Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị tiên lượng ngắn hạn của thể tích tiểu cầu trung bình trong nhồi máu cơ t...

Tài liệu Giá trị tiên lượng ngắn hạn của thể tích tiểu cầu trung bình trong nhồi máu cơ tim cấp

.PDF
118
2
81

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙNG XUÂN ĐỒNG GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙNG XUÂN ĐỒNG GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Mã số: 60720140 GVHD: TS.BS. ĐINH HIẾU NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Phùng Xuân Đồng . . BẢNG VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ADP Adenosine diphosphate ATP Adenosine triphosphate BNP Brain natriuretic peptide BMI Body mass index CRP C creative proteine ESC European Society of Cardiology Tiếng Việt Chỉ số khối cơ thể Hội tim mạch Châu Âu EGF Endothelial growth factor Yếu tố phát triển nội mô GFR Glomerular filtration rate GMP Guanidine monophosphate GP Glycoproteine GRACE Global Registry of Acute Coronary Events HbA1C Hemoglobin A1 C HDL High density lipoprotein HMWK High-molecular-weight kininogen Ig Immunoglobulin KDIGO Kidney disease improving global . Độ lọc cầu thận . outcomes Khoảng tin cậy KTC LDL Low density lipoprotein MPV Mean platelet volume Thể tích tiểu cầu trung bình MPV/TC Mean platelet volume/ tiểu cầu Thể tích tiểu cầu trung bình/số lượng tiểu cầu Nhồi máu cơ tim. NMCT PAI-1 Plasminogen activator inhibitor-1 PCI Percutanuos coronay intervention Can thiệp động mạch vành qua da PDCI Platelet-derived collagenase inhibitor PDGF Platelet-derived growth factor PECAM-1 Platelet–endothelial cell adhesion molecule-1 Yếu tố 4 tiểu cầu PF4 Platelet factor 4 PSGL-1 P-selectin glycoprotein ligand-1 TAX2 Thromboxane A2 TGF-β Transforming growth factor-β TSP Thrombospondin . . VEGF/VPF Vascular endothelial growth Yếu tố phát triển factor/vascular permeability factor nội mô/ Yếu tố thấm mạch máu VWF von Willebrand factor Yếu tố von Willebrand . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 :Chất chứa trong hạt đặc. ...................................................................... 9 Bảng 2.2: Các hạt chứa trong hạt α. ................................................................... 10 Bảng 3.3. Các đặc điểm về tuổi và chỉ số khối cơ thể của dân số nghiên cứu. .. 46 Bảng 3.4. Các đặc điểm về tiền căn bệnh lý dân số nghiên cứu. ....................... 47 Bảng 3.5. Các xét nghiệm trong nghiên cứu. ..................................................... 49 Bảng 3.6. Tần suất các biến chứng trong nghiên cứu......................................... 51 Bảng 3.7. Phân bố biến chứng trong thời gian nằm viện và trong thời gian nghiên cứu. .......................................................................................................... 52 Bảng 3.8. Sự thay đổi của thể tích tiểu cầu trung bình trong dân số nghiên cứu. ...................................................................................................................... 52 Bảng 3.9. So sánh các giá trị về tuổi và chỉ số khối cơ thể theo các chỉ số thể tiểu cầu trung bình. .............................................................................................. 53 Bảng 3.10. So sánh MPV và các yếu tố nguy cơ tim mạch .............................. 54 Bảng 3.12. So sánh các giá trị về tuổi và chỉ số khối cơ thể theo các chỉ số tỷ số MPV/TC. ........................................................................................................ 55 Bảng 3.13: So sánh MPV/TC với các yếu tố nguy cơ tim mạch ....................... 56 Bảng 3.14. So sánh nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên theo các chỉ số thể tích tiểu cầu trung bình ...................................................................................................................... 57 Bảng 3.15. So sánh nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên theo các chỉ số tỷ số MPV/TC. .......... 58 Bảng 3.16. So sánh các chỉ số xét nghiệm theo các trị số của thể tích tiểu cầu trung bình. ........................................................................................................... 59 . . Bảng 3.17 . So sánh MPV với các biến chứng trong thời gian nằm viện .......... 60 Bảng 3. 18. So sánh MPV/TC với các biến chứng trong thời gian nằm viện .... 61 Bảng 3.19. So sánh MPV với các biến chứng trong thời gian nghiên cứu ........ 62 Bảng 3.20. So sánh MPV/TC với các biến chứng trong thời gian nghiên cứu .. 62 Bảng 4.21. So sánh về giới tính trong các nghiên cứu. ...................................... 64 Bảng 4.22. So sánh tỷ lệ các yếu tố tiền căn trong các nghiên cứu.................... 67 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Tiểu cầu kích hoạt tạo nút chặn tiểu...................................................... 12 Hình 2: Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh . ....................... 13 Hình 3: Tiểu cầu tham gia vào đông máu nội sinh ............................................ 14 Hình 4: Vai trò của tiểu cầu trong sự đông máu, cầm máu, viêm và lành vết thương.................................................................................................................. 15 Hình 5: Mô phỏng tiểu cầu kích thích xơ vữa động mạch. ............................... 18 LƯU ĐỒ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 40 . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN BẢNG VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 I. Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................ 3 II. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ........................................................................ 4 1.2. THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH .................................................... 7 1.3. THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH ................................................................................................ 17 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH. .............................................................................................................. 29 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP .............................................................. 33 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 36 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 37 2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ..................................... 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 46 3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................... 46 3.2. PHÂN BỐ THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH VÀ MPV/TC TRONG DÂN SỐ NGHIÊN CỨU. ................................................................ 52 3.3. TỶ SỐ THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH/SỐ LƯỢNG TẾ BÀO TIỂU CẦU ...................................................................................................... 55 3.4. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP KHÔNG CÓ ST CHÊNH LÊN VỚI CÁC MỨC MPV VÀ CÁC MỨC MPV/TC................................................................................................ 57 3.5. LIÊN QUAN CÁC MỨC MPV VÀ CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM ....... 58 . . 3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC BIẾN CHỨNG VỚI MPV VÀ MPV/TC. ......................................................................................................................... 60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 63 4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................... 63 4.2. ĐẶC ĐIỂM NHỒI MÁU CƠ TIM .......................................................... 75 4.3 THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH VÀ MPV/TC............................. 75 4.4. LIÊN QUAN MPV VÀ MPV/TC VỚI CÁC BIẾN CHỨNG TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN ............................................................................... 86 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 92 5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 92 5.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 93 5.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 DANH SÁCH BỆNH NHÂN CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Y ĐỨC ĐH Y DƯỢC TP.HCM KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN PHỤ LỤC : PHIẾU THU THẬP DỮ LIỆU . . ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu cầu là một yếu tố liên quan đến sang thương xơ vữa động mạch, mất ổn định của mảng xơ vữa và tạo huyết khối [21]. Khi mảng xơ vữa động mạch vành bị nứt vỡ, tiểu cầu được hoạt hóa, nhiều enzyme, thụ thể được biểu lộ và cuối cùng tạo cục huyết khối trong lòng mạch. Thể tích tiểu cầu lớn hơn thì sự chuyển hóa và tổng hợp enzyme cũng nhiều hơn, tạo cục máu đông nhiều hơn nên ảnh hưởng nhiều đến điều trị thuốc kháng tiểu cầu và kết cục của bệnh nhân. Kích thước tiểu cầu lớn hơn sẽ chứa nhiều tiền chất đông máu và các yếu tố tham gia vào quá trình xơ vữa mạch máu hơn, gồm thromboxane A2 và B2, P-selectin và biểu lộ nhiều hơn thụ thể glycoprotein IIb/IIIa. Chúng cũng tăng tiết yếu tố 4-tiểu cầu và yếu tố phát triển từ tiểu cầu. Trên lâm sàng để đánh giá kích thước tiểu cầu dựa vào đo thể tích tiểu cầu trung bình (MPV), hay tỷ số MPV/TC, đây là một yếu tố dễ dàng có được trong công thức máu thông thường. Tiểu cầu lớn hơn cũng là yếu tố độc lập dự hậu xấu cho điều trị kháng tiểu cầu kép [16]. Do đó, thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) hay MPV/TC là yếu tố dự hậu cho nhiều bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, đột quỵ, bệnh động mạch vành. Trong hội chứng vành cấp đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ MPV tăng và có ý nghĩa dự hậu của bệnh [74], [49], [31],[78],[93], [69], [58]. Theo Dogan A [3] thể tích tiểu cầu cao làm cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị tái nhồi máu, nhập viện nhiều hơn và tử suất cao hơn. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác cho thấy thể tích tiểu cầu trung bình không có ý nghĩa dự hậu các biến cố của nhồi máu cơ tim cấp trong thời gian nằm viện [15] cũng như theo dõi [18]. Mặc khác, thể tích tiểu cầu trung bình là chỉ số có sẵn trong xét nghiệm công thức máu thường quy, thuận tiện, đơn giản dễ đánh giá và ít 1 . . tốn kém. Với lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giá trị tiên lượng ngắn hạn của thể tích tiểu cầu trung bình trong nhồi máu cơ tim cấp”. 2 . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU I. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát giá trị thể tích tiểu cầu trung bình trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. II. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định thể tích tiểu cầu trung bình trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên và nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên. 2. Khảo sát giá trị tiên lượng ngắn hạn của thể tích tiểu cầu trung bình trong nhồi máu cơ tim cấp. 3 . . Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 1.1.1. Khái niệm: Theo định nghĩa toàn cầu lần thứ ba về nhồi máu cơ tim cấp [86]. Tiêu chuẩn cho nhồi máu cơ tim cấp. Thuật ngữ nhồi máu cơ tim cấp được dùng khi có bằng chứng của hoại tử cơ tim trong bối cảnh lâm sàng phù hợp thiếu máu cơ tim cấp. Khi có bất kỳ một trong những tiêu chuẩn sau đây sẽ xác định chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp: (1) Xác định có tăng và/hoặc giảm giá trị chất chỉ điểm sinh học [thích hợp nên sử dụng men troponin của tim (cTn – cardiac troponin) với ít nhất có một giá trị đạt mức 99% bách phân vị của giới hạn trên dựa theo tham chiếu] và kèm theo ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: - Triệu chứng cơ năng của thiếu máu cơ tim. - Biến đổi ST-T rõ mới xuất hiện (hoặc xem như mới), hoặc block nhánh trái mới phát hiện. - Xuất hiện của sóng Q bệnh lý trên điện tâm đồ. Bằng chứng về sự mới mất hình ảnh cơ tim còn sống hoặc mới rối loạn vận động vùng. - Xác định có huyết khối trong mạch vành bằng chụp mạch vành hoặc mổ tử thi. (2) Đột tử với các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu cơ tim và có dấu thiếu máu cơ tim mới trên điện tâm đồ hoặc block nhánh trái mới xuất hiện, nhưng tử vong xảy ra trước khi lấy được mẫu chất chỉ điểm sinh học, hoặc trước khi giá trị chất chỉ điểm sinh học tăng. 4 . . (3) Nhồi máu cơ tim do can thiệp mạch vành qua da (PCI) được định nghĩa đồng thuận khi có tăng giá trị của cTn (>5 lần 99% bách phân vị của giới hạn trên) ở các bệnh nhân có giá trị nền bình thường (≤ 99% bách phân vị của giới hạn trên) hoặc có sự tăng giá trị của cTn >20% nếu giá trị nền đã tăng và ổn định hoặc đang giảm. Ngoài ra, cần phải có một trong những điều kiện sau (i) triệu chứng nghi ngờ thiếu máu cơ tim hoặc (ii) dấu thiếu máu cục bộ cơ tim mới trên điện tâm đồ hoặc (iii) kết quả chụp mạch vành phù hợp với tai biến của thủ thuật hoặc (iv) bằng chứng hình ảnh học cho thấy mới mất hình ảnh cơ tim sống còn hoặc rối loạn vận động vùng mới xuất hiện. (4) Nhồi máu cơ tim do huyết khối trong stent khi được xác định bằng chụp mạch vành hoặc mổ tử thi trong bệnh cảnh thiếu máu cơ tim kèm theo tăng hoặc giảm chất chỉ điểm sinh học với ít nhất một giá trị đạt trên mức 99% bách phân vị của giới hạn trên. (5) Nhồi máu cơ tim do mổ bắc cầu mạch vành được định nghĩa đồng thuận bằng sự tăng giá trị của cTn (>10 lần 99% bách phân vị của giới hạn trên) ở các bệnh nhân có mức giá trị nền bình thường (≤ 99% bách phân vị của giới hạn trên). Ngoài ra, cần phải có một trong những điều kiện sau (i) sóng Q bệnh lý hoặc blốc nhánh trái mới xuất hiện, hoặc (ii) bằng chứng chụp mạch vành cho thấy có tắc nghẽn của cầu nối hoặc tắc mới của mạch vành hoặc (iii) bằng chứng hình ảnh học cho thấy mới mất hình ảnh cơ tim sống còn hoặc mới có rối loạn vận động vùng. 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành - Tuổi. - Giới. - Rối loạn lipid máu. - Béo phì, ít vận động. - Đái tháo đường. 5 . . - Tăng huyết áp. - Hút thuốc lá. - Stress. 1.1.3. Các yếu tố tiên lượng. Trong nhồi máu cơ tim cấp có nhiều yếu tố giúp tiên lượng tình trạng bệnh của bệnh nhân: - Các yếu tố nguy cơ. - Vùng nhồi máu trên điện tâm đồ. - Men tim troponin. - BNP và NT -BNP. - Đường huyết. - Rối loạn chức năng thất. - CRP. - Thang điểm TIMI cho NMCT cấp không ST chênh. - Thang điểm GRACE. … Gần đây, người ta đề cập nhiều đến vai trò của tiểu cầu trong nhồi máu cơ tim và tiên lượng bệnh nhân, trong đó thể tích tiểu cầu trung bình cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng tiên lượng. Do tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim cấp. Tiểu cầu tham gia vào quá trình hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Khi mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ, để lộ lớp collagen bên dưới, gây hoạt hóa tiểu cầu. Tiểu cầu gắn kết với collagen và von Willebrand thông qua các thụ thể glycoprotein (GP) Ib/V/IX của tiểu cầu. Sau khi gắn kết tiểu cầu gia tăng chuyển hóa nội bào, tiểu cầu thay đổi thành dạng có ái lực gắn kết cao, hoạt hóa tiểu cầu, phóng thích nhiều hóa chất trung gian thu hút những tế bào tiểu cầu khác và bạch cầu [30]. Tiểu cầu có kích thước lớn sẽ phóng thích nhiều 6 . . chất trung gian hơn [47] . Arachidonate, được phóng thích từ tiểu cầu, dưới sự kích thích của collagen, thrombin, ADP và 5-HT, thúc đẩy tổng hợp Thromboxane A2. Thromboxane A2 không chỉ thúc đẩy kết tập tiểu cầu mà còn góp phần gây co mạch [45]. Tiểu cầu được hoạt hóa bởi những yếu tố hoạt hóa gồm thromboxane A2 (TXA2), adenosine diphosphate (ADP), serotonin, epinephrine và thrombin. Từ đó, tiểu cầu thay đổi hình dạng, biểu lộ nhiều yếu tố tiền viêm và các yếu tố tiền đông máu. Cuối cùng là chuyển đổi thụ thể GP IIb/IIIa của tiểu cầu sang dạng hoạt động, đây là thụ thể trung gian chính cho quá trình ngưng tập tiểu cầu. Thụ thể GP IIb/IIIa được hoạt hóa sẽ gắn với fibrinogen và von Willebrand gây ngưng tập tiểu cầu và tạo cục huyết khối tiểu cầu-tiểu cầu [30]. Song song với quá trình ngưng tập tiểu cầu khi có vết nứt, vỡ trong lòng mạch máu thì các yếu tố đông máu được hoạt hóa, tham gia vào quá trình tạo cục máu đông trong lòng mạch. Thể tích tiểu cầu lớn hơn, khi được hoạt hóa sẽ phóng thích nhiều chất trung gian tham gia vào quá trình ngưng tập tiểu cầu [62]. Thể tích tiểu cầu trung bình là phương tiện rẻ tiền, thuận tiện, có thể thực hiện ở nhiều nơi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh vai trò thể tích tiểu cầu trung bình trong dự hậu của nhồi máu cơ tim [74],[26],[49]. 1.2. THỂ TÍCH TIỂU CẦU TRUNG BÌNH 1.2.1. Đại cương về tiểu cầu Tiểu cầu là một thành phần của máu, chúng đóng vai trò quan trọng cầm máu. Chúng được nghiên cứu lần đầu tiên bởi Bizzozero năm 1881–1882 [26]. Tiểu cầu là tế bào máu dạng đĩa nhỏ có đường kính từ 1 đến 4 micromet. Chúng được tạo ra từ tế bào mẫu tiểu cầu, đây là loại tế bào lớn từ dòng tạo máu nguyên thủy. Tiểu cầu có thể vặn xoắn xuyên qua các mao mạch. Số lượng tiểu cầu từ 150.000-300.000/microliter. Tiểu cầu có nhiều chức năng của một tế bào bình thường, thậm chí chúng không có nhân và không thể sinh 7 . . sản, cấu trúc bào tương bên trong là các yếu tố giúp tiểu cầu hoạt động như là (a) phân tử actin và myosin tương tự như những phân tử co thắt giống như ở tế bào cơ, còn có những protein co thắt như thrombosthenin, mà nó có thể giúp tiểu cầu co thắt; (b) phần còn lại của tiểu cầu là lưới nội bào và bộ máy Golgi, nơi tổng hợp rất nhiều enzyme và chứa khối lượng canxi; (c) ty thể và hệ thống enzyme mà từ đó có khả năng tạo adenosine triphosphate (ATP) và adenosine diphosphate (ADP); (d) hệ thống enzyme để tổng hợp prostaglandin, một loại hocmon gây tác động đến nhiều mạch máu và mô tại chỗ; (e) một protein quan trọng gọi là yếu tố ổn định fibrin; (f) yếu tố phát triển, một yếu tố có tác động đến sự phát triển của nội mô mạch máu, tế bào cơ trơn mạch máu và nguyên bào sợi, đây là yếu tố vai trò quan trọng trong sửa chữa tổn thương mạch máu. Màng của tiểu cầu cũng quan trọng. Trên bề mặt của màng được bao phủ bởi những phân tử glycoprotein mà bình thường nó bị ngăn không cho tiểu cầu kết dính vào nội mạc và chỉ gây dính vào vùng tổn thương của mạch máu, đặc biệt dính vào tế bào nội mạc tổn thương và collagen ở trong mạch máu. Thêm vào đó màng tiểu cầu chứa lượng lớn phospholipid mà nó hoạt hóa nhiều giai đoạn trong tiến trình đông máu [38]. Thời gian tồn tại tiểu cầu 7-10 ngày. Sau đó chúng bị loại khỏi tuần hoàn bởi đại thực bào, mà phần lớn đại thực bào tại lách. Hệ thống ống nối bề mặt. - Màng bào tương có các hệ thống nối từ bề mặt với bào tương bên trong. Chúng chứa các protein ổn định nội mô. Hệ thống ống đặc. - Song song và gần với các ống nối bề mặt là hệ thống ống đặc, một phần của hệ thống lưới nội mô. Hệ thống ống đặc chứa Ca2+ và các enzyme hỗ trợ tiểu cầu hoạt hóa. Các enzyme này gồm phospholipase A2, cyclooxygenase 8 . . và thromboxane synthetase, mà chúng hỗ trợ eicosanoid tổng hợp thromboxane A2. Cyclooxygenase là enzyme bị bất hoạt bởi aspirin. Các hạt tiểu cầu: hạt α, hạt đặc và Lysosome. - Có từ 50- 80 hạt α mỗi tiểu cầu. Hạt α chứa đầy các protein, một số tổng hợp nội bào, một số tổng hợp từ tế bào khổng lồ. Khi tiểu cầu trở nên hoạt hóa, hạt α hòa màng với hệ thống ống nối bề mặt, những chất chứa bên trong được ra ngoài để hỗ trợ tiểu cầu kết dính, ngưng tập và đông máu. - Có 2-7 hạt đặc trên tiểu cầu, chúng cũng gọi là thể đặc. Các phân tử nhỏ được sản xuất ở nội bào và chứa trong thể đặc. - Tiểu cầu có vài lysosome, tương tự như bạch cầu trung tính, đường kính khoảng 300nm. Lysosome có thể tiêu hóa các chất ở thành mạch tổn thương và các mãnh vỡ. Bảng 2.1 :Chất chứa trong hạt đặc. Phân tử ADP Ghi chú Không chuyển hóa, hỗ trợ kết tập tiểu cầu bằng cách kết hợp ADP với thụ thể P2Y1, P2Y12 ATP Serotonin Ca2+ and Mg2+ Chức năng không rõ, phóng thích khi tiểu cầu hoạt hóa. Chất vận mạch, kết hợp nội mô và màng tế bào. Ion hóa trị 2 hỗ trợ hoạt hóa tiểu cầu và đông máu. Từ viết tắt: ADP: Adenosine diphosphate; ATP: adenosine triphosphate 9 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất