Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016...

Tài liệu Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016

.PDF
96
1
109

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG LÊ THỊ MINH PHƯƠNG ĐỔI MỚI TRUYỆN NGẮN QUA “TUYỂN TRUYỆN NGẮN ĐOẠT GIẢI CAO 1986-2016” LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Ngọc Kiên PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Thị Minh Phƣơng ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Trung tâm đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hƣớng dẫn: TS. Phùng Ngọc Kiên - Viện Văn học đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã rất cố gắng song không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Lê Thị Minh Phƣơng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5 6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................6 CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986-2016) ………………………………………... 7 1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học thời kỳ đổi mới .........................................7 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thời đổi mới (1986-2016) .......................................7 1.1.2. Tình hình văn học Việt Nam thời đổi mới (1986-2000) .................................11 1.2. Sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986-2016) ...20 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn ....................................................................................20 1.2.2. Sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời đồi mới (1986-2016) ...................................................................................................................................22 Tiểu kết …………………………………………………………………………... 28 CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƢỜI LÍNH ..................................30 2.1. Quan niệm về chiến tranh và ngƣời lính trong truyện ngắn Việt Nam trƣớc 1986 ...........................................................................................................................30 2.1.1. Chiến tranh là vấn đề chung của cả dân tộc ....................................................30 2.1.2. Chiến tranh và khuynh hƣớng sử thi, cảm hứng lãng mạn .............................30 2.1.3. Chiến tranh và những ngƣời anh hùng ............................................................31 2.2. Những quan niệm mới về chiến tranh và ngƣời lính trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 ...........................................................................................32 2.2.1. Những quan niệm mới về chiến tranh .............................................................32 2.2.2. Hình tƣợng ngƣời lính .....................................................................................43 iv 2.3. Đổi mới ngôn ngữ văn chƣơng khi khai thác đề tài chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính ..................................................................................................................50 Tiểu kết…………………………………………………………………………… 54 CHƢƠNG 3. VẤN ĐỀ THẾ SỰ ..............................................................................57 3.1. Cảm hứng thế sự ................................................................................................57 3.2. Con ngƣời trong Tuyển truyện ngắt đoạt giải cao 1986-2016. .........................58 3.2.1.Con ngƣời thèm khát tình yêu trong một thế giới thiếu vắng tình yêu, tình ngƣời .........................................................................................................................59 3.2.2.Con ngƣời với những ƣớc mơ và sự vỡ mộng .................................................69 3.2.3. Thế hệ tƣơng lai và những vấn đề cần đối mặt ...............................................72 3.3. Một cái nhìn nhân văn về tình dục .....................................................................73 Tiểu kết …………………………………………………………………………... 79 KẾT LUẬN ...............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................86 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1. So với các thể loại khác truyện ngắn là một thể loại tự sự có đặc trƣng riêng về dung lƣợng và tính chất. Ra đời gắn chặt với hoạt động báo chí nên truyện ngắn dễ phổ biến đến ngƣời đọc. Nhờ hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn thích hợp với việc đáp ứng nhu cầu của đọc giả ở thời đại công nghiệp. Là “một lát cắt của đời sống”, nhƣ giọt nƣớc nhỏ dung chứa cả đại dƣơng, truyện ngắn hay để lại nhiều dƣ âm, ám ảnh trong tâm trí ngƣời đọc. Các nhà văn hầu nhƣ đều thử mình ở thể loại truyện ngắn. Thể loại truyện ngắn trong suốt thế kỷ XX là một dòng chảy liên tục, thời nào cũng có nhiều thành tựu, đặc biệt từ sau 1986. 1.2. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), chủ chƣơng đổi mới tƣ duy do Đảng ta khởi xƣớng đã làm chuyển động mạnh mẽ mọi hoạt động của đời sống con ngƣời Việt Nam. Xã hội Việt Nam thời đổi mới với những biến đổi lớn lao về mọi mặt, tác động không nhỏ đến sự chuyển mình tích cực của đời sống văn học. Lịch sử văn học nghệ thuật đã chứng minh những thay đổi của văn học gắn liền với đổi mới xã hội. Quá trình đổi mới đất nƣớc nói chung và đổi mới văn học nói riêng làm nên nhiều mới lạ, tạo nên một bức tranh văn học đa màu, đa diện. Nhìn vào thực tế sáng tác và qua ý kiến của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình có thể nói rằng so với các thể loại văn học khác truyện ngắn sau những năm 1986 đã có sự vận động đổi mới khá sớm. Sở dĩ văn học đổi mới đột phá ở truyện ngắn vì thể loại này có khả năng đáp ứng một cách rộng rãi, cấp thiết nhu cầu thể hiện tƣ tƣởng, các vấn đề cấp thiết của thời đại. Ở bài Trong tấm gương của thể loại nhỏ, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng chú ý đến hƣớng viết truyện ngắn của các nhà văn và những thay đổi tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn: Truyện ngắn hôm nay đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ. Sự hƣng thịnh của truyện ngắn hôm nay trƣớc hết nhờ ở những tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó. Những ngƣời viết truyện ngắn hôm nay dƣờng nhƣ thiên về lối viết theo sự gợi ý của trực giác, linh cảm. Theo hƣớng này nhà văn cảm nhận cuộc sống không phải do sự sai khiến của lí tính mà theo mệnh lệnh của trái tim. Cuộc sống diễn tiến thật 2 tự nhiên, có quy luật, nhƣng luôn hàm chứa những bất ngờ, ngẫu nhiên và có khi bí ẩn. Nhà văn hôm nay nhƣ căng hết các giác quan của mình để đón bắt những xung đột đang diễn ra âm thầm trong tâm hồn, đời sống con ngƣời. Vẫn trong bài viết này, Bùi Việt Thắng nhận định, năm 1986 “truyện ngắn đã „tả xung hữu đột‟, trƣờn tới mọi nơi trong cuộc sống để phát hiện. Hàng trăm truyện ngắn trong một năm, những mảnh gƣơng nhỏ phản chiếu sự phong phú của cuộc sống. Và hình ảnh đầy đặn ấy cũng ngang với hình ảnh của một tấm gƣơng lớn mà thể loại „nhỏ‟ đã tạo ra trong việc phản ánh đời sống trong nhiều mặt của nó”. Truyện ngắn so với giai đoạn trƣớc đã có những chuyển đổi rõ rệt, về cả nội dung và hình thức, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới truyện ngắn đã chứng tỏ đƣợc đặc trƣng năng động, nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự vận động của cuộc sống một cách kịp thời nhƣng vẫn khái quát đƣợc sâu sắc các vấn đề đặt ra trong đời sống. Những năm đầu thế kỷ XXI, truyện ngắn đã có những bƣớc phát triển mới đóng góp vào thành tựu của nền văn học đổi mới. 1.3. Trong sự đổi mới của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986, truyện ngắn Văn nghệ Quân đội đóng vai trò quan trọng với sự đóng góp của các nhà văn tên tuổi, có uy tín, thuộc nhiều thế hệ nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Nguyễn Bình Phƣơng, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Bích Thúy, Uông Triều… Số lƣợng truyện ngắn của các nhà văn Quân đội rất phong phú. Kể từ năm 1986 đến nay, hàng ngàn truyện ngắn đã đƣợc in, rất nhiều trong số đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc. Các cuộc thi tryện ngắn hay của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội không chỉ tìm ra nhiều truyện ngắn xuất sắc mà còn tìm ra những cái tên. Qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, các tác giả sau khi đoạt giải đã chứng tỏ đƣợc nội lực sáng tạo, trở thành cây bút chủ lực của văn đàn và những tác phẩm đoạt giải đã chứng tỏ đƣợc sức sống bền vững. 1.4. Hiện nay, những đề tài nghiên cứu về truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội chƣa nhiều thƣờng trong một bài viết ngắn, hoặc một mục nhỏ của công trình, các vấn đề đƣợc đặt ra rải rác, diện khảo sát thƣờng hẹp về số lƣợng tác phẩm. Trên góc độ một công trình chuyên khảo hay một luận văn, đây là một đề tài 3 mới, hoàn toàn chƣa có ai thực hiện. Chúng tôi nhận thấy, những bài nghiên cứu, phê bình về các truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội chƣa nhiều, chƣa có tính chất khái quát cao để thấy đƣợc sự chuyển động về mặt thể loại cũng nhƣ những đóng góp của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong mạch chảy chung của nền văn học dân tộc. Những nguyên nhân trên là động lực khiến tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài Đổi mới truyện ngắn qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016, dƣới một số góc độ nội dung và nghệ thuật trên cơ sở ứng dụng những lý luận về truyện ngắn cũng nhƣ các đặc trƣng thể loại, tôi hi vọng sẽ mang đến cái nhìn tƣơng đối toàn diện ở mảng truyện ngắn này với nhiều giá trị đặc sắc còn tiềm ẩn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội nói chung và các truyện ngắn đoạt giải cao trong các cuộc thi truyện ngắn hay của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội dƣới góc độ đặc trƣng thể loại hiện nay còn hạn chế, phần lớn tập trung ở các bài nghiên cứu, phê bình đăng trên các báo chuyên ngành hoặc tiểu mục trong các khóa luận, luận văn. Tác giả Hồ Kim Phụng trong luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan, Trƣờng Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2009) đề cập đến những đổi mới về kết cấu truyện trong Ngựa ô. Trần Viết Thiện trong luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam, Trƣờng Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2011) đã phân tích yếu tố huyền thoại ở truyện ngắn Tiếng Vạc Sành của Phạm Trung Khâu. Tác giả Thái Dƣơng có bài viết Vài cảm nhận khi đọc Âm thanh của ký ức của Doãn Dũng trên Tạp chí Văn Nghệ Quân đội số 779 tháng 8/2013 đề cập đến cái nhìn chiến tranh từ con mắt hôm nay. Trong bài viết Đồi lau sau hoa tím-những mảnh ghép kí ức in trên Tạp chí Văn Nghệ Quân đội số 832 tháng 11-2015 tác giả Nguyễn Phú chia sẻ những cảm xúc chân thực khi viết truyện ngắn này. Phạm Thị Thanh Phƣợng trong luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại-Tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2016) đề cập đến hình 4 tƣợng ngƣời phụ nữ, vai trò của ngƣời kể truyện trong truyện ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ và Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban. Tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo trong bài viết Nhân vật người lính trong truyện ngắn Việt Nam đương đại in trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 382, tháng 4-2016 đã khai thác các kiểu nhân vật ngƣời lính qua truyện ngắn Chạy chốn của Phạm Ngọc Tiến, Xóm Sở Mỹ của Thu Trân, Tiếng Vạc Sành của Phạm Trung Khâu. Bài viết Không gian-thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nữ đương đại của Phạm Thị Thanh Phƣợng đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 394 tháng 4-2017 khai thác không gian tiêu biểu và cảm thức thời gian trong các truyện ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban và Sau những mùa trăng của Đỗ Bích Thúy. Các bài viết trên đều bàn đến tác phẩm của một tác giả cụ thể, diện khảo sát hẹp, chƣa có sự nghiên cứu, khảo sát mang tính chất tổng hợp về sự vận động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong 30 năm đổi mới (1986-2016). Do vậy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu về vấn đề này để thấy đƣợc đóng góp của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong tiến trình phát triển chung của truyện ngắn Việt nam đƣơng đại. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 trong sự so sánh đồng đại với thể loại truyện ngắn nói chung và sự chuyển động của nền văn học dân tộc từ sau 1986, luận văn muốn tìm ra sự vận động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong bình diện chung của nền văn học dân tộc 30 năm đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chọn đề tài Đổi mới truyện ngắn qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016, luận văn muốn: chỉ ra, lý giải quá trình vận động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong sự đổi mới chung của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ 19862016. Từ mục đích này chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu các truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 ở những bình diện sau: - Bối cảnh lịch sử xã hội, văn học, sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2016). 5 - Vấn đề chiến tranh và ngƣời lính trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, đổi mới ngôn ngữ văn chƣơng trong các truyện ngắn khi khai thác đề tài chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính. - Vấn đề thế sự thế sự trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Đổi mới truyện ngắn qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 19862016, luận văn tập trung chỉ ra sự vận động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao1986-2016 ở một số phƣơng diện: Bối cảnh lịch sử xã hội và sự phát triển của truyện ngắn Việt nam thời kỳ đổi mới; Vấn đề chiến tranh và ngƣời lính; Vấn đề thế sự; Những đặc sắc trong phƣơng thức biểu hiện của truyện ngắn: Ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu nghệ thuật, sự di động điểm nhìn trần thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự chuyển động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam qua các gƣơng mặt đại diện đƣợc tập hợp trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016, NXB Trẻ, tháng 11/2016. Đó là những truyện ngắn đoạt giải cao trong các cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội từ 1986 đến 2016. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, để thấy đƣợc sự vận động của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới truyện ngắn trƣớc 1986, các truyện ngắn hay cùng thời và một số tác phẩm ở thể loại khác (tiểu thuyết) từ 1986 đến nay để có cái nhìn đối sánh và sâu hơn về đối tƣợng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tƣợng nghiên cứu (các truyện ngắn đoạt giải cao) và xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau trong quá trình nghiên cứu đề tài: 5.1.Phƣơng pháp cấu trúc hệ thống: Đặt truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội từ 1986 đến nay trong sự vận động của thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới, xem xét 6 đối tƣợng nhƣ một hiện tƣợng có tính hệ thống, chúng tôi hƣớng tới việc xác định vị trí, ý nghĩa của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong diễn trình văn học, đặc biệt là đời sống thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới 5.2. Phƣơng pháp so sánh: Để có sự đối sánh và cái nhìn sâu hơn về đối tƣợng, chúng tôi sẽ khảo sát các truyện ngắn đoạt giải cao (1986-2016) trong sự so sánh và liên hệ với các truyện ngắn hay khác trên Tạp chí Văn Nghệ Quân đội và các truyện ngắn nổi tiếng cùng thời, truyện ngắn giai đoạn trƣớc, từ đó rút ra những nét đặc trƣng và diện mạo mới của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội trong tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2016). 5.3. Phƣơng pháp loại hình: Nhằm tìm ra những đặc điểm tƣơng đồng loại hình về thi pháp thể loại, qua đó thấy đƣợc quy luật phát triển của thể loại truyện ngắn từ thực tế đời sống văn học. 5.4. Phƣơng pháp tiếp cận văn bản trên góc độ lịch sử - xã hội: Văn học đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với các yếu tố lịch sử - xã hội. Nghiên cứu về sự vận động nhìn từ góc độ thể loại của truyện ngắn Văn Nghệ Quân đội, chúng tôi không thể không đặt truyện ngắn trong bức tranh đời sống xã hội 30 năm đổi mới (1986-2016). Cùng với đó, các thao tác trích dẫn, tổng hợp, phân tích đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣ những công cụ trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tất cả những phƣơng pháp và thao tác trên đây nhằm đạt mục đích là tiếp cận tác phẩm của các nhà văn một cách chính xác, sâu sắc qua đó thấy đƣợc những diện mạo mới về nội dung, nghệ thuật của các truyện ngắn đoạt giải cao trên Tạp chí Văn Nghệ Quân đội từ 1986-2016. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn triển khai nội dung thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Bối cảnh xã hội và sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam thời Đổi mới (1986 - 2016) Chƣơng 2: Vấn đề chiến tranh và ngƣời lính Chƣơng 3: Vấn đề thế sự 7 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986-2016) 1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học thời kỳ đổi mới Bối cảnh lịch sử xã hội là ngọn nguồn, là mảnh đất nuôi dƣỡng tác phẩm nghệ thuật. Nghiên cứu chặng đƣờng đổi mới của truyện ngắn Văn nghệ Quân đội trong tiến trình phát triển của Truyện ngắn Việt Nam (1986-2016) thì việc điểm lại bối cảnh lịch sử xã hội của thời kỳ này là một việc làm hết sức cần thiết nhằm tái hiện lại diện mạo lịch sử cũng nhƣ các yếu tố tác động trực tiếp đến văn học và truyện ngắn. 1.1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thời đổi mới (1986-2016) Là một hiện tƣợng lịch sử xã hội, đƣợc hình thành, phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, văn học trở thành tấm gƣơng phản chiếu đời sống xã hội. Nhƣng với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, sự phản ánh của văn học cũng mang những nét đặc trƣng riêng. Ngoài nội dung khách quan đời sống đƣợc phản ánh, nhà văn còn phải biểu hiện thái độ chủ quan của mình. Nên một tác phẩm văn chƣơng chỉ phản ánh mặt khách quan của đời sống thì chƣa đủ mà phải thể hiện thái độ của nhà văn trƣớc cuộc sống, thái độ đó có thể là đồng tình, biểu dƣơng, ca ngợi hay phê phán, châm biếm… Đó cũng là giá trị nhân đạo, là tấm lòng, là trái tim của ngƣời cầm bút trƣớc cuộc đời. Là một hiện tƣợng lịch sử xã hội ra đời, phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định nên văn học luôn chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố chính trị - xã hội trong bối cảnh lịch sử đó. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "xã hội nào thì văn nghệ nấy". Mối quan hệ này cho phép xem xét những sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đã in bóng trên các tác phẩm văn chƣơng và tác động của nó đến đời sống tinh thần con ngƣời Việt Nam. Mỗi nền văn học đều đƣợc hình thành, phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể và văn học thời đổi mới cũng không nằm ngoài quy luật đó. Văn học thời đổi mới là thuật ngữ dùng để chỉ chặng đƣờng văn học từ sau 1986. So với văn học thời kỳ trƣớc nó cơ bản có những thay đổi về mặt nội dung và nghệ thuật biểu hiện. 8 Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự kiện này đã đọng lại trong kí ức mỗi ngƣời dân Việt Nam những ấn tƣợng sâu sắc khó phai mờ. “Năm tháng sẽ trôi qua nhƣng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc mãi mãi đƣợc ghi vào lịch sử dân tộc ta nhƣ một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tƣợng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chí tuệ con ngƣời.” [74; tr 38]. Chiến tranh kết thúc, đất nƣớc độc lập, thống nhất, nhân dân bƣớc vào thời kỳ hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nƣớc. Cuộc sống của dân tộc và của mỗi gia đình dần trở lại với những quy luật bình thƣờng của nó. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chồng chất và không ít thách thức của thời kỳ hậu chiến, của nền kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt là hậu quả của chiến tranh để lại, đã đẩy nƣớc ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thực trạng kinh tế suy giảm, cơ chế hành chính quan liêu bao cấp gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lí kinh tế-xã hội. Đời sống kinh tế - xã hội trở nên trì trệ, tình trạng nghèo đói chƣa thể khắc phục, cả dân tộc đều thấm thía nỗi vất vả, nhọc nhằn trong mƣời năm đầu thống nhất đất nƣớc. Cũng từ đó, tâm tƣ, tình cảm ngƣời dân bị phân tán, hình ảnh đất nƣớc mờ nhạt với thế giới bên ngoài. Thêm vào đó, tình hình thế giới diễn ra hết sức phức tạp: khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, các thế lực phản động tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, gây hoang mang, ảnh hƣởng đến tình hình trong nƣớc. Trƣớc tình hình này, đổi mới đất nƣớc là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc. Chỉ có đổi mới mới mong đem lại nguồn sinh khí mới vào công cuộc xây dựng nƣớc nhà. Xu hƣớng đổi mới cũng là quy luật mang tính tất yếu của các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ mọi quốc gia trên thế giới trong tình thế khủng hoảng. Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới. Mầm mống đổi mới của nƣớc ta đã xuất hiện từ những năm 80, từ Đại hội Đảng lần thứ V năm 1981, với tinh thần phê bình và tự phê bình đã tạo nên những 9 chuyển biến tích cực về tƣ duy xã hội. Bƣớc chuyển ấy đã nhận đƣợc sự đồng thuận cao và đƣợc cụ thể hoá bằng Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VI (1986). Đại hội chỉ rõ, đổi mới đất nƣớc cần đổi mới toàn diện và đồng bộ, đối mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhƣng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp đối mới ở Việt Nam là định hƣớng phát triển con ngƣời: “Phát huy yếu tố con ngƣời và lấy việc phục vụ con ngƣời làm mục đích cao nhất của mọi hành động” [75; tr 20]. Với việc đổi mới tƣ duy, đẩy mạnh tinh thần dân chủ, khuyến khích nói thẳng, nói thật, tích cực hành động, Đảng đã đánh thức và huy động đƣợc toàn thể dân tộc cùng tham gia hƣởng ứng. Từ đây, con ngƣời Việt Nam có quyền tự tin và chủ động quyết định hƣớng đi cho cuộc đời mình. Họ bắt đầu làm chủ đất nƣớc hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là Đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Đảng ta trên tất cả các mặt: Kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại giao... Tại Đại hội này, Đảng ta kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đổi mới tƣ duy nhìn thẳng vào hiện thực đất nƣớc và đời sống nhân dân để đề ra đƣờng lối đúng đắn. Đây là thời kỳ chúng ta xác định đúng đắn hƣớng đi của đất nƣớc, đánh dấu bƣớc ngoặt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp. Có thể nói, nhờ công cuộc đổi mới mà Đảng ta đã tiến hành hơn 30 năm qua nên mọi mặt của đất nƣớc đã đƣợc thay đổi: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên khá cơ bản, văn hoá xã hội cũng vì thế có đƣợc sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc. Đất nƣớc muốn phát triển thì trƣớc hết đời sống chính trị phải ổn định. Theo quan điểm của Đảng ta đổi mới không phải là từ bỏ con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà đổi mới chỉ là thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo cao nhất. Đổi mới chính trị ở Việt Nam đƣợc thể hiện bằng việc chuyển từ lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan của thị trƣờng. Đảng có ý thức xây dựng, đổi mới cán bộ trong hàng ngũ Đảng, phát huy tinh thần dân chủ, tự do với khẩu hiệu “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Trên 10 lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ quan hệ hợp tác với các nƣớc xã hội chủ nghĩa sang quan hệ hợp tác đa phƣơng, làm bạn với tất cả các nƣớc trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tiếp tục kiên trì đƣờng lối xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã từng bƣớc phá vỡ thế bao vây và bình thƣờng hoá quan hệ với Mĩ, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới ASEAN, APEC, WTO... Nhờ vậy, quốc phòng đƣợc giữ vững, an ninh quốc gia đƣợc bảo đảm. Tuy còn có những khó khăn nhất định nhƣng Đảng đã lãnh đạo đất nƣớc vƣợt qua những giai đoạn nguy nan nhất để nhân dân có đƣợc cuộc sống nhƣ hôm nay. Đổi mới về kinh tế đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta nhìn nhận là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lí của điều hành của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc khuyến khích mỗi cá nhân xoá bỏ nghèo đói, vƣơn lên làm giàu chân chính. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có mối liên hệ biện chứng với nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nền kinh tế chuyển sang mở cửa hội nhập với thế giới. Nhà nƣớc Việt Nam mở rộng vòng tay đón các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới đến hợp tác kinh tế trên cơ sở tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đổi mới kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Từ một nƣớc đói nghèo, nƣớc ta đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo. Đời sống vật chất của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Phần lớn ngƣời dân đã biết đến máy vi tính, di chuyển bằng phƣơng tiện hiện đại, mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng lớn. Thông tin kinh tế thị trƣờng hàng ngày đã đến với mọi gia đình trên khắp đất nƣớc thông qua báo chí, các đài phát thanh, đài truyền hình. Kinh tế thị trƣờng nhƣ một guồng máy kích thích sản xuất, tạo nên môi trƣờng cạnh tranh sống động, khơi dậy khả năng sáng tạo của mỗi con ngƣời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế đã đạt đƣợc vẫn còn không ít những hạn chế cần đƣợc khắc phục. Tuy nhiên mặt trái của kinh tế thị trƣờng là khoảng cách giàu nghèo, độ chênh lệch giữa kinh tế thành thị và kinh tế nông thôn khá lớn, các tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trƣờng; nạn thất nghiệp ngày một gia tăng, xuất hiện ngày càng nhiều những phần tử cơ hội trong kinh tế... tạo nên những cạnh tranh quyết liệt vƣợt khỏi sự quản lí của nhà nƣớc. 11 Quá trình đổi mới về văn hóa xã hội gắn liền với đổi mới về mặt kinh tế và chính trị. Văn hóa đƣợc xác định là mục tiêu, là nguồn nội sinh thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Văn hóa Việt Nam thời đổi mới là một nền văn hóa kế thừa những thành tựu văn hoá của các giai đoạn trƣớc đó cùng với sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại với phƣơng châm “hòa nhập nhƣng không hòa tan”. Thực tế đây cũng là xu hƣớng chung của những nền văn hóa “mở”, hội nhập với văn hóa toàn cầu. Báo chí, văn học dịch, phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt tờ báo mới ra đời, các hội văn học nghệ thuật có mặt từ trung ƣơng tới địa phƣơng, nhà xuất bản, nhà in, hệ thống thƣ viện phát triển rộng khắp. Đây là điều kiện để văn học phát triển đáp ứng nguyện vọng của các nhà văn và nhu cầu của ngƣời đọc. Không chỉ thế, chủ trƣơng đẩy mạnh, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để nâng cao dân trí đã giúp đời sống văn hóa, tinh thần con ngƣời Việt Nam ngày một nâng cao. Mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng làm nảy nở và phát triển những tiêu cực. Xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những ngƣời có lối sống ích kỉ, thực dụng, hƣởng thụ cá nhân, bất chấp mọi thủ đoạn chạy theo đồng tiền, quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong cuộc sống trở nên phức tạp; phát sinh không ít hiện tƣợng tiêu cực, tha hóa trong xã hội. Bối cảnh đó khiến con ngƣời nhận thức lại thân phận, tâm trạng, vị trí của mình trong xã hội. Tình hình xã hội nảy sinh những diễn biến phức tạp. Sự suy đồi về mặt đạo đức là vấn nạn làm dấy lên những bức xúc trong đời sống. Vấn đề đổi mới đƣợc thể hiện rõ rệt ở nhận thức, hành động của từng cá nhân, đặc biệt là lớp trẻ. Họ cần thích nghi đƣợc với cuộc sống mới, có tinh thần dân tộc và khát vọng thử sức trên mọi lĩnh vực. Đánh giá một cách khách quan, công cuộc đổi mới thực sự đã mang lại nhiều ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Những thành quả về kinh tế, xã hội đã đạt đƣợc chính là tiền đề cho văn học phát triển và có những đổi mới tích cực, góp phần vào sự đi lên của nƣớc nhà. 1.1.2. Tình hình văn học Việt Nam thời đổi mới (1986-2000) Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, dân tộc Việt Nam đứng trƣớc vô vàn những thử thách, khó khăn của thời hậu chiến. Thực tế đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực vƣợt qua và với những truyền thống tốt đẹp, lòng quyết tâm cao độ chúng ta 12 không chỉ đứng vững mà còn tạo đƣợc những biến đổi toàn diện và sâu sắc, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay. Nghiên cứu đổi mới truyện ngắn qua Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội thì việc điểm lại vài nét về quá trình phát triển của văn học là một việc làm cần thiết để thấy đƣợc sự vận động của một thể loại văn học không nằm ngoài sự phát triển chung của văn học giai đoạn đó. Xã hội Việt Nam thời đổi mới có những biến đổi lớn lao về mọi mặt điều đó đã tác động tích cực đến sự chuyến mình trong đời sống văn học. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 phát triển thành hai chặng đƣờng. Chặng đƣờng thứ nhất, thời kì mƣời năm đầu sau giải phóng. Có nhiều tên gọi khác nhau cho văn học giai đoạn này nhƣ văn học hậu chiến, văn học tiền đổi mới… Những cách gọi này đều cho thấy tính chất giao thời và vai trò chuyển tiếp của chặng đƣờng mƣời năm ấp ủ những dấu hiệu cho một cuộc bứt phá mạnh mẽ của tƣ duy nghệ thuật sau 1986. Thời gian đầu giải phóng, văn học vẫn đi theo “quán tính” cũ. Đề tài chiến tranh, nhãn quan và nguyên tắc tƣ duy nghệ thuật của nền văn học sử thi theo phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn chiếm vai trò chủ yếu. Các tiểu thuyết xuất bản ngay sau ngày giải phóng miền Nam nhƣ Nắng đồng bằng (Chu Lai), Mở rừng (Lê Lựu), Lửa từ những ngôi nhà (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy)... in đậm chất sử thi và âm hƣởng hào hùng khi đề cập đến chiến tranh bằng cảm hứng ngợi ca. Nhiều nhà văn lúng túng bởi công chúng tỏ ra hờ hững với những sáng tác của mình. Hơn ai hết, nhà văn là ngƣời cảm nhận đƣợc rõ nhất sự đổi thay trong đời sống xã hội và đòi hỏi của ngƣời đọc. Nhu cầu đổi mới cách nghĩ, cách viết là một nhu cầu cấp bách. Lối viết mới đã manh nha ở một số nhà văn ngay từ năm 1978, Nguyễn Minh Châu trăn trở với việc viết về chiến tranh nhƣ một món nợ tinh thần chƣa trả đƣợc [10; tr 6]. Từ sau 1986 cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nƣớc, văn học cũng chính thức bƣớc vào chặng đƣờng đổi mới. Nói chính thức bởi vì văn học đã có những dấu hiệu đổi mới từ trƣớc đó. Thời kỳ này Văn xuôi dần trở nên sôi nổi với những tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn nhƣ Đứng trước biển, Cù lao Tràm, 13 Nguyễn Khải với Cha và con và..., Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Hiểu Trƣờng với Chân dung một quản đốc, Ma Văn Kháng với Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Lê Lựu với Thời xa vắng, Vũ Huy Anh với Cuộc đời bên ngoài... Ngoài ra phải kể đến các tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng…Chặng đƣờng này văn xuôi đã đạt đƣợc nhiều thành công với những tác phẩm đổi mới có giá trị nghệ thuật cao nhƣ Chiếc thuyền ngoài xa, cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh... Sự nghiệp đổi mới văn học đƣợc khởi đầu bằng việc đổi mới tƣ duy, quan điểm nhìn thẳng vào sự thật đƣợc đề cao, đây là điều kiện để phóng sự điều tra phát triển mạnh mẽ, thu hút đƣợc sự chú ý của độc giả. Các phóng sự tiêu biểu đƣợc kể đến là phóng sự của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các, Trần Khắc... Văn học thời kỳ đổi mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Thời kỳ này văn học nƣớc nhà đạt đƣợc nhiều thành công lớn. Nguyên nhân tác động đến sự thay đổi của văn học chặng đƣờng này phần lớn là do hoàn cảnh khách quan. Lịch sử đã chứng minh những thay đổi của văn học gắn liền với đổi mới xã hội. Phong trào Thơ Mới là một minh chứng lịch sử. Công cuộc đổi mới đổi mới xã hội và văn hóa đã làm nên một cuộc “Cách mạng trong thi ca” của giới trí thức Tây học. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), chủ trƣơng đổi mới tƣ duy do Đảng khởi xƣớng đã làm chuyển động một cách mạnh mẽ mọi hoạt động trong đời sống xã hội Việt Nam. Cùng với sự đổi mới về mọi mặt, đổi mới tƣ duy nghệ thuật làm thay đổi đời sống văn học. Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của ngƣời cầm bút đã đánh dấu tiến trình đổi trong mới văn học. Bên cạnh đó, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ với chủ trƣơng “động viên sáng tạo, khuyến khích tài năng” và Nghị quyết 07 về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật (1987). Sau đó là cuộc gặp gỡ của Tống Bí thƣ Nguyễn Văn Linh cùng văn nghệ sĩ đã ảnh hƣởng tích cực đến việc tạo nên bƣớc ngoặt chuyển mình của văn học, mở đƣờng cho những ý tƣởng mới, quan niệm mới 14 về văn học đƣợc xuất hiện một cách rộng rãi. Ngoài ra, các tham luận tại Hội thảo Lí luận phê bình do Hội Nhà văn và Viện Văn học tổ chức vào tháng 8 năm 1988 đã cho thấy mong muốn đổi mới văn học là mong muốn của những ngƣời cầm bút. “Trong sự chuyển động nghiệt ngã của nền kinh tế thị trƣờng, văn chƣơng tiếp tục nhận thức và phản ánh sâu sắc hơn bản chất thực tại, phát triển tinh tế hơn, chính xác hơn những mẫu ngƣời mới, những nếp cảm, nếp nghĩ mới đang xuất hiện; đồng thời góp phần cảnh báo toàn xã hội về sự lộng hành của cái xấu, cái ác, bênh vực và bảo vệ phẩm giá của con ngƣời” [66; tr 15]. Trƣớc thực tiễn khách quan ấy, các văn nghệ sĩ đã xác định văn nghệ là nhu cầu bức thiết của đời sống, góp phần làm đẹp thêm cho cuộc sống đồng thời thể hiện mức độ phát triển của xã hội. Họ mạnh dạn bộc lộ những trăn trở của mình và cùng nhau tìm hƣớng đi cho văn nghệ. Cảm hứng sáng tác văn học trƣớc thời đối mới là cảm hứng khẳng định, ca ngợi. Các văn nghệ sĩ sống trong trạng thái phân thân, họ ngại nói sự thực. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, dƣới ánh sáng dân chủ, các nhà văn trở nên dạn dĩ, bản lĩnh hơn khi đã làm, đã dám nói rõ sự thật. Các cây bút sẵn sàng thể hiện dũng khí của mình bằng việc đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái đúng, mạnh dạn phê phán những mặt tiêu cực trong cuộc sống. Mỗi chặng đƣờng văn học đều có những đặc điểm riêng và một nhiệm vụ quan trọng khi tìm hiểu về văn học chính là việc xác định đƣợc những đặc điểm cơ bản của văn học chặng đƣờng ấy. Có những ý kiến khác nhau về đặc điểm cũng nhƣ những khuynh hƣớng chủ yếu của văn học Việt Nam thời đổi mới, nhƣng có thể nhận thấy văn học Việt Nam chặng đƣờng này nổi lên những đặc điểm sau: Văn học phát triển theo xu hướng dân chủ hóa. Giai đoạn trƣớc văn học phát triển theo xu hƣớng hiện đại hóa, cách mạng hóa và đại chúng hóa. Đến thời đổi mới văn học chủ yếu vận động theo xu hƣớng dân chủ hóa. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, tinh thần dân chủ giúp cho các nhà văn có những dũng khí mới để vững tâm bƣớc vào những mặt trái của cuộc sống, đối mặt với những thử thách của thời đại, những tồn tại trong cuộc sống, nhằm đƣa con ngƣời tới sự hoàn thiện cả về đạo đức lẫn nhân cách. Với tinh thần đổi mới đó, nhiều giá trị văn học trƣớc 15 đây trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đó bị bỏ qua hoặc nhìn nhận chƣa thỏa đáng thì nay đã đƣợc nhìn nhận lại toàn diện hơn, đƣợc trả lại các giá trị đích thực và khẳng định lại vị thế đáng có của nó trong lịch sử văn học. Ở phƣơng diện nghệ thuật văn học đã có những biến đổi quan trọng theo xu hƣớng dân chủ hóa. Các quan niệm về, vị trí, vai trò và chức năng của văn học, của nhà văn và quan niệm về hiện thực cũng đƣợc thay đổi phù hợp với tình hình văn học chặng đƣờng này. Nếu nhƣ ở những giai đoạn trƣớc đây, đặc biệt là trƣớc năm 1975 văn học đƣợc nhìn nhận chủ yếu nhƣ là vũ khí đấu tranh của cách mạng, phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, thì giờ đây văn học nhấn mạnh đến việc khám phá hiện thực đồng thời ý thức về sự thật đƣợc thức tỉnh. Mặt khác, với xu hƣớng dân chủ hóa văn học đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện để tự biểu hiện, có thể phát biểu quan niệm, tƣ tƣởng hay chính kiến của bản thân ngƣời nghệ sĩ về con ngƣời cũng nhƣ các vấn đề xã hội. Với tinh thần dân chủ, nhà văn không còn tự cho mình có quyền phán xét các chân lí mà phải cởi mở hƣớng đến công chúng trên tinh thần đối thoại. Ngƣời đọc hôm nay đƣợc xem là ngƣời đồng sáng tạo với tác giả. Ý thức đƣợc trách nhiệm của ngƣời cầm bút trong sự nghiệp đổi mới văn học nghệ thuật nƣớc nhà, các nhà văn đã đi sâu vào tìm hiểu con ngƣời, đặc biệt là con ngƣời cá nhân với những nhu cầu vật chất và tinh thần đa dạng trong cuộc sống thƣờng nhật. Họ đã có cái nhìn thấu đáo, thông cảm với con ngƣời trong những mối quan hệ nhiều mặt, phức tạp với cả gia đình và xã hội. Thời kỳ này số lƣợng đội ngũ nhà văn phát triển khá mạnh đồng thời chất lƣợng sáng tác cũng đƣợc nâng cao. Trong không khí cởi mở của thời đổi mới các cây bút say mê sáng tác đã khơi dậy tiềm lực của chính mình, số lƣợng sách xuất bản ngày một nhiều, xuất hiện nhiều cây bút mới gây chú ý với bạn đọc (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dƣơng Thu Hƣơng, Chu Lai, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Đỗ Bích Thúy...). Có thể nhận thấy ở các sáng tác là sự đa dạng về hình thức, nội dung phong phú; đề tài, thi pháp, thể loại cũng nhƣ phong cách sáng tác có nhiều đổi mới... Việc phản ánh và đánh giá hiện thực cuộc sống một cách chân thực, nhiều chiều đƣợc thực hiện bằng cái nhìn khách quan của các nhà văn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng