Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch đối với cách mạng Việt Nam...

Tài liệu Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch đối với cách mạng Việt Nam

.DOCX
25
294
78

Mô tả:

Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch đối với cách mạng Việt Nam
Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng minh trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, lãnh đạo quá trình chuyển biến đó. Giai cấp này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình khách quan của lịch sử. Việc xoá bỏ chế độ TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng mình, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi sự áp bức bóc lột, xây dựng thành công xã hội CSCN chính là sứ mệnh lịch sử của GCCN. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, người ta lại thấy không ít những luận thuyết, những quan điểm khác nhau tấn công chủ nghĩa Mác - Lê nin, hy vọng có thể hạ bệ và thay thế chủ nghĩa Mác Lênin. Những luận thuyết phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân lại được nở rộ ở nhiều nơi. Người ta cố tình lập luận rằng, C. Mác đã gắn cho giai cấp công nhân cái sứ mệnh mà nó không có chỉ bởi vì thông thương đó là giai cấp nghèo khổ; rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, đã trở thành “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, nhà nước tư bản đã là “nhà nước phúc lợi chung”, nó không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê nữa; rằng, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, cho nên không còn sứ mệnh lịch sử nữa. Có đúng là ngày nay giai cấp công nhân đã mất vai trò lịch sử? Đó là câu hỏi không ít người đã và đang tự hỏi về cái sứ mệnh lịch sử mà Mác và Lênin đưa ra cho giai cấp công nhân kia. Và đề trả lời cho câu hỏi đó em đã chọn đề tài : “ Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch đối với cách mạng Việt Nam” để có thể nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn nhất. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam 2. Mục đích nghiên cứu - Muốn rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. - Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về giai cấp công nhân để qua đó thấy được vai trò của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó đối với cách mạng Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài tập trung nghiên cứu vào Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch đối với cách mạng Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu , phân tích tài liệu. - Phương pháp so sánh, liệt kê, trừu tượng hóa khoa học. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 2 chương Chương 1: LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ SỨ MỆNH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Chương 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Phan Văn Thiệu-GDCT2A 2 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam B. NỘI DUNG Chương 1 : LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ SỨ MỆNH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. 1.1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại... Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính (tiêu chí) cơ bản. Đó là: Thứ nhất: về phương thức lao động, phương thức sản xuất (nghề nghiệp),đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ thay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác viết: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người Công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục tùng máy móc” “Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới. Giống như máy móc vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại” Thứ hai: về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp côngnhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 3 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, bộ mặt của chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi to lớn và đi cùng với nó là sự thay đổi nhất định của giai cấp công nhân so với trước kia. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá. Giai cấp công nhân hiện nay không chỉ bao gồm những người lao động trong công nghiệp, trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội mà còn bao gồm những người lao động trong các bộ phận dịch vụ công nghiệp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như một giai cấp đặc thù với cả hai tiêu chí cơ bản nêu trên. Căn cứ vào hai thuộc tính nói ở trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như sau về giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay . 1.1.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1.2.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. trong xã hội tư bản chủ nghĩa xét một cách tổng quát chúng ta có thể khẳng định Phan Văn Thiệu-GDCT2A 4 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam rằng, địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định một cách khách quan vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bởi vì: Thứ nhất: giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản. Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa. Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ hai: do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích mà lại được cả thế giới. Thứ ba: giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2.2. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Phan Văn Thiệu-GDCT2A 5 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Địa vị kinh tế - xã hội khách quan còn tạo ra những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân. Chính những đặc điểm này đã tạo ra khả năng để giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân gồm: Thứ nhất: giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Giai cấp công nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, chế độ xã hội tiên tiến nhất, do đó, họ đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân luôn phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Chính điều kiện làm việc ở thành thị và các khu công nghiệp giúp cho giai cấp công nhân mở rộng các quan hệ xã hội, mở mang trí tuệ. Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột vì dân sinh dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc đã tôi luyện cho giai cấp công nhân có những phẩm chất cần thiết cho cuộc đấu tranh. Lợi ích căn bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích căn bản của nhân dân lao động nên họ có đủ khả năng và điều kiện tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng. Thứ hai: giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều là những tầng lớp trung đẳng ... Đó là do giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ kiên định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới” Thứ ba: giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm Phan Văn Thiệu-GDCT2A 6 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỷ luật của mình. Thứ tư: giai cấp công nhân có bản chất quốc tế Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột. Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình. Dựa vào đặc điểm này, C.Mác Ph.Ăngghen nhấn mạnh: trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. V.I. Lênin sau này cũng khẳng định: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. 1.2. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.2.1. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song, để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra Đảng Cộng sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân Trong thực tế lịch sử, phong trào công nhân chống giai cấp từ sản đã xuất hiện Phan Văn Thiệu-GDCT2A 7 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Mặc dù quy mô ngày càng mở rộng nhưng đều bị thất bại. Khi chưa có đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chỉ mang tính tự phát, rời rạc, chưa có tổ chức và hệ thống, chưa có lý luận dẫn đường. Khi Đảng Cộng sản ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng và với tư cách là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và toàn xã hội, Đảng Cộng sản có nhiệm vụ đề ra cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng, đường lối, chiến lược, sách lược, các chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, với quy luật vận động khách quan của thế giới; với quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trở thành điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để giữ được vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải luôn luôn hướng mọi hoạt động vì lợi ích chung của dân tộc, luôn tổ chức, giáo dục toàn đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng phải chăm lo xây dựng về tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, vững mạnh về chính trị, gắn bó với nhân dân. Quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân Bằng thực tiễn cách mạng ở nước Nga cùng với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế V.I. Lênin đã khái quát và nêu lên một vấn đề có tính quy luật về sự ra đời của Đảng Cộng sản, đó là: Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản. Đây là vấn đề có tính phổ biến đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu. Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình cụ thể của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930), đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một sáng tạo, một đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 8 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam 1.2.2. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng, nói cách khác Đảng trước hết bao gồm những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Vai trò của đảng đối với giai cấp công nhân thể hiện ở chỗ: Một là: không có một tổ chức chính trị nào hoạt động được mà lại không thông qua chính đảng của giai cấp mình. Giai cấp công nhân cũng vậy, họ hoạt động, làm cách mạng thông qua đội tiên phong của mình, đó là Đảng Cộng sản, đảng của giai cấp công nhân. Hai là: để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì giai cấp công nhân cần phải có một chính đảng chính trị vững vàng kiên định, sáng suốt, có đường lối chiến lược sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của giai cấp hay toàn thể phong trào. Ba là: với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp và dân tộc, vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Chương 2. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM. 2.1. Sư mệnh giải phóng giai cấp Lịch sử Việt Nam cũng chứng minh rằng, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời chưa được bao lâu ngay cả khi nó chưa có Đảng mà đã tổ chức một cách tự phát nhiều cuộc đấu tranh chống bọn tư bản thực dân và được nhân dân ủng hộ. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 9 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn năm 1922 mà Nguyễn ái Quốc coi đó mới chỉ là “do bản năng tự vệ" của những người công nhân "không được giáo dục và tổ chức" nhưng đã là “dấu hiệu... của thời đại". Năm 1927 có gần chục cuộc bãi công với hàng trăm người tham gia. Năm 1928-1929 có nhiều cuộc bãi công khác với hàng nghìn người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi (Vinh), AVIA (Hà Nội), Phú Riềng (Bình Phước). Những cuộc đấu tranh như thế không chỉ giới hạn trong công nhân mà còn tác động sâu sắc đến các tầng lớp khác, đặc biệt là đến giai cấp nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, sinh viên làm cho bọn thống trị thực dân hoảng sợ. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa MácLênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào đầu năm 1930 của thế kỷ XX. Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất. Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh đạo là nói đến toàn bộ giai cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm, từng người. Để có thể lãnh đạo, giai cấp công nhân phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất giai cấp của mình. Lực lượng đó là Đảng Cộng sản. Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có nhiều đảng viên không phải là công nhân. Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác-Lênin và đường lối cách mạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định rất rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng Phan Văn Thiệu-GDCT2A 10 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc" 2.2. Giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đổi mới Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung cơ bản của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân: Là giai cấp tiên tiến, là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất, là giai cấp có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần quốc tế vô sản nhưng do hoàn cảnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng như sau: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, bị ba tầng áp bức nặng nề ngay từ mới ra đời đã chịu ảnh hưởng của cách mạng Tháng10 Nga, tiếp thu chủ nghĩa MácLênin, ko bị ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng tiểu tư sản, giai cấp công nhân Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo, đã nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập với mục tiêu: Giải phóng dân tộc xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Giai cấp công nhân khi sinh ra đã kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tinh thần đó lại được nhân lên gấp bội khi có sự lãnh đạo của Đảng. Sinh ra và trưởng thành ở một nước phong kiến nửa thuôc địa, nông nghiệp lạc hậu nên hạn chế lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam là còn chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo phong kiến, tác phong của nền sản xuất nhỏ tiểu nông, câu nệ với sách vở, xa rời quần chúng, thoát ly sản xuất, chúng ta đừng có ảo tưởng những tàn dư tâm lý sản xuất nhỏ ấy có thể một ngày, hai ngày bị quét sạch ra khỏi đời sống xã hội. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 11 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay gồm người lao động chân tay, lao động trí óc, hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các. Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến có tri thức. Họ là lực lương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân, nông dân trí thức. Nhược điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp. Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử chủ nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam. Xét về bản chất thì chưa thể có và không thể có tổ chức chính trị nào, giai cấp nào có thể thay thế được giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, trong đó nhân dân lao động được làm chủ, đất nước độc lập và phồn vinh xóa bỏ áp bức bất công, mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đối với giai cấp công nhân cần phải “ coi trọng phát triển về sồ lượng và chất lượng nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề ngiệp, thực hiện” trí thức hoá công nhân “ nâng cao năng lực ứng dụng và sang tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo trong thời kì mới…” Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa; có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp Phan Văn Thiệu-GDCT2A 12 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam cận và làm chủ khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao ”. Cùng với việc triển khai thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tập trung chỉ đạo giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân. Đó là vấn đề bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là về tiền lương, thu nhập, nhà ở, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội..., tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; chú trọng đào tạo nghề cho công nhân xuất thân từ nông dân và nữ công nhân; từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, kiến thức pháp luật, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân, nhất là công nhân trẻ. Quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp phù hợp với từng thành phần kinh tế. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ và quy định của pháp luật. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị-xã hội khác trong việc xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Phan Văn Thiệu-GDCT2A 13 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cùng với xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị-xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân nước ta phát triển toàn diện xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, tích cực phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, có tầm quan trọng chiến lược và quyết định đối với công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.3. Chủ trương chính sách của Đảng trong thời kì đổi mới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay là “Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Theo đó phát triển giai cấp công nhân cũng chính là phát triển, hoàn thiện chủ thể của sứ mệnh lịch sử hiện đại - cơ sở xã hội quan trọng nhất bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam cũng chỉ có thể thực hiện thắng lợi khi quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, được giữ vững và không ngừng tăng cường; Nhà nước xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân lao động nước ta không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Phan Văn Thiệu-GDCT2A 14 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành thắng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ lịch sử khó khăn, phức tạp nhất. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đội ngũ công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tạo thành một lực lượng giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, do hoàn cảnh hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội quy định, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nhược điểm (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp...). Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng ta, một Nghị quyết gắn trực tiếp vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: "Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo Phan Văn Thiệu-GDCT2A 15 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình". Công cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong xây dựng xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hộinhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân nước ta, vai trò không có lực lượng xã hội nào có thể thay thế được trong sự nghiệp... “lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng một xã hội mới, trong đó nhân dân lao động làm chủ, đất nước độc lập và phồn vinh, xoá bỏ áp bức bất công, mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm no,tự do, hạnh phúc". Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước." 2.4. Những thành tựu của giai cấp công nhân Việt Nam Trước thế kỷ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỷ XV, XVI đội ngũ “ Những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỷ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp. Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Phan Văn Thiệu-GDCT2A 16 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn. Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng... Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam. Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất Phan Văn Thiệu-GDCT2A 17 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định. Song cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh... . trong cao trào yêu nước những năm 1925 -1926 ở Sài Gòn. Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Các tổ chức Công hội sơ khai ở Việt Nam trước năm 1925 Năm 1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt tay vào cuộc vận động thành lập Công hội Ba Son. Mục đích của hội là: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn vào những năm 1920 - 1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925. Cuộc bãi công này ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc. Vì thế đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế. Ngoài tổ chức Công hội Đỏ do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập, còn có Liên đoàn công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông (gọi tắt là Hải viên công hội). Phan Văn Thiệu-GDCT2A 18 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam Tôn chỉ, mục đích của hội là “Mưu lợi ích và giúp đỡ anh em lao động Hải viên, đòi những điều kiện cần thiết cho anh em lao động Hải viên, đoàn kết toàn thể anh chị em lao động”. Hải viên công hội đã thu hút phần lớn các thuỷ thủ Việt Nam làm trên những con tàu chạy từ Pháp qua Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác. Khoảng năm 1922, trên tàu biển của hãng hàng hải Pháp có hàng nghìn thuỷ thủ Việt Nam tổ chức Hội ái hữu để tương trợ giúp đỡ nhau khi xa quê hương. Thủy thủ người Pháp và người Việt Nam trên các con tàu chạy từ Pháp đến Việt Nam đã liên lạc với một bộ phận công nhân Việt Nam trên đất liền Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi đấu tranh của thủy thủ trên 8 tàu buôn Pháp đậu tại Cảng Sài Gòn năm 1922 đã nêu khẩu hiệu “Công đoàn muôn năm”. Sài Gòn - Chợ Lớn đã hưởng ứng khẩu hiệu đó và cùng nhau bí mật tổ chức ra Hội tương tế, ái hữu của mình. Khác với công đoàn ở các nước dân chủ tư sản, các tổ chức công đoàn sơ khai ở Việt Nam ngay từ khi ra đời đã phải hoạt động bí mật. Song, bằng nhiều biện pháp khôn khéo các tổ chức này đã gắn bó mật thiết với công nhân, lao động góp phần rút ngắn giai đoạn đấu tranh “tự phát” của phong trào công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay gồm người lao động chân tay, lao động trí óc, hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các. Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến có tri thức. Họ là lực lương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân, nông dân trí thức. Nhược điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp. Nhưng điều đó ko thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử chủ nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam. Xét về bản chất thì chưa thể có và ko thể có tổ chức chính trị nào, giai cấp nào có thể thay thế được giai cấp công nhân Phan Văn Thiệu-GDCT2A 19 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử đối với Cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, trong đó nhân dân lao động được làm chủ, đất nước độc lập và phồn vinh xóa bỏ áp bức bất công, mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đối với giai cấp công nhân cần phải “ coi trọng phát triển về sồ lượng và chất lượng nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề ngiệp, thực hiện” trí thức hoá công nhân “ nâng cao năng lực ứng dụng và sang tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu wả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo trong thời kì mới…” 2.5. Những hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam Bên cạnh những thành tựu đạt được thì giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. -CGCN chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. -GCCN còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. -Mặc dầu nền kinh tế phát triển, nhưng nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần cũng như điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động của công nhân chưa được cải thiện rõ rệt. -Thực trạng đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng GCCN phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đời sống ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu Phan Văn Thiệu-GDCT2A 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan