Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành...

Tài liệu động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành

.PDF
81
1
132

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________ LÊ THỊ NHUNG ĐỘNG LỰC CAI THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Ngành: Mã số: Điều Dưỡng 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.BS TRẦN THIỆN TRUNG GS.TS. JANE DIMMITT CHAMPION Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Lê Thị Nhung . . MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ Danh mục các bảng Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................3 1.1.Tổng quan về bệnh mạch vành ................................................................3 1.1.1.Định nghĩa.............................................................................................3 1.1.2.Dịch tễ học ............................................................................................3 1.1.3.Sinh bệnh học........................................................................................4 1.2.Hút thuốc lá và bệnh mạch vành..............................................................6 1.2.1.Tổng quan .............................................................................................6 1.2.2.Tác hại của thuốc lá trên bệnh mạch vành............................................6 1.3.Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam ................................................8 1.4.Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam .......................9 1.4.1.Nguồn gốc của thuốc lá ........................................................................9 1.4.2.Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người ...............................10 1.4.3.Công tác pòng chống thuốc lá ............................................................12 . . 1.5.Vấn đề cai thuốc lá.................................................................................13 1.6.Khái niệm về động lực ...........................................................................14 1.7.Các nghiên cứu về hút thuốc lá và bệnh mạch vành .............................15 1.8.Các nghiên cứu về động lực cai thuốc lá ...............................................16 1.6.Áp dụng học thuyết điều dưỡng vào trong nghiên cứu .........................19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................23 2.2.Dân số chọn mẫu....................................................................................23 2.3.Cỡ mẫu ...................................................................................................23 2.4.Kỹ thuật chọn mẫu .................................................................................23 2.5.Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................................24 2.6.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................24 2.7.Công cụ thu thập số liệu ........................................................................25 2.8.Định nghĩa biến số .................................................................................25 2.9.Kiểm soát sai lệnh ..................................................................................31 2.10Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đặc điểm cá nhân và nhân chủng học ...................................................32 3.1.1. Đặc điểm giới tính và nơi sinh sống ..................................................32 3.1.2. Phân bố theo tuổi ...............................................................................32 3.1.3. Trình độ học vấn ................................................................................33 3.1.4. Tình trạng hôn nhân ...........................................................................34 3.1.5. Nghề nghiệp .......................................................................................35 3.1.6. Tình trạng kinh tế...............................................................................36 3.1.7. Tôn giáo .............................................................................................37 3.2. Đặc điểm bệnh lý ..................................................................................38 3.2.1. Thời gian mắc bệnh ..........................................................................38 . . 3.2.2. Tiền sử bệnh.......................................................................................39 3.2.3. Mức độ lo lắng về bệnh và khả năng tuân thủ điều trị ......................40 3.3. Tư vấn - GDSK về bệnh .......................................................................42 3.4. Kết quả đặc điểm và hành vi HTL ........................................................43 3.5. Các vấn đề liên quan đến việc CTL ......................................................47 3.6. Kiến thức về tác hại của HTL ...............................................................49 3.7. Các thói quen trong sinh hoạt ...............................................................51 3.8. Phân bố tỷ lệ động lực cai thuốc lá .......................................................52 3.9. Các yếu tố liên quan đến động lực CTL ...............................................52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .........................................................................54 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .....................................................54 4.2. Đặc điểm về bệnh lý .............................................................................55 4.3. Tư vấn - giáo dục sức khoẻ cho nguuời bệnh .......................................57 4.4. Đặc điểm hành vi hút thuốc lá ..............................................................58 4.5. Các vấn đề liên quan đến việc cai thuốc lá ...........................................60 4.6. Kiến thức về tác hại của thuốc lá ..........................................................61 4.7. Thói quen sinh hoạt khác ......................................................................63 4.8. Động lực cai thuốc lá ............................................................................63 KẾT LUẬN .................................................................................................65 KIẾN NGHỊ................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 : Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu Phụ lục 2 : Phiếu khảo sát Phụ lục 3 : Email thể hiện sự đồng ý của tác giả về việc sử dụng bộ công cụ thu thập số liệu. . . BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: BHYT Bảo hiểm y tế BS: Bác sĩ BV: Bệnh viện CTL : Cai thuốc lá ĐD: Điều Dưỡng ĐDTK: Điều dưỡng trưởng khoa ĐMV: Động mạch vành GDSK: Giáo dục sức khoẻ HTL: Hút thuốc lá NB: Người bệnh NVYT: Nhân viên y tế PCTHTL: Phòng chống tác hại thuốc lá QĐ: Quyết Định TL: Thuốc lá Tiếng Anh: CHD: Coronary Heart Disease CVD: Cardiovascular diseases COPD: Chronic obstructive pulmonary disease GAST: Global Adult Tobacco Survey ICD: International Classification of Diseases WHF: World Heart Federation WHO: World Health Organization . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Phân tích bệnh động mạch vành ..................................................... 5 Sơ đồ 2: Tác hại của thuốc lá theo WHO .................................................... 11 Sơ đồ 3: Khung học thuyết điều dưỡng (khung nghiên cứu) ...................... 21 . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi ...................................................................... 32 Bảng 3.2. Phân bố về trình độ học vấn........................................................ 33 Bảng 3.3. Phân bố về tình trạng hôn nhân .................................................. 34 Bảng 3.4. Phân bố về nghề nghiệp .............................................................. 35 Bảng 3.5. Phân bố về tình trạng kinh tế ...................................................... 36 Bảng 3.6. Phân bố về tôn giáo ..................................................................... 37 Bảng 3.7. Phân bố về thời gian mắc bệnh ................................................... 38 Bảng 3.8. Tiền sử bệnh lý của đối tượng nghiên cứu ................................. 39 Bảng 3.9. Mức độ lo lắng về bệnh và khả năng tuân thủ điều trị ............... 40 Bảng 3.10. NB được tư vấn giáo dục sức khoẻ ........................................... 42 Bảng 3.11. Đặc điểm hút thuốc lá ............................................................... 43 Bảng 3.12. Hành vi Hút thuốc lá ................................................................. 44 Bảng 3.13. Thang điểm Fagerstrom thu gọn ............................................... 45 Bảng 3.14. Mức độ nghiện thuốc lá ............................................................ 46 Bảng 3.15. Biện pháp lựa chọn cai thuốc lá ................................................ 47 Bảng 3.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến cai thuốc lá ..................................... 48 Bảng 3.17. Kiến thức về tác hại của thuốc lá .............................................. 49 Bảng 3.18. Nguồn cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá .................... 50 Bảng 3.19. Các thói quen trong sinh hoạt ................................................... 51 Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ động lực cai thuốc lá ........................................... 52 Bảng 3.21. Các yếu tố liên quan động lực cai thuốc lá ............................... 52 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, theo WHO mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người chết do bệnh tim mạch và các biến chứng của nó chiếm khoảng 31% các trường hợp tử vong [40]. Các bệnh tim mạch bao gồm: tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành và xơ vữa động mạch. Trong các bệnh tim mắc phải, bệnh động mạch vành đã và đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [40], [17]. Tại Hoa Kỳ trung bình mỗi ngày có khoảng 2400 người chết do bệnh mạch vành và trung bình mỗi 37 giây sẽ có 1 người chết. Tại Việt Nam theo dự đoán của WHF vào năm 2017 sẽ có khoảng 20% dân số sẽ phải chịu những vấn đề về sức khỏe tim mạch [31]. Có nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh lý tim mạch, trong đó thuốc lá là một yếu tố nguy cơ có mối liên quan mạnh đến bệnh lý tắc nghẽn mạch vành [3], [18]. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 6 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và bệnh tim mạch lên 2-3 lần, và gần 1/3 số ca tử vong do bệnh mạch vành là do hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp [28]. Tại phòng khám Tim mạch can thiệp bệnh viện Nhân dân Gia Định mỗi ngày trung bình có 40 người bệnh tái khám bệnh động mạch vành, trong đó có những người bệnh đã được can thiệp đặt stent và một số người bệnh mạch vành được điều trị nội khoa chưa đặt stent. Qua hồi cứu hồ sơ cho thấy đa số người bệnh có tiền sử hút thuốc lá và đang tiếp tục hút thuốc lá, tất cả những người bệnh có hút thuốc lá đều được khuyên cai thuốc lá vì nếu tiếp tục sử dụng sẽ có nguy cơ tái hẹp mạch vành cũng như làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh khác [37], [28]. Việc tư vấn cho người bệnh bỏ thuốc lá không chỉ là trách nhiệm của người BS mà đối với ĐD vai trò tư vấn giáo dục sức khoẻ hết sức quan trọng và đã được quy định trong Thông tư 07/2011TT/BYT [2] của Bộ Y tế về “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”. Tuy nhiên tại bệnh viện chưa có số liệu thống kê về tỷ lệ người bệnh mạch vành quan tâm đến vấn đề cai thuốc lá như thế nào, người bệnh có ý thức được tác hại của thuốc lá đối với bệnh tim mạch và họ có động lực để cai thuốc lá hay không. Từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm hút thuốc lá của người bệnh động mạch vành và xác định động lực cai thuốc lá của họ cũng như các yếu tố nào liên quan đến động lực cai thuốc lá của người bệnh. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần giúp nhân viên y tế có thêm thông tin về các yếu tố liên quan đến việc cai thuốc lá của NB để từ đó đưa ra những nội dung tư vấn phù hợp. Đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở để khuyến . . nghị bổ sung vào nội dung chương trình tư vấn cai nghiện thuốc lá hiện đang được áp dụng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định nhằm góp phần làm tăng tỷ lệ tư vấn thành công cho người bệnh động mạch vành nói riêng và người bệnh tim mạch nói chung. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm hút thuốc lá của người bệnh động mạch vành 2. Xác định tỷ lệ người bệnh động mạch vành có động lực cai thuốc lá. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến động lực cai thuốc lá của người bệnh. . . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh động mạch vành 1.1.1. Định nghĩa. Bệnh động mạch vành được định nghĩa khi hẹp > 50% đường kính động mạch thượng tâm mạc, tuy nhiên lúc nghỉ và lúc gắng sức có khác nhau. Khi nghỉ động mạch vành hẹp > 85%, khi gắng sức hẹp > 45% mới gây giảm tưới máu ở đoạn xa của động mạch vành bị hẹp (gây triệu chứng đau thắt ngực hay bất thường trên điện tâm đồ). Vì vậy điện tâm đồ lúc nghỉ bình thường không loại được bệnh động mạch vành mà phải làm những nghiệm pháp gắng sức để phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim có hay không [28]. 1.1.2. Dịch tễ học - Bệnh động mạch vành cùng với tăng huyết áp và đái tháo đường có xu hướng ngày căng tăng ở nước ta. Đặc biệt nhồi máu cơ tim cấp dưới 50 tuổi gần đây tăng khá cao. Do thay đổi lối sống: ít vận động, thức ăn giàu năng lượng (thức ăn nhanh), béo phì, stress trong công việc, đặc biệt hút thuốc lá ở giới trẻ có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. - Theo thống kê của Hoa Kì hằng năm có 1 triệu NB bị nhồi máu cơ tim cấp, chưa kể số NB nhập viện do cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định còn cao hơn nhiều [40] - 90% NB bệnh mạch vành có ít nhất một yếu tố nguy cơ trở lên. Gần đây nhiều nhà tim mạch cho rằng việc tác động và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, đặt biệt là những yếu tố nguy cơ có thể tha đổi được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, hút thuốc lá có tác dụng ngang bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn việc điều trị bệnh động mạch vành thực tổn. 1.1.3. Sinh bệnh học. - Thất trái thường tiêu thụ khoảng 75% lượng oxy do động mạch vành cung cấp, lưu lượng vành thường hằng định do cơ chế tự điều chỉnh, trừ khi áp lực động mạch vành giảm xuống dưới 60mmHg. - Có khoảng 4% -7% người bệnh nhồi máu cơ tim cấp không có xơ vữa động mạch vành (dựa vào chụp động mạch vành hoặc phẫu nghiệm tử thi hoặc cả hai). . . 95% nhồi máu cơ tim cấp có tắc hoặc hẹp động mạch thượng tâm mạc và hơn 90% có sự hiện diện của mảng xơ vữa. - Bệnh động mạch vành không do nguyên nhân xơ vữa: + Bất thường bẩm sinh động mạch vành: bất thường lỗ xuất phát, bệnh một động mạch vành, dò, teo lỗ xuất phát… + Thuyên tắc: huyết khối, khối u, sùi, phẫu thuật tim, can thiệp mạch vành, van nhân tạo… + Bóc tách: động mạch vành, động mạch chủ. + Chấn thương: xuyên thấu, bầm dập, phẫu thuật, thông tim… + Viêm động mạch: Takayasu, Kawasaki, bệnh hệ thống, giang mai, viêm nội tâm mạc, Samonella, ký sinh trùng. + Rối loạn chuyển hóa: mucopolysarcharidoses, homocystinuria, thoái hóa bột. + Tăng sinh lớp áo trong mạch vành: xạ trị, thay tim, nong mạch vành, cocaine... + Chèn ép từ bên ngoài: phình động mạch chủ, ung thư di căn, bệnh cầu cơ + Huyết khối không do mảng xơ vữa: tăng hồng cầu, tình trạng tăng động, tăng tiểu cầu. + Lạm dụng thuốc: cocaine, amphetamines. + Mất cân bằng cung cầu oxy cơ tim: hẹp van động mạch chủ, hạ huyết áp toàn thân, ngộ độc carbon monoxibe, nhiễm độc giáp, + Bệnh động mạch vành nhỏ. + Bệnh cơ tim phì đại: thoái hóa bột, thay tim, bệnh thần kinh cơ, đái tháo đường. + Động mạch vành bình thường - Hình ảnh tổn thương động mạch vành của 100 người bệnh tử vong do nhồi máu cơ tim cấp qua phẩu nghiệm tử thi cho thấy: . . Sơ đồ 1. Hình ảnh tóm tắt tử vong do NMCT cấp [5] Như vậy nguyên nhân của bệnh động mạch vành hơn 90% liên quan đến xơ vữa động mạch. Các hình thái lâm sàng của bệnh động mạch vành: + Đau thắt ngực không ổn định. + Hội chứng mạch vành cấp - Đau thắt ngực không ổn định - Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên - Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên + Suy tim sung huyết + Đột tử do tim + Thiếu máu cơ tim yên lặng. . . 1.2. Hút thuốc lá và bệnh mạch vành 1.2.1. Tổng quan. + Thuốc lá tác động đến sức khỏe cộng đồng rất mạnh mẽ, theo tính toán đến năm 2020 thuốc lá sẽ giết chết 10 triệu người trên thế giới hàng năm, trong đó 70% tập trung ở các nước thu nhập thấp và trung bình [39] - Người hút trực tiếp - Người hút bị động, những người này thường hít phải khói thuốc của những người đang hút. - Người hút bị động thứ ba: đối tượng này thường là trẻ nhỏ, khi người hút trực tiếp nhả khói và độc tố của thuốc, khói thuốc sẽ dính vào quần áo của mình và khi tiếp xúc với trẻ các độc tố từ quần áo người hút sẽ gây nhiễm độc cho trẻ. 1.2.2. Tác hại của thuốc lá trên bệnh mạch vành  Cơ chế: + Thuốc lá gây tăng kết tập tiểu cầu dẫn đến tăng tình trạng tắc mạch. + Thuốc lá gây tổn hại chức năng lớp nội mạch, làm giảm tiết NO (nitrix oxide) là một chất gây giãn mạch. + Thuốc lá gây xơ vữa động mạch vì: - Tăng LDL - C, giảm HDL - C - Tăng các yếu tố gây viêm: bạch cầu, C-Reacive Protein (CRP), fibrinogen và interleukin 6. + Tăng stress oxy hóa: để bảo vệ thành mạch và chống LDL không bị oxy hóa, cơ thể sử dụng những chất chống oxy hóa như: acid folic, vitamin C và β carrotene. Ở những người hút thuốc lá (chủ động và bị động) tác động tăng lên gấp 2 lần vì: - Thứ nhất: thuốc lá gây phóng thích các gốc tự do - Thứ hai: thuốc lá gây giảm nồng độ các chất chống oxy hóa mà cơ thể cần thiết để bảo vệ chính mình. + Các tác dụng khác: hút thuốc làm tăng nồng độ Epinephrine và Norephrine trong máu dẫn đến: - Tăng áp lực động mạch . . - Tăng nhịp tim (tăng 20 nhịp/phút) - Tăng co bóp tim  Tác hại cụ thể trên lâm sàng: thuốc lá gây tác hại chủ yếu lên hai hệ thống trong cơ thể: + Bệnh tim mạch - Bệnh mạch vành - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) - Bệnh động mạch ngoại biên + Bệnh phổi. - Tạo điều kiện cho viêm phổi: vi trùng, virus - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - Hen phế quản (trẻ em) - Ung thư phổi – phế quản. - Gây đột tử trẻ sơ sinh. + Thuốc lá gây: giảm thính lực, ung thư thực quản, bàng quang, tụy. Người hút thuốc dễ bị viêm phổi do phế cầu. 1.3. Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 có số người hút thuốc lá cao nhất, sau Indonesia và Philippines [39]. Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,4%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người hút thuốc, và có khoảng 15 triệu nguời hút thuốc.Tại Việt Nam hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, theo thống kê hút thuốc lá gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, tương đương với hơn 100 người chết do thuốc lá mỗi ngày. Hiện nay, ước tính hút thuốc lá gây ra khoảng 16,9% tổng số ca tử vong, và nếu không có các can thiệp khẩn cấp, có hiệu quả thì ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên tới 70 000 người vào năm 2030 [1]. . . Việc tiếp xúc với khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc thụ động) cũng đã được khoa học chứng minh là gây ra các bệnh chết người. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng không có một mức độ tiếp xúc với khói thuốc nào là an toàn đối với người hút thuốc thụ động. Tại Việt Nam, bên cạnh tỷ lệ hút thuốc chủ động cao thuộc loại nhất thế giới, tỷ lệ hút thuốc bị động cũng rất cao. Tỷ lệ người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là 67,6%, tại nơi làm việc là 49% tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở phía nam nhiều hơn phía bắc. Những người nghèo có xu hướng hút thuốc nhiều hơn người có thu nhập cao; và tỷ lệ bỏ thuốc cao ở người có thu nhập cao và ít hơn ở nhóm có thu nhập thấp [22]. Việc tiêu thụ thuốc lá cũng có tác động đáng kể về mặt kinh tế. Năm 1998, số tiền sử dụng cho thuốc lá là 6.000 tỷ đồng tương đương 1,6 triệu tấn gạo hay đủ nuôi sống 10,6 triệu người trong một năm. Riêng trong năm 2007, người Việt Nam đã tiêu tốn hơn 14 nghìn tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá, chiếm từ 5-10% tổng số chi tiêu của hộ gia đình [22]. Trong số các hộ nghèo nhất Việt Nam, khoản chi cho thuốc lá cao gấp 2,2 lần khoản chi cho giáo dục và gấp 1,6 lần khoản chi cho chăm sóc sức khoẻ. Chi phí điều trị các bệnh ung thư phổi, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chỉ là ba trong số 25 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra lên tới 2.304 tỷ đồng năm 2010 (Trường đại học Y Hà Nội). Trong giai đoạn 2005- 2011, số doanh thu từ thuốc lá chiếm trung bình 2% tổng thu của ngân sách nhà nước. 1.4. Công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam 1.4.1. Nguồn gốc của thuốc lá Cây thuốc lá được tìm thấy đầu tiên ở Châu Mỹ và thổ dân ở đây đã hút thuốc lá từ hàng nghìn năm trước đó. Khoảng năm 1496 -1498, Roman Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) đã di thực cây thuốc lá đem về trồng ở châu Âu. Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp chú ý và khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới quý tộc. Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine, tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L., chất gây nghiện trong thuốc lá gọi là Nicotine. Sau đó cây thuốc lá được đem trồng ở các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam. Hút thuốc lá lúc đầu chỉ là hành vi bắt chước theo thời thượng, cho là hút thử chơi nhưng rồi bị nghiện dần lúc . . nào không biết và chỉ khi thấy thiếu thuốc lá là không chịu được là biết mình đã bị nghiện thuốc lá. 1.4.2. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người Khói thuốc có hơn 7.000 hóa chất với hơn 100 chất độc hại, trong đó có 70 chất gây ung thư [23]. Người hút thuốc lá và người bị hút thuốc lá thụ động đều bị tác hại như nhau, có nguy cơ mắc các bệnh: tăng huyết áp làm đột quỵ não; thiếu máu cơ tim có thể gây nhồi máu cơ tim; viêm tắc các động mạch làm hoại tử các chi, phải cắt cụt chi, mờ mắt, đau dạ dày, các bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy giảm tình dục có thể vô sinh , sảy thai ở phụ nữ mang thai, thai nhẹ cân, viêm tai giữa ở trẻ em và các loại bệnh ung thư da, ung thư phổi, ung thư tử cung, ung thư tinh hoàn. Tác hại của thuốc lá cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động. . . Sơ đồ 2. Tác hại của thuốc lá theo Tổ chức Y tế thế giới [40] . . 1.4.3. Công tác phòng chống thuốc lá Ngày 14/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về "Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2000-2010". Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đề cập đến cả phương diện giảm cung và phương diện giảm cầu thuốc lá. Chính phủ Việt Nam cũng đã ký phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra ngày 21/5/2003. Việc ký kết Công ước khung và ban hành Chính sách quốc gia PCTHTL là biểu thị cam kết cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc PCTHTL, giảm các ảnh hưởng có hại cho gia đình và xã hội. Tháng 7/2011, Luật PCTHTL được đưa vào lịch làm việc chính thức của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 năm 2012 Quốc hội khóa VIII. Đây không chỉ là bước ngoặc lớn, mà còn là cơ sở quan trọng để đảm bảo thành công của việc thực hiện các giải pháp PCTHTL một cách toàn diện và hiệu quả. Điều 28 qui định về việc thành lập Quỹ, Quỹ là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành, với Chủ tịch là Bộ trường Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính. Ngoài ra, các ủy viên là đại diện lãnh đạo của một số bộ/ngành và tổ chức xã hội khác. Điều 29 qui định cụ thể mục đích và nhiệm vụ của Quỹ. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính cho các hoạt động PCTHTL trên phạm vi toàn quốc. Điều 30 qui định nguồn hình thành của Quỹ. Đó là từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tính theo tỷ lệ phần trăm, các nguồn tài trợ và nguồn thu hợp pháp khác. Sau khi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được ban hành, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 47/2013/QĐ- TTg về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ PCTHTL. Điều 4 về nhiệm vụ của Quỹ qui định Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá như truyền thông về tác hại của thuốc lá và PCTHTL phù hợp với từng nhóm đối tượng, xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về PCTHTL dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá . . dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác PCTHTL, xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên... Từ cơ sở trên, Quỹ sẽ cung cấp nguồn lực cho các bộ/ngành trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân trên cả nước để triển khai các hoạt động can thiệp theo nhiệm vụ được giao. Do đó, việc xây dựng kế hoạch hành động tốt cho các đơn vị để tiếp nhận hỗ trợ rất cần thiết. Năm 2013 Chính phủ đã ban hành “chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” và Bộ Y tế là cơ quan thường trực về phòng, chống tác hại thuốc lá, có nhiệm vụ tổ chức và điều phối thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành phòng, chống tác hại thuốc lá trên phạm vi cả nước [12]. Trong đó BV Nhân dân Gia Định là một trong những đơn vị y tế được quy định triển khai hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá. 1.5. Vấn đề cai thuốc lá. Việc cai nghiện thuốc lá cũng được đề cập nhiều trong các tài liệu nghiên cứu, theo thống kê của GATS (trung tâm điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam) cho biết có 29% người đã từng hút thuốc (tương đương 6,4 triệu người) đã cai được thuốc lá thành công, tuy nhiên tỷ lệ những người đang hút có dự định cai thuốc lá trong vòng 12 tháng tới chỉ có 5,2% [17]. Qua các tài liệu đã chứng minh không có bất kỳ một loại thuốc nào hoặc phương pháp can thiệp nào gọi là tối ưu cho người cai thuốc lá ngoài chính nghị lực của người hút [23]. Như vậy điều kiện tiên quyết để cai thuốc lá thành công chính là quyết tâm và nghị lực của người muốn cai thuốc lá. Tuy nhiên việc cai thuốc lá của NB đã được chứng minh là có sự liên quan đến công tư vấn cai nghiện của nhân viên y tế [21], [23]. Cho đến nay nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam đã đưa chương trình can thiệp cai nghiện thuốc lá vào các đơn vị y tế, gồm cả phương pháp tư vấn và điều trị bằng thuốc, điều này góp phần tư vấn và điều trị cho những người hút thuốc lá cai nghiện được thành công [22], [27], [ 17]. Các chuyên gia về tim mạch cũng đưa ra lời khuyên cho các người bệnh tim mạch có hút thuốc lá nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, trước khi để xảy ra bệnh động mạch vành, bởi những người hút thuốc lá khi bị bệnh mạch vành thường bị hẹp cả 3 nhánh, hẹp lan tỏa, hẹp rất sớm (< 50 tuổi). Hơn nữa khi bỏ thuốc lá thành công thì 3 năm sau yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành mới ngang bằng người không hút thuốc lá [28] 1.6. Khái niệm về động lực Khái niệm động lực là sự thôi thúc từ bên trong mỗi còn người, thúc đẩy con người hoạt động, hay nói một cách khác động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất