Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ độ tin cậy của thang điểm đánh giá đau thần kinh s lanss phiên bản tiếng việt...

Tài liệu độ tin cậy của thang điểm đánh giá đau thần kinh s lanss phiên bản tiếng việt

.PDF
108
1
143

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- DƯƠNG HỒNG LOAN ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐAU THẦN KINH S-LANSS PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- DƯƠNG HỒNG LOAN ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐAU THẦN KINH S-LANSS PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT Ngành: Nội khoa (Thần kinh) Mã số: 87 20 107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. LÊ VĂN TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Dương Hồng Loan Thông tin kết quả nghiên cứu . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐAU ...................................................................... 3 Định nghĩa đau thần kinh ............................................................ 3 Phân loại đau ............................................................................... 4 Các đường dẫn truyền đau thần kinh .......................................... 6 Cơ chế đau thần kinh................................................................. 14 Đặc điểm lâm sàng đau thần kinh ............................................. 21 1.2 CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐAU THẦN KINH .................... 22 The Leeds assessment of neuropathic symptoms and signs (LANSS) ................................................................................................. 22 Neuropathic Pain Questionnaire (NPQ) ................................... 23 Douleur Neuropthique en 4 questions (DN4) ........................... 23 painDETECT ............................................................................ 23 ID pain ....................................................................................... 24 1.3 THANG ĐIỂM S-LANSS CỦA BENNETT VÀ CỘNG SỰ (2005) 26 1.4 LƯỢC QUA CÁC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM S-LANSS..................................................................................................... 26 Nghiên cứu của Elzahaf và cộng sự (2013) .............................. 26 Nghiên cứu của Koc và cộng sự (2010).................................... 27 Nghiên cứu của Btistaki và cộng sự (2016) .............................. 28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 30 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:........................................................... 30 Tiêu chuẩn chọn mẫu: ............................................................... 30 Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................... 30 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 30 Thiết kế nghiên cứu................................................................... 30 Cỡ mẫu: ..................................................................................... 31 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................ 31 Quy trình dịch và chuẩn hóa thang điểm S-LANSS phiên bản tiếng Việt trong giai đoạn 1 .................................................................... 32 Quy trình đánh giá và thu thập số liệu trong giai đoạn 2 và 3 .. 34 Định nghĩa biến số .................................................................... 35 Phân tích dữ liệu: ...................................................................... 36 2.3 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 38 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 38 Đặc điểm về dịch tễ học ............................................................ 38 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh ..................... 44 3.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM S-LANSS PHIÊN BẢN VIỆT HÓA ........................................................................................ 49 Bản dịch tiếng Việt ................................................................... 49 Mô tả thống kê của thang điểm S-LANSS bản tiếng Việt........ 53 3.3 MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ VỚI THANG ĐIỂM ĐAU S-LANSS..................................................................................................... 55 Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ học ...................................... 55 Ảnh hưởng từ các đặc điểm của bệnh ....................................... 59 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 61 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................... 61 Đặc điểm về dịch tễ học ............................................................ 61 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh ..................... 64 4.2 ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐIỂM S-LANSS PHIÊN BẢN VIỆT HÓA ............................................................................................................ 67 Phù hợp văn hóa và ngôn ngữ ................................................... 67 Các đặc điểm thống kê của thang điểm S-LANSS bản tiếng Việt ................................................................................................... 68 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 4.3 MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ VỚI THANG ĐIỂM ĐAU S-LANSS..................................................................................................... 69 Giới tính .................................................................................... 69 Tuổi ........................................................................................... 69 Nơi cư trú .................................................................................. 70 Trình độ học vấn ....................................................................... 70 Cường độ đau ............................................................................ 70 Các nguyên nhân đau ................................................................ 71 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. i PHỤ LỤC 1: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ......................................... vii PHỤ LỤC 2: MẪU THU THẬP SỐ LIỆU ..................................................... xi PHỤ LỤC 3 : THƯ XÁC NHẬN TỪ GIÁO SƯ MICHAEL I. BENNETT . xv PHỤ LỤC 4: THANG ĐIỂM S-LANSS BẢN TIẾNG ANH ....................... xvi PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU . xviii Thông tin kết quả nghiên cứu . . i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT α-Amino-3-hydroxy-5-methyl-4-isoxazolepropionic acid AMPA Chất đồng vận thu thể AMPA, hạn chế hiệu quả của chất dẫn truyền thần kinh glutamate Adenosin triphosphat ATP ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng Cyclic adenosine monophophate cAMP AMP vòng, thông tin thứ hai được tạo ra từ adenosine triphophate bởi hoạt động của enzyme adenylyl cyclase Calcitonin gene related CGRP Là thành phần của dòng calcitonin peptide, có vai trò quan trọng trong truyền tín hiệu đau. CIDP CNS DLF DN4 DRG fMRI GABA Thông tin kết quả nghiên cứu Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy Viêm đa rễ dây thần kinh hủy myelin mạn tính Central nervous system Hệ thần kinh trung ương Dorsolateral funiculus Trụ lưng bên của sừng sau Douleur Neuropathique 4 Questions Thang điểm đau thần kinh 4 câu hỏi Dorsal root ganglion Hạch rễ lưng Functional magnetic resonance imaging Cộng hưởng từ chức năng Gamma-aminobutyric acid . . ii Chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò chính trong ức chế dẫn truyền hệ thần kinh trung ương tủy sống IASP ICC ICSI ID pain The international association for the study of pain Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau Intraclass correlation coefficient Hệ số tương quan nội lớp Institute for Clinical Systems Improvement Viện cải tiến hệ thống lâm sàng Identification Pain Questionaire Thang điểm phát hiện đau, dựa trên 6 câu hỏi phỏng vấn Leeds assessment of neuropathic symtoms and signs LANSS Thang điểm Leeds đánh giá triệu chứng cơ năng và thực thể thần kinh, xuất xứ từ Anh, dùng 5 câu hỏi phỏng vấn và 2 hạng mục khám lâm sàng Locus ocoeruleus LC Locus coeruleus là nhân cầu não, vị trí gần chỗ tiếp giáp cầu não - đoan não, là nhóm nhân tiết noradrenergic trong hệ thần kinh trung ương LTP mRNA Long-term potentiation Tiềm lực kéo dài messenger RNA RNA thông tin Nerve Conduction Study NCS Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, đánh giá chức năng thần kinh ngoại biên NeuPSIG Thông tin kết quả nghiên cứu Neuropathic pain special interest group Nhóm quan tâm chuyên biệt đau thần kinh của IASP . . iii Nerve growth factor NGF Là yếu tố protein tăng trưởng thần kinh, có vai trò quan trọng trong sự phát triển, duy trì và tồn tại của tế bào thần kinh. N-methyl-D-aspartate receptor NMDA Thụ thể NMDA, là thụ thể nhóm glutamate và kênh ion protein trong tế bào thần kinh NPQ PAG Neuropathic pain Questionnairre Thang điểm đau thần kinh: Dựa trên 12 câu hỏi phỏng vấn Periaqueductal gray matter Chất xám quanh cống não painDETECT questionnaire (PD-Q) painDETECT Thang điểm phát hiện đau, xuất xứ từ Đức, dựa trên 9 hạng mục phỏng vấn, có vẽ hình Prostaglandin E2 PGE2 Hóa chất trung gian được phóng thích từ thành mạch máu trong phản ứng đáp ứng viêm và nhiễm trùng, gây sốt POPNO RVM Pain of predominantly neuropathic origin Đau có nguồn gốc ưu thế thần kinh Rostroventromedial medulla Nhân đỏ bụng giữa hành não Self-completed Leeds Assessment of Neuropathic S-LANSS Symptoms and Signs Thang điểm Leeds đánh giá triệu chứng cơ năng và thực thể thần kinh( tự đánh giá) SP Thông tin kết quả nghiên cứu Substance P Chất P . . STT TG iv Spinothalamic tract Bó gai đồi thị Trigeminal ganglion Hạch thần kinh tam thoa Tumor Necrosis Factor-α TNFα Yếu tố hoại tử u, là cytokines chính trong quá trình đáp ứng viêm VP nucleus Thông tin kết quả nghiên cứu Ventral posterior nucleus Nhân bụng sau của đồi thị . . v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các nguyên nhân đau thần kinh do Dworkin phân loại .................... 5 Bảng 1.2 Các loại sợi thần kinh ........................................................................ 7 Bảng 1.3 Bảng so sánh các bộ câu hỏi ............................................................ 25 Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu .................................................................... 35 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi trong mẫu nghiên cứu ......................................... 39 Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ học vấn .......................................................... 43 Bảng 3.3 Điểm trung bình của thang điểm S-LANSS .................................... 44 Bảng 3.4 So sánh các chi tiết triệu chứng của 2 nhóm S-LANSS ≥ 12 điểm và S-LANSS < 12 điểm ....................................................................................... 46 Bảng 3.5 Đặc điểm phân phối của thang điểm S-LANSS .............................. 53 Bảng 3.6 Hệ số Cronbach’s alpha của thang điểm S-LANSS bản tiếng Việt 53 Bảng 3.7 Hệ số tương quan nội lớp của thang điểm S-LANSS bản tiếng Việt ......................................................................................................................... 54 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của giới tính đến thang điểm S-LANSS ....................... 55 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của tuổi đến thang điểm S-LANSS .............................. 56 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nơi cư trú đến thang điểm S-LANSS ................... 57 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thang điểm S-LANSS ........ 58 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa cường độ đau và thang điểm S-LANSS ......... 59 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa nguyên nhân đau và thang điểm S-LANSS ... 60 Thông tin kết quả nghiên cứu . . vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Đau nhanh và đau chậm ..................................................................... 7 Hình 1.2 Thụ thể đau trong tủy sống ................................................................ 9 Hình 1.3 Con đường hướng tâm của cảm giác bản thể ................................... 10 Hình 1.4 Các tế bào tiểu thần kinh đệm trong CNS được kích hoạt sau tổn thương thần kinh ngoại biên và phóng thích Cytokines thay đổi các phản ứng của các tế bào sừng sau. .................................................................................. 20 Hình 2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ....................................................... 32 Hình 2.2 Quy trình dịch thang điểm S-LANSS từ tiếng Anh sang tiếng Việt 33 Thông tin kết quả nghiên cứu . . vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính trong nhóm nghiên cứu ............................ 38 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nơi cư trú trong nhóm nghiên cứu.................................. 40 Biểu đồ 3.3 Trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu chung ...................... 41 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ trình độ học vấn theo giới .......................................... 42 Biểu đồ 3.5 Tần số các hạng mục trong thang điểm S-LANSS ................. 45 Biểu đồ 3.6 Đặc điểm cường độ đau VAS trong mẫu nghiên cứu chung .. 47 Biểu đồ 3.7 Nguyên nhân đau trong mẫu nghiên cứu ................................ 48 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 1 MỞ ĐẦU Đau, cả cấp tính và mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, ước tính ảnh hưởng tới một phần sáu dân số [22]. Đau thần kinh phát sinh như là hậu quả trực tiếp của tổn thương hoặc bệnh của hệ thống cảm giác bản thể [64] với tỉ lệ hiện mắc từ 7-8% trong dân số chung ở Châu Âu [18],[63]. Người ta cho rằng đau thần kinh có tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển do tỷ lệ đau thần kinh do tình trạng nhiễm HIV, đái tháo đường và ung thư cao[7]. Đau mạn tính là triệu chứng thường gặp của bệnh lý thần kinh, kéo dài dai dẳng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đau mạn tính khác với đau cấp tính và là vấn đề lâm sàng khó chữa trị. Chẩn đoán đúng là một thách thức lâm sàng. Do điều trị phụ thuộc vào phân loại đau, bác sĩ lâm sàng phải xác định sự đóng góp tương đối của từng cơ chế sinh lý bệnh liên quan đến tình trạng đau và có các phương pháp điều trị phù hợp nhất để giải quyết các cơ chế có liên quan. Tuy nhiên khám lâm sàng khó có thể đánh giá chính xác tình trạng trên. Năm 1994, Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau, The international association for the study of pain IASP đã định nghĩa đau thần kinh như sau “đau được khởi đầu hay gây ra do kích hoạt sang thương nguyên phát hay do rối loạn chức năng, xáo trộn nhất thời của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên” [31]. Định nghĩa này nhận ra đau như là một trải nghiệm chủ quan với cả thành phần tâm lý và cảm giác. Nó cũng nhận ra rằng đau không nhất thiết phải tổn thương mô. Đến năm 2011, sau 17 năm IASP đã đưa ra định nghĩa mới “đau được gây ra bởi tổn thương hoặc bệnh của hệ thống cảm giác bản thể”. Họ cho rằng đau thần kinh không phải là một bệnh duy nhất, là một hội chứng gây ra bởi một loạt các tổn thương và bệnh khác nhau, biểu hiện như một loạt triệu chứng và dấu hiệu [33]. Đau được phân loại bằng nhiều cách khác nhau, một hướng phân loại hữu ích là phân loại đau thần kinh và đau thụ thể. Đau thụ thể là kết quả từ Thông tin kết quả nghiên cứu . . 2 hoạt động trong các đường dẫn truyền thần kinh thứ phát gây ra do tổn thương mô thực thể hoặc kích thích mô gây ra. Ngược lại đau thần kinh là đau mạn tính do các tổn thương hệ thống thần kinh hoặc rối loạn chức năng và có thể được duy trì bằng một số các cơ chế khác nhau [47]. Hiện nay có ít nhất 6 thang điểm để sàng lọc phân loại đau thần kinh và đau thụ thể như LANSS, S-LANSS, DN4, NPQ, painDETECT, ID pain. Trong đó S-LANSS được phát triển từ LANSS thành phiên bản cho bệnh nhân tự đánh giá và không cần khám lâm sàng. Các thang điểm trên đều được sử dụng và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, thang điểm LANSS và DN4 đã được Việt hóa bởi tác giả Lục Chánh Trực năm 2015 [6], nhưng hai thang điểm trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng. Nhận thấy thang điểm S-LANSS hữu ích như một công cụ sàng lọc ban đầu đánh giá đau thần kinh trong cộng đồng mà không cần thăm khám lâm sàng, và thang điểm này đã được chuyển ngữ ở nhiều nước trên thế giới như ở Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2008), Lybian (năm 2010), Hy Lạp (năm 2016), Tây Ban Nha (năm 2016). Hiện nay thang điểm S-LANSS chưa được Việt hóa, do đó chúng tôi dịch và tương thích văn hóa thang điểm này ra phiên bản tiếng Việt, đồng thời đánh giá độ tin cậy của nó với mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá độ tin cậy của thang điểm S-LANSS đánh giá đau thần kinh phiên bản tiếng Việt. 2. Mối liên quan của các yếu tố với thang điểm S-LANSS phiên bản tiếng Việt. Thông tin kết quả nghiên cứu . . CHƯƠNG 1. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐAU Định nghĩa đau thần kinh Định nghĩa đau thần kinh của Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association for the Study of Pain – IASP) năm 1994: “Đau được khởi đầu hay gây ra do kích hoạt sang thương nguyên phát hay do rối loạn chức năng, xáo trộn nhất thời của hệ thống thần kinh trung ương ngoại biên”[31]. Đến năm 2011, định nghĩa mới của Nhóm quan tâm chuyên biệt đau thần kinh của IASP (Neuropathic pain special interest group- NeuPSIG): “đau được gây ra bởi tổn thương hoặc bệnh của hệ thống cảm giác bản thể”. Có hai thay đổi quan trọng trong định nghĩa mới đó là: (1) thuật ngữ “rối loạn chức năng” đã được loại bỏ, (2) tổn thương hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh đã được xác định là tổn thương hoặc bệnh của hệ cảm giác bản thể. Thuật ngữ “rối loạn chức năng” trong định nghĩa cũ được cho là quá mức và không phản ánh được sinh lý bệnh. Ngoài ra, đau thần kinh không phải là một bệnh thực thể, một số tổn thương hoặc bệnh với những triệu chứng và dấu hiệu, sinh bệnh học của chúng vẫn đang được tìm hiểu. Thuật ngữ “hệ thần kinh” được thay bằng “hệ cảm giác cảm thể” để loại bỏ sự nhầm lẫn xung quanh đau phát sinh do hậu quả của bệnh trong hệ thần kinh nhưng ngoài hệ cảm giác bản thể, ví dụ như đau liên quan co cứng cơ. Loại trừ những hội chứng có sinh lý bệnh không rõ ràng như đau xơ cơ, hội chứng đau vùng phức tạp [33],[46]. Thông tin kết quả nghiên cứu . . 4 Phân loại đau Có nhiều cách phân loại đau, trong đó có 3 cách phân loại chính hiện áp dụng: Phân loại đau theo cơ chế gây đau Theo Clifford J Woolf [69] Đau được chia thành: - Đau thụ thể (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) hay kích thích mô gây ra, gây kích thích vượt ngưỡng đau. Ví dụ như đau sau phẫu thuật, đau do viêm khớp, đau liên quan chấn thương thể thao. Đau thụ thể có 2 loại: đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp… và đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng[3],[5]. - Đau thần kinh (neuropathic pain): Là đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức năng trong hệ thần kinh gây nên. Đau thần kinh chia 2 loại: đau thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathic pain) do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh (ví dụ: đau sau herpes, đau dây V, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại biên sau chấn thương…); đau thần kinh trung ương (central neuropathic pain) do tổn thương ở não hoặc tủy sống (ví dụ: đau sau đột quỵ não, xơ cứng rải rác liên quan đến đau, u não, chèn ép tủy…)[2],[5]. Các nguyên nhân đau thần kinh được liệt kê trong bảng 1.1 - Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau thụ thể và đau thần kinh. Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ, đau do ung thư, hội chứng ống cổ tay…[1] - Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain) Thông tin kết quả nghiên cứu . . 5 Bảng 1.1 Các nguyên nhân đau thần kinh do Dworkin phân loại [25] Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh hủy myelin cấp tính và mãn tính Bệnh đa dây thần kinh do rượu Bệnh đa thần kinh do hoá trị liệu Hội chứng đau khu vực phức tạp Đau thần kinh bị chèn (hội chứng ống cổ tay) Bệnh thần kinh cảm giác do HIV Đau Đau sau nhiễm Herpes thần kinh Bệnh lý thần kinh cảm giác vô căn ngoại Chèn ép dây thần kinh hoặc thâm nhiễm bởi khối u biên Các bệnh thần kinh liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường Đau sau đoạn chi Bệnh rễ thần kinh (cổ , ngực, hoặc thắt lưng) Các bệnh đau thần kinh liên quan đến phơi nhiễm độc hại Đau dây thần kinh tam thoa Đau thần kinh sau chấn thương Chèn ép tủy sống với hẹp ống sống Bệnh tủy sống HIV Đau thần kinh trung ương Xơ cứng rải rác liên quan đau Bệnh Parkinson liên quan đau Đau sau thiếu máu tủy Bệnh tủy sống sau chiếu xạ Đau sau đột quị Đau sau chấn thương cột sống Bệnh rỗng ống tủy Thông tin kết quả nghiên cứu . . 6 Phân loại đau theo thời gian - Đau cấp tính (acute pain): là tình trạng đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Đau có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng cho đến khi bệnh hay tổn thương lành lại. Thời gian đau thường dưới 3 tháng. - Đau mạn tính (chronic pain) là: chứng đau dai dẳng, có thể liên tục, tái đi tái lại nhiều lần, với thời gian và cường độ đủ ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, chất lượng sống của bệnh nhân. Thường thời gian đau kéo dài trên 3 tháng [4],[59]. Các đường dẫn truyền đau thần kinh Dẫn truyền cảm giác đau hướng tâm Sự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào neuron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác (hướng tâm) gồm các loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau, dẫn truyền cảm giác đau do sợi Aδ và C đảm nhiệm. Sợi Aδ và C dẫn truyền cảm giác đau đến CNS với tốc độ khác nhau do khác biệt tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động. Theo đó, kích hoạt thụ thể đau ở da tạo ra hai nhận thức đau riêng biệt: nhanh, sắc, là đau nhanh và theo sau là đau âm ỉ, kéo dài là đau chậm. Đau nhanh do kích hoạt sợi Aδ có bao myeline, đau chậm do kích hoạt sợi C không có bao myeline [11]. Thông tin kết quả nghiên cứu . . 7 Hình 1.1 Đau nhanh và đau chậm Bảng 1.2 Các loại sợi thần kinh [57] Sợi Thuật Thuật Đường Vận tốc thần ngữ ngữ theo kính dẫn kinh theo số thứ tự sợi truyền abc (µm) (m/s) 17 80-120 Có Aα Ia Ví dụ Các sợi thần kinh dẫn truyền hướng myelin tâm từ các tận cùng của các thoi cơ Aα Ib 16 80-120 Các sợi thần kinh từ các thể Golgi của gân cơ Aβ II 8 35-75 Các sợi thần kinh từ các tận cùng thứ Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất