Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đối thoại văn hóa trong mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh...

Tài liệu Đối thoại văn hóa trong mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh

.PDF
101
1
145

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ MAI PHƯỢNG ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, năm 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ MAI PHƯỢNG ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Phƣơng Chi Phú Thọ, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ TÁC GIẢ Trần Thị Mai Phƣợng ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận văn học với đề tài “Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua luận văn này tác giả xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Phạm Phƣơng Chi đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, khoa Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác, ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. TÁC GIẢ Trần Thị Mai Phƣợng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu .........................................................................9 6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................9 CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI, ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ......................................................................................10 1.1. Vấn đề đối thoại và đối thoại văn hoá ................................................................10 1.1.1. Khái niệm đối thoại .........................................................................................10 1.1.2. Khái niệm văn hoá ..........................................................................................11 1.1.3. Đối thoại văn hoá ............................................................................................13 1.2. Những tiền đề của đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ..............................................................................................................15 1.2.1. Xu thế đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau đổi mới ...................15 1.2.2. Sự lựa chọn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ..............................................17 1.2.3. Bối cảnh lịch sử ra đời của tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn .............................21 CHƢƠNG 2. CÁC CHỦ ĐỀ ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH .................................................................23 2.1. Đối thoại về tín ngƣỡng bản địa .........................................................................23 2.1.1. Đối thoại về tín ngƣỡng phồn thực .................................................................23 2.1.2. Đối thoại về tín ngƣỡng thờ mẫu ....................................................................33 2.2. Đối thoại về mẫu tính .........................................................................................39 iv 2.2.1. Mẫu tính – Khởi nguồn sự sống và tái sinh sự sống trong tâm thức văn hóa Việt ............................................................................................................................39 2.2.2. Mẫu tính – Sức mạnh kháng cự của nữ tính phƣơng đông trƣớc sức mạnh chinh phục của nam tính phƣơng tây ........................................................................44 2.3. Đối thoại văn hoá Đông – Tây ...........................................................................48 2.3.1. Đối thoại về vấn đề xung đột, khác biệt văn hoá ............................................48 2.3.2. Đối thoại về vấn đề đồng hoá và phản đồng hoá ............................................55 2.3.3. Những suy ngẫm về ứng xử văn hoá...............................................................61 CHƢƠNG 3. CÁC PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ...65 3. 1. Điểm nhìn trần thuật..........................................................................................65 3.1.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể có vai trò thiết lập đối thoại ................................65 3.1.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn nhằm “khiêu khích” đối thoại ..............................69 3.2. Ngôn ngữ trần thuật ...........................................................................................72 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ hội thoại .....................................................72 3.2.2. Ngôn ngữ biện giải, tự thuật ...........................................................................75 3.2.3. Ngôn ngữ chất vấn, hoài nghi .........................................................................77 3.3. Giọng điệu trần thuật hay tính chất đa thanh .....................................................80 3.3.1. Giọng triêt lí, chiêm nghiệm ...........................................................................81 3.3.2 Giọng ngợi ca, trân trọng .................................................................................83 3.3.3. Giọng xót xa, thƣơng cảm ...............................................................................85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau 1986, với nhu cầu nhận thức lại quá khứ, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều phong cách độc đáo. Hầu hết các tiểu thuyết lịch sử đều chú ý đến vấn đề gia tăng tính đối thoại. Nhân vật có thể tranh luận, đối thoại lại với nhà văn. Nhà văn đƣợc đặt vào trƣờng trao đổi, đàm thoại với ngƣời đọc. “Tiểu thuyết lịch sử hôm nay đã lật xới quá khứ và đƣa tất cả vào lập trƣờng đối thoại” [16; 65]. Nhiều vấn đề đối thoại đƣợc đặt ra trong đời sống lịch sử, chính trị, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật… trong đó không thể không kể đến đối thoại trên lĩnh vực văn hoá. Đối thoại văn hóa đƣợc xác định là nhu cầu quan trọng và bức thiết để tạo ra động lực mới thúc đ y sự biến đổi và phát triển văn hóa trƣớc yêu cầu giữ gìn, phát huy giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế, trong bối cảnh giao lƣu văn hoá đa chiều hiện nay. Nằm trong xu hƣớng chung ấy, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh gây sự chú ý cho ngƣời đọc bởi hàm lƣợng văn hoá lịch sử phong phú. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quí Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cách nhìn lịch sử đa chiều trên tinh thần đối thoại, lấy lịch sử làm chất liệu xây dựng nên thế giới nghệ thuật đồng thời đặt ra những vấn đề mang tính luận đề về văn hoá – tƣ tƣởng. Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc xuất bản vào năm 2006 là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu, xuất sắc của ông ở thể loại tiểu thuyết văn hoá – lịch sử. Mẫu Thượng ngàn đƣợc coi là cuốn tiểu thuyết sinh động viết về “văn hoá làng Việt Nam lúc ngƣời Pháp mới sang, về cuộc giao lƣu văn hoá nông thôn bản địa và văn hoá Tây” [47;4] mà nổi bật lên ở đó là cảm hứng đối thoại về các vấn đề văn hoá (tín ngƣỡng, tôn giáo, văn hoá Đông – Tây…). Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn là một đối thoại của Nguyễn Xuân Khánh về vấn đề văn hoá trên nhiều phƣơng diện trong cuộc hành trình tìm kiếm bản thể cộng đồng, bản sắc văn hoá dân tộc. 2 Lý thuyết đối thoại là một trong những vấn đề trung tâm trong lí luận của Bakhtin. Những tƣ tƣởng của nó đã đƣợc vận dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học ở các nƣớc phƣơng Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, lý thuyết này vẫn còn mới mẻ khi đem vận dụng vào việc lí giải một hiện tƣợng văn học. Việc tiếp cận tác ph m tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết văn hoá – lịch sử từ lí thuyết đối thoại vừa phù hợp với đặc trƣng thể loại vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của văn học đƣơng đại. Hơn nữa chọn hƣớng tiếp cận này với trƣờng hợp cụ thể là Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là một cách làm mới về một hiện tƣợng văn học đã quen thuộc. Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đã đƣợc chú ý khai thác ở nhiều bình diện khác nhau, tuy nhiên nhìn nhận tác ph m nhƣ một đối thoại văn hoá là một vấn đề còn nhiều khoảng trống. Nghiên cứu vấn đề đối thoại văn hóa trong tác ph m Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, ngƣời viết muốn làm rõ hơn một vấn đề thuộc lý thuyết đối thoại là đối thoại văn hoá trong văn học của các nƣớc thuộc địa cũ mặt khác cũng nhằm chỉ ra những đóng góp riêng, độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh đối với văn học Việt Nam đƣơng đại qua mảng đề tài này. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã và đang là đối tƣợng của nhiều công trình nghiên cứu từ nhỏ đến lớn. Trong đó, bên cạnh những vấn đề về nghệ thuật đƣợc chú ý khai thác (thể loại, nhân vật, cốt truyện…) vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói chung và vấn đề đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn nói riêng đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu với những mức độ khác nhau. Xin đơn cử một số công trình nghiên cứu văn học (Việt Nam) đã khai thác vấn đề này nhƣ: Trần Thị An với bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6/2000; Nguyên lý tính Mẫu trong truyền thống của Dƣơng Thị Huyền, Châu Diên (2006); Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc, Báo Tuổi trẻ .vn,16/07/2016; Lại Nguyên Ân với “Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm - Mấy 3 nhận xét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí Tia sáng, số 16, tr. 46 – 52; Đoàn Ánh Dƣơng với “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa-lịch sử”, nguồn: http://www.qdnd.vn. Đặc biệt là sự kiện ngày 15/10/2012, nhân dịp nhà văn Nguyễn Xuân Khánh bƣớc sang tuổi 80, Viện văn học kết hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ đã tổ chức cuộc tọa đàm: “Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”. Đi cùng với cuộc tọa đàm này là việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử và văn hóa - Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh”, tập hợp những bài viết xa - gần, cũ - mới của những nhà nghiên cứu có uy tín bàn về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mà chủ yếu là ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa với tƣ cách là những diễn giải lịch sử/ văn hóa có giá trị đặc sắc và nổi bật. Đây có thể coi là sự tập hợp đầy ý nghĩa, giúp cho việc đọc và hiểu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có đƣợc những gợi mở thú vị, những định hƣớng đúng đắn và những cách tiếp cận có chiều sâu. Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết mà ở đó “nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hƣ ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lƣờng, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại” [37;2]. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Mẫu Thượng ngàn trong đó phải kể đến những bài viết nói về Mẫu Thượng ngàn nhƣ một minh chứng nổi bật cho việc đã khai thác thành công chủ đề văn hóa truyền thống, từ đó hình dung tác ph m nhƣ là một đối thoại của Nguyễn Xuân Khánh về vấn đề văn hoá trên nhiều phƣơng diện. Nổi bật và đáng chú ý trong cuốn sách “Lịch sử và văn hóa- Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh” (NXB Phụ nữ - Viện văn học, Hà Nội) là một số bài viết bàn về vấn đề văn hoá và đối thoại văn hoá trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn nhƣ: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử văn hoá của Nguyễn Đăng Điệp; Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, sự đan bện giữa lịch sử – văn hoá – phong tục của Nguyễn Hoài Nam ; Từ văn học đến / về văn hoá: diễn ngôn (chủ 4 nghĩa dân tộc) trong hư cấu (lịch sử) của Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dƣơng; Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thuỷ với Mẫu Thượng ngàn – con đường tìm về cội nguồn văn hoá và sức sống dân tộc; Phan Tuấn Anh với Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực những con rồng; Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh của Thái Phan Vàng Anh; Nguyễn Quang Huy với Những miền mơ tưởng Mẫu tính và Nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Một tiếp cận từ lí thuyết Cổ Mẫu); Mai Anh Tuấn với Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa”…Ở đây, ngƣời viết xin điểm qua nội dung một số bài viết quan trọng liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề tài. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử văn hoá đã đề cập đến vai trò của văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh “Văn hoá là cốt lõi của lịch sử, là chiều sâu qui định sự hằng tồn của quốc gia, dân tộc” [16;2]. Từ đó tác giả khẳng định Nguyễn Xuân Khánh đã “đặt trọn niềm tin vào sức mạnh nội sinh của văn hoá dân tộc, khơi thức ở ngƣời đọc niềm kiêu hãnh về sự trƣờng tồn của văn hoá bản địa, khả năng thuần hoá những ảnh hƣởng của văn hoá bên ngoài để tạo nên sự phong phú của văn hoá dân tộc” [16, 5]. Từ đó, tác giả khẳng định “Sức mạnh của văn hoá/ tôn giáo bản địa là căn cốt tạo nên sức sống của một dân tộc” [16, 10]. Điều đáng nói trong bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Điệp đó là trong khi đề cập đến sức mạnh nội sinh của văn hoá là nền tảng tạo nên sức sống dân tộc, ngƣời viết đã khẳng định sức hấp dẫn của diễn ngôn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh “chủ yếu nằm ở tính đối thoại” [16,10] và coi đây là “Nguyên lí cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, và tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rõ hơn xu thế tiểu thuyết hoá là xu thế ƣu thắng trong văn học Việt Nam sau 1975. Nó qui định cách tổ chức tự sự, cách xây dựng nhân vật lƣỡng diện, soi chiếu cùng lúc các quan điểm để đảm bảo tính dân chủ trong tự sự” [16, 11]. Từ vẫn đề tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra “Tƣ duy đối thoại cũng đƣợc thể hiện rõ nét trong Mẫu Thượng ngàn. Việc đề cao đạo mẫu và tôn giáo dân gian bản địa cũng nhƣ việc chú trọng miêu tả các lễ hội, phong tục, thiên 5 nhiên trong tiểu thuyết này khiến cho tác ph m mang dáng dấp của tiểu thuyết văn hoá phong tục. Nhƣng ở đây mối quan tâm chính của Nguyễn Xuân Khánh vẫn là lịch sử và yếu tố quan trọng nhất của lịch sử chính là văn hoá” [16; 12]. Ngoài ra tác giả bài viết còn chỉ ra tính đối thoại của tiểu thuyết này thể hiện trên ba cấp độ chính: tôn vinh văn hoá/ tôn giáo dân gian; đề cao mẫu tính/ thiên tính nữ và khẳng định sức mạnh văn hoá / tôn giáo bản địa là căn cốt tạo nên sức sống của một dân tộc. Từ việc chỉ ra tính đối thoại trong từng tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh, ngƣời viết nhận định “Trên tinh thần đối thoại, Nguyễn Xuân Khánh đã vén tấm màn thâm nghiêm của lịch sử để chiêu tuyết, minh định, làm sống lại những giá trị khuất lấp, từ đó lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung văn hoá [16;20]. Ở bài viết Từ văn học đến/ về văn hoá: diễn ngôn (chủ nghĩa dân tộc) trong hư cấu (lịch sử) của Nguyễn Xuân Khánh, nói về vấn đề văn hoá dân tộc, tác giả Đoàn Ánh Dƣơng đã đặt tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy chung của văn học thời kì sau đổi mới khi “văn học bị kéo trở lại, hay vốn dĩ vẫn giữ một địa vị trung tâm trong hệ thống văn hoá Việt Nam, (để) gắn bó khăng khít hơn với dân tộc và nhân loại trong hội nhập và toàn cầu hoá” mà tác giả gọi là “diễn ngôn về chủ nghĩa dân tộc” [16;178]. Trong khi bàn về một số tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả có nói đến Mẫu thượng ngàn nhƣ một diễn ngôn thực dân, nhƣ “một sự hình dung về dân tộc Việt Nam với nhiều thuộc tính nữ, có cội nguồn mẫu hệ, mang bản sắc nữ”[16;188]. Nói về nhân vật nữ trong tác ph m của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả cho rằng “Họ là cội nguồn của dân tộc, là sức mạnh của đời sống phồn sinh, kết thành căn cƣớc văn hoá dân tộc” [16; 188]. Nói về đạo mẫu tác giả coi đó là một tôn giáo bản địa, “một cách tìm về bản sắc văn hoá dân tộc”, “nơi kết tinh giá trị và làm thành sức mạnh dân tộc trong đối thoại quốc tế”, “một ảnh xạ của chủ nghĩa dân tộc” và thậm chí là “ph m tính (đặc tuyển) của một dân tộc” [16; 189]. Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thuỷ với Mẫu Thượng ngàn – con đường tìm về cội nguồn văn hoá và sức sống dân tộc cũng đã nhìn nhận “Mẫu Thượng ngàn 6 chính là cuộc hành trình tìm về và làm sống lại cội nguồn văn hoá bản địa, từ đó lí giải về đặc tính, sức sống của cộng đồng dân tộc qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử” [16; 373]. Từ đó hai tác giả đi đến kết luận “Sự trƣờng tồn của dân tộc suy cho cùng vẫn lấy cái gốc ở văn hoá. Tuy không phải lúc nào cũng biểu lộ thành sức mạnh trực tiếp, song cội nguồn của bản sắc và sức sống của một dân tộc là ở nền văn hoá bản địa đã hình thành và đƣợc gìn giữ lƣu truyền qua hàng nghìn năm, không dễ mai một. Phải chăng đó cũng chính là sự luận giải của nhà văn về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay” [16; 386]. Trong bài viết Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực những con rồng của Phan Tuấn Anh khi đi vào tìm hiểu những khám phá mới trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có ý nghĩa đối chọi lại với nhiều quan niệm cũ, truyền thống; cũng đã đề cập đến tính đối thoại trong tiểu thuyết của ông ở phƣơng diện “không ngần ngại chạm đến vảy ngƣợc của những con rồng mà ông đã dành nhiều tâm huyết và tình cảm để cắt nghĩa và xác lập một vị trí văn hoá trang trọng, nhân bản trong thế giới nghệ thuật của mình”[16,140]. Tác giả Phan Tuấn Anh còn chỉ rõ nguyên nhân để Nguyễn Xuân Khánh đứng vững giữa những va chạm với “cái vảy ngƣợc trên ngực những con rồng” là do “nhà văn đã xây dựng những cuốn tiểu thuyết của mình dựa trên tinh thần đối thoại (dialogisme). Tức mọi nhận định về một nhân vật lịch sử, biến cố lịch sử hay tính chất tôn giáo, phạm trù tƣ tƣởng…đều chỉ là một tiếng nói bên cạnh tiếng nói khác có tính đối âm. Không có phát ngôn sau cùng và duy nhất đúng, ngay cả ngƣời kể chuyện cũng là một tiếng nói bên cạnh những tiếng nói khác”[16;134], “Đó vẫn không phải là tiếng nói sau cùng, sự kết luận có tính hoàn kết và rắn chắc, mà đó chỉ là một giả thuyết, một ý kiến tranh luận trong trƣờng đối thoại” và “ chính nghệ thuật ấy đã tạo ra tính đa thanh, biến mọi tiếng nói, mọi quan điểm đứng kề nhau đều bình đẳng”[16;135]. Bên cạnh một số bài viết nêu trên, không thể không kể đến bài viết của tác giả Đoàn Ánh Dƣơng: Từ văn học đến / về văn hoá: Diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc trong hư cấu (lịch sử) của Nguyễn Xuân Khánh. Ở bài viết này, khi nghiên cứu tiểu 7 thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhƣ những diễn ngôn về chủ nghĩa dân tộc, Đoàn Ánh Dƣơng đã đặt ra vấn đề quan trọng, đƣợc luận bàn kĩ lƣỡng trong Mẫu Thượng ngàn “Trong suy nghĩ của Nguyễn Xuân Khánh, tƣơng lai dân tộc nhất định phải xây dựng trên những đối thoại”, “chỉ có điều, trong cuộc đối thoại đó phải lấy sức mạnh nội sinh làm nền tảng, dĩ Đông vi thể, dĩ Tây vi dụng. Cái khó nhất chính là đi tìm cái căn bản ấy, mà trƣớc nhất là một thứ “căn bản văn hoá” nhằm hoạch đắc tƣơng lai dân tộc [16; 192]. Đặc biệt, trong bài viết Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Thái Phan Vàng Anh đã nhận diện những biểu hiện của đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thông qua các dạng thức đối thoại: Đối thoại tƣ tƣởng, quan niệm; huyền thoại và giải huyền thoại - đối thoại với lịch sử - văn hoá, tôn giáo trong liên hệ với vận mệnh dân tộc, với đời sống con ngƣời; tính đối thoại trong diễn ngôn trần thuật (điểm nhìn trần thuật, hình thức trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu…). Ngƣời viết còn dành riêng một mục đề cập rất sâu đến đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn, từ đó khẳng định “Theo khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử luận giải, Nguyễn Xuân Khánh đã có nhiều đóng góp khi làm đầy đặn thêm bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Nhà văn đã “luận giải” quá khứ, “nhìn ngắm” lịch sử dân tộc từ một góc nhìn rất sâu về văn hoá và những liên hệ giữa lịch sử văn hoá” để “tạo nên một môi trƣờng đối thoại đa chiều, công khai, dân chủ” [16,85]. Đây là một trong số những bài viết chuyên sâu có giá trị khi bàn về đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Tựu chung lại, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã và đang là đối tƣợng của nhiều công trình nghiên cứu từ nhỏ đến lớn. Trong đó, vấn đề đối thoại và đối thoại văn hoá trong tiểu thuyết của ông cũng là vấn đề đƣợc đề cập đến ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, coi đối thoại văn hóa là đối tƣợng nghiên cứu chính, nhìn nhận đối thoại văn hoá và vai trò của nó trong sự hình thành, trƣờng tồn của dân tộc Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn thì lại là vấn đề chƣa đƣợc đặt ra và giải quyết trực tiếp, cụ thể, có hệ thống. 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu vấn đề đối thoại văn hoá trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, luận văn muốn hƣớng tới các mục đích nhƣ sau: Thứ nhất, dựa vào việc tìm hiểu vấn đề đối thoại văn hoá trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn để lí giải ý đồ nghệ thuật của nhà văn Thứ hai, hiểu đối thoại văn hoá nhƣ một yếu tố nền tảng chi phối đến cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Thứ ba, chỉ ra những đóng góp cả về nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn từ những vấn đề đối thoại văn hoá đặt ra trong tác ph m 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Những chủ đề đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - Những phƣơng thức nghệ thuật nhìn từ đối thoại văn hóa trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. - Những vấn đề văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra trên tinh thần đối thoại trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - Sự đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho văn học Việt Nam đƣơng đại từ tinh thần đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 41. Đối tƣợng nghiên cứu - Vấn đề đối thoại văn hoá trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2006. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2006. - Liên hệ với tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Hồ Quí Ly của Nguyễn Xuân Khánh và một số tác ph m của một số nhà văn khác có liên quan. 9 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa đƣợc quán triệt nhƣ một phƣơng châm chỉ đạo xuyên suốt, bao trùm trong suốt quá trình triển khai luận văn. - Phƣơng pháp tiếp cận tự sự học tập trung vào vấn đề đối thoại và đối thoại văn hóa - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành - Phƣơng pháp so sánh - Ngoài ra luận văn vận dụng các thao tác nghiên cứu nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng chính: Chƣơng 1: Vấn đề đối thoại, đối thoại văn hoá và những tiền đề của đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh Chƣơng 2: Các chủ đề đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh Chƣơng 3: Các phƣơng thức nghệ thuật nhìn từ đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh 10 Chƣơng 1 VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI, ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ, VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1. Vấn đề đối thoại và đối thoại văn hoá 1.1.1. Khái niệm đối thoại Trong Từ điển văn học bộ mới, khi cung cấp nội hàm khái niệm đối thoại, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đề xuất một số hàm nghĩa: Thứ nhất, đối thoại là sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai ngƣời (hoặc nhiều hơn) với nhau (Đối thoại ngôn ngữ) Thứ hai, đối thoại là một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật và là một trong hai kiểu giao tiếp ngôn từ nghệ thuật cơ bản, bên cạnh độc thoại. Ngôn từ đối thoại biểu hiện sự giao tiếp qua lại (thƣờng là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động đƣợc chuyển đổi luân phiên từ phía bên này sang phía bên kia (giữa những ngƣời tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều đƣợc kích thích bởi phát ngôn có trƣớc và là phản xạ lại phát ngôn có trƣớc ấy (Đối thoại ngôn từ nghệ thuật) Thứ ba, đối thoại là một thể loại văn học ở châu Âu nghiêng về triết lý, chính luận, hùng biện để bảo vệ các quan điểm có tính chất lý thuyết. Tƣ tƣởng của tác giả đƣợc khai triển dƣới dạng thức trò chuyện, tranh cãi giữa hai ngƣời hoặc nhiều hơn (Đối thoại với tƣ cách một thể loại văn học). Thể loại này dựa vào truyền thống giao tiếp trí tuệ bằng lời nói miệng, vốn có từ thời cổ đại Hy Lạp, cội nguồn của truyền thống này là hoạt động của Socrate (470 - 399 TCN). Các tác ph m đối thoại của Plato (428 – 348 TCN), Lucien (125 -1920 và những ngƣời kế tục họ tạo ra dạng thức cơ bản của tƣ tƣởng triết học (Augusstin, Pascan, Berkeyley) đồng thời cũng tạo ra tƣ tƣởng chính luận và phê bình nghệ thuật (Lessing, Diderot, Bielinski, Dostoievski…) Trong văn học, đối thoại đƣợc đề cập ở đây không phải là khái niệm đối thoại, hội thoại của ngôn ngữ học chỉ giới hạn trong phạm vi lời hỏi, đáp thƣờng 11 đƣợc ghi vào trong ngoặc kép hoặc sau dấu gạch đầu dòng. Đối thoại ở đây là khái niệm “siêu ngôn ngữ học” mà ngƣời khởi xƣớng là Bakhtin. Theo đó, “đối thoại” đƣợc hiểu “Đó là sự xâm nhập thường xuyên của ngôn từ người khác vào ngôn từ của một chủ thể, tạo thành tính đối thoại bên trong của phát ngôn đó (…). Đối thoại đây là thái độ của ý thức, tư tưởng, biểu hiện qua sự đồng tình, phản đối, khẳng định, phủ định, hoài nghi, chế giễu, nhại lại” [41,12]. Dù hiểu theo cách nào thì “đối thoại có thể nói là một hoạt động giao tiếp cơ bản của con ngƣời. Trong văn học nghệ thuật, đối thoại đƣợc hiểu rộng hơn là sự giao tiếp bằng lời nói giữa những ngƣời tham gia giao tiếp (hai ngƣời trở lên). Một văn bản văn học không chỉ có đối đáp/ đối thoại của nhân vật (đã bao gồm cả độc thoại nhƣ một hình thức đối thoại đặc biệt – ngƣời nói tự nói với chính mình) mà còn có sự va đập giữa các tiếng nói, sự xung đột, tranh biện giữa ý thức tác giả và nhân vật thông qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện; giữa ngƣời kể chuyện và ngƣời nghe chuyện, giữa nhà văn và bạn đọc, ở cấp độ ngoài văn bản, liên văn bản, đó còn là những đối thoại về tƣ tƣởng, về văn hoá,…liên không gian, thời gian...” [16;66]. 1.1.2. Khái niệm văn hoá Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu. Theo nhiều nguồn tài liệu cho biết, có tới vài trăm định nghĩa về văn hóa. Có thể kể ra một số định nghĩa phổ biến về văn hóa, từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp nhƣ sau : Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển xuất bản năm 2004, có tổng hợp và đƣa ra một loạt quan niệm về văn hóa: - Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. - Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. - Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học. - Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. 12 - Văn hóa là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn… Trong Xã hội học văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997 lại cho rằng: Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời, nơi đó có văn hóa. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997; Trần Ngọc Thêm đƣa ra định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình (Dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn: http://vi.wikipedia.org). Phan Ngọc lại cho rằng văn hóa không phải là một thực thể, một vật mà là một kiểu quan hệ: “Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngƣời, một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác” [46;26]. Định nghĩa này có điểm gần gũi với quan điểm của UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Nhƣ vậy, văn hóa dù hiểu theo cách nào thì cũng đều là thành quả của quá trình cá nhân và cộng đồng tạo lập gƣơng mặt đời sống riêng cho mình, để sống một cuộc sống nhiều mặt phong phú, giàu ý nghĩa và đầy tính nhân văn. Văn hóa, nhƣ đã nói, là diện mạo của cá nhân và cộng đồng. Cho nên nói tới văn hóa không thể không động chạm đến vấn đề bản sắc văn hóa. Đó chính là “một tổng thể các đặc trƣng của văn hóa, đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặc trƣng văn hóa ấy mang tính bền vững, trƣờng tồn, trừu tƣợng và tiềm n, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tƣ cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tƣợng, tiềm n, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tƣơng đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn” [12;38]. Nhƣ vậy, “nói đến bản sắc văn hóa là nói đến nét 13 đặc thù, phần ổn định trong văn hóa nhƣng đó không phải là một vật mà là một loại hình quan hệ. Do đó, có thể chiêm ngƣỡng nó dƣới một số góc độ, nhƣng về cơ bản không thể nhận diện đƣợc nó chỉ bằng mắt thƣờng. Bản sắc văn hóa là căn cƣớc, đặc điểm nhận dạng của một nền văn hóa, là sắc thái gốc không thể trộn lẫn từ cội nguồn văn hóa, đƣợc hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của cộng đồng, là phƣơng thức để tồn tại và biểu hiện của một cộng đồng xã hội” [46; 38]. Hiểu bản sắc văn hóa nhƣ là phần tinh hoa căn cốt của một nền văn hóa, sẽ thấy rằng dấu ấn bản sắc văn hóa ấy sẽ hiển hiện trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó có văn học. 1.1.3. Đối thoại văn hoá Phần trình bày của chúng tôi dƣới đây dựa trên nền tảng tƣ tƣởng đƣợc giới thuyết trong các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc. Trong lí thuyết về tiểu thuyết của Bakhtin, đối thoại là nền tảng. Trên cơ sở đối chiếu với tiểu thuyết Dostoievski (tiểu thuyết đa thanh) và tiểu thuyết truyền thống (tiểu thuyết đơn thanh/độc thoại), Bakhtin đã khẳng định tính đa thanh của tiểu thuyết hiện đại. Đa thanh là việc tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau. Văn bản đa thanh gồm nhiều giọng: giọng nhân vật, giọng ngƣời kể chuyện, giọng tác giả tạo độ căng và sự tƣơng phản đáng kể bởi những giá trị tự thân và sự độc lập của các “tiếng nói” [51; 69]. Đây chính là cơ sở để khẳng định tính chất đối thoại trong tiểu thuyết Trong những nghiên cứu của mình về lí thuyết đối thoại, Bakhtin còn chỉ ra các cấp độ của đối thoại. Trƣớc hết là đối thoại trong tƣ tƣởng triết học - mỹ học. Đối thoại trong tƣ tƣởng triết học – mỹ học của Bakhtin có nguồn gốc sâu xa từ thể loại đối thoại kiểu Socrate (theo cách gọi của Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Dostoievki). Bakhtin cũng dừng lại ở những điểm có ý nghĩa đặc biệt trong đối thoại kiểu Socrate: quan niệm của Socrate về bản chất đối thoại của chân lí và của sự suy nghĩ của con ngƣời về chân lí và trong quá trình đối thoại giao tiếp với nhau. Từ đây, đối thoại trên bình diện tƣ tƣởng - mỹ học của Bakhtin đã chỉ ra rằng: chỉ có thể thông 14 qua đối thoại, ý thức con ngƣời mới thực sự tồn tại sống động. Vì vậy, đối thoại chính là triết học nhân bản của Bakhtin với những tổng kết: Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của tƣ duy, hay “nhận thức bắt đầu ở đâu, đối thoại bắt đầu ở đó”. Mục đích cải tạo mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời bằng đối thoại là triết học nhân sinh sâu sắc mà Bakhtin luôn hƣớng tới. “Đối thoại trên bình diện triết học – mỹ học của Bakhtin là nhân bản bởi lẽ trên tinh thần khám phá chiều sâu bên trong con ngƣời, đặt con ngƣời vào môi trƣờng đối thoại luôn cuộn sóng, Bakhtin luôn chống lại sự phán xét con ngƣời sau lƣng và mãi mãi con ngƣời vẫn chƣa nói lời tận quyết về mình. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể tìm ra con ngƣời trong con ngƣời một cách triệt để nhất”[20;38]. Ở cấp độ đối thoại thứ hai là đối thoại trong tƣ duy nghệ thuật. Đối thoại trong văn học là hình thái nghệ thuật ngôn từ có sự thống nhất hữu cơ giữa hình thức và nội dung, giữa hình thức và tƣ tƣởng. Đối thoại trong nghệ thuật gắn chặt với lịch sử, tƣ tƣởng, với hình thái ý thức xã hội, ý thức hệ, triết học, văn hoá, th m mĩ. Đối thoại trong nghệ thuật, cụ thể là văn học hay bất kì loại hình nghệ thuật nào cũng đòi hỏi khung khép kín giữa ngƣời sáng tạo, ngƣời tiếp nhận và nhà phê bình. “Bakhtin là ngƣời chỉ ra đối thoại trong tƣ duy nghệ sĩ của Dostoievski đối với nhân vật trên ba mặt: sự tự do và độc lập tƣơng đối của nhân vật cũng nhƣ tiếng nói của nó trong cấu tứ đa thanh; sự xác lập đặc biệt của tƣ tƣởng trong cấu tứ đó và cuối cùng là nguyên tắc liên kết mới tạo thành chỉnh thể của tiểu thuyết. Trong sáng tạo nhà văn phải có ý thức trao quyền bình đẳng cho nhân vật, để nhân vật là chủ thể độc lập, ngang hàng, tiếng nói cá nhân đối thoại với tác giả” [20;45]. Trƣờng hợp văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đặc biệt là sau đổi mới 1986 là một ví dụ khi những vấn đề của đời sống, con ngƣời, vận mệnh dân tộc đƣợc diễn giải theo cách thức đối thoại mở ngỏ giữa tác giả - nhân vật, tác giả - ngƣời đọc… Cấp độ đối thoại thứ ba là đối thoại trong tƣ duy văn hoá. M.Bakhtin hiểu văn hóa nhƣ hình thức giao tiếp của những con ngƣời thuộc những nền văn hóa khác nhau, nghĩa là nhƣ hình thức đối thoại. Ông viết: “Văn hóa có ở nơi (ít nhất) có hai nền văn hóa và sự tự ý thức của nền văn hóa là hình thức tồn tại của nó trên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng