Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị của x quang cắt lớp vi tính trong chẩn đoán phân biệt các u nguyên phát ...

Tài liệu Giá trị của x quang cắt lớp vi tính trong chẩn đoán phân biệt các u nguyên phát thường gặp ở ruột non

.PDF
120
1
63

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÊ DUY MAI HUYÊN GIÁ TRỊ CỦA X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC U NGUYÊN PHÁT THƯỜNG GẶP Ở RUỘT NON CHUYÊN NGÀNH: CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH (X QUANG) MÃ SỐ: CK 62 72 05 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤN ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người làm nghiên cứu LÊ DUY MAI HUYÊN . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH..........................................vii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................ 3 1.1. GIẢI PHẪU RUỘT NON..................................................................... 3 1.2. MÔ HỌC RUỘT NON ......................................................................... 3 1.2.1. Lớp niêm mạc: ........................................................................... 3 1.2.2. Lớp dưới niêm ........................................................................... 4 1.2.3. Lớp cơ ....................................................................................... 4 1.2.4. Lớp dưới thanh mạc ................................................................... 6 1.2.5. Lớp thanh mạc ........................................................................... 6 1.3. DỊCH TỄ HỌC CÁC U RUỘT NON ................................................... 6 1.4. MÔ BỆNH HỌC CỦA U RUỘT NON ................................................ 7 1.5. CÁC PHƯƠNG TIỆN HÌNH ẢNH KHẢO SÁT RUỘT NON............. 7 1.5.1. Nội soi ....................................................................................... 7 1.5.2. Nội soi viên nang ....................................................................... 9 1.5.3. Chụp lưu thông ruột non ............................................................ 9 1.5.4. Siêu âm ...................................................................................... 9 1.5.5. X quang cắt lớp vi tính ............................................................. 10 1.5.6. Cộng hưởng từ ......................................................................... 11 . . 1.6. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH XQCLVT CỦA U RUỘT NON ................. 12 1.6.1. Độ dày thành ruột .................................................................... 12 1.6.2. Dày không đối xứng ................................................................ 13 1.6.3. Độ dài thành ruột bị tổn thương ............................................... 13 1.6.4. Thành ruột bắt thuốc không đồng nhất ..................................... 13 1.6.5. Các dấu hiệu kết hợp................................................................ 13 1.7. HÌNH ẢNH CÁC LOẠI U RUỘT NON THƯỜNG GẶP .................. 13 1.7.1. Adenocarcinoma ...................................................................... 14 1.7.2. GIST ........................................................................................ 15 1.7.3. Lymphoma............................................................................... 20 1.7.4. U thần kinh nội tiết ................................................................. 22 1.7.5. Lipoma .................................................................................... 24 1.7.6. Adenoma ................................................................................. 24 1.8. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................................. 26 CHƯƠNG 2. .................................................................................................... 30 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 30 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 30 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 30 2.2.1. Dân số mục tiêu: ...................................................................... 30 2.2.2. Dân số nghiên cứu: .................................................................. 30 2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .......................................................... 30 2.4. TIÊU CHÍ CHỌN MẪU ..................................................................... 30 2.4.1. Tiêu chí chọn vào: ................................................................... 30 2.4.2. Tiêu chí loại trừ: ...................................................................... 31 2.5. THU THẬP DŨ LIỆU ........................................................................ 31 2.6. CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU ..................................................... 32 2.6.1. Bảng thu thập số liệu ............................................................... 32 . i. 2.6.2. Hồ sơ bệnh án .......................................................................... 32 2.6.3. Hình X quang cắt lớp vi tính .................................................... 32 2.7. LIỆT KÊ BIẾN SỐ ............................................................................. 33 2.8. ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ .................................................................... 33 2.8.1. Tuổi ......................................................................................... 33 2.8.2. Vị trí u ..................................................................................... 33 2.8.3. Hình thái tổn thương ................................................................ 34 2.8.4. Kích thước tổn thương ............................................................. 35 2.8.5. Mức độ bắt thuốc ..................................................................... 35 2.8.6. Tính chất bắt thuốc .................................................................. 36 2.8.7. Thâm nhiễm mỡ xung quanh ................................................... 36 2.8.8. Hình khuyết vai ....................................................................... 36 2.8.9. Mạch máu giãn lớn trên bề mặt tổn thương .............................. 36 2.8.10. Hạch vùng phì đại .................................................................. 36 2.8.11. Biến chứng của tổn thương .................................................... 37 2.8.12. Tổn thương đi kèm................................................................. 37 2.9. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .............................................. 38 2.10. Y ĐỨC ............................................................................................. 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................. 40 3.1. MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 40 3.2. GIỚI ................................................................................................... 41 3.3. TUỔI .................................................................................................. 41 3.4. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG................................................................ 43 3.5. PHÂN BỐ CÁC LOẠI U RUỘT NON THEO VỊ TRÍ ....................... 44 3.6. BÓNG VATER VÀ U RUỘT NON ................................................... 44 3.7. HÌNH THÁI U.................................................................................... 47 3.7.1. Hình thái của u theo giải phẫu bệnh ......................................... 47 . . 3.7.2. Các kiểu dày thành ruột ........................................................... 50 3.8. DẤU HIỆU KHUYẾT VAI ................................................................ 52 3.9. KÍCH THƯỚC TỔN THƯƠNG ......................................................... 53 3.9.1. Kích thước tổn thương dạng khối ............................................. 53 3.9.2. Kích thước tổn thương dày thành ruột...................................... 54 3.10. MỨC ĐỘ BẮT THUỐC CỦA MÔ U .............................................. 57 3.11. TÍNH CHẤT BẮT THUỐC ĐỒNG NHẤT CỦA MÔ U ................. 59 3.12. MẠCH MÁU PHÁT TRIỂN TRÊN BỀ MẶT U.............................. 60 3.13. THÂM NHIỄM MỠ QUANH U ...................................................... 61 3.14. HẠCH .............................................................................................. 61 3.15. BIẾN CHỨNG ................................................................................. 64 3.16. TỔN THƯƠNG KÈM THEO ........................................................... 65 3.17. CÁC DẤU HIỆU HÌNH ẢNH GỢI Ý LOẠI U ................................ 66 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 67 4.1. MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 67 4.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................... 67 4.1.2. Sự phân bố về giải phẫu bệnh của mẫu nghiên cứu .................. 68 4.1.3. Kỹ thuật chụp .......................................................................... 70 4.2. GIỚI ................................................................................................... 71 4.3. TUỔI .................................................................................................. 72 4.4. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG................................................................ 72 4.5. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ VỊ TRÍ CỦA U RUỘT NON ....................... 72 4.5.1. Cách xác định vị trí ruột non .................................................... 72 4.5.2. Vị trí các loại u ruột non thường gặp ........................................ 74 4.5.3. Mối tương quan giữa vị trí u và giải phẫu bệnh ........................ 75 4.6. BÓNG VATER VÀ U RUỘT NON ................................................... 76 4.7. HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG ............................................................. 77 . . 4.7.1. Hình thái u theo giải phẫu bệnh ............................................... 77 4.7.2. Các kiểu dày thành ruột ........................................................... 80 4.8. DẤU HIỆU KHUYẾT VAI ................................................................ 82 4.9. KÍCH THƯỚC TỔN THƯƠNG ......................................................... 83 4.9.1. Kích thước tổn thương dạng khối ............................................. 83 4.9.2. Kích thước tổn thương dày thành ruột...................................... 84 4.10. MỨC ĐỘ BẮT THUỐC CỦA MÔ U .............................................. 85 4.11. TÍNH CHẤT BẮT THUỐC CỦA MÔ U ......................................... 89 4.12. MẠCH MÁU PHÁT TRIỂN TRÊN BỀ MẶT U.............................. 90 4.13. THÂM NHIỄM MỠ QUANH U ...................................................... 91 4.14. HẠCH .............................................................................................. 92 4.15. BIẾN CHỨNG VÀ CÁC DẤU HIỆU KÈM THEO ......................... 92 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 96 HẠN CHẾ ........................................................................................................ 97 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 98 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ...................................................................... 104 . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ TOÀN VĂN CHT Cộng hưởng từ MMPTTBMU Mạch máu phát triển trên bề mặt u XQCLVT X quang cắt lớp vi tính . i. BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT Adenoma U tuyến Bolus trigger Kỹ thuật bolus trigger Carcinomatosis CT enterography/ enteroclysis Fluoroscopy Gastrointestinal stromal tumors (GISTs) Di căn phúc mạc từ ung thư biểu mô tuyến XQCLVT ruột non Hình tăng sáng trên màng huỳnh quang U mô đệm đường tiêu hóa Leiomyoma U cơ trơn Leiomyosarcoma U ác tính cơ trơn Lipoma U mỡ Lymphoma Lymphoma Mucosa-associated lymphoid tissue (MALT) Maximum Intensity Projection (MIP) Mô lympho liên quan niêm mạc Hình thu nhận đậm độ tối đa Neuroendocrine Tumor (NET) U thần kinh nội tiết Neurofibroma U sợi thần kinh Negative predictive values (NPV) Giá trị tiên đoán âm Positive predictive values (PPV) Giá trị tiên đoán dương Region of interest (ROI) Vùng quan tâm Schwannoma U tế bào Schwan Shoulder defect Khuyết vai . . i Surveillance, Epidemiology and End Results (SEER) World Health Organization (WHO) Theo dõi, dịch tễ và kết quả điều trị Tổ chức y tế thế giới Do các thuật ngữ được sử dụng rộng rãi dưới dạng chữ viết tắt tiếng Anh, đê tránh gây nhầm lẫn trong các khái niệm và thống nhất với các tài liệu nước ngoài, trong luận văn này, chúng tôi viết các thuật ngữ chuyên ngành ở dạng danh pháp tiếng Anh và viết tắt (nếu có). . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình giải phẫu mô học ruột non. ..................................................... 5 Hình 1.2. Hình mô học rãnh Lieberkühn. ....................................................... 5 Hình 1.3. Hình CHT fluoroscopy. ................................................................ 12 Hình 1.4. Adenocarcinoma với hình ảnh khuyết vai và lõi táo. ..................... 15 Hình 1.5. Hình đại thể của GIST. ................................................................. 18 Hình 1.6. Các biểu hiện hình ảnh của GIST.................................................. 19 Hình 1.7. Hình lymphoma hồi tràng. ............................................................ 22 Hình 1.8. Hình NET ở hồi tràng. .................................................................. 25 Hình 4.1. Lymphoma ở đoạn D2 tá tràng và hỗng tràng. .............................. 69 Hình 4.2. Tổn thương hỗng tràng ở hạ vị. ..................................................... 74 Hình 4.3. Adenocarcinoma và kiểu hình phát triển ra ngoài. ........................ 79 Hình 4.4. Hình lõi táo ở một trường hợp adenocarcinoma. ........................... 80 Hình 4.5. Hình giả phình ở một trường hợp lymphoma. ............................... 81 Hình 4.6. Hình giả phình ở một trường hợp GIST. ....................................... 82 Hình 4.7. Hình khuyết vai ở một trường hợp adenocarcinoma. ..................... 83 Hình 4.8. Mạch máu phát triển ngoằn ngoèo trên bề mặt u ........................... 91 Hình 4.9. Tắc ruột ở một trường hợp GIST. ................................................. 93 Hình 4.10. Hình di căn mạc nối và mạc treo ở GIST .................................... 94 Hình 4.11. Hình di căn mạc nối ở lymphoma. .............................................. 95 . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại u ruột non của WHO. ...................................................... 8 Bảng 3.1. Phân bố của u ruột non theo giới và giải phẫu bệnh. ..................... 41 Bảng 3.2. Tuổi của mẫu nghiên cứu. ............................................................ 41 Bảng 3.3. Tuổi của các nhóm u ruột non. ..................................................... 42 Bảng 3.4. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân u ruột non ............................. 43 Bảng 3.5. Phân bố u ruột non theo giải phẫu bệnh và vị trí. .......................... 44 Bảng 3.6. Tổn thương ở bóng Vater và adenocarcinoma .............................. 45 Bảng 3.7. Số lượng và tỷ lệ các u ruột non trong nghiên cứu so sánh tính chất hình ảnh khác nhau giữa các loại u ruột non. ................................ 46 Bảng 3.8. Hình thái tổn thương theo giải phẫu bệnh. .................................... 47 Bảng 3.9. Kiểu hình phát triển ra ngoài và GIST. ......................................... 48 Bảng 3.10. Kiểu hình dày thành ruột và GIST. ............................................. 49 Bảng 3.11. Kiểu hình phát triển ra ngoài và lymphoma. ............................... 49 Bảng 3.12. Các kiểu dày thành ruột theo giải phẫu bệnh. ............................. 50 Bảng 3.13. Dày thành ruột dạng lõi táo và adenocarcinoma. ........................ 51 Bảng 3.14. Dấu hiệu giả phình và lymphoma. .............................................. 51 Bảng 3.15. Dày thành ruột không lan hết chu vi và lymphoma. .................... 52 Bảng 3.16. Kích thước tổn thương dạng khối theo giải phẫu bệnh. ............... 53 Bảng 3.17. Độ dày thành ruột theo giải phẫu bệnh. ...................................... 54 Bảng 3.18. Độ dày thành ruột với ngưỡng 20mm. ........................................ 55 Bảng 3.19. Độ dày thành ruột với ngưỡng 25mm. ........................................ 55 Bảng 3.20. Độ dài của thành ruột dày theo giải phẫu bệnh. .......................... 56 Bảng 3.21. Độ dài thành ruột tổn thương với ngưỡng 5 cm. ......................... 56 Bảng 3.22. Mức độ bắt thuốc mô u theo giải phẫu bệnh. .............................. 57 Bảng 3.23. Mức độ bắt thuốc mô u và GIST. ............................................... 57 . . Bảng 3.24. Đậm độ mô ở thì tĩnh mạch của các loại u. ................................. 58 Bảng 3.25. Ngưỡng 110 HU và GIST. .......................................................... 59 Bảng 3.26. Tính chất bắt thuốc của mô u ở các loại u. .................................. 59 Bảng 3.27. Dấu hiệu mạch máu phát triển trên bề mặt u. .............................. 60 Bảng 3.28. Tính chất thâm nhiễm mỡ quanh ở các loại u. ............................ 61 Bảng 3.29. Hạch vùng phì đại ở các loại u.................................................... 61 Bảng 3.30. Kích thước hạch ở adenocarcinoma và lymphoma...................... 62 Bảng 3.31. Kích thước hạch với ngưỡng 20mm. .......................................... 62 Bảng 3.32. Hạch kết chùm ở adenocarcinoma và lymphoma. ....................... 63 Bảng 3.33. Biến chứng theo các loại u.......................................................... 64 Bảng 3.34. Tổn thương kèm theo tại thời điểm chẩn đoán. ........................... 65 Bảng 3.35. Tóm tắt các dấu hiệu giúp phân biệt u ruột non. ......................... 66 . i. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Sự phân bố của u ruột non theo giải phẫu bệnh. ....................... 40 Biểu đồ 3.2. Sự phân bố tuổi chi tiết của u ruột non. .................................... 42 Biểu đồ 3.3. Dấu hiệu khuyết vai theo giải phẫu bệnh. ................................. 52 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ biểu diễn động học bắt thuốc của các loại u ruột non... 89 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù chiếm hơn 90% diện tích đường tiêu hóa và khoảng 75% chiều dài toàn bộ ống tiêu hóa, gấp 4 lần chiều dài của đại tràng, nhưng u nguyên phát của ruột non rất hiếm gặp. Tỷ lệ mắc là 1 trên 100.000 dân số toàn thế giới, chỉ chiếm khoảng 3% đến 5% trong tổng số các trường hợp u ống tiêu hóa [7], [28], [30]. Là bệnh hiếm và bệnh học bao gồm nhiều nhóm nhỏ nên có rất ít công trình nghiên cứu về u ruột non, kiến thức về nhóm bệnh này cũng hạn chế. Phần lớn u ruột non đều phát hiện ở giai đoạn trễ của bệnh do biểu hiện lâm sàng mơ hồ hoặc thậm chí không gây ra triệu chứng gì cho đến khi có biến chứng, dẫn đến kỹ thuật khảo sát không thích hợp nên không thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì vậy, tỷ lệ sống còn đối với ung thư ruột non không hề thay đổi trong 10 năm gần đây. Trong khi đó, cùng với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa, tiên lượng đối với ung thư ở các cơ quan khác nhờ được phát hiện sớm đã được cải thiện nhiều [26]. Cho đến nay, ruột non vẫn là phần ống tiêu hóa khó tiếp cận. Khác với u thực quản, dạ dày và đại trực tràng có thể phát hiện và sinh thiết qua ngả nội soi, cho phép xác định mô bệnh học của tổn thương trước mổ. Phần lớn các u ruột non chỉ được chẩn đoán bằng các phương tiện khảo sát hình thái, do đó, hầu hết không có bằng chứng về mô bệnh học trước khi điều trị. Các nghiên cứu hình ảnh u ruột non chưa được thực hiện nhiều như các phần khác của ống tiêu hóa. Hơn nữa, các nghiên cứu này chỉ mô tả đặc điểm hình ảnh riêng lẻ của từng loại u ruột non mà không so sánh giữa các nhóm u. Một vài nghiên cứu ngoài nước đã trình bày những tính chất hình ảnh học giúp gợi ý mô bệnh học của u ruột non, ghi nhận trên hình X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) và cộng hưởng từ (CHT) nhưng chưa đưa ra giá trị cụ thể . . nào. Trong nước, chúng tôi ghi nhận một vài nghiên cứu về u ruột non như nghiên cứu đặc điểm hình ảnh XQCLVT u mô đệm đường tiêu hóa của Lê Quang Khang [3] và các nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị u mô đệm đường tiêu hóa của Diệp Bảo Tuấn [6], Phạm Minh Hải [2] và Nguyễn Hữu Thịnh [5]. Các nghiên cứu này thiên về điều trị ngoại khoa hơn là chẩn đoán u. Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về hình ảnh học các u ruột non một cách hệ thống. Cho đến nay, XQCLVT vẫn được xem là phương tiện chẩn đoán tốt nhất đối với các tổn thương ở thành ruột non. Các u ruột non thường được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại tiêu hóa khi có các biến chứng như lồng ruột, thủng ruột, tắc ruột, …. Bệnh viện Đại học Y Dược và bệnh viện Chợ Rẫy là 2 bệnh viện lớn ở miền Nam với khoa ngoại phát triển mạnh. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại 2 bệnh viện này với các câu hỏi nghiên cứu: 1. Đặc điểm hình ảnh XQCLVT của những u thường gặp trên như thế nào? 2. Có thể chẩn đoán phân biệt các loại u ruột non bằng XQCLVT không? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Giá trị X quang cắt lớp vi tính trong chẩn đoán phân biệt các u nguyên phát thường gặp ở ruột non” với các mục tiêu: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh XQCLVT của các loại u ruột non nguyên phát thường gặp. 2. Đánh giá giá trị của XQCLVT trong chẩn đoán phân biệt các u ruột non nguyên phát thường gặp. . . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. GIẢI PHẪU RUỘT NON Ruột non là phần ống tiêu hóa nằm giữa dạ dày và ruột già, gồm 3 đoạn là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng; dài từ 5,5 mét đến 9 mét, trung bình 6,5 mét, khi cần có thể cắt bỏ 3,5 mét [4]. Tá tràng là đoạn rộng nhất và cố định nhất của ruột non. Hỗng tràng có nhiều van hơn và là nơi hấp thu dưỡng chất quan trọng nhất. Nhung mao hồi tràng ngắn hơn, là nơi hấp thu vitamin B12. Hồi tràng được đặc trưng bởi các mảng mô lympho ở lớp dưới niêm [1]. Không có ranh giới rõ rệt giữa hỗng và hồi tràng. Tuy nhiên hỗng tràng và hồi tràng có một số điểm khác biệt:  Về kích thước, đường kính hỗng tràng lớn hơn hồi tràng.  Về mặt đại thể, thành hỗng tràng dày hơn, nhiều mạch máu và các nếp van hơn, các nếp van ở hỗng tràng cao hơn ở hồi tràng.  Về mô học, mô bạch huyết ở hỗng tràng là các nang đơn độc, ở hồi tràng là các mảng bạch huyết.  Về vị trí, các quai hỗng tràng nằm ngang phía trên trái ổ bụng, các quai hồi tràng nằm dọc ở bờ phải và hạ vị. 1.2. MÔ HỌC RUỘT NON Thành ruột gồm có 5 lớp: niêm mạc, dưới niêm, cơ, dưới thanh mạc và thanh mạc (Hình 1.1). 1.2.1. Lớp niêm mạc: Niêm mạc gồm lớp biểu mô, lớp màng đáy và cơ niêm. Các tế bào biểu mô được nâng đỡ bởi một lớp mỏng mô liên kết gọi là màng đáy. Lớp cơ niêm là một lớp cơ mỏng giúp nâng đỡ niêm mạc, giúp niêm mạc có thể chuyển động và gấp nếp. . . Tế bào biểu mô ruột non là các tế bào có chức năng hấp thu. Có hai cấu trúc quan trọng là nhung mao và các rãnh, tạo thành các nhú lồi vào lòng ruột. Mỗi nhung mao có một mạch bạch huyết ở trung tâm, giúp hấp thu mỡ trong dịch ruột non. Rãnh giữa hai nhung mao được gọi là khe Lieberkühn. Khe này chứa nhiều tế bào quan trọng (Hình 1.2).  Tế bào ruột là các tế bào biểu mô hình trụ, tạo thành phần lớn bề mặt ruột non, giữ chức năng tiêu hóa và hấp thu chính.  Tế bào chế tiết hình trụ giúp chế tiết và dự trữ chất nhầy.  Tế bào Paneth ở lớp nền của các rãnh, đóng vai trò miễn dịch, tiết ra IgA.  Các tế bào thần kinh nội tiết, hay còn gọi là các tế bào enterochromaffin hoặc tế bào Kulchitsky, sản xuất ra hormone, giúp điều hòa nhu động ruột và chế tiết nhầy, thông qua chế tiết chất dẫn truyền thần kinh là serotonin. 1.2.2. Lớp dưới niêm Lớp dưới niêm là một lớp mô liên kết dày, chứa mạch máu, bạch mạch, thần kinh và đám rối dưới niêm (đám rối Meissner). Đám rối Meissner giúp điều khiển các tuyến của niêm mạc và lớp cơ niêm. Lớp dưới niêm của hồi tràng có nhiều mảng Payer – là các mảng mô lympho lan tỏa, giữ vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của ruột. Đám rối Auerbach giúp điều hòa nhu động ruột. 1.2.1. Lớp cơ Cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài, chuyển động vuông góc với nhau giúp tạo ra nhu động ruột. Giữa hai lớp cơ này có đám rối cơ ruột (đám rối Auerbach) và các tế bào kẽ Cajal, tế bào hạch thần kinh và nguyên bào sợi. . . Nhung mao Rãnh Nang Lympho Niêm mạc Cơ niêm Đám rối Dưới niêm dưới niêm Đám rối thần kinh Cơ Dưới thanh mạc Hình 1.1. Hình giải phẫu mô học ruột non. “Nguồn: Pearson, Anatomy of the Digestive System, 2014.” [29] Tế bào Tế bào Paneth chế tiết Lòng ruột [Type a quote [Type Tế bào thần from thea [Type a quote kinh nộidocument tiết or quote from from the docum Rãnh the summary the of [Type a an quote interesting document frompoint. the or You thecan document or position the text ent or summary Hình 1.2. the Hình mô rãnh Lieberkühn. summary boxhọc anywhere the of an “Nguồn: Gore,in2006.” [16] of an the summa interesting ry of interesting document. Use point. You . interest can position Tools tab to position . 1.2.2. Lớp dưới thanh mạc Lớp dưới thanh mạc là một lớp mô liên kết mỏng, dính sát dưới thanh mạc. 1.2.3. Lớp thanh mạc Là lớp phúc mạc, bao bọc quanh ruột non, liên tiếp với 2 lá của mạc treo. Như vậy, nơi ruột non dính vào mạc treo sẽ không có phúc mạc che phủ. 1.3. DỊCH TỄ HỌC CÁC U RUỘT NON Theo số liệu Viện Ung thư quốc gia Mỹ thông qua Chương trình giám sát dịch tễ và kết quả điều trị cho thấy có sự gia tăng tần suất của ung thư ruột non, từ 1,18 vào năm 1973 lên 2,27 tính trên 100.000 dân vào năm 2004. Trong đó, u thần kinh nội tiết tăng gấp 4 lần, từ 0,21 vào năm 1973 lên 0.93 vào năm 2004; tăng ít hơn ở nhóm lymphoma, từ 0,22 lên 0,44 và adenocarcinoma, từ 0.57 lên 0.73; u trung mô hầu như không đổi. Nguyên nhân của sự gia tăng này vẫn chưa được làm rõ, có lẽ có liên quan đến sự gia tăng các yếu tố nguy cơ của u ruột non như béo phì [28]. Khoảng 2/3 các u ruột non là u ác tính. Trong đó, 95% là adenocarcinoma, u thần kinh nội tiết, lymphoma và GIST [28]. Nghiên cứu loạt ca bằng cách mổ loạt 9.721 tử thi [27], Neugut và cộng sự tìm thấy có 112 trường hợp có u ruột non nguyên phát, trong đó có 40 trường hợp ác tính, bao gồm 2 adenocarcinoma, 1 GIST, 4 lymphoma và 33 NET. Quan sát này gợi ý nâng tỷ lệ hiện mắc của u ruột non lên 4/1.000 thay vì con số 1/100.000 vẫn thường được báo cáo. Tỷ lệ cao hơn rất nhiều, được cho là do sự góp phần của nhóm NET không triệu chứng. Nghiên cứu hồi cứu của Farhat và cộng sự [10] trong 20 năm có 33 trường hợp ung thư ruột non, trong đó có 12 lymphoma, 11 adenocarcinoma, 5 leiomyosarcoma, 4 ca GIST và 1 NET. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất