Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giám sát đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện từ dũ...

Tài liệu Giám sát đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện từ dũ

.PDF
114
1
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- ĐẶNG THỊ THUẬN THẢO GIÁM SÁT ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- ĐẶNG THỊ THUẬN THẢO GIÁM SÁT ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Ngành: Dược lý Dược lâm sàng Mã số: 8720205 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ PHÙNG NGUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ký tên Đặng Thị Thuận Thảo . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................ 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5 1.1. Sử dụng thuốc hợp lý................................................................................. 5 1.2. Nghiên cứu và ứng dụng kê đơn điện tử ................................................... 6 1.3. Giới thiệu công cụ phần mềm Thông Tin Thuốc ...................................... 8 1.4. Các tài liệu được sử dụng tra cứu thông tin thuốc .................................. 16 1.5. Đánh giá phần mềm Thông Tin Thuốc ................................................... 17 1.6. Tình hình giám sát đơn thuốc bởi Dược sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ ............ 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 24 2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 24 2.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 25 2.5. Biến số nghiên cứu .................................................................................. 26 2.6. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu .................................................................. 34 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 36 2.8. Y đức ....................................................................................................... 36 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 37 3.1. Giám sát kê đơn bằng phần mềm Thông Tin Thuốc ............................... 37 3.2. Giám sát kê đơn của Dược sĩ lâm sàng ................................................... 57 Chương 4 BÀN LUẬN ...................................................................................... 67 4.1. Bàn luận về nghiên cứu ........................................................................... 67 4.2. Giám sát kê đơn bằng phần mềm Thông Tin Thuốc ............................... 68 . 4.3. Giám sát kê đơn của Dược sĩ lâm sàng ................................................... 77 4.4. Những điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu ............................ 86 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 91 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Bảng câu hỏi giám sát đơn thuốc điện tử ngoại trú Phụ lục 2 Các bước giám sát đơn thuốc tại Bệnh viện Từ Dũ . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BN Bệnh nhân BS Bác sĩ BV Bệnh viện HC Hội chứng NC Nghiên cứu WHO Tố chức y tế thế giới EP Kê đơn điện tử ABC/VEN Phân tích ABC/VEN CSDL Cơ sở dữ liệu ICD Bảng phân loại quốc tế bệnh tật QLCL Quản lý chất lượng . CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH Thuật ngữ Ý nghĩa OR - Odds ratio Tỷ số chênh P - P-value Giá trị P CI - Confidence interval Khoảng tin cậy Checklist Bảng kiểm tra . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú......... 27 Bảng 2.2. Các biến số về giám sát hồ sơ bệnh nhân ......................................... 27 Bảng 2.3. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ................................... 29 Bảng 2.4. Các chỉ số về kê đơn thuốc ............................................................... 34 Bảng 3.5. Đặc điểm của 13777 đơn thuốc được giám sát bằng phần mềm Thông Tin Thuốc .............................................................................. 37 Bảng 3.6. Phân bố tương tác thuốc theo số lượng thuốc trong đơn .................. 38 Bảng 3.7. Phân bố trùng lắp hoạt chất theo số lượng thuốc trong đơn ............. 39 Bảng 3.8. Phân bố tên biệt dược thường gặp theo số đơn ................................. 40 Bảng 3.9. Phân bố tên biệt dược thuộc nhóm kháng sinh theo số đơn ............. 43 Bảng 3.10. Phân bố tên biệt dược thuốc bổ sung vitamin theo số đơn ............... 45 Bảng 3.11. Phân bố tên biệt dược thuốc đặt phụ khoa theo số đơn .................... 47 Bảng 3.12. Phân bố tên biệt dược thuốc rửa phụ khoa theo số đơn .................... 49 Bảng 3.13. Đặc điểm của 811 đơn thuốc được giám sát bằng phần mềm Thông Tin Thuốc .......................................................................................... 50 Bảng 3.14. Phân bố tương tác thuốc theo số lượng thuốc trong đơn .................. 51 Bảng 3.15. Phân bố trùng lắp hoạt chất theo số lượng thuốc trong đơn ............. 52 Bảng 3.16. Phân bố tên biệt dược thuộc nhóm kháng sinh theo số đơn ............. 52 Bảng 3.17. Phân bố tên biệt dược thuốc bổ theo số đơn ..................................... 54 Bảng 3.18. Phân bố tên biệt dược thuốc đặt phụ khoa theo số đơn .................... 55 Bảng 3.19. Phân bố tên biệt dược thuốc rửa phụ khoa theo số đơn .................... 57 Bảng 3.20. Các nhóm tuổi các đối tượng tham gia nghiên cứu .......................... 57 Bảng 3.21. Thông tin bệnh nhân ......................................................................... 58 Bảng 3.22. Hồ sơ bệnh nhân................................................................................ 59 Bảng 3.23. Đặc điểm chống chỉ định của thuốc .................................................. 60 Bảng 3.24. Đặc điểm trùng lắp của thuốc ........................................................... 61 Bảng 3.25. Đặc điểm tương tác thuốc ................................................................. 61 Bảng 3.26. Đặc điểm chỉ định phù hợp chẩn đoán.............................................. 62 . Bảng 3.27. Đặc điểm chỉ định thuốc không theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và phác đồ điều trị .................................................................................. 63 Bảng 3.28. So sánh tỉ lệ phát hiện trùng lắp hoạt chất ........................................ 65 Bảng 3.29. So sánh tỉ lệ phát hiện tương tác thuốc ............................................. 65 . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Giao diện chính trang thongtinthuoc.com........................................... 9 Hình 1.2. Kết quả kiểm tra tương tác thuốc ...................................................... 10 Hình 1.3. Kết quả tra cứu đơn thuốc có chẩn đoán đái tháo đường và tăng huyết áp ............................................................................................. 11 Hình 1.4. Đơn thuốc có cảnh báo chống chỉ định khi dùng acarbose cho người đang mắc bệnh xơ gan mật nguyên phát ........................................... 12 Hình 1.5. Giao diện chức năng quản lý giám sát kê đơn .................................. 13 Hình 1.6. Tiến hành kiểm tra đơn của 1 bệnh nhân có tương tác thuốc ........... 14 Hình 1.7. Giao diện chức năng can thiệp Dược ................................................ 15 . 1 MỞ ĐẦU Kê đơn thuốc là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong công tác khám bệnh chữa bệnh quyết định trực tiếp đến chất lượng điều trị và an toàn của người bệnh. Việc kê đơn, sử dụng thuốc chưa hợp lý làm giảm hiệu quả điều trị, tăng chi phí, tăng nguy cơ tương tác thuốc và tác dụng phụ thậm chí có thể gây tử vong. Đây cũng là hoạt động có nhiều nguy cơ xảy ra sai sót nhất là ở các cơ sở khám chữa bệnh quá tải người bệnh. Sai sót trong kê đơn thuốc là một trong những sai sót thường gặp nhất trong y khoa. Việc giám sát đơn thuốc là một trong những hoạt động của Dược sĩ lâm sàng nhằm phát hiện các đơn thuốc chưa hợp lý, có sai sót trong kê đơn để tiến hành can thiệp Dược giúp giảm thiểu sai sót trong điều trị. Công việc giám sát đơn thuốc luôn được quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý Bệnh viện. Hiện nay, phần mềm giám sát kê đơn là một công cụ để kiểm tra và hỗ trợ Bác sĩ lâm sàng kê đơn thuốc hợp lý an toàn; bên cạnh đó còn cung cấp công cụ để quản lý dược. Có rất nhiều dữ liệu được công bố phân tích hiệu quả của phần mềm giám sát kê đơn. Rất nhiều phần mềm giám sát kê đơn được thực hiện trên các loại thuốc khác nhau được thu thập và phân tích và sử dụng các chỉ số kê đơn của WHO. Việc các không tuân thủ các hướng dẫn điều trị dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý làm tăng tỉ lệ thất bại điều trị, đề kháng kháng sinh, gánh nặng kinh tế đối với bệnh nhân và cộng đồng nói chung [51]. Hiệu quả của phần mềm giám sát kê đơn có thể đảm bảo việc sử dụng thích hợp các thuốc được kiểm soát theo đơn, giảm sự chuyển hướng và lạm dụng, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng. Tác động này được tối đa hóa khi dữ liệu đơn thuốc được giám sát bằng công nghệ thông tin đầy đủ và chính xác; phân tích một cách thích hợp trong thời gian ngắn, có sẵn một cách chủ động và kịp thời; phổ biến theo cách thức và định dạng phục vụ tốt . 2 nhất mục đích của người dùng cuối; và được áp dụng trong tất cả các miền có liên quan bởi tất cả người dùng thích hợp. Điều này cho thấy phần mềm giám sát kê đơn có thể được coi là hệ thống thông tin với đầu vào, hoạt động nội bộ, đầu ra và khách hàng sử dụng sản phẩm của họ [47]. Việc cảnh báo khi Bác sĩ kê đơn và kiểm tra đơn thuốc là một hoạt động dược lâm sàng đang rất được quan tâm tại các cơ sở khám chữa bệnh. Kiểm tra đơn thuốc 100% trước khi cấp phát và đáp ứng nhu cầu thông tin thuốc một cách đầy đủ, tin cậy, kịp thời cho bệnh nhân, đồng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của người Dược sĩ nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý. Việc thay thế kê đơn trên giấy bằng phần mềm kê đơn điện tử thiết kế tốt tại các Bệnh viện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sai sót và cải thiện sự an toàn của bệnh nhân [44]. Nghiên cứu của Hug BL (2009) ở 6 Bệnh viện tại Mỹ cho thấy đã giảm được 81,5% lỗi liên quan đến thuốc sau khi thực hiện kê đơn điện tử [37]. Việc lưu hồ sơ điện tử của bệnh nhân cũng giúp cho việc khám chữa bệnh nhanh chóng hơn khi tra cứu thông tin. Trong hoạt động quản lý chất lượng, Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản về “Khuyến cáo triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng tại các Bệnh viện” năm 2017, trong đó khuyến cáo số 11 đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin thuốc, quản lý sử dụng thuốc, xây dựng các phần mềm cảnh báo, phần mềm giám sát kê đơn và chỉ định thuốc theo phác đồ điều trị. Tại Bệnh viện Từ Dũ, số đơn được kê trung bình là 1000 đơn ngoại trú mỗi ngày, tập trung hơn 70% đơn được kê vào buổi sáng, nhân lực kiểm tra đơn gồm có 02 Dược sĩ lâm sàng chỉ tiến hành kiểm được 100 đơn thuốc (chiếm tỉ lệ 10%). Đơn cần can thiệp Dược là các đơn có xảy ra tương tác thuốc, có trùng lắp hoạt chất, có chống chỉ định trên bệnh nhân và các thuốc . 3 kê đơn có chẩn đoán không có trong hướng dẫn sử dụng hay hướng dẫn Phác đồ điều trị. Hiện chưa xác định được tỉ lệ đơn thuốc ngoại trú cần can thiệp Dược thực tế. Việc giám sát 100% đơn thuốc là việc làm quan trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cũng như an toàn của bệnh nhân. Do vậy đặt ra yêu cầu là cần đánh giá toàn diện việc kê đơn sử dụng thuốc trên toàn bộ đơn điện tử trong khoảng thời gian ngắn nhất để định hướng việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho Bệnh viện một cách kịp thời. Thách thức cho việc giám sát kiểm tra an toàn đơn thuốc hiện nay: Bác sĩ: Không có công cụ và thời gian dành cho việc kiểm tra đơn thuốc khi kê đơn thuốc. Dược sĩ: + Kiểm tra thủ công trước khi cấp phát: chỉ kiểm 1-10% đơn, cần 4 - 10 Dược sĩ, là nhân lực để kiểm 100% đơn với khả năng 100-200 đơn/Dược sĩ/ngày làm việc. Tuy nhiên, thông tin không được cập nhật thường xuyên. + Hồi cứu cần vài tháng để kiểm tra phân tích dữ liệu của 1 tháng, không ngăn chặn được các sai sót, chủ yếu để rút kinh nghiệm. Trước xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hành lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giám sát đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Từ Dũ”. Câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ đơn thuốc ngoại trú cần can thiệp Dược (về tương tác thuốc, trùng lắp hoạt chất) được giám sát tại Bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá được thực trạng hoạt động kê đơn thuốc của Bệnh viện Từ Dũ, nhằm đưa ra những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý tại Bệnh viện. . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu: 1. Giám sát kê đơn bằng phần mềm Thông Tin Thuốc 2. Giám sát kê đơn của Dược sĩ lâm sàng . 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sử dụng thuốc hợp lý 1.1.1. Định nghĩa Thuốc là một phần không thể thiếu của việc chăm sóc sức khỏe. Thuốc không chỉ cứu sống và thúc đẩy sức khỏe, mà còn ngăn ngừa dịch bệnh và bệnh tật. Khả năng tiếp cận thuốc là quyền cơ bản của mọi người [40]. Sử dụng thuốc hợp lý là một vấn đề lớn trên toàn thế giới. WHO ước tính rằng hơn một nửa số thuốc được kê toa, phân phối hoặc bán không phù hợp, và một nửa số bệnh nhân không uống đúng cách. Việc sử dụng quá mức, lạm dụng hoặc sử dụng sai các loại thuốc dẫn đến lãng phí các nguồn tài nguyên thuốc và các nguy cơ sức khỏe. Việc sử dụng thuốc hợp lý định nghĩa là “Bệnh nhân nhận thuốc phù hợp với nhu cầu lâm sàng của họ, với liều đáp ứng yêu cầu của họ, trong một khoảng thời gian thích hợp và với chi phí thấp nhất” [40]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi lâm sàng và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh, trong một khoảng thời gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng (WHO 1998). Để đạt mục tiêu này, trách nhiệm trực tiếp thuộc về 3 đối tượng: người kê đơn (Bác sĩ điều trị), Dược sĩ lâm sàng và người sử dụng thuốc, trong đó Dược sĩ lâm sàng đóng vai trò là cầu nối giữa Bác sĩ – người kê đơn và người sử dụng thuốc [11], [14]. 1.1.2. Các tiêu chuẩn để lựa chọn thuốc hợp lý Bốn tiêu chuẩn để lựa chọn được thuốc hợp lý: - Hiệu quả: là khả năng bệnh nhân được chữa khỏi bệnh cao. . 6 - An toàn: là khả năng xuất hiện tác dụng không mong muốn thấp. Tính an toàn thường được so sánh theo tỉ lệ hiệu quả/rủi ro, trị số này càng cao càng tốt. - Tiện dụng: là dễ sử dụng, bao gồm cách đưa thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày phù hợp, càng đơn giản càng tốt. - Kinh tế: là chi phí tiền thuốc hợp lý cho 1 ngày điều trị hoặc cho cả liệu trình điều trị. Các tiêu chuẩn trên được tính ưu tiên khác nhau tùy theo bệnh (cấp tính, mạn tính, mức độ trầm trọng). Ví dụ: tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra bắt đầu từ tuần thứ 21 của thai kỳ, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Trong trường hợp này, việc chỉ định thuốc huyết áp phải đặt tiêu chuẩn hiệu quả là quan trọng nhất, tiếp đến là tiêu chuẩn tiện dụng. Tiêu chuẩn kinh tế và an toàn được đánh giá thấp hơn vì thuốc chỉ dùng trong một đợt ngắn. 1.2. Nghiên cứu và ứng dụng kê đơn điện tử 1.2.1. Trên thế giới Theo nghiên cứu của tác giả Donyai, P., et al. (2008) tiến hành tại một Bệnh viện ở Anh để đánh giá hiệu quả của việc kê đơn điện tử (EP) bằng cách xác định các lỗi kê đơn và can thiệp của Dược sĩ lâm sàng [34]. Sau khi áp dụng EP, đã có một sự giảm đáng kể số lượng can thiệp Dược và các lỗi kê đơn. Các can thiệp giảm từ 73 (3,0% của tất cả các đơn thuốc) còn 45 (1,9%) và các lỗi kê đơn giảm từ 94 (3,8%) còn 48 (2,0%). Lỗi kê đơn phổ biến trong nghiên cứu liên quan đến sự cần thiết phải điều trị bằng thuốc và lựa chọn liều thuốc [34]. Một nghiên cứu tổng quát xem xét tất cả các bài báo được công bố về . 7 EP và tác động đối với các lỗi sử dụng thuốc từ năm 1998 đến năm 2015 [44], 32 bài viết đã được lựa chọn để đánh giá. Một vài kết quả ghi nhận như: - Năm 1998, Bates et al. tiến hành nghiên cứu trong 4 đơn vị chăm sóc tổng quát và 2 đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) của một Bệnh viện 726 giường Boston. Theo kết quả của họ, việc thực hiện EP giảm 55% trong các lỗi sử dụng thuốc nghiêm trọng, giảm 84% trong các lỗi nhẹ. - Năm 2003, trong một báo cáo của First Consulting Group [35]: kê đơn điện tử có thể giảm đáng kể chi phí từ $0.75 đến $3.20 trên mỗi đơn thuốc và cải thiện an toàn bệnh nhân liên quan đến quá trình kê đơn bằng cách cảnh báo cho Bác sĩ một loại thuốc hoặc liều dùng không phù hợp cho bệnh nhân. Nếu Bác sĩ có thông tin tin cậy về sử dụng thuốc khi kê đơn có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc. - Năm 2009, các lỗi sử dụng thuốc giảm 81,5% sau khi thực hiện EP tại 6 Bệnh viện ở Mỹ [38]. Kết luận: Việc thay thế kê đơn trên giấy bằng phần mềm EP thiết kế tốt tại các Bệnh viện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sai sót và cải thiện sự an toàn của bệnh nhân. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu về EP vẫn còn rất hạn chế, mặc dù giải pháp kê đơn điện tử đã được áp dụng từ khá lâu tại các Bệnh viện. Một nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung về ảnh hưởng của EP tại Bệnh viện nhân dân 115 với giải pháp can thiệp là áp dụng quy trình EP cho thấy sót thông tin bệnh nhân giảm từ 98% xuống còn 33,6%; ghi thiếu chẩn đoán theo ICD giảm chỉ còn 0,4% sau can thiệp. Có thể nói đây là một trong những khâu can thiệp có hiệu quả nhất trong kê đơn điện tử. Sai sót cách ghi hoạt chất giảm từ tỉ lệ 100% đến không còn sau can thiệp cho thấy việc thiết kế mẫu đơn thuốc trong kê đơn điện tử là vô cùng quan trọng. Việc nhập các hướng dẫn dùng . 8 thuốc sẵn vào phần mềm đã làm cho sai sót về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5% sau can thiệp. 1.3. Giới thiệu công cụ phần mềm Thông Tin Thuốc 1.3.1. Giới thiệu chung Thongtinthuoc.com là công cụ hỗ trợ tra cứu thông tin thuốc và cung cấp giải pháp công nghệ giám sát kiểm tra đơn thuốc, đảm bảo cho người bệnh là trung tâm của các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh một cách an toàn, hiệu quả [21]. Thongtinthuoc.com hướng tới các nhóm đối tượng: nhân viên chuyên môn ngành Y tế (Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng) tại bệnh viện, nhà thuốc, thầy cô, sinh viên tại các trường đào tạo y tế, cá nhân chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Thongtinthuoc.com là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy và cập nhật trong tra cứu hoạt chất, biệt dược, dược liệu và doanh nghiệp; hỗ trợ quản lý và giám sát kiểm tra an toàn đơn thuốc cho người bệnh; đồng thời cung cấp tin tức, thư viện tài liệu và đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu. Địa chỉ truy cập : https://thongtinthuoc.com/ Cơ sở dữ liệu được xây dựng, phát triển và công bố qua các đề tài: • Sổ tay tra cứu thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai và chương trình tra cứu thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai do tác giả Đặng Thị Thuận Thảo và cộng sự thực hiện [22], [23]. • Sổ tay tra cứu thuốc sử dụng cho phụ nữ cho con bú do tác giả Nguyễn Hà Nhất Phương và cộng sự thực hiện [18]. • Sổ tay sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan suy thận do tác giả Bùi Thái An và cộng sự thực hiện [1]. • Sổ tay tra cứu thuốc sử dụng cho trẻ em do tác giả Đặng Thị Mỹ Lệ và cộng sự thực hiện [15]. . 9 • Cơ sở dữ liệu và phần mềm Thông Tin Thuốc – dược động học lâm sàng do tác giả Lê Võ Hoàng Yến và cộng sự thực hiện [28]. • Cơ sở dữ liệu cho trang web ứng dụng trong tra cứu thông tin thuốc do tác giả Nguyễn Thị Như Nguyệt và cộng sự thực hiện [16]. • Phần mềm tra cứu tương tác thuốc trên điện thoại di động android do tác giả Nguyễn Hoài Nam và cộng sự thực hiện [17]. • Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc và khảo sát tương tác thuốc xét nghiệm tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định do tác giả Nguyễn Thanh Xuân và cộng sự thực hiện [27]. Hình 1.1. Giao diện chính trang thongtinthuoc.com (Nguồn: phần mềm Thông Tin Thuốc thongtinthuoc.com) 1.3.2. Các chức năng đã được xây dựng 1.3.2.1 Kiểm tra tương tác thuốc Với các nội dung tương tác thuốc – thuốc, tương tác mang thai, thuốc lá, thực phẩm, xét nghiệm và các đối tượng đặc biệt (phụ nữ mang thai, cho . 10 con bú, suy gan, suy thận ...), cảnh báo trùng lắp hoạt chất kê trong đơn. Ví dụ: Kiểm tra đơn thuốc gồm alaxan và aspirin 81mg. Kết quả kiểm tra phát hiện việc sử dụng trùng lắp 2 hoạt chất thuộc nhóm kháng viêm không steroid, mức độ tương tác nặng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hình 1.2. Kết quả kiểm tra tương tác thuốc (Nguồn: phần mềm Thông Tin Thuốc thongtinthuoc.com) Đề tài kiểm tra đơn thuốc ngoại trú của một số Bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng công cụ website [25] cho kết quả: qua kiểm tra 56459 đơn thuốc của các Bệnh viện có 16,94% đơn xuất hiện tương tác và 2,52% đơn tương tác mức độ chống chỉ định nặng liên quan đến 32 cặp tương tác khác nhau. Trong đó nhóm thuốc tim mạch, tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trong các tương tác. Các trùng lắp trong số 34 hoạt chất khác nhau được phát hiện trong 1,32% đơn. Thông qua phép kiểm hồi quy tuyến tính đơn giản cho thấy mối liên hệ giữa số lượng thuốc trong đơn và tương tác thuốc. Tốc độ sử dụng công cụ kiểm tra đơn trung bình 36,65 giây/đơn/5 thuốc. 1.3.2.2 Kiểm tra phù hợp chẩn đoán và chỉ định thuốc Người bệnh được chẩn đoán: tăng huyết áp vô căn (I10), đái tháo đường không phụ thuộc insulin (E11) và được kê đơn: metformin, indapamid, amoxicillin. Sau khi chọn “Lưu lại”, giao diện kết quả hiện ra thông báo “phù .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất