Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di...

Tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa

.PDF
96
1
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHU THỊ ANH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG – TỈNH PHÚ THỌ QUA HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD PHÚ THỌ, NĂM 2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN CHU THỊ ANH GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG – TỈNH PHÚ THỌ QUA HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Hùng PHÚ THỌ, NĂM 2018 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, các phòng ban trong trường và các sở Ban ngành huyện Đoan Hùng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa khoa học xã hội và nhân văn đã định hướng, hướng dẫn, chỉnh sửa và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS. Trần Văn Hùng, thầy luôn tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo và từng bước chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình làm, để bài khóa luận của em làm có giá trị và khoa học nhất. Lời cuối cùng em xin gửi lời biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, chắc chắn đề tài khóa luận nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô. Phú thọ, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Chu Thị Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7 6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 8 NỘI DUNG ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT Về HUYệN ĐOAN HÙNG VÀ VấN Đề GIÁO DụC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG ........................................................................... 9 1.1. Khái quát huyện Đoan Hùng ....................................................................... 9 1.1.1. Lịch sử hình thành huyện Đoan Hùng ...................................................... 9 1.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ................................................................ 10 1.1.3. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đoan Hùng12 1.2. Giáo dục lịch sử địa phương ...................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm “Lịch sử địa phương” ............................................................ 21 1.2.2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. .......................... 21 * Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: Hệ THốNG DI TÍCH LịCH Sử, VĂN HÓA TRÊN ĐịA BÀN HUYệN ĐOAN HÙNG, TỉNH PHÚ THọ PHụC Vụ GIÁO DụC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG ........................................................................................................ 25 2.1. Khái quát hệ thống di tích.......................................................................... 25 2.1.1. Bảng thống kê hệ thống các di tích huyện Đoan Hùng............................ 25 2.1.2. Bảng xếp hạng hệ thống các di tích qua các cấp ..................................... 28 2.1.3. Phân loại di tích qua các thời kì .............................................................. 29 2.2. Giá trị lịch sử và văn hóa của hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn huyện Đoan Hùng ....................................................................................................... 30 2.2.1. Giá trị lịch sử của một số các di tích tiêu biểu của huyện Đoan Hùng..... 30 2.2.2. Giá trị văn hóa của một số các di tích tiêu biểu của huyện Đoan Hùng ... 42 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 50 CHƯƠNG 3: Đề XUấT CÁCH THứC THựC HIệN GIÁO DụC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG THÔNG QUA Hệ THốNG DI TÍCH LịCH Sử, VĂN HÓA ở HUYệN ĐOAN HÙNG, TỉNH PHÚ THọ........................................................ 51 3.1. Thực hiện bài dạy lịch sử địa phương trên lớp ........................................... 51 3.1.1 Quy định của Bộ về chương trình lịch sử địa phương .............................. 51 3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương trong dạy học ở THCS . 51 3.1.3. Một số nội dung có thể soạn về lịch sử địa phương huyện Đoan Hùng dạy cho học sinh. .................................................................................................... 54 3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa............................................................. 61 3.2.1. Tác dụng hoạt động ngoại khóa .............................................................. 61 3.2.2. Các hình thức ngoại khóa ....................................................................... 63 3.2.3. Thiết kế hoạt động ngoại khóa ................................................................ 64 * Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 76 KẾT LUẬN...................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Bảng thống kê hệ thống các di tích huyện 25 Đoan Hùng 2 Bảng 2.2: Bảng di tích xếp hạng cấp quốc gia 28 3 Bảng 2.3: Bảng di tích xếp hạng cấp tỉnh 29 4 Bảng 3.1: Bảng kế hoạch và lịch trình tham quan 68 BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung DHLS Dạy học Lịch sử GV Giáo viên HS Học sinh THCS Trung học cơ sở LSĐP Lịch sử địa phương TW Trung ương UBND Uỷ Ban Nhân Dân TNST Trải nghiệm sáng tạo 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo đó, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ phải “Lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước.”[15; 109]. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Những phẩm chất của con người Việt Nam dần được hình thành như tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo và mang đậm tư tưởng nhân văn, tiến bộ trong cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Lịch sử - Dân tộc. Ngay từ buổi đầu dựng nước nhân dân ta đã phải đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập, ghi dấu những mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc. Để có những thắng lợi vẻ vang đó, biết bao con người Việt Nam thuộc các làng xã, dân tộc khác nhau cùng “nằm gai nếm mật” góp công sức lập nên những chiến công hiểm hách của đất nước Việt Nam. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc, chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy, không có nghĩa tri thức lịch sử Việt Nam chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các 2 địa phương mà việc nhận thức lịch sử Việt Nam phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương qua những di tích lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm giúp học sinh có thể hiểu sâu hơn về lịch sử của địa phương, gắn liền với lịch sử dân tộc, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ học tập của học sinh trong bộ môn Lịch sử, góp phần nâng cao giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đất nước mang đậm bản sắc văn hóa ấy, không thể không nhắc đến địa danh Phú Thọ. Đây là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc Việt Nam, nằm ở trung tâm quốc gia văn Lang ngay từ thời đại vua Hùng dựng nước, vùng đất Phú Thọ là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng. Phát huy truyền thống quê hương đất Tổ, nhân dân tỉnh Phú Thọ luôn tích cực tham gia phong trào đấu tranh cách mạng giữ làng, giữ nước. Là địa phương nằm trong cái nôi cách mạng của cả dân tộc Việt Nam - từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, nơi hội tụ của các nền văn hóa đã từng tồn tại trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi phản ánh những sự kiện lớn của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đoan Hùng không chỉ nổi tiếng bởi bưởi ngọt, chè thơm mà còn đi vào lòng người, vào lịch sử dân tộc với những chiến công oanh liệt trên dòng sông Lô hay chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản... Đoan Hùng là địa phương có vai trò quan trọng của tỉnh Phú Thọ trên nhiều lĩnh vực. Với vị trí đặc biệt quan trọng nằm ở ngã ba sông nên từ xa xưa, Đoan Hùng trở thành cửa ngõ lên căn cứ địa Việt Bắc, là tấm lá chắn cho khu căn cứ địa thần thánh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên địa bàn Đoan Hùng có tổng số 22 di tích lịch sử - văn hóa trên 27 xã của huyện, các di tích được trải đều trên tất cả các xã và điều đó chứng minh rằng, Đoan Hùng là 3 một xã có một bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Ở chính những khu di tích đó còn là nơi hoạt động văn hóa tâm linh của con người và nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Thông qua đó, giúp cho con người có ý thức về tổ tiên và tạo nên động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn để họ có thêm sưc mạnh tiến về phía trước. Vì thế, sử dụng tài liệu LSĐP ở Huyện Đoan Hùng, nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của nước nhà, tinh thần yêu nước, lòng biết ơn những anh hùng dân tộc, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại. Đồng thời phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của Bộ Giáo Dục và đào tạo với yêu cầu thực hiện “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” bắt buộc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục lịch sử địa phương ở Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc giảng dạy và học tập Lịch sử địa phương đã được chú trọng từ lâu ở nhiều nước như Liên xô và ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945, Lịch sử địa phương được đưa vào chương trình lịch sử của nhà trường phổ thông Việt Nam sau các cuộc cải cách giáo dục (1950, 1956, 1979) đã khẳng định vị trí, ý nghĩa của việc dạy, học Lịch sử địa phương và đạt được nhiều kết quả vè mặt nội dung và phương pháp dạy học. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu: Trong cuốn "Giáo dục học tập 1" do Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt chủ biên xuất bản năm 1987, nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách đã đưa các nguyên tắc của quá trình dạy học, trong đó có nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy và vai trò tự giác, tích cực, độc lập của trò. Nguyên tắc này đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, tính tự giác độc lập của học sinh trong quá trình dạy học Đồng thời tác giả cũng đưa ra khái niệm tính tích cực tự giác và tính độc lập nhận thức. 4 Cuốn "Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở" do Phạm Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng chủ biên, xuất bản năm 1998, nhà xuất bản Giáo dục. Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở và đề ra những con đường, biện pháp hình thức, để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. Cuốn "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm" do Trần Đức Lương chủ biên, xuất bản năm 2001, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học như: nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, trao đổi đàm thoại... qua đó nhằm lấy người học làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Cuốn "Phương pháp dạy học Lịch Sử tập 1" do GS.TS Phạm Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.Tác giả đã trình bày cụ thể về chức năng nhiệm vụ Bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, các hình thức phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.Tác giả đã xác định vấn đề kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu, không thể thiếu là những kiến thức quy định nội dung cần thiết mà học sinh phải nắm vững mới đạt được trình độ của trình. Kiến thức cơ bản bao gồm nhiều yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống với sự kiện lịch sử, thời điểm không gian, địa điểm lịch sử nhân vật lịch sử… Cuốn “Giáo trình Lịch sử địa phương” do Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, xuất bản năm 2005, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác giả đã nêu ra vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của dạy học lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Trong "Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở" của Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2007 nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Cuốn sách đã đi sâu vào những kiến thức cơ bản về vấn đề bài học 5 lịch sử ở trường trung học cơ sở: quan niệm về bài học lịch sử, những yêu cầu cơ bản đối với một bài học lịch sử, các công việc chuẩn bị tiến hành bài học lịch sử, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập quan bài học lịch sử, các con đường nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Trong đó, tác giả đã khẳng định việc tạo biểu tượng nằm không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Cuốn "Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông" do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Tác giả nêu rõ: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, cảm xúc lịch sử cho học sinh để tạo nên hình ảnh về sự kiện trong dạy học lịch sử. Nguồn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạy học lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trính từ tác phẩm văn học, nghệ thuật… Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử. Cuốn "Hướng dẫn sử dụng Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử trung học Cơ sở" do Nguyễn Thị cô chủ biên, xuất bản năm 2009 nhà xuất bản Giáo dục. Tác giả đã cung cấp cho chúng ta nắm được những nội dung lịch sử và phương pháp sử dụng hệ thống kênh hình trong dạy học Lịch sử Việt Nam. Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử gồm: nhiều loại bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử... Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Cuốn sách giáo viên đã giúp lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu tượng cho học sinh. Trong đó, có chân dung các nhân vật lịch sử địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử thuộc giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Cuốn “Lí lịch di tích Đình Cả - Chí Đám - huyện Đoan Hùng - tỉnh Vĩnh Phú” xuất bản năm 1994. Cuốn sách đã nói lên truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân xã Chí Đám, Đình Cả - Chí Đám là nơi thờ Cao Sơn có công giúp Vua Hùng thứ 18 trong cuộc chiến với Thục Phán để gìn giữ đất nước 6 từ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Di tích còn là nơi có ý nghĩa và giá trị sâu sắc trong việc tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ trẻ. Luận án “Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở” của Hoàng Thanh Hải năm 1999, đã khẳng định tính cấp thiết phải đưa nguồn tài liệu LSDP vào giảng dạy trong nhà trường. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSVN, nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa phương với dân tộc. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Đoan Hùng (1930 – 2000), Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Đoan Hùng – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ xuất bản năm 2002. Cuốn sách đã khẳng định vai trò của quân và dân huyện Đoan Hùng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập, ghi dấu những mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Chân Mộng (1948-2000)”, Ban chấp hành Đảng bộ xã Chân Mộng - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ 2002, Cuốn sách đã đi sâu vào truyền thống đấu trang của nhân dân xã Chân mộng và thực hiện nhiệm vụ chiến lược xã hội chủ nhĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến ở một khía cạnh nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả tạo hứng thú cho học sinh, nhưng chưa đầy đủ, trong quá trình giảng dạy cần phải hình thành những biểu tượng di tích lịch sử nhằm tạo hướng thú, giúp học sinh có thể hiểu sâu hơn về lịch sử của địa phương, góp phần nâng cao giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Do vậy việc nghiên cứu lịch sử địa phương ở Huyện Đoan Hùng thông qua hệ thống các di tích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh là việc cần thiết và ý nghĩa của một khóa luận lịch sử. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giáo dục lịch sử địa phương ở Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Thiết kế hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh THCS thông qua hệ thống di tích lịch sử, văn hóa ở Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục lịch sử địa phương qua hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. Hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Đoan Hùng, đánh giá những giá trị, ý nghĩa của hệ thống di tích đó. Đề xuất cách thức thực hiện việc giáo dục lịch sử cho học sinh THCS thông qua hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ thông qua hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp sau - Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu để tái hiện lại lịch sử sự hình thành của các di tích lịch sử của huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ. + Phương pháp lịch sử: Được sử dụng trong đề tài thông qua việc nghiên cứu thấy được quá trình hình thành và xây dựng của di tích lịch sử. + Phương pháp logic: Được sử dụng trong đề tài giúp hiểu được giá trị và ý nghĩa của di tích. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, sưu tầm, điền dã và chọn lọc tài liệu nhằm giải quyết các mục tiêu 8 mà đề tài đặt ra trên cơ sở đó đưa ra kết luận khoa học chính xác về nội dung nghiên cứu. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Huyện Đoan Hùng và vấn đề giáo dục lịch sử địa phương Chương 2: Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Chương 3: Đề xuất cách thức thực hiện giáo dục lịch sử địa phương thông qua hệ thống di tích lịch sử, văn hóa ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT Về HUYệN ĐOAN HÙNG VÀ VấN Đề GIÁO DụC LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG 1.1. Khái quát huyện Đoan Hùng 1.1.1. Lịch sử hình thành huyện Đoan Hùng Trải qua các thời kì lịch sử, Đoan Hùng có nhiều thay đổi về địa giới hành chính. Thời Hùng Vương dựng nước, Đoan Hùng Nằm trong nhà nước Văn Lang. Thời kì Bắc Thuộc, Đoan Hùng thuộc các phủ quận do bọn phong kiến thống trị phương Bắc lập ra. Đến thời Trần, Đoan Hùng là châu Tuyên Giang (lộ Tam Giang) gồm ba huyện: Đông Lan, Tây Lan, Hồ Nham. Thời nhà Lê, Nguyễn, Đoan Hùng gồm 5 huyện: Đông Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương. Đầu thế kỉ XIX, phủ Đoan Hùng đặt ở địa phận làng Tích Sơn, huyện Tam Dương, trấn Sơn Tây. Năm 1808, rời về địa phận xã Quả Cảm, huyện Tây Quan. Theo Đại Nam nhất thống trí thành phủ Đoan Hùng có chu vi: 195 trượng (780m), cao 7 thước 2 tắc (2,88m), mặt trước và mặt phải mỗi mặt một cửa, hào rộng 2 trượng (8m), sâu 5 thước (2m), mặt trái mặt sau dựa vào chân núi. Đến năm 1903, khi tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành Phú Thọ, Chính quyền Pháp đã tổ chức lại thành các huyện nhỏ nằm trong Đoan Hùng ngày nay. Huyện Hùng Quan có 3 tổng gồm 27 làng, tổng Nghĩa Khê gồm 7 làng, tổng Ngọc Trúc gồm 14 làng, tổng Vân Nham gồm 6 làng. Huyện Ngọc Quan có 6 tổng, 30 làng, tổng Bằng Doãn gồm 6 làng, tổng Ca Đình gồm 4 làng, tổng Cần Đội gồm 6 làng, tổng Đại Thân gồm 4 làng, tổng Nghĩa Quân gồm 6 làng, tổng Thượng Khê gồm 4 làng. Năm 1919, hai huyện Hùng Quan và Đoan Hùng hợp nhất thành huyện Đoan Hùng, thành châu Đoan Hùng (1940-1941), rồi thành huyện Đoan Hùng 1945. Năm 1927, phủ Đoan Hùng có 9 tổng, 57 làng: tổng Bằng Doãn gồm 6 làng, tổn Ca Đình gồm 4 làng, tổng Cần Độ gồm 7 làng, tổng Đại Nhân gồm 2 10 làng, tổng Nghĩa Khê gồm 8 làng, tổng Nghĩa Quân gồm 6 làng, tổng Ngọc Chúc gồm 15 làng, tổng Thượng Khê gồm 4 làng, tổng Vân Nham gồm 5 làng. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng được thành lập mới chính thức đặt tên huyện Đoan Hùng. Năm 1956, cắt cho Tuyên Quang 10 xã (5 xã cho huyện Sơn Dương, 5 xã cho Yên Sơn). Năm 1977 sáp nhập với huyện Thanh Ba, Hạ Hòa có tên mới là huyện Sông Lô. Đến tháng 12 năm 1980, tách huyện sông Lô thành Thanh Hòa và Đoan Hùng, từ đó đến nay Đoan Hùng có 23 xã cũ và 4 xẫ mới cát về: Chân Mộng, Minh Phú, Vụ Quang (Phong Châu), Minh Lương (Hạ Hòa). Như vậy, biên chế hành chính của huyện Đoan Hùng đến nay gồm: 1 thị trấn và 27 xã. 1.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí Đoan Hùng là huyện đồi núi trung du nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ và hai tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, là cầu nối giữa vùng núi các tỉnh phía Bắc với trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp Huyện Thanh Ba, Phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của Tỉnh Phú Thọ, phía tây Bắc giáp huyện Yên Bình của Tỉnh Yên Bái, Phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Đoan Hùng nằm trên các trục đường giao thông thủy bộ quan trọng, nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Đó là quốc lộ số 2 - Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang qua Đoan Hùng, quốc lộ 70 - Hà Nội đi Yên Bái, Lào Cai. Hai đường sông Lô và sông Chảy qua Đoan Hùng tạo thành hai tuyến đường thủy có thể giao lưu với Vĩnh Phúc - Hà Nội - Tuyên Quang - Yên Bái. Đoan Hùng có nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã. Tất cả hệ thống đường sá, sông ngòi của huyện tạo thành điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất giao lưu kinh tế và có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự, thuận lợi trong 11 việc đi lại, giao thương giữa các vùng giúp phát triển kinh tế, cung cấp lương thực thực phẩm kháng chiến lâu dài. * Điều kiện tự nhiên. Đoan Hùng với đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ trung du sang miền đồi núi cao. Đồi núi sắp xếp không theo từng dãy, mà phát triển tự nhiên theo hình bát úp, phần lớn cao trên 100m. Xen giữa các đồi núi là những thung lũng hẹp, toàn huyện có một số núi cao đến 300m như núi Sất, núi Nghè. Diện tích tự nhiên toàn huyện lớn hơn 30000ha, trong đó đất nông nghiệp: 12754ha, đất lâm nghiệp: 932ha, đất chuyên dùng: 1969ha, đất ở: 399ha, đất chưa sử dụng: 5985ha” [3; 9]. Đoan Hùng thuộc vùng trung du Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành 2 mùa rõ dệt: mùa mưa lượng mưa cao, trung bình là 1644mm/năm, cường độ mạnh chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, trời nắng gắt đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ, mưa đá. Mùa khô ít mưa có gió mùa Đông Bắc thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp. Đặc biệt trong tháng 11, 12 và tăng 1 độ ẩm không khí thấp, nắng hanh kèm theo sương muối làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển một số loại cây trồng. Đoan Hùng có hai dòng sông chảy qua là sông Lô và sông Chảy. Sông chảy với chiều dài qua huyện là 22m, bắt đầu từ vùng tiếp giáp Yên Bái là Đông Khê, Quế Lâm theo hướng tây Bắc qua huyện Đoan Hùng. Sông Lô từ tuyên Quang chảy vào Đoan Hùng tại Chí Đám, Hữu Đô theo hướng bắc Nam. Dòng sông Lô, sông Chảy bao quanh như hai dải lụa uốn lượn ôm chọn đoan Hùng vào lòng. Với đặc điểm vị trí, địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy, có thể thấy Đoan Hùng là địa phương có vai trò quan trọng của tỉnh Phú Thọ trên nhiều lĩnh vực. Với vị trí đặc biệt quan trọng nằm ở ngã ba sông nên từ xa xưa, Đoan Hùng trở thành cửa ngõ lên căn cứ địa Việt Bắc, là tấm lá chắn cho khu căn cứ địa thần thánh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ý thức được 12 vai trò “yết hầu” của khu căn cứ, nhân dân các dân tộc Đoan Hùng tích cực tham gia chiến đấu, chặn đánh mọi cuộc tấn công xâm lược và bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. 1.1.3. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đoan Hùng Là chủ nhân vùng đất mà các Vua Hùng đã chọn đặt làm kinh đô Văn Lang, các thế hệ cư dân Phú Thọ đã để lại một hệ thống các di chỉ khảo cổ học phong phú thuộc các nền văn hóa: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn và cả một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể mang đậm dấu ấn cội nguồn. Từ hệ thống di chỉ thuộc các nền văn hóa ấy, đã kết tinh thành bản sắc và truyền thống dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, nền văn hóa ấy đã được nhân dân Phú Thọ kế thừa tiếp nối và đã trở thành nhân tố cốt lõi, tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần vào những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trải qua bao biến thiên của lich sử, nhân dân các dân tộc Phú Thọ nói chung nhân dân Đoan Hùng nói riêng, luôn nêu cao truyền thống lao động cần cù sáng tạo, truyền thống văn hóa rực rỡ và đặc biệt là truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ trong cội nguồn của dân tộc với tình yêu quê hương đất nước, làng bản không chịu khuất phục trước những áp bức bất công, ngay từ những năm đầu công nguyên, nhân dân các thôn bản đã hưởng ứng mạnh mẽ các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Đến thời nhà Trần, nhân dân Đoan Hùng đã tham gia chống quân Mông - Nguyên xâm lược thế kỷ thứ XIII tại ngã ba sông Chảy và sông Lô, trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở thôn Quả Cảm ( xã Thọ Sơn ngày nay). Đầu thế kỷ XV, nhân dân Đoan Hùng cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống quân Minh xâm lược. Cũng như bọn thống trị phong kiến phương Bắc trước đây, giặc Minh thi hành chính sách đô hộ nước ta vô cùng hà khắc, chúng tăng thuế cũ gấp 2 - 3 lần, bắt dân đi lao động xây thành đắp lũy và 13 gây nhiều tội ác đối với đồng bào ta. Hành động bạo ngược của giặc Minh xâm lược càng làm tăng lòng căm phẫn của nhân dân ta đẩy lên đỉnh cao. Nhân dân Đoan Hùng đã hăng hái tham gia nghĩa quân và góp lương thực cùng với lực lượng nổi dậy chiến đấu dũng cảm chống quân Minh xâm lược. Những chiến công đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Phú Thọ, nhân dân các dân tộc Đoan Hùng cùng nhân dân trong tỉnh tham gia cuộc khởi nghĩa do hai sĩ phu yêu nước là Nguyễn Quang Bích (Tuần Phủ Hưng Hóa) và Nguyễn Văn Giáp (Bố chính Sơn Tây) lãnh đạo, sau đó là cuộc khởi nghĩa do thổ hào địa phương chỉ huy liên tiếp nổ ra. Nhân dân Đoan Hùng cùng tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược suốt từ thời gian 1884 đến 1894. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, lần lượt các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, Phong trào Cần Vương bị dập tắt, nhưng nhân dân Đoan Hùng vẫn nung nấu lòng căm thù chỉ chờ khi nào thời cơ đến là họ sẵng sàng vùng lên khởi nghĩa. Sang đến thế kỷ XX, ở Phú Thọ nổi lên cuộc bạo động của các tổ chức các mạng, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Đề Thám và Đội Cấn, được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Tại thị xã Phú Thọ đêm ngày 7-1-1915 trận đánh vào trại lính khố xanh do Khuất Văn Bức và Nguyễn Văn Dậu trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội chỉ huy, đều có sự tham gia đóng góp của nhân dân Đoan Hùng. Nhưng trước thế mạnh và âm mưu thâm độc của kẻ thù các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị thất bại và bị chìm trong bể máu. Tuy nhiên pháp càng tăng cường ra sức vơ vét đàn áp thì càng làm cho mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, tinh thần đấu tranh ngày càng sôi sục và dâng cao. Mặc dù, các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ và thất bại, song các cuộc đấu tranh trên đã chứng minh tinh thần dũng cảm của quân dân huyện Đoan Hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các hoạt động đấu tranh đó được thể hiện thông qua truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng