với sự ngớ ngẩn của vú già... Nhưng đối với những đối tượng có tính chất tiêu điểm thì tiếng cười gầm thét, phẫn nộ, sâu cay. Nhà văn “hạ huyệt” đối tượng bằng những ngón đòn nghệ thuật “hạ yết” điêu luyện. Vũ Trọng Phụng có thói quen tô đậm chất hài hước nghịch dị ở ngoại hình nhân vật, đó là những chân dung văn học với dáng vẻ tự nhiên, lệch chuẩn. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn lớn, một hiện tượng văn học phức tạp cho rằng: “Người ta bật cười trước một vẻ mặt dị hình, ở đó có một tật xấu đã trở thành cố định, một tật xấu bị ngưng kết lại, cứng nhắc, máy móc, đồ vật hóa trên bộ mặt vốn linh hoạt của con người. Tất cả tài nghệ của nhà kí họa là nắm được cái tật xấu ấy mà phóng đại lên, tạo thành dị hình, dị tướng”[28;44]. Chân dung bà Phó Đoan được miêu tả với những nét hài hước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng