Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giải và ôn tập đề thi thử lần 4

.PDF
4
372
127

Mô tả:

CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG GIẢI VÀ ÔN TẬP ĐỀ THI DIỄN ĐÀN BOOKGOL THỬ LẦN 4 Bên cạnh việc giải đề thì việc ôn tập sau một đề thi là rất quan trọng, các bạn nen tự nhắc nhở mình. Đề lần này do thầy Vũ Nguyễn biên soạn rất hay đặc biệt là các câu phân loại, nhìn xuyên suốt bẫy ở khắp mọi nơi, nếu lơ là chủ quan là sẽ sai ngay Ngay ở câu số 3 đã có vấn đề đáng lục lại, oxit axit là gì, cái này ta học từ lớp 8, mình nhớ không nhầm theo định nghĩa là oxit mà khi hòa vào nước ta được axit tương ứng (chả rõ lắm) và bây giờ thì ta định nghĩa nó là oxit mà có axit tương ứng. Ví dụ như 𝑁𝑂2 , axit tương ứng là 𝐻𝑁𝑂2 ; 𝐻𝑁𝑂3 ; 𝑁2 𝑂5 axit tương ứng là 𝐻𝑁𝑂3 ;…. Câu số 10, thấy chứ, có khối lượng bằng nhau, ai nhìn thành số mol bằng nhau là toi luôn rồi, mà nếu tính số mol bằng nhau nó ra tròn Xin phép thầy Vũ, cho em phát biểu cảm tưởng khi đọc câu 11: Các nhận định rất củ chuối! Mơ màng quá mà, câu này chỉ có ý số 3 đúng Còn nhiều cái vui tính trong đề nữa, ai làm thật sẽ có khám phá của riêng các bạn, còn mình thì tạm thời thế thôi Bây giờ, ta sẽ chữa các câu phân hóa của đề Câu 45: Cho m gam hỗn hợp H gồm 𝑁𝑎𝐻𝐶𝑂3 , 𝐹𝑒2 𝑂3 , 𝑍𝑛𝑂, 𝑀𝑔𝐶𝑂3 tác dụng vừa đủ với dung dịch 𝐻2 𝑆𝑂4 24,5%, thu được dung dịch X chứa m + 37,24 gam muối và 193,08g 𝐻2 𝑂 và có khí 𝐶𝑂2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch 𝐵𝑎𝐶𝑙2 dư thì xuất hiện 139,8g kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của H bằng 94,96. Phần trăm khối lượng 𝐹𝑒2 𝑂3 trong H là : A. 26,96% B. 24,88% C. 27,58% Đây là câu đẹp zai nhất của đề! Bài tập loại này nhớ nhé, chủ yếu sử dụng bảo toàn, làm đơn giản thôi Định hương như sau: 1. Tính mol 𝐻2 𝑂 sinh ra, tính mol 𝐵𝑎𝑆𝑂4 2. Bảo toàn S và H, tính ra 𝑚𝑜𝑙 𝑁𝑎𝐻𝐶𝑂3 3. Bảo toàn khối lượng, giải nốt qua các dữ kiện còn lại D. 34,12% Lời giải: 𝑛𝐻2 𝑂 = 193,08 − 240. 1 − 0,245 = 0,66 18 𝑛𝐵𝑎𝑆 𝑂4 = 0,6 = 𝑛𝐻2 𝑆𝑂4 → 𝑛𝑁𝑎𝐻𝐶 𝑂3 = 0,12 Bảo toàn khối lượng: 𝑚 + 0,6.98 = 𝑚 + 37,24 + 𝑚𝐶𝑂2 + 0,66.18 → 𝑛𝐶𝑂2 = 0,22 Bảo toàn C có ngay: 𝑛𝑀𝑔𝐶 𝑂3 = 0,1 Đặt 2 ẩn a, b với hai chất còn lại, lập hai phương trình: Bảo toàn điện tích và phân tử khối trung bình, tính ra 𝑛𝐹𝑒2 𝑂3 = 0,08 Câu 46: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H chứa 41,575g gồm các chất tan 𝐻𝐶𝑙, 𝑀𝑔𝐶𝑙2 , 𝐴𝑙𝐶𝑙3 . Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau: Giá trị của a là: A. 0,15 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,35 Đây là bài tập đồ thị có chia theo giai đoạn phản ứng, đương nhiên không giống mấy đồ thị quen thuộc 𝐶𝑂2 ; 𝐴𝑙 3+ mà ta đã học trên lớp. Thanh niên nào làm nhiều sẽ dễ dàng trong câu này, nhưng mà tên nào vừa mới thấy lần đầu có khi bó gối, cái này phổ biến mà, đi thi thật nó cho bài mới tinh, các mống nhà mình lại ngồi nghiến răng ngay, thế mới cần tư duy chứ không phải là dạng bài Để ý nhá, đề cho 3 chất phản ứng với kiềm, sự biến động số lượng kết tủa ở giai đoạn sau là do 𝐴𝑙 𝑂𝐻 3 bị hòa tan Thứ tự tạm hiểu như sau: 1. 2. 3. 4. 𝑂𝐻− + 𝐻+ 𝑂𝐻− + 𝑀𝑔2+ → 𝑀𝑔 𝑂𝐻 2 𝑂𝐻− + 𝐴𝑙 3+ → 𝐴𝑙 𝑂𝐻 3 𝑂𝐻− + 𝐴𝑙 𝑂𝐻 3 → 𝐴𝑙 𝑂𝐻 − 4 Ở phần đồ thị của 𝐴𝑙 3+, phần đầu là đồ thị hàm 𝑦 = 3𝑥 Vậy thì 𝑛𝐻𝐶𝑙 = 0,2 và còn hai ẩn, thanh niên nào láu cá thì có thể lấy máy tính ra mò số mol, thấy Vũ cho khá dễ mò: 0,15 và 0,15 Còn giải thật thì làm tiếp như sau: Đặt 𝑛𝑀𝑔𝐶 𝑙2 = 𝑥, 𝑛𝐴𝑙𝐶 𝑙3 = 𝑦 →𝑎=𝑥+ Phần đồ thị khi kết tủa bị hòa tan: 𝑛𝐴𝑙 0,65 − 0,2 − 2𝑥 0,45 + 𝑥 = 3 3 𝑂𝐻 3 = 4. 𝑛𝐴𝑙 3+ − 𝑛𝑂𝐻 − → 𝑎 − 𝑥 = 4𝑦 − (1,05 − 0,2 − 2𝑥) Xong rồi, giải hệ 𝑎 = 0,2 Đang nghe nhạc Sơn Tùng, Âm thầm bên em, next tiếp sang Buông đôi tay nhau ra Câu 49: 𝑋, 𝑌 (𝑀𝑋 < 𝑀𝑌 ) là hai peptit, mạch hở được tạo bởi glyxin, alanin, valin; Z là một este no, đa chức, mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp H gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,5M (vừa đủ), thu được 7,36g một ancol A và dung dịch B chứa 4 muối. Cô cạn dung dịch B thu được 50,14g muối khan. Đốt cháy hết cũng lượng H trên cần vừa đủ 1,975 mol 𝑂2 . Biết trong H có 𝑚𝑁 : 𝑚𝑂 = 119: 304; X, Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon và X, Y có tổng số mol là 0,1 mol. % khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong B là: A. 46,43% B. 23,21% C. 39,85% D. 30,63% Câu này là câu khó nhất của đề, nếu đi thi đã làm đến đây rồi thấy ông này thì tốt nhất là quay lại kiểm tra nhé, dư thời gian thì làm, không thì lụi tạm cũng được, mà đa phần ai giải trong phòng thi sẽ mò là chính, được gì thì được. Nhưng biết một mà không biết hai, cái nguy hiểm nhất trong việc mò là người ra đề cũng biết bạn sẽ mò, khi bạn cố mò ông 7,36 là ancol gì, bấm 46 hạnh phúc quá à, là 𝐶2 𝐻5 𝑂𝐻, thế Glixerol thì sao, chẳng biết thầy Vũ vô tính hay cố ý mà đề lại lắt léo như thế, tuy vậy em rất ủng hộ thầy, thế mới giống thi thật Thôi thì giải hoàn chỉnh, không láu cá nhé: Bảo toàn khối lượng: 𝑚 + 0,5.40 = 7,36 + 50,14 + 0,1.18 → 𝑚 = 39,3 Gọi số mol N là 𝑎, số liên kết peptide là k, thế thì 𝑎𝑘 = 1 Số O trong hỗn hợp: 𝑛𝑂 = 𝑎. 𝑘+1 𝑘 + 0,5 − 𝑎 . 2 mà 𝑛𝑁 : 𝑛𝑂 = 8,5: 19 Tính ra: 𝑎 = 0,34; 𝑘 = 3,4 → 𝑛𝑎𝑛𝑐𝑜𝑙 = 0,16 → 𝐶2 𝐻5 𝑂𝐻 Tiếp theo, có mol O và N rồi lập hai phương trình thì được 𝑛𝐶𝑂2 = 1,62; 𝑛𝐻2 𝑂 = 1,47 Số C trung bình trong hỗn hợp nguyên tức là: 1,62 0,16 𝑥 0,1+ nguyên, trong đó x là số chức este, chỉ có 𝑥 = 2 thỏa mãn Như vậy 3 chất có 9 𝐶, suy nghĩ tiếp như sau: 9 C thì không thể là đipeptide, cũng không thể là pentapeptide, vậy hai peptide là tri và tetra số mol của chúng là 0,06 và 0,04 Và dễ dàng rồi, hai ông này là 𝐺𝑙𝑦2 𝑉𝑎𝑙; 𝐴𝑙𝑎𝐺𝑙𝑦3 → 𝑛𝐺𝑙𝑦 = 0,24 → % 𝑚𝑢ố𝑖 ≈ 46,43% Định làm nốt câu 50 nhưng có lẽ dạng cũng khá quen thuộc rồi, các bạn chắc giải tốt, cảm ơn Đảng và Nhà Nước, cuối cùng cũng xong (Đến bài “Không phải dạng vừa đâu rồi”), hơi buồn, vẫn chỉ có một mình trong phòng với cái máy tính.... Chúc các bạn học và thi đúng khả năng của mình! MOD: Khang Đỗ Văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan