Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ...

Tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong vợ chồng a phủ

.PDF
117
1
57

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN QUANG CHUNG GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, những kết luận, nhận định là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Quang Chung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô giáo trong bộ môn Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành luận văn này. Phú Thọ, ngày 10 tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Chung iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài ............................................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................11 6. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................12 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH ..........................13 1.1. Bản chất của văn học ............................................................................................13 1.1.1. Văn học ...............................................................................................................13 1.1.2. Đặc trưng của văn học nghệ thuật ....................................................................14 1.2. Bản chất của điện ảnh...........................................................................................18 1.2.1. Nghệ thuật điện ảnh...........................................................................................18 1.2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh ....................................................................20 1.3. Mối quan hệ văn học – điện ảnh..........................................................................27 1.3.1. Sự tương đồng, khác biệt giữa văn học và điện ảnh.......................................27 1.3.2. Sự tương tác, hiệu ứng cộng sinh giữa văn học - điện ảnh ............................29 Chương 2. TRUYỆN NGẮN “VỢ CHỒNG A PHỦ” - ĐIỆN ẢNH TRONG VĂN HỌC ....................................................................................................................33 2.1. Tô Hoài và mảng sáng tác về đề tài miền núi ....................................................33 2.2. Vợ chồng A Phủ - mối giao thoa với điện ảnh ..................................................36 2.2.1. Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện trong Vợ chồng A Phủ ......................37 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả - tạo hình trong Vợ chồng A Phủ ....................................44 2.2.3. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Vợ chồng A Phủ .....49 Chương 3. PHIM “ VỢ CHỒNG A PHỦ” – VĂN HỌC TRONG ĐIỆN ẢNH .55 iv 3.1. Mai Lộc và điện ảnh cách mạng Việt Nam........................................................55 3.2. Vợ chồng A Phủ - sự kết giao nhuần nhuyễn văn học và điện ảnh .................57 3.2.1. Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo................................................57 3.2.2. Âm nhạc, hội họa trong phim Vợ chồng A Phủ ..............................................64 3.2.3. Hệ thống nhân vật – tiếp nhận và sáng tạo......................................................73 PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................82 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Trong gia đình nghệ thuật, văn học luôn có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là với điện ảnh. Văn học là cái kho vô tận, là nền móng đầu tiên, cung cấp “cái viết” cho điện ảnh. Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, điện ảnh kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố khác nhau của văn học, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, âm nhạc, khiêu vũ. Thành công của một tác phẩm điện ảnh là thành công của sự kết giao, hòa hợp giữa các ngành nghệ thuật. Chuyển thể một tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh là cả một chặng đường dài và cũng không kém phần phức tạp, đòi hỏi cả hai loại hình nghệ thuật này phải có sự tương tác lẫn nhau một cách hợp lí. 1.2. Vấn đề chuyển thể văn học - ảnh không còn là vấn đề xa lạ của nghệ thuật điện ảnh trong nước. Thực tế chứng minh hơn 60 năm qua điện ảnh Việt đã khá thành công trong chuyển thể từ tác phẩm văn học. Tính từ bộ phim chuyển thể thành công được coi là khởi đầu Lục Vân Tiên dựa theo truyện Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1957) đến nay, nhiều đạo diễn, biên kịch đã thể hiện được sức mạnh kết nối và khả năng tương hỗ giữa hai loại hình nghệ thuật này. Có thể kể đến một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể thành công từ văn học như: Chị Tư Hậu (chuyển thể từ truyện Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, 1963), Bến không chồng (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Dương Hướng, 2000), Người đàn bà mộng du (chuyển thể từ truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, 2003), Mê thảo thời vang bóng (dựa theo tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân), Long thành cầm giả ca (dựa theo bài thơ chữ Hán cùng tên của Nguyễn Du), Chuyện của Pao (khởi đầu từ Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - Đỗ Bích Thúy)... Vợ chồng A Phủ - tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ truyện ngắn cùng 2 tên của nhà văn Tô Hoài - đã được coi là một trong những bộ phim chuyển thể thành công. Bộ phim do xưởng phim Việt Nam sản xuất (Đạo diễn Mai Lộc) và đã được vinh danh trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973 với giải Bông sen bạc. Nghiên cứu về Vợ chồng A Phủ từ góc độ tự sự văn học và tự sự điện ảnh cũng là một cách minh định giá trị của tác phẩm từ nguyên gốc đến tác phẩm chuyển thể. Đây cũng là cách thức khẳng định tính giao thoa văn học - điện ảnh. 1.3. Chọn một lối đi đúng trong nghiên cứu các loại hình nghệ thuật là vô cùng cần thiết. Nhìn nhận mối quan hệ tương giao giữa văn học và điện ảnh cũng là một cách thức để khám phá tiếng nói riêng – chung giữa chúng. Vợ chồng A Phủ trên hai phương diện - truyện và phim – đều có những đặc sắc riêng về mặt giá trị loại thể, đồng thời cũng thể hiện dấu ấn cộng hưởng, tương tác rất rõ nét. Đây là một gợi ý hay cho chúng tôi khi định hướng nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong Vợ chồng A Phủ”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, là tấm gương tự học, miệt mài cống hiến, say mê lao động nghệ thuật cho đến tận những năm tháng cuối đời. Kể từ khi trình làng những tác phẩm đầu tay đến khi từ biệt cõi thế ông đã có hai phần ba thế kỉ gắn bó với văn nghiệp và để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ. Tô Hoài được ghi nhận không chỉ bởi tên tuổi xuất hiện trong nhiều thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự,...mà còn bởi chất lượng nghệ thuật của mỗi một sáng tác. Thành công nhất ở đề tài viết về miền núi, Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn xuất sắc viết về các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Những chuyến đi 3 thực tế dài ngày đã giúp nhà văn tích lũy vốn sống, tăng thêm tình cảm sâu nặng với nhân dân Tây Bắc. Vì sự gắn bó tình nghĩa, thủy chung này mà các sáng tác về đề tài vùng cao của ông ra đời như một sự trả ơn sâu sắc với người dân nơi đây. Nhiều tác phẩm về đề tài này gây được tiếng vang và tạo vị thế quan trọng trong sáng tác của ông. Tiêu biểu là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trong tập Truyện Tây Bắc. Điều đặc biệt từ khi Vợ chồng A Phủ được đạo diễn Mai Lộc chuyển thể thành phim thì lại càng nhận được nhiều sự thu hút, quan tâm từ phía độc giả. Mai Lộc vốn là một đạo diễn điện ảnh cách mạng và khá thành công trong mảng đề tài nói trên. Vợ chồng A Phủ cũng được coi là một mốc son trong sự nghiệp của ông. Với giải Bông sen vàng (1973), Vợ chồng A Phủ được giới nghiên cứu quan tâm cũng là điều dễ hiểu. 2.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ Trong nguồn mạch sáng tác cho dân tộc vùng cao Vợ chồng A phủ được đánh giá là một tác phẩm xuất sắc, đặc biệt trong việc thể hiện phong cách của Tô Hoài. Chính vì lẽ đó truyện ngắn này luôn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây là những nghiên cứu tiêu biểu nhất: Tác giả Vân Thanh đã dành một bài viết khá sâu sắc để khẳng định sự thành công của Tô Hoài, trước hết là vị trí bước ngoặt của tập Truyện Tây Bắc (đã từng được giải nhất về tiểu thuyết 1954 -1955 của Hội văn nghệ Việt Nam) trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác giả viết: “Cho đến nay phần thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của anh là những tác phẩm viết về miền núi... Truyện Tây Bắc ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài cả về mặt tư tưởng và mặt nghệ thuật. Đây là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến...” [14; 121]. Tác giả Huỳnh Lý có một cái nhìn khá toàn diện về Truyện Tây Bắc. Không chỉ đề cập tới chủ đề, nội dung tác phẩm, Huỳnh Lý còn có những 4 đánh giá sắc sảo về nghệ thuật: “Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình đầm ấm, ông không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh, một bài thơ”[14; 241]. Trong bài viết Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả Nguyễn Văn Long thấy “thành công của truyện trước hết ở nghệ thuật xây dựng nhân vật” và “tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao” [14; 256]. Bên cạnh đó tác giả khẳng định tài năng của Tô Hoài trong việc khắc họa đời sống tâm lí nhân vật: “tác giả đã diễn tả được những chuyển biến tính tế trong nội tâm nhân vật, nhưng vẫn giữ được tính chất tự nhiên, chân thực của con người miền núi trong các nhân vật của mình, tránh được cái nhìn đơn giản cũng như cách tô vẽ giả tạo khi viết về những con người miền núi”[14; 255]. GS. Hà Minh Đức trong lời giới thiệu “Tuyển tập Tô Hoài” (1987) cũng đưa ra lời kết luận đáng chú ý về sự gắn bó giữa nhà văn và nhân vật: “Tô Hoài đã miêu tả nhân vật của mình với tình cảm trân trọng, mến yêu, không có khoảng cách giữa tác giả và nhân vật”. Ông cũng nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Sự dung dị, ít nói, bút pháp thể hiện nội tâm qua hành động cũng là điều mà Hà Minh Đức nhấn mạnh trong bài viết [14; 140]. Với tham luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Tô Hoài về đề tài miền núi (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam) Nguyễn Long chỉ rõ: “Quan niệm nghệ thuật về con người mặc dù trải qua bao nhiêu đau khổ, có lúc tưởng như buông xuôi nhưng khi được giác ngộ, họ đã vươn dậy mạnh mẽ dưới ánh sáng cách mạng. Họ xuất hiện với tư cách là người công dân hơn là đối tượng thẩm mỹ” [14; 442]. Như vậy, nghiên cứu về Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài khá dày dặn. 5 Đây chính là tiền đề là thành tựu quan trọng mà thế hệ sau được kế thừa. 2.2. Nghiên cứu về bộ phim “Vợ chồng A Phủ” Bộ phim Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc ra đời lập tức thu hút được khá nhiều sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu, phê bình. Một vài ví dụ: - “Vợ chồng A Phủ - bộ phim từ tác phẩm để đời của Tô Hoài” (Tiểu Uyên) - “Bản mẫu của văn học – điện ảnh đề tài miền núi” (Thi Thi, http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Van-hoa) - “Những bí mật thú vị về phim Vợ chồng A Phủ” (Bích Đào https://www.nguoiduatin.vn) - “Vợ chồng A Phủ, độ chênh giữa truyện và phim” ( Đỗ Thành Dương - http://www.giaoduc.edu.vn) - “Vợ chồng A Phủ từ trang sách của Tô Hoài đến màn ảnh rộng” (Bích Ngọc - http://dantri.com.vn/)... Trong bài: “Vợ chồng A Phủ - bộ phim từ tác phẩm để đời của Tô Hoài”, tác giả Tiểu Uyên nhận định: “Sáng tác từng giúp Tô Hoài nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 đã được đưa lên màn ảnh nhỏ và trở thành bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Tác giả hết lời khen nhân vật nữ chính với khả năng diễn xuất của Đức Hoàn: diễn viên “đã trút bỏ hoàn toàn những kiểu cách của một tiểu thư khuê các Hà Thành để hóa thân thành một cô gái Mông thực thụ. Từ cách đi đứng, ngoáy mông, vuốt tóc cho tới quấn khăn theo kiểu người Mông” [44]. Cũng không có gì là khoa trương khi nhấn mạnh diễn xuất của Đức Hoàn. Bởi với vai diễn này bà đã nhận được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai năm 1973 Với “Vợ chồng A Phủ từ trang sách đến của Tô Hoài đến màn ảnh 6 rộng”, tác giả Bích Ngọc đã viết về sự thành công của bộ phim: “ cùng với những bộ phim nổi tiếng như Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu, Rừng xà nu, Số đỏ..., Vợ chồng A Phủ là một trong những bộ phim văn học xuất sắc của điện ảnh Việt Nam. Trong bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn, có nhiều chi tiết khác với nguyên tác văn học. Tuy vậy, những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo vẫn được giữ gìn nguyên vẹn [38]. Đa số các bài viết tập trung chỉ ra cái hay, cái còn tồn tại của bộ phim chuyển thể. Những khen – chê làm rộn diễn đàn không chỉ một thời này giống như một tất yếu về một hiện tượng đáng được quan tâm. Bên cạnh cái thành công được khẳng định, bộ phim cũng nhận được một vài tiếc nuối (khi nói về sự vênh lệch trong quá trình chuyển thể). Tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh: đó là sự kĩ tính không thể tránh khỏi khi độc giả đã ngấm quá sâu cái thành công của một tác phẩm văn học xuất sắc của một nhà văn có tiếng. 2.3. Nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ 2.3.1. Nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh Văn học và điện ảnh với mối nghệ thuật tương giao luôn là một vấn đề cuốn hút giới nghiên cứu và phê bình. Nhiều bài viết, công trình đã bàn về vấn đề này. Chẳng hạn như, Lý thuyết cải biên học - từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - trường hợp Kurosawa Akira của tác giả Đào Lê Na. Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh của Lê Cẩm Lượng; Tác phẩm chuyển thể nhiều mặt mạnh và yếu của Huyền Thanh; Ngoài ra, Phạm Hồng Thinh cho biết Cần tránh tùy tiện trong việc chuyển tác phẩm văn học sang điện ảnh của; Trịnh Đình Khôi khẳng định Tính chuyên nghiệp của điện ảnh; Hải Ninh Thử bàn về một số phong cách trong điện ảnh Việt Nam ... Như vậy, vấn đề chuyển thể đã không còn là mới và hiện nay đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thực sự khó khăn nếu muốn 7 thống kê chính xác con số những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim. Duy có một điều chắc chắn, những tác phẩm kinh điển ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc ít nhất một lần từng bén duyên với bộ môn nghệ thuật thứ bảy này. Kim Vân Kiều (chuyển thể từ Truyện Kiều - Nguyễn Du) là bộ phim chuyển thể đầu tiên của được công chiếu năm 1924 ở Việt Nam. Kể từ đó, văn học đã được nhìn nhận là mảnh đất tiềm năng thì vẫn còn khá hiếm. Mãi đến những năm đầu thế kỉ XX, vấn đề này được hâm nóng trong một số công trình. Năm 2009, Luận văn Từ tác phẩm văn học đến phim truyện điện ảnh của Trương Nữ Diệu Linh (Trường Đại học Khoa học và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) đã tìm hiểu khá cặn kẽ về thuật ngữ điện ảnh, sự tương tác giữa tác phẩm văn học và điện ảnh cũng như những kiến thức chung nhất về chuyển thể. Với luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự), Đỗ Thị Ngọc Diệp cũng đã cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về chuyển thể: “Khi chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh, người chuyển thể có thể vay mượn, tiếp thu nhiều yếu tố tự sự từ tác phẩm văn học gốc: đường dây cốt truyện chính; các chi tiết nghệ thuật đặc sắc; hệ thống sự kiện, biến cố; nhân vật và tính cách nhân vật... Một tác phẩm văn học có cốt truyện hay, tình tiết hấp dẫn, cấu trúc mới lạ, tính cách nhân vật sắc nét... luôn thu hút sự quan tâm của các nhà làm phim [46; 90]. Có thể kể thêm hai chuyên luận nghiên cứu về vấn đề này như: Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh (Nguyễn Nam); Về quá trình chuyển thể tiểu thuyết thành phim (qua tác phẩm Triệu phú ổ chuột) (Phạm Ngọc Hiền). Những nghiên cứu này đều có những phân tích và so sánh tác phẩm văn học gốc với phim chuyển thể để thấy những mối tương quan giữa chúng. 8 Năm 2014, TS. Phan Bích Thủy trong cuốn sách Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh đã đi sâu phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình chuyển thể, rút ra lý giải hữu ích, góp phần nâng cao nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh trong bối cảnh sáng tác phim truyện hiện nay. Chuyên luận đồng thời khảo sát được một số trường hợp chuyển thể thành công của điện ảnh Việt Nam từ trước đến nay. Công trình “Lí thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh- trường hợp Kurosawa Akira” của Đào Lê Na (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015) một lần nữa lại cung cấp cho chúng ta một lượng kiến thức mới mẻ về vấn đề chuyển thể, cải biên tác phẩm văn học sang điện ảnh. Gần đây, TS. Lê Thị Dương (2016) với công trình Chuyển thể văn học - điển ảnh (nghiên cứu liên văn bản) đã tiếp cận vấn đề chuyển thể từ lí thuyết liên văn bản. Cuốn sách cũng khai thác khá sâu những dạng thức của chuyển thể: chuyển thể trung thành và chuyển thể tự do. Bên cạnh đó, mối quan hệ mật thiết giữa văn học và điện ảnh luôn thu hút quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu: - Minh Trí (2002), “Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 12. - Hương Nguyên (2001), “Từ văn học đến điện ảnh”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2. - Phạm Vũ Dũng (1999), “Từ Văn học đến điện ảnh”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 6. Tác giả Tiểu Quyên (2012) trong bài viết Văn học - điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh đã nói về ảnh hưởng của mối quan hệ giữa văn học điện ảnh, đồng thời chỉ ra áp lực của các nhà làm phim từ công chúng khi chuyển thể một bộ phim từ tác phẩm văn học. Bài viết Chuyển thể văn học thành tác phẩm điện 9 ảnh: Khó để so sánh tác giả Mỹ Trân (2015) thì khái quát tình hình chung của một số bộ phim chuyển thể gần đây dưới sự đánh giá của người xem và của chính người hoài thai tác phẩm được chuyển thể. Song, đa số các ý kiến đồng thuận: phim là sự sáng tạo lại với những đặc trưng riêng của loại hình nghệ thuật mang tính trực tiếp chứ không phải là bản sao của nguyên tác. Dù nhìn nhận và đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau nhưng các bài viết đều khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh. 2.3.2. Nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong “Vợ chồng A Phủ” Trên phương diện tiếp nhận, nhiều đánh giá khen chê khá khắt khe khi đối sánh giữa thành công của truyện và phim. Có bàn định về nhân vật, về vai diễn, về sự phát triển của cốt truyện, về cả những hạn chế khi phim công chiếu… Tiểu Nhi, trong bài “Vợ chồng A Phủ” được Tô Hoài chắp cánh đã đưa ra nhận xét: nhà văn Tô Hoài đã viết về Mỵ, A Phủ với tất cả lòng yêu thương bằng một ngòi bút chan chứa tính nhân văn. Có những khác biệt giữa truyện và phim trong “Vợ chồng A Phủ” nhưng tài năng của nhà văn Tô Hoài thì không ai có thể phủ nhận [41]. Bài viết Vợ chồng A Phủ - từ trang sách đến màn ảnh của tác giả Nguyễn Hằng Nga đã nhấn mạnh đến sự thành công của chuyển thể: “Bộ phim đã mang đến một làn gió mới trong việc cảm nhận câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” đã trở nên quen thuộc với thế hệ độc giả. Cả truyện ngắn và phim đều là những thành công của Tô Hoài khi chính ông là người chắp bút để chuyển thể kịch bản thành phim”[40]. Phan Bích Hà cho rằng: “Trong bộ phim Vợ chồng A Phủ, các nhân vật được xây dựng đã có chiều sâu, và cá tính đã đậm nét hơn. Bộ phim khá thành 10 công với nghệ thuật biểu hiện mang sắc thái của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh các nhân vật đã có chiều sâu như Mị và người vợ cả được thể hiện khá đậm nét, thì nhân vật trung tâm A Phủ lại vẫn chưa “vượt thoát” được khỏi sự ảnh hưởng của mô hình”[12; 178]. Tác giả Bích Ngọc trong bài viết Vợ chồng A phủ từ trang sách đến màn ảnh rộng đã viết: “Vợ chồng A phủ là niềm tự hào của văn học điện ảnh Việt Nam. “Cú đúp” thành công trên trang sách và trên màn ảnh của Vợ chồng A Phủ là nhờ tài năng của nhà văn – nhà biên kịch Tô Hoài” [38]… Có thể nói, các bài báo, các nghiên cứu nói trên chủ yếu tập trung vào khẳng định tài năng của Tô Hoài. Một số nghiên cứu có “đụng chạm” ít nhiều đến chuyển thể, nhấn mạnh đến sự lan tỏa cộng hưởng khi Vợ chồng A Phủ được chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, nghiên cứu giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ một cách hệ thống, toàn diện thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này, vì đây là điều thực sự cần thiết. 3. Nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài 3.1. Mục tiêu - Tìm hiểu sự giao thoa giữa văn học - điện ảnh, trường hợp: Vợ chồng A Phủ. - Khẳng định giá trị của tác phẩm văn học Vợ chồng A Phủ, đánh giá về những thành công và hạn chế của bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên (đạo diễn Mai Lộc). 3.2. Nhiệm vụ - Xác lập tiền đề lí luận: văn học, điện ảnh, đặc trưng của văn học và điện ảnh; mối quan hệ văn học và điện ảnh. - Tìm hiểu sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong truyện ngắn Vợ 11 chồng A Phủ và bộ phim cùng tên. Cụ thể là: các yếu tố điện ảnh trong tác phẩm văn học và các yếu tố văn học trong tác phẩm điện ảnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng - Sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh, trường hợp Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và bộ phim cùng tên (đạo diễn Mai Lộc). 4.2. Phạm vi - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (trong tập truyện Tây Bắc, NXB Văn học, 1969). - Bộ phim Vợ chồng A Phủ Đạo diễn: Mai Lộc Nhà sản xuất: Xưởng phim chuyện Hà Nội Năm sản xuất: 1961 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt vấn đề nghiên cứu người viết đã sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành: Giúp người viết thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ ra được bản chất của văn học điện ảnh, từ đó làm rõ mối quan hệ, tính chất giao thoa được thể hiện trong “Vợ chồng A Phủ”. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Cũng được vận dụng triệt để trong khai thác các tài liệu liên quan đến nội dung luận văn. Từ việc phân tích những nghiên cứu về vấn đề chuyển thể, về cuộc đời nhà văn Tô Hoài, tuyến nhân nhân vật và kết cấu cốt truyện trong văn học và điện ảnh, người viết tổng hợp và đưa ra những ý kiến đánh giá riêng về việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh trên các phương diện đó. 12 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng để soi chiếu những thay đổi của tác phẩm điện ảnh so với nguyên gốc, nhằm tìm ra nguyên nhân, mục đích thay đổi của các nhà làm phim. Đồng thời giúp người viết thực hiện tốt nhiệm vụ khác khi triển khai vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu liên văn bản: cho thấy sự chuyển dịch ký hiệu của các văn bản trong mối tương tác giữa văn học với điện ảnh. - Phương pháp so sánh - loại hình: Dùng phương pháp so sánh - loại hình để tìm hiểu cái giống và khác nhau giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh. - Thao tác thống kê, phân loại được vận dụng tập hợp ngữ liệu, chỉ ra các khía cạnh tương ứng và khác biệt trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh Chương 2: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - điện ảnh trong văn học Chương 3: Phim “Vợ chồng A Phủ” - văn học trong điện ảnh 13 Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH Nghệ thuật là quá trình sáng tạo ra những sản phẩm (vật thể, phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mĩ, văn hóa,… tác động tới người thưởng thức trên nhiều phương diện. Nghệ thuật là sản phẩm kì diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Trong các loại hình nghệ thuật, văn học và điện ảnh là hai loại hình được coi là có mối lương duyên kỳ diệu và đáng chú ý nhất. Vậy văn học và điện ảnh thực sự là gì? Mối quan hệ, khả năng tương tác giữa chúng? Chúng tôi sẽ dành toàn bộ chương 1 để tìm hiểu những vấn đề này. 1.1. Bản chất của văn học 1.1.1. Khái niệm văn học Theo từ điển Tiếng Việt: văn học “là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người” [31; 1100]. Với tư cách là bộ môn nghệ thuật (lấy con người và các vấn đề đời sống xã hội liên quan đến con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy việc xây dựng hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng), văn học nhận thức thế giới, xã hội, con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ của nó trên phương diện thẩm mĩ. Không phải lúc nào văn học cũng trực tiếp miêu tả con người nhưng dù thế nào chăng nữa con người vẫn luôn là đối tượng trung tâm của văn học. Đặc biệt, văn học không phản ánh đời sống con người một cách máy móc, loại hình nghệ thuật này còn phản ánh, ca ngợi, hình tượng hóa mơ ước, khát vọng, tâm tư, tình cảm trong chiều sâu thăm thẳm của thế giới tâm hồn con người. Văn học còn có khả năng chiếm lĩnh không gian thời gian, mở rộng biên độ phản ánh đời sống. Văn học cũng khiến các ngành nghệ thuật khác ganh tị ở khả năng tái hiện lời nói cũng như 14 tư tưởng của con người. 1.1.2. Đặc trưng của văn học nghệ thuật Làm nên tính đặc trưng riêng biệt của văn học chính là yếu tố ngôn từ. Với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của mình, ngôn từ đã tạo ra thành công của loại hình nghệ thuật này. 1.1.2.1. Tính phi vật thể của ngôn từ văn học Với chất liệu là ngôn từ, văn học phát huy thế mạnh với các hình tượng “phi vật thể”, đưa người đọc thâm nhập vào thế giới của cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng, liên tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi truyền đạt được. Không ai có thể nhìn hình tượng văn học bằng con mắt thật, bên ngoài, nó chỉ bộc lộ qua cái nhìn sâu thẳm bên trong. Ngôn ngữ với tác động “ma thuật” của nó đã dẫn dắt người đọc đồng sáng tạo với nhà văn, từ đó, góp phần tạo tiếng nói đa thanh, đa chiều cho tác phẩm. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng văn học không thể cảm nhận trực tiếp bằng thính giác ( như khi ta nghe một bản nhạc), thị giác (như khi ta xem một bức tranh)... Ở đây, văn học cần độc giả tưởng tượng suy ngẫm và chỉ ra cái hình tượng, hàm ý nghệ thuật sâu xa mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm. Tuy nhiên, ngôn ngữ cùng sự sáng tạo giúp các nhà văn có thể tạo ra cả những cái hữu hình và cái vô hình để người đọc cảm nhận bằng mọi giác quan. Như trong bài thơ Tương ứng của Baudlaire: “Có những mùi hương thơm mát như da thịt trẻ con/ êm nhẹ như tiếng sáo xanh mướt như cỏ non...”, chúng ta có thể cảm nhận được sự chuyển đổi của nhiều giác quan, người đọc cảm nhận trong không gian tương ứng từ thị giác đến thính giác thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống. Ngôn ngữ của văn học là ngôn ngữ độc đáo có tính chất nội chỉ, biểu hiện cái thế giới được hư cấu trong tâm hồn của người và trong văn bản. Ngôn ngữ mở ra hình ảnh ở trong tâm trí, phát huy trí tưởng tượng, trường liên tưởng của mỗi chúng ta. 15 Như vậy, tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ là một đặc điểm tiêu biểu để phân biệt văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Đặc tính này giúp cho nhà văn mở rộng được hiện thực da dạng, cùng với sự liên tưởng phong phú của con người. 1.1.2.2. Khả năng miêu tả đời sống, tâm lí nhân vật Ngôn ngữ văn học có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngôn ngữ đã giúp nhà văn khai thác thế giới tinh thần, khám phá những suy tư phức tạp, những xúc cảm, rung động tế vi nhất của lòng người. Cảm xúc, tâm trạng, trạng thái tâm lý bất kỳ nào đó của con người cũng cung cấp cho nhà văn những thông tin, dữ liệu, góp phần tạo nên những kiệt tác, những bức tranh hiện thực một cách cụ thể, sinh động. Đây là một lợi thế của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Tâm lí được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhân vật. Tâm lí là cái thể hiện khả năng độc lập về nhân cách của một cá thể người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Dĩ nhiên, trong giai đoạn văn học chưa phát triển, yếu tố tâm lý không đóng vai trò quan trọng trong sự tả, kể về con người. Điều này được minh chứng trong hệ thống nhân vật của các tác phẩm tự sự dân gian, khi yếu tố tâm lí hầu như không xuất hiện. Ngay cả tiểu thuyết thời trung đại, hầu như các nhà văn cũng chưa có ý thức làm rõ trạng thái tinh thần của nhân vật. Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung không miêu tả tâm trạng của Lưu Bị sau trận hỗn chiến Tương Dương. Cảm xúc hỗn độn, suy tính đắn đo của nhân vật chỉ được đọc, đoán, nhận biết thông qua hành động Lưu Bị ném A Đẩu xuống đất... Càng về sau, khi văn học đã phát triển thêm một bước mới, mối quan tâm đối với tâm lý nhân vật càng được chú ý. Văn học Tây Âu thế kỷ XVIII đã tạo được một bước tiến lớn trong khả năng phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật. Những tác phẩm như Julie hay là nàng Héloise mới của J.J. Rousseau, Những nỗi đau của chàng Verter của J.V.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng