Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh...

Tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

.PDF
126
1
149

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ----------------------- ĐÀM NGỌC HUYỀN GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH TRONG “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSPNgữ văn Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng MỤC LỤC Phú Thọ, 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Đàm Ngọc Huyền Nhận xét của GVHD ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô đã đưa ra những góp ý cụ thể cho công trình và luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trong nhà trường, quý thầy, cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và văn hóa du lịch đặc biệt là thầy, cô giáo trong bộ môn Ngữ văn vì đã nhiệt tình, tận tâm dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ và đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thâ đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơi! Việt Trì, ngày 30 tháng 05 năm 2020 Tác giả Đàm Ngọc Huyền iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 9 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 10 6. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 10 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................. 11 8. Bố cục của khóa luận: ................................................................................. 11 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH .............. 12 1.1. Bản chất của văn học................................................................................ 12 1.1.1. Khái niệm văn học ................................................................................ 12 1.1.2. Đặc trưng của văn học nghệ thuật ......................................................... 13 1.2. Bản chất của điện ảnh .............................................................................. 16 1.2.1. Nghệ thuật điện ảnh .............................................................................. 16 1.2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh ......................................................... 18 1.3. Mối quan hệ văn học – điện ảnh .............................................................. 20 1.3.1. Sự tương đồng, khác biệt giữa văn học và điện ảnh ............................. 21 1.3.2. Sự tương tác, hiệu ứng cộng sinh giữa văn học – điện ảnh .................. 22 Chương 2. TRUYỆN DÀI TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH ĐIỆN ẢNH TRONG VĂN HỌC ................................................................. 26 2.1. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ..................................................... 26 2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp........................................................................... 26 2.1.2. Mảng sáng tác về đề tài tuổi mới lớn .................................................... 28 2.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- mối giao thoa với điện ảnh ............... 31 2.2.1. Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ............................................................................................................... 31 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả- tạo hình trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” . 41 iv 2.2.3. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”........................................................................................................... 45 Chương 3. PHIM “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH”- VĂN HỌC TRONG ĐIỆN ẢNH ........................................................................... 48 3.1 Đôi nét về đạo diễn Victor Vũ .................................................................. 48 3.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp............................................................................ 48 3.1.2. Các tác phẩm chuyển thể từ văn học của Victor Vũ ............................. 49 3.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- sự kết giao nhuần nhuyễn giữa văn học và điện ảnh ...................................................................................................... 51 3.2.1. Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo ...................................... 51 3.2.2. Âm nhạc, hội họa trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ......... 59 3.2.3. Hệ thống nhân vật- tiếp nhận và sáng tạo ............................................. 67 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................. 76 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong Giáo trình mỹ học, nhà mỹ học hiện đại M.F Ôpxiannhicôp đã đưa ra một bảng danh mục gồm 13 loại hình nghệ thuật: “Văn học nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, hội họa, đồ họa, âm nhạc, nghệ thuật nhảy múa, sân khấu, nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, vô tuyến truyền hình, nghệ thuật tạp kỹ và xiếc.” [12, tr.383]. Giữa chúng ít nhiều đều có tác động qua lại lẫn nhau một các hài hòa để tạo nên những tác phẩm đặc sắc trên mọi loại hình. Điều làm tôi ấn tượng nhất đó chính là sự bén duyên giữa văn học và điện ảnh, mối quan hệ giữa hai loại hình này đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu. Văn học như mang trong mình tất cả các yếu tố của các loại hình nghệ thuật khác, nó như một điểm giao thoa của nhiều loại hình nghệ thuật. Điện ảnh ra đời khá muộn do đó nó đã được tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, thành quả của các loại hình nghệ thuật ra đời trước đó. Môn nghệ thuật thứ bảy là kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố khác nhau của âm nhạc, khiêu vũ, điêu khắc, sân khấu,... đặc biệt là các yếu tố văn học. Văn học và điện ảnh có mối quan hệ qua lại, gắn bó với nhau, trong văn học có yếu tố điện ảnh và ngược lại, trong điện ảnh cũng có những yếu tố của văn học. Quá trình chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Tôi thấy sự kết hợp hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật là yếu tố khá quan trọng trong việc tạo nên thành công của tác phẩm. 1.2. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người cũng có những nhu cầu mới để phục vụ cho đời sống của họ. Họ tự mình tìm tòi, phát minh ra những thể loại mà chúng ta tưởng chừng không thể. Một trong số đó là việc làm phim, và kì diệu hơn là họ còn có thể kết hợp nhuần nhiễn các loại hình nghệ thuật với nhau để tạo ra một thước phim hay. Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh không còn là vấn đề xa lạ, nó đã và đang là hiện tượng phổ biến trong đời sống văn hóa nghệ thuật trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên thế giới, rất nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh 2 như: Đôn Kihote (Miguel de Cervantes Saavedra, 1605, văn học Tây Ban Nha), Chiến tranh và hòa bình (Lev Nikolayevich Tolstoy, 1865, văn học Nga), Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, 1936, văn học Mỹ), hay như tứ đại danh tác của Trung quốc: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng (được chuyển thể từ các tác phẩm tiểu thuyết cùng tên lần lượt của tác giả: La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần),... Ở Việt Nam, hơn 60 năm qua điện ảnh Việt cũng khá thành công trong việc chuyển thể tác phẩm văn học. Được coi là bộ phim chuyển thể đầu tiên Kim Vân Kiều (chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, 1924), Lục Vân Tiên (dựa theo truyện Nôm cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu (1957). Đến nay, nhiều đạo diễn, nhà làm phim đã khai thác một cách triệt để sức mạnh kết nối và khả năng tương tác, hỗ trợ giữa hai loại hình nghệ thuật này. Chúng ta có thể kể đến các tác phẩm chuyển thể thành công từ tác phẩm văn học như: Vợ chồng A Phủ (chuyển thể từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, 1961), Chị Tư Hậu (chuyển thể từ tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, 1963), Chị Dậu (chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, 1980), hay Làng Vũ Đại ngày ấy (chuyển thể từ các tác phẩm: Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, 1983), Cánh đồng bất tận (chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư),... Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là tác giả có số lượng tác phẩm được chuyển thể nhiều nhất với hàng hoạt tác phẩm đã và đang chuyển bị được bấm máy như: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Ngồi khóc trên mây, Kính vạn hoa,... đặc biệt là tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tên tiếng Anh: Yellow Flowers on the Green Grass) – tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim được hợp tác sản xuất bởi Galaxy Media & Entertainment, Saigon Concert, PS Việt Nam, hãng phim Phương Nam & truyền hình K+ với sự đầu tư của Cục điện ảnh Việt Nam, do Victor Vũ làm đạo diễn. Chỉ sau một tháng công chiếu tác phẩm điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã đạt hơn 70 tỷ đồng, được xếp vào hàng những bộ phim ăn 3 khách nhất của điện ảnh Việt Nam từ trước đến nay. Bộ phim đã đoạt giải đặc biệt trong liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF), năm 2016. Nhìn từ góc độ tự sự văn học và tự sự điện ảnh để nghiên cứu về Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng là một cách minh định giá trị của tác phẩm từ nguyên tác đến tác phẩm chuyển thể. Đây cũng là hướng đi giúp chúng ta có thể khẳng định tính giao thoa văn học và điện ảnh. 1.3. Với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh tôi mong muốn được khám phá sâu hơn vào hai lĩnh vực này, để tự bổ sung cho mình những kiến thức quý báu, những vẻ đẹp bí ẩn đằng sau mỗi tác phẩm văn học được chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh. Đặc biệt là mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh, giữa chúng có những nét tương đồng cũng có điểm khác biệt và điều đó làm tôi hứng thú với việc tìm hiểu hơn bao giờ hết. Tôi lựa chọn tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh để nghiên cứu trên hai phương diện- truyện và phim- qua đó thấy được giữa chúng có những nét gần gũi mang dấu ấn cộng hưởng, sự tương tác rõ nét, song chúng cũng không ít những nét khác biệt, có những đặc sắc riêng về mặt giá trị thể loại. Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như lý do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã thu hút sự quan tâm của độc giả và các nhà phê bình văn học. Đặc biệt, khi tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sau khi xuất bản Nguyễn Nhật Ánh đã giành được nhiều lời khen có cánh thông qua các bài nhận xét, bài báo phỏng vấn, đăng trên báo, tạp chí, cập nhật trên mạng internet,... Chính những bài viết này đã chứng minh rằng: Nguyễn Nhật Ánh đã gây được thiện cảm và sự yêu mến từ tác phẩm văn chương, mộc mạc, tự nhiên, đời thường,.. nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong bài Nguyễn Nhật Ánh, hiệp sĩ của tuổi thơ đã nhận xét tính nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tính dí dỏm, hài hước, lạc quan 4 và nó bắt nguồn từ thái độ nhẹ nhõm, lạc quan với cuộc đời của ông: “Tôi quan niệm cuộc đời con người vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa. Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn...” [7, tr.15,16] Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu bạn đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của trẻ em, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình”. [6, tr.39] Luận văn Đặc sắc trong truyện dài Nguyễn Nhật Ánh của thạc sĩ Nguyễn Thái Sơn đã nghiên cứu về đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh khẳng định vị trí của ông ở mảng đề tài truyện viết cho thiết nhi: “Trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em được làm những điều mà chúng muốn, được “sai lầm” mà ít bị nhà văn phán xét. Và vì thế trong thế giới tuổi thơ trong trẻo đó chúng được thiết lập lại trật tự thế giới theo ý mình”. [34, tr.8] Trong lời giới thiệu sách trên trang nhận xét: “Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đầy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo”. [28; tr. 2] Đào Thị Thanh Hải với nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh làm rõ thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đặc biệt là thế giới nhân vật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: “Hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh là những con người hướng thiện, những con người biết phân biệt tốt, xấu, biết bênh vực cái tốt, cái đẹp, và căm ghét cái xấu, cái ác”. [31, tr.57] Hồ Hà Hải Yến (Lớp 7A, trường THCS Nguyễn Thị Lựu) trong cuộc thi 5 cảm nhận về tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh có cảm nhận: “Đọc không biết bao nhiêu quyển của Nguyễn Nhật Ánh rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới cảm thấy tuổi thơ đang đua nhau về trong kí ức của mình. Câu chuyện được viết với những từ đơn giản, ngộ nghĩnh, và mộc mạc trong lời nói ở những đứa trẻ đã làm thấm đẫm được tình cảm của bao người đọc, lấy đi nhiều nụ cười xen lẫn với giọt nước mắt cảm thương” [26, tr. 1] Bài viết review sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Ký ức tuổi thơ ùa về” nhận xét: “ Tác phẩm đi vào lòng đọc giả bởi lối viết giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình cảm. Lối viết không cầu kì, phức tạp nhưng từng chữ dường như đưa người đọc thâm nhập vào mạch câu chuyện”. [23; tr 1] Trên đây là một số công trình nghiên cứu cũng như những bài viết về tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh dù trên phương diện nội dung hay nghệ thuật thì đều cho chúng ta thấy Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn tài năng và có một tình yêu mãnh liệt dành cho thiếu nhi. 2.2. Nghiên cứu về bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” Cũng giống với truyện, phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ ngay từ khi ra mắt đã đạt được nhiều tiếng vang lớn. Không chỉ vậy nó còn là tâm điểm chú ý của công chúng, của giới nghiên cứu, phê bình. - “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: thành công từ sự phản quy tắc” (Nguyễn Thị Huệ Ninh, khoavanhue.husc.edu.vn) - “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khác gì truyện?” (Phan Nhật Nhi, https://news.zing.vn) - “Tuổi thơ trong vắt ở Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (Phan Cao Tùng, https://thanhnien.vn) - “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ai cũng có một tuổi thơ để tìm về” (Hữu Thắng, https://reviewphim.vn)... Trong bài viết: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tranh giải Cánh diều vàng 2016”, tác giả Vũ Văn Việt có nhận xét: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trở thành hiện tượng của điện ảnh trong nước. Bộ phim chuyển thể của đạo diễn Victor Vũ thu về hơn 80 tỷ đồng sau khi công chiếu. Tác phẩm đánh dấu sự 6 thành công của các phim hợp tác giữa cục điện ảnh trong nước và hãng phim tư nhân. Phim được xếp vào danh sách mười sự kiện văn bản tiêu biểu của năm và giành giải thưởng quan trọng nhất ở liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 “Bông sen vàng” – cho phim điện ảnh”. [25, tr. 3] Với bài “ Nguyễn Nhật Ánh của : Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là thành công của Victor Vũ” tác giả Thoại Hà đã phỏng vấn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Anh xem phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mấy lần và cảm xúc mỗi lần xem như thế nào?” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã trả lời rằng: “Tôi xem phim ba lần, lần đầu tiên vào cuối tháng 10. Xem lần đầu, tôi không tránh khỏi cảm giác so sánh phim với truyện, mặc dù tôi không có ý định đó, chỉ là do tâm lý tự nhiện thôi. So sánh như vậy, có phần bất công cho phim. Vì bất cứ ai nếu đã đọc truyện rồi (huống hồ tôi là tác giả) đều cảm thấy phim thiếu chỗ này, thừa chỗ kia so với tác phẩm văn học... Nhưng lần sau, khi cảm giác so sánh nhạt đi, đi xem phim như xem một tác phẩm độc lập, tôi thấy phim hay hơn so với khi xem những lần đầu”.[24; tr. 2] Hầu hết các bài viết đều dành những lời khen ngợi dành cho bộ phim. Tuy nhiên bên cạnh những lời khen vẫn tồn tại những lời nhận xét chưa thực sự hài lòng những tiếc nuối mà bộ phim chưa thể chuyển tải hết được của đạo diễn Victor Vũ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự so sánh, đánh giá và nhận xét không tránh khỏi của công chúng khi họ đã quá yêu tác phẩm văn học xuất sắc của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. 2.3. Nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” 2.3.1. Nghiên cứu về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh Trong giới nghiên cứu, phê bình vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh luôn lôi cuốn họ và đây và vấn đề nóng bỏng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở nước ta tác phẩm Kim Vân Kiều (chuyển thể từ Truyện Kiều – Nguyễn Du) được coi là bộ phim chuyển thể đầu tiên được công chiếu vào năm 1924. Dần về sau ngày càng có nhiều tác phẩm chuyển thể ra đời và vấn đề này ngày càng được đón nhận và sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Đã có rất 7 nhiều công trình nghiên cứu, cũng như những bài viết bàn luận về vấn đề này. Ví dụ như, Từ tác phẩm điện ảnh đến tác phẩm điện ảnh của TS. Phan Bích Thủy; Khi nhà văn viết kịch bản của Nguyễn Ngọc; Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh; Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) củaĐỗ Thị Ngọc Diệp hay công trình “Lí thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh- trường hợp Kurosawa Akira”,... Năm 2011, Trần Luân Kim đã có những đúc kết trong nhận thức điện ảnh, lí luận sâu sắc về điện ảnh với văn học: “Tính văn học trong điện ảnh là chiếm vị trí mấu chốt vì nó quyết định nội dung của tác phẩm, đồng thời cũng quyết định hình thức thể hiện thông qua việc xác lập thể loại và xây dựng hình tượng nhân vật” [26, tr.23] tác giả khẳng định văn học giữ vai trò rất quan trọng trong việc chuyển thể một bộ phim. Hay nhà văn Chu Lai, ông có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã được đưa lên màn ảnh, nhận xét rằng: “Một tác phẩm điện ảnh hay bao giờ cũng có một giá trị văn học... Văn học là cái nền, điện ảnh bay lên từ cái nền vững chắc đó” [33, tr.8] Với những công trình nghiên cứu nói trên chúng ta thấy vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh không còn mới và nó trở nên phổ biến trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chúng ta không thể thống kê một cách chính xác đã có bao nhiêu tác phẩm chuyển thể thành phim. Giẫu vậy chúng ta có thể chắc chắn một điều những tác phẩm văn học được chuyển thể đều là những tác phẩm mang một giá trị nhất định của nó. Không chỉ có những công trình nghiên cứu lớn mới quan tâm đến vấn đề này mà trên các trang mạng xã hội, hay các diễn đàn, phim chuyển thể từ văn học cũng là vấn đề được các độc giả quan tâm với những bài viết tiêu biểu như: - Phạm Vũ Dũng (1999), “Từ Văn học đến điện ảnh”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2. - Minh Trí (2002), “Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh”, Tạp chí văn học nghệ thuật, số 12. 8 - Mai Hoàng (2017), “Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học: Cần sự cộng hưởng”, Báo Đà Nẵng online. - Hồ Sơn (2018), “Khi văn học và điện ảnh kết giao”, Báo Sài Gòn giải phóng online. Ngoài những công trình và bài viết nói trên còn rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đền giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Với bài viết nào thì cũng cho ta thấy mối quan hệ mật thiết giữa hai loại hình nghệ thuật này. 2.3.2. Nghiên cứu về mối giao thoa văn học và điện ảnh trong “Tôi thấy học vàng trên cỏ xanh” Một tác phẩm hay không tránh khỏi việc được mang ra bàn tán và mổ xẻ. Đa số sẽ nhận được những ý kiến tích cực từ công chúng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ý kiến tỏ ý chưa hài lòng với tác phẩm phim chuyển thể. Phan Nhật Phi với bài viết Những tiếc nuối khi xem phim “Hoa vàng trên cỏ xanh”, nhìn chung tác giả vẫn bày tỏ lòng khen ngợi tác phẩm của đạo diễn Victor Vũ. Cùng với đó, tác giả của bài viết cũng chỉ ra một số vấn đền gây tiếc nuối của phim khi không chuyển tải hết những tình tiết, đánh rơi các nhân vật hấp dẫn khác trong truyện từ tác phẩm truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh: “ Không ít độc giả từng đọc nguyên tác của Nguyễn Nhật Ánh cho rằng Victor Vũ mới chỉ được 1/3 của chặng đường chuyển thể tác phẩm lên phim”[19; tr.3]. Trong bài viết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Đẹp nhưng vì nhà nước đặt hàng? Của tác giả Âu Nguyễn tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của những cảnh quay trong phim: “Khi làng quê phải mùa lũ lụt, đạo diễn nhấn mạnh vào nhiều cảnh quay như con trâu chết nằm ngửa, nước ngập trắng trời mà lại thiếu đi số phận của những con người. Chỉ riêng cảnh gia đình Thiều ngồi ăn cháo cùng nhau thì chưa thể hiện rõ sự cơ cực”[20; tr.2]. Không chỉ vậy tác giả bài viết còn nhận xét tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Victor Vũ vẫn còn quá “an toàn”. Trên đây là những hạn chết nhất định của tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Victor Vũ, nhưng đây chỉ là phần thiểu số của công chúng khi xem phim. Hầu hết mọi người đều dàng cho bộ phim những lời khen ngợi và thiện 9 cảm vô cùng to lớn, để từ đó chúng ta dành cho Nguyễn Nhật Ánh một sự khâm phục khi ông có tác phẩm đi sâu vào tiềm thức của từng đọc giả khi xem hoặc đọc truyện. Có thể nói các nghiên cứu, bài báo mà tôi nói trên chỉ tập chung vào khẳng định tài năng của Nguyễn Nhật Ánh cũng như đạo diễn Victor Vũ. Họ chỉ có ý nhận xét, đánh giá khen chê hai tác phẩm văn học và điện ảnh. Cũng có một số bài viết, những công trình nghiên cứu ít nhiều nhắc đến vấn đề chuyển thể hay sự cộng hưởng của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chuyển thể thành phim. Tuy nhiên việc nghiên cứu giao thoa giữa tác phẩm văn học và điện ảnh trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh một cách toàn diện, hệ thống thì chưa có công trình nào nhắc đến. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài này vì theo tôi đây là vấn đề thật sự cần thiết để hiểu hơn về tính văn học, tính điện ảnh có trong tác phẩm văn học cũng như tác phẩm chuyển thể. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1.Ý nghĩa khoa học Nếu thành công về mặt nghiên cứu, khóa luận sẽ góp phần làm rõ hơn về mối giao thoa giữa văn học và điện ảnh nói chung và trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai yêu thích văn học và điện ảnh trong việc tìm kiếm, hình thành và thực hiện những ý tưởng của mình. Rút ra được những bài học, những kinh nghiệm để có thể đánh giá về một tác phẩm một cách đúng đắn. 4. Mục đích nghiên cứu - Tiếp cận và tìm hiểu sự giao thoa giữa văn học – điện ảnh trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh để thấy được tính điện ảnh có trong tác phẩm văn học và ngược lại tính văn học có trong tác phẩm điện ảnh. - Khẳng định được giá trị của tác phẩm văn học Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng như đánh giá về những thành công và hạn chế của tác phẩm điện 10 ảnh được chuyển thể từ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (Victor Vũ đạo điễn). Từ đó khẳng định tài năng của Nguyễn Nhật Ánh cũng như đạo diễn Victor Vũ. - Qua đó có những thước đo chuẩn xác khi xem và đánh giá một bộ phim chuyển thể. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập tiền đề lí luận: văn học, điện ảnh, đặc trưng của văn học và điện ảnh; mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh - Tìm hiểu sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và tác phẩm điện ảnh cùng tên. Cụ thể là: các yếu tố điện ảnh trong văn học và các yếu tố văn học trong tác phẩm điện ảnh. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp liên ngành: Đối tượng nghiên cứu ở đây là sự giao thoa cũng như mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Do đó, khi thực hiện đề tài này tôi kết hợp với phương pháp này để chỉ ra bản chất của văn học và điện ảnh, từ đó chỉ ra sự giao thoa, mối quan hệ được thể hiện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tôi vận dụng chúng để khai tác các bài viết, công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài của tôi. Từ việc phân tích đó tôi tổng hợp và đưa ra ý kiến riêng của mình. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Dùng phương pháp này giúp tôi thấy được những thay đổi của tác phẩm điện ảnh so với nguyên tác nhằm tìm ra nguyên nhân, mục đích mà cá nhà làm phim thay đổi. - Phương pháp so sánh - loại hình: Phương pháp này giúp tôi thấy được sự giống và khác nhau giữa hai loại hình văn học và điện ảnh. - Thao tác thống kê, phân loại: Dùng để tập hợp ngữ liệu, giúp việc chỉ ra các mặt tương ứng và khác biệt trong tác phẩm văn học cũng như điện ảnh dễ dàng hơn. 11 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7.1. Đối tượng - Sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tác phẩm văn học Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm điện ảnh cùng tên (đạo diễn Victor Vũ). 7.2. Phạm vi - Truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh (NXB Trẻ, 2010). - Bộ phim: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Đạo diễn: Victor Vũ Nhà sản xuất: Galaxy Media & Entertainment, Saigon Concert, PS Việt Nam, hãng phim Phương Nam & truyền hình K+. Năm sản xuất: 2015 8. Bố cục của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài có ba chương: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh Chương 2: Truyện dài “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – điện ảnh trong văng học. Chương 3: Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – văn học trong điện ảnh. 12 Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH Nghệ thuật là hình thức đặc biệt để con người cảm nhận và tư duy về cuộc sống, nó chứa đựng các giá trị lớn của con người như tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ,... giúp cho đời sống của chúng ta có sự sống, có nhịp đập. Trong gia đình nghệ thuật có rất nhiều loại hình nghệ thuật đạt được những thành tựu, thành công nhất định, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh. Hai lại hình nghệ thuật này có sự nên duyên diệu kỳ và nhận được rất nhiều sự quan tâm nhất. 1.1. Bản chất của văn học 1.1.1. Khái niệm văn học Theo từ điển Tiếng Việt: “Văn học là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống con người” [11, tr.1100]. Văn học giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các loại hình nghệ thuật bởi ngôn ngữ của văn học làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật (làm lời bài hát, kịch bản cho sân khấu, lời bình cho các phim tài liệu,...) “Văn học là nhân học”(M.Gorki), là câu chuyện về cuộc sống, về cõi nhân sinh. Văn học đề cập đến mọi phương diện của đời sống hiện thực, có khả năng phản ánh linh hoạt, nhanh nhạy và đầy đủ, chính xác đến mọi góc cạnh, tính cách của nhân vật hoặc cuộc sống xã hội. Do sử dụng ngôn từ làm chất liệu, nên văn học gắn với kiểu hình tượng phi vật thể có khả năng tác động vào trí tuệ và sự liên tưởng của con người. Ngoài ra nó còn có khả năng tạo hình và có khả năng biểu hiện đa dạng, không chỉ mô tả con người với những hành động cụ thể trong một khoảng khắc hay quá trình mà nó còn có thể nói rõ và đầy đủ những tư tưởng, tình cảm của con người một cách tinh vi và sâu sắc. Văn học hình tượng hóa những tâm tư, tình cảm, những ước mơ, khát vọng thầm kín của con người. Văn học không chịu sự hạn chế bởi yếu tố không gian và thời gian, thời gian của văn học thì đa dạng, nhiều chiều, nhiều lớp còn không gian trong văn học được tính theo thời gian vật lý, song song với đó là sự hiện diện của không gian tâm tưởng. Văn học giúp con người tìm được người bạn tri kỉ, đồng 13 điệu về mặt tâm hồn, được tự do bộ lộ cá tính, trí tưởng tượng của mình. 1.1.2. Đặc trưng của văn học nghệ thuật Xét đến cùng đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật đều bắt nguồn từ chất liệu của nó. Chẳng hạn, chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của âm nhạc là giai điệu và tiết tấu, vũ đạo là hình thể và động tác,... Còn với văn học nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu. 1.1.2.1. Tính hình tượng gián tiếp Tính “hình tượng gián tiếp” nó vừa là sản phẩm của sự tưởng tượng trong quá trình sáng tác của tác giả, vừa là sản phẩm của đọc giả trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Chất liệu của các loại hình nghệt thuật cơ bản như hội họa, âm nhạc, múa,..chúng đều đề tồn tại ở trạng thái thể vật chất, có tính hình tượng trực tiếp. Nghĩa là chúng ta có thể nghe, nhìn chúng một cách trực tiếp. Ví dụ với âm nhạc chúng ta có thể trực tiếp dùng thính giác của chúng ta để nghe bài hát Cô gái mở đường, hội họa chúng ta trục tiếp dùng thị giác để nhìn những bức tranh Đông Hồ, tứ bình,... Sau khi nghe nhìn chúng ta có thể thả sức tưởng tượng từ vốn hình ảnh, âm thanh trực quan ban đầu. Trái lại, ngôn từ không phải là vật chất hay vật thể mà nó chỉ là những kí hiệu. Do đó, hình tượng mà văn học xây dựng không thể nghe nhìn một cách trực quan mà từ những kí hiệu ngôn ngữ đó chúng được liên hệ, tưởng tượng dần lên trong đầu người đọc, người nghe. Tính “hình tượng gián tiếp” hay còn gọi là tính hình tượng “phi vật thể” giúp thế giới trong các tác phẩm văn học trở nên sinh động, đầy màu sắc, có tiếng nói đa thanh, đa chiều. Ngôn từ là công cụ duy nhất giúp nhà văn tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh kết hợp với trí tưởng tượng nhà văn có thể sáng tạo ra các tác phẩm văn học không chỉ biểu hiện thế giới thực mà còn biểu hiện cả thế giới bên trong con người và thế giới vĩ mô. Khi đọc một tác phẩm văn học các độc giả cần phải có sự tư duy, trí tưởng tượng phong phú và cảm nhận bằng mọi giác quan để hiểu được những ý nghĩa hàm ẩn, những hình tượng mà tác giả văn học gửi gắm trong đó. Như trong tác phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh: 14 “Bỗng nhận ra hương ổ Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác trong văn học từ khứu giác đến xúc giác và cuối cùng là thị giác, tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận bức tranh giao mùa, một khoảng khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên. Huỳnh Như Phương đã từng nói về thế mạnh của ngôn từ văn học: “Văn học vừa là nghệ thuật ngôn từ, vừa là nghệ thuật khắc phục ngôn từ và vượt qua ngôn từ”[13; tr.154]. Ngôn từ có thể sử dụng đa dạng, linh hoạt các yếu tố màu sắc, âm thanh hình ảnh,.. được coi là đặc trưng của các loại hình nghệ thật khác. Có thể thấy tính “hình tượng gián tiếp” của hình tượng ngôn từ giúp văn học có thể tiếp nhận mọi vấn đề của đời sống xã hội từ những việc lớn lao đến việc đời thường. Đặc tính này còn giúp nhà văn hiện thực hóa đời sống phong phú đa dạng. 1.1.2.2. Khả năng miêu tả đời sống, tâm lí nhân vật Nhà văn sẽ không thể trở thành nhà văn nếu không có ngôn ngữ, cũng giống như việc làm đầu bếp mà không có công cụ làm bếp vậy. Ngôn ngữ văn học được coi là cánh tay phải đắc lực giúp nhà văn khám phá, khai thác thế giới tinh thần, thế giới xúc cảm, trạng thái tâm lý, những thứ ẩn lấp ở nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Do ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là kí hiệu của tư duy nên bất kì suy nghĩ, cảm xúc hoặc bất kì trạng thái tư tưởng tình cảm nào đó của con người cho dù không bộ lộ trực tiếp ra bên ngoài thì nhờ ngôn từ chúng đều được nhà văn bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động trên những trang văn của mình. Quá trình sáng tác của nhà văn là hoạt động sáng tạo hết sức phong phú và đa dạng, không một ai giống nhau, tuy nhiên điểm xuất phát của nó đều là sự rung động của tâm hồn. “Thơ ca chân chính bao giờ cũng là thơ ca của trái tim, cũng là tiếng hát của tâm hồn” (M.Gorki) [14; tr.52] Tâm lí hay nội tâm bên trong của nhân vật được coi là một trong những yếu tố quan trọng để 15 xây dựng nhân vật của một tác phẩm văn học. Tâm lí là sự thể hiện cá tính, nhân cách độc lập của một cá thể được tác giả văn học miêu tả trong tác phẩm của mình. Như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, tâm lí cũng như tính cách của Chí Phèo thay đổi theo từng chặng thời gian: trước khi hắn vào tù và sau khi hắn ra tù rồi khi hắn gặp được Thị Nở. Với biệt tài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Nam Cao đã cho người đọc thấy được những hiện tượng dở khóc dở cười, nửa tỉnh nửa say, những ranh giới mấp mé giữa cái thiện và cái ác, giữa tốt và xấu, giữa con người và con vật. Chí Phèo là kẻ bán rẻ cả nhân tính lẫn nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám chết khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo được xem là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng chìm đắm triền miên trong men say đến mất cả lý trí, nhưng trong hắn luôn khao khát sự lương thiện, muốn làm ngời như bao người bình thường khác. Vào thế kỉ XIX, XX các tác gia lớn của thế giới (L.Tolstoi, F.Dostoievski) còn phát hiện ra thứ gọi là “Phép biện chứng tâm hồn” nó cho ta thấy việc miêu tả tâm lí nhân vật không chỉ là việc miêu tả các trạng thái tinh thần của con người mà hơn thế nữa nó còn phát hiện cả sự vận động và nguồn gốc căn nguyên của các trạng thái đó. Rất nhiều tác giả văn học đã chứng tỏ được tài năng của mình trong việc phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật nhờ nắm giữ bí mật to lớn của thế giới tâm hồn con người. Tuy nhiên không phải trong thời đại, giai đoạn văn học nào yếu tố tâm lí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân vật. Điều này được chứng minh ngay trong các tác phẩm dân gian hay trung đại. 1.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh không gian và thời gian Văn học mang tính cực đại và cực tiểu về không gian và thời gian, bởi vì ngôn từ của văn học có thể hình dung bất kỳ sự vật nào trong thế giới vĩ mô cũng như vi mô, hữu hình cũng như vô hình, từ trạng thái triền miên đến chớp nhoáng. Không giống với các loại hình nghệ thuật khác, thời gian nghệ thuật trong văn học phát triển theo cách riêng của nó. Mỗi tác giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, thời gian có thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng