Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học đối chiếu hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng việt và tiếng anh...

Tài liệu đối chiếu hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng việt và tiếng anh

.DOCX
19
833
92

Mô tả:

ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Môn: Ngôn ngữ học đối chiếu GV: PGS. TS. Phạm Tất Thắng Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2015 Mục lục A- Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trang 2 2. Mục đích Trang 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2 4. Phương pháp nghiên cứu Trang 3 B- Phần nội dung Chương I : Khái quát chung Trang 4 Chương II : Đối chiếu Trang 8 Chương III: Kết luận Trang 16 A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hội nhập như ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ dùng chung cho toàn cầu. Bởi vậy mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được dạy ở tất cả các trường học từ mẫu giáo cho đến đại học. Và việc học tiếng Anh ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ áp dụng các phương pháp cũng như các môn học bổ trợ cho ngành học này. Trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận của ngôn ngữ học, nó nhằm xác định rõ các đặc điểm của từng ngôn ngữ khi so sánh đối chiếu chúng với nhau để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng để góp phần chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học ngoại ngữ. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, yếu tố đầu tiên mà chúng ta sử dụng là địa vị của người nói. Xưng hô là hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp. Xưng hô thể hiện khả năng ứng xử, văn hóa giao tiếp và trình độ tri thức của những người tham gia giao tiếp. Việc đối chiếu đại từ nhân xưng giữa tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp những người học tiếng Anh hiểu rõ hơn về cách sử dụng các đại từ nhân xưng khi vận dụng ngôn ngữ này. 2. Mục đích nghiên cứu Đại từ xưng hô là bộ phận không thể thiếu trong mỗi ngôn ngữ. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Đối chiếu đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh” với mục đích chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách xưng hô cũng như văn hóa giao tiếp của người Việt và người Anh, từ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn cách ứng xử trong giao tiếp khi ở một trong hai ngôn ngữ, nhất là đối với những người học tiếng Anh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu về các đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng An
HANOI OPEN UNIVERSITY FACULTY OF ENGLISH Tiểu luận Tên đề tài: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Môn: Ngôn ngữ học đối chiếu GV: PGS. TS. Phạm Tất Thắng Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2015 Mục lục A- Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài......................................Trang 2 2. Mục đích...................................................Trang 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............Trang 2 4. Phương pháp nghiên cứu..........................Trang 3 B- Phần nội dung Chương I : Khái quát chung.........................Trang 4 Chương II : Đối chiếu....................................Trang 8 Chương III: Kết luận.....................................Trang 16 A. Phần mở đầu 1.Lý do chọn đề tài Trong thời đại hội nhập như ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ dùng chung cho toàn cầu. Bởi vậy mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được dạy ở tất cả các trường học từ mẫu giáo cho đến đại học. Và việc học tiếng Anh ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ áp dụng các phương pháp cũng như các môn học bổ trợ cho ngành học này. Trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận của ngôn ngữ học, nó nhằm xác định rõ các đặc điểm của từng ngôn ngữ khi so sánh đối chiếu chúng với nhau để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng để góp phần chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học ngoại ngữ. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, yếu tố đầu tiên mà chúng ta sử dụng là địa vị của người nói. Xưng hô là hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp. Xưng hô thể hiện khả năng ứng xử, văn hóa giao tiếp và trình độ tri thức của những người tham gia giao tiếp. Việc đối chiếu đại từ nhân xưng giữa tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp những người học tiếng Anh hiểu rõ hơn về cách sử dụng các đại từ nhân xưng khi vận dụng ngôn ngữ này. 2. Mục đích nghiên cứu Đại từ xưng hô là bộ phận không thể thiếu trong mỗi ngôn ngữ. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Đối chiếu đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh” với mục đích chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách xưng hô cũng như văn hóa giao tiếp của người Việt và người Anh, từ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn cách ứng xử trong giao tiếp khi ở một trong hai ngôn ngữ, nhất là đối với những người học tiếng Anh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu về các đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh và ý nghĩa của nó trong giao tiếp, đồng thời so sánh và đối chiếu về phạm trù số, số lượng từ, hình thức sở hữu, phạm trù lịch sự, đại từ xưng hô thân tộc. 4. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu. - Xác lập cơ sở đối chiếu: Đối tượng đối chiếu: đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh. - Xác định phạm vi đối tượng: + Đại từ nhân xưng tất cả các ngôi. + Bình diện đối chiếu: ngữ dụng. Phương pháp đối chiếu: đối chiếu phạm trù, đối chiếu song song 2 ngôn ngữ… 5. Bố cục tiểu luận Theo bố cục cơ bản của một bài tiểu luận. Gồm 3 phần: Mở đầu và nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu nêu lý do, mục đích nghiên cứu đề tài, phạm vi đối tượng nghiên cứu. Phần nội dung gồm 2 chương: chương 1 khái quát còn chương 2 đối chiếu. - Chương 1: gồm các khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu và đại từ nhân xưng. - Chương 2: đi vào các bước đối chiếu hệ thống đại từ nhân xưng giữa hai ngôn ngữ. B - Phần nội dung Chương I: Khái quát chung 1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu 1.1.Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không. Định nghĩa so sánh (compare) và đối chiếu (contracstive):  Định nghĩa của từ điển Hoàng Phê: - So sánh là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự, hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất. - Đối chiếu là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau.  Định nghĩa của từ điển Oxford: - Compare: to examine people or things to see how they are similar and how they diffirent (xem xét người hoặc vật để thấy sự giống và khác nhau của chúng như thế nào). - Contracstive: a diffience between two or more people or things that you can see clearly when they are compare or put close together, the fast of comparing two or more things in order to show the diffirences between them (sự khác nhau giữa hai hoặc hơn hai người hoặc vật mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng khi chúng được đem ra so sánh hoặc đặt chúng cạnh nhau. Bản chất của sự so sánh hai hay hơn hai vật thể cho thấy sự khác nhau). 1.2. Các nguyên tắc khi đối chiếu - Trong nghiên cứu đối chiếu có 5 nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc I: phải đảm bảo các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu, phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. - Nguyên tắc II: việc nghiên cứu đối chiếu không chỉ chú ý đến phương diện ngôn ngữ một cách riêng biệt mà còn phải đặt chúng trong hệ thống. - Nguyên tắc III: phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống mà còn phải xem xét chúng trong hoạt động giao tiếp. - Nguyên tắc IV: phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm vào mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu. - Nguyên tắc V: phải tính đến mức độ gần gũi về mặt loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu. 2. Định nghĩa từ xưng hô và đại từ nhân xưng Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, xưng hô là lớp từ dùng để chỉ "tự gọi tên mình (xưng) và gọi tên người khác" (hô) khi giao tiếp. Đại từ (Pronouns) là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi . Từ điển Longman cho chúng ta định nghĩa về đại nhân xưng: "Đó là một hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của Ngôi (person), mà hệ thống các từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I, you, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…". Định nghĩa trên khẳng định rằng khi nói đến hình thái xưng hô phải nói đến đại từ nhân xưng, có nghĩa là nhấn mạnh chức năng trỏ ngôi, thường được gọi là phạm trù ngữ pháp ngôi. Các đại từ nhân xưng được chia làm 3 ngôi: - Ngôi thứ nhất: chỉ người đang nói. - Ngôi thứ hai: chỉ người đang giao tiếp cùng. - Ngôi thứ ba: chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp. Trong mỗi loại trên lại chia ra: số ít (tôi/I) - số nhiều (chúng tôi, bọn tôi/We). Chương II: Đối chiếu hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh 1. Miêu tả Các ngôi số trong tiếng Anh và tiếng Việt: Ngôi Số ít Tiếng Việt Tiếng Anh Ngôi thứ I Tôi, tao, tớ, mình... Ngôi thứ II Mày, bạn, cậu, mi, ngươi,.... You Ngôi thứ III Nó, anh ấy, cô ấy, hắn, gã.... He, She, It Ngôi thứ I Số nhiều Ngôi thứ II Ngôi thứ III Chúng ta, chúng tôi, chúng tớ,... Chúng mày, bọn mày, bọn mi,... Chúng nó, bọn nó, tụi nó,... I We You They Cụ thể các ngôi số như sau: 1.1 Trong tiếng Việt  Số ít - Ngôi thứ nhất số ít: Người nói xưng: "Tôi", với tất cả mọi người. "Tao", "ta", với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận. "Con", với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo (ngày xưa); với những người già. "Cháu", em cháu với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ. "Em", với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay). - Ngôi thứ hai số ít: "Chị", với các em, với những người mà đương sự coi là đáng em của mình. "Cô", "dì", "bác", "thím"... với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu. "Mẹ", "má", "me"... với các con. “Ông”, “bà”... với các cháu. - Ngôi thứ ba số ít: hắn, nó, thằng, con…  Số nhiều: - Ngôi thứ nhất số nhiều: chúng tôi, chúng ta, bọn tôi… - Ngôi thứ hai số nhiều: chúng mày, các bạn, các cháu…. - Ngôi thứ ba số nhiều: chúng nó, họ, bọn họ… Các loại đại từ: - Đại từ thay thế cho danh từ: chị ấy, anh ấy, chúng tôi, chúng ta,... - Đại từ thay thế cho động từ, tính từ. - Đại từ thay thế cho số từ. 1.2 Trong tiếng Anh: Số ít Số nhiều Chủ từ Túc từ Sở hữu Chủ từ Túc từ Sở hữu Ngôi thứ nhất I me mine we us ours Ngôi thứ hai you yours you yours you you Giống she her her đực Ngôi Giống he him him they them theirs thứ ba cái Trung it it its tính Phạm trù cách: Ở tiếng Anh các hình thái nhân xưng thuộc phạm trù cách được cấu thành với 3 thành tố: Chủ cách Tân cách Sở hữu cách (Nominative (Accusative (Possessive case) Me, you, her, case) Đại từ nhân case) I, you, she, he, xưng we, they him, us, them My, your, her, Tính từ sở hữu his, our, their Mine, yours, Đại từ sở hữu hers,... Các loại đại từ: - Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (subject pronoun): I, you, we, she... - Đại từ nhân xưng làm tân ngữ (complement pronoun): me,you, him, them, her, us... - Tính từ sở hữu (possessive adjective): my, your, his, her, its, our.... - Đại từ sở hữu (possessive pronoun): mine, yours, his, hers, ours... - Đại từ phản thân (reflexive pronoun): myself, yourself, themselves.... Đại từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Anh: Tiếng Việt Tổ tiên, ông bà Ông bà cố Ông cố Tiếng Anh Ancestor great-grandparent great – grandfather Bà cố Ông bà Ông nội/Ông ngoại Bà ngoại/Bà nội Bố Mẹ Bố vợ/ Bố chồng Mẹ vợ/ Mẹ chồng Dì Thím Cô Mợ Chú Bác Dượng Cậu Anh/chị em ruột Anh em trai Chị em gái Anh em họ Anh/chị con bác Chị dâu, Em dâu, Chị chồng, Em chồng,chị vợ, em vợ Anh rể,em rể,anh chồng,em chồng,anh vợ,em vợ Con cái Con gái Con trai Con dâu Con rể Cháu gái Cháu trai Cháu nội/ Cháu ngoại Cháu nội gái/Cháu ngoại gái Cháu nội trai/Cháu ngoại trai 2. Tiêu chí đối chiếu - Ngôi. - Hình thức. - Số lượng từ. great – grandmother grandparents grandfather grandmother father mother father – in- law mother – in – law aunt aunt aunt aunt uncle uncle uncle uncle sibling brother sister cousin first cousin sister-in-law brother-in-law children daughter son daughter-in-law son-in-law niece nephew grand-children granddaughter grandson - Phạm trù lịch sự. - Phạm trù cách. - Đại từ xưng hô thân tộc. 3. Đối chiếu 3.1. Giống nhau  Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 3 ngôi.  Đều có phạm trù số ít và số nhiều. Ví dụ: Tiếng Việt: một vài, một số, mọi, tất cả...  Tiếng Anh: some, a little, every, all...  Cả hai ngôn ngữ đều sử dụng đại từ nhân xưng trong phạm trù lịch sự (categeory of politeness). Đều có các đại từ tôn trọng danh xưng: Ví dụ: Trong tiếng Việt: đức, quý, ngài, đấng, bậc... hay nhục mạ, hạ thấp thằng, đồ, con, hắn... Trong tiếng Anh: Mr, Mrs, Sir, Ma’am... hay nhục mạ, hạ thấp như bitch.... 3.2.Khác nhau  Về ngôi: trong ngôi thứ 2 ở TV có chia số ít và số nhiều nhưng TA thì không. Ví dụ: Tiếng Việt: Số ít: bạn, mày, anh, chị... Tiếng Anh: you. Tiếng Việt: số nhiều: các bạn, chúng mày, tụi bây, .... Tiếng Anh: you.  Về hình thức: trong văn viết, chỉ duy nhất từ “I” trong tiếng Anh phải viết hoa khi ở bất kỳ vị trí nào trong câu, còn trong tiếng Việt từ tôi, tao, tớ... viết hoa chỉ khi bắt đầu câu. Nguyên nhân là do trong tiếng Anh, cái tôi của người nói được đưa lên hàng đầu.  Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh còn được chia theo giống. Ví dụ: He: chỉ giống đực. She: chỉ giống cái.  Về số lượng từ: - Tiếng Anh hiện đại gồm 13 đại từ dùng trong xưng hô (danh cách và đối cách), còn tiếng Việt chưa có con số thống kê chính thức. Số lượng đại từ nhân xưng thay đổi trong nhiều tài liệu, có tác giả cho rằng có 20 đại từ nhân xưng, tác giả khác lại cho rằng có 23 đại từ nhân xưng…. Ví dụ: Trong tiếng Việt, khi nói về bản thân thường dùng những từ: Tôi, em, tớ, con, cháu, mình…. Còn trong tiếng Anh chỉ sử dụng một từ duy nhất là “I”. Hay nói bọn họ, chúng, chúng nó, tụi nó…thì trong tiếng Anh chỉ dùng “they”. - Về từ xưng hô chỉ chức vụ và nghề nghiệp: ở TA chức vụ hoặc nghề nghiệp chủ yếu dùng hô ngữ, ở TV dùng trong cấu trúc cầu khiến trong hô ngữ và trong câu.  Về phạm trù lịch sự: Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng thường không thể hiện rõ sắc thái nghĩa (lịch sự/ không lịch sự), mang sắc thái trung tính, không thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa người nói và người nghe hoặc với đối tượng được nói đến. Nhưng ở tiếng Việt thì rất rõ ràng, đại từ nhân xưng thể hiện rõ mối quan hệ và tình cảm giữa các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp. Để biểu thị sắc thái lịch sự, trong tiếng Việt dựa vào rất nhiều yếu tố. Đối với ngôi thứ nhất số ít: - Trong tiếng Việt: Ví dụ: Em tên là Hoa. Cháu đang bận ạ. - Trong tiếng Anh: chỉ có một từ để nói về bản thân mình là “I”. Ví dụ: My name is Hoa. I am busying now. Về ngôi thứ hai số ít - Trong tiếng Việt: Trong tương quan cha-con, mẹ-con, khi đối thoại, cha mẹ gọi con bằng "con" hoặc "mày". Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng: Cha, bố, ba, thầy, cậu, tía; mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u... Nói chuyện với một người trong vòng bà con, người ta sẽ gọi theo vai vế: Bác, chú, cậu, dượng, cô, dì, thím, bác gái; anh, chị, dượng nó, chú nó... Nói chuyện với người ngoài, người ta xưng theo tuổi: Cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày... - Trong tiếng Anh: từ “you” được dùng để nói với tất cả mọi người, không phan biệt vai vế, tuổi tác, trong cả tình huống thân mật lẫn trang trọng. Đối với tên riêng: Xu thế dùng tên riêng cả trong tiếng Anh lẫn Việt trong xưng hô cũng có sự khác nhau. Ở ngôi thứ nhất chỉ có trong Tiếng Việt, tiếng Anh không có hiện tượng này. Ở ngôi thứ hai và thứ ba theo thói quen của người Anh thường gọi họ, người Việt chỉ gọi tên. Về mặt ngữ dụng: Trong TV có phạm trù lịch sự, TA không có VD: TA Từ “die” (chết); TV tùy từng trường hợp có thể dùng từ: băng hà, hy sinh, chết,…  Về phạm trù cách: Khác với tiếng Anh vốn có phạm trù cách, trong tiếng Việt cách không phải là một phạm trù ngữ pháp mà nó chỉ là một hiện tượng cú pháp mà các dạng thức xưng hô Việt ngữ khu biệt với nhau chỉ qua vị trí câu. Ví dụ: Their house is large. Ours is small. Nhà của bọn họ thì rộng. Nhà chúng tôi thì hẹp. ( “ours” = “our house”) Theo phạm trù cách, trong các từ xưng hô tiếng Anh thành phần chính có thể là các đại từ nhân xưng, sau đó đến tính từ sở hữu và các đại từ sở hữu, đặc biệt là tân cách. Nếu đối chiếu với tiếng Việt thì ở tiếng Việt hình thái xưng hô hoàn toàn không có phạm trù cách (chủ cách, tân cách, sở hữu cách) bởi vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái (tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình) nhưng sử dụng các yếu tố phi đại từ và đại từ nhân xưng để tăng hiệu quả giao tiếp ví dụ như: cô, cậu, ông, bà... (Cũng không được coi là phương thức đối chiếu)  Đối chiếu đại từ xưng hô thân tộc (Kinship terms): - Giống nhau: Trong đại từ thân tộc Tiếng Anh và Tiếng Việt đều có sự giống nhau về ngôi và số, phạm trù lịch sự. - Khác nhau: Ngôi thứ nhất, tiếng Việt xưng hô theo vai vế, tuổi tác. Còn tiếng Anh chỉ dùng ngôi “I” Ví dụ: xưng “Con", với cha mẹ, ông bà hoặc xưng “cháu” với ông bà, cô, bác, dì, chú, thím... Ngôi thứ 2 ở tiếng Anh không phân chia, số ít số nhiều đều dùng từ “you” Số lượng từ xưng hô thân tộc trong tiếng Anh phân chia rõ ràng hơn trong tiếng Việt. Ví dụ: Trong Tiếng Việt chỉ phân chia cháu nội , cháu ngoại còn trong tiếng Anh thì phân chia : granddaughter ( cháu nội gái), granddaughter ( cháu ngoại gái), grandson (cháu nội trai), grandson ( cháu ngoại trai). Trong giao tiếp tiếng Anh từ chỉ thân tộc hầu như không được sử dụng để xưng hô, còn trong tiếng Việt, văn hóa cộng đồng trọng tình cảm nên từ xưng hô thân tộc được sử dụng nhiều hơn. Các từ: cô, dì, chú, bác, … để xưng hô hoặc gọi tên nhưng trong tiếng Anh những từ tương đương như Aunt (dì, cô), uncle (chú, bác), father (bố), mother (mẹ), … lại không dùng để xưng hô trực tiếp. Người Việt xưng hô bằng tên gọi chứ không dùng họ như người Anh. Ví dụ: ông A, bà A. Tiếng Anh: Mr Smith, Mrs Smith.... Trong TV có sự sử dụng từ thân tộc theo vùng miền, còn trong TA thì hầu như không sử dụng. Ví dụ: Ở miền Bắc thường sử dụng một số từ như: u, mạ, thầy... Còn miền Nam thì dùng: mẹ, má, tía… 4. Tiểu kết Từ việc đối chiếu trên, ta có thể rút ra kết luận như sau: Tiếng Việt nhiều phạm trù ngôi số hơn, số lượng từ nhiều hơn, phạm trù lịch sự nhiều hơn tiếng Anh, nhiều cách gọi tên, trong xưng hô thân tộc xưng theo vai vế. Trong tiếng Anh có phạm trù cách, còn tiếng Việt không có phạm trù cách. Chương III: Phần kết luận Qua việc đối chiếu đại từ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh ta thấy được phần nào sự khác nhau giữa chúng trong giao tiếp khi ở một trong hai ngôn ngữ và cách sử dụng chúng trong những hoàn cảnh cụ thể. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, bao gồm nhiều ngôi xưng khác nhau, do chúng không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để thể hiện chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và có tính khuôn mẫu. Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng có phần đơn giản hơn, nó không hàm chứa những quy tắc xưng hô theo tuổi tác, lễ nghi, thứ bậc. Việc sử dụng đúng đại từ nhân xưng với ngữ cảnh có vai trò rất quan trọng khi giao tiếp, nếu sử dụng các kiểu xưng hô không tương thích sẽ phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp vốn có và tạo nên những hệ quả tiêu cực. Tiếng Việt và Tiếng Anh thuộc hai phong cách ngôn ngữ khác nhau, một bên là ngôn ngữ phương Đông, một bên là phương Tây có nhiều điểm khác biệt nhưng giữa chúng cũng có những nét tương đồng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa giao tiếp. Tài liệu tham khảo 1. Ngôn ngữ học đối chiếu (Bùi Mạnh Hùng, Nxb Giáo dục 2008). 2. Wikipedia bách khoa toàn thư mở - Đại từ nhân xưng. 3. Từ Điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội 1988) - Hoàng Phê. 4. Oxford Dictionary. 5. Từ xưng hô trong dịch thuật, Phạm Thành Vinh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan